Các em trong giai đoạn này đang dần hoàn thiện và phát triển rõ rệt về tư duy, nhân cách, ý thức,...Cùng với sự phát triển của xã hội, các vấn đề tiêu cực cũng dần xuất hiện, việc tiếp x
Trang 1Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Đại học Giáo dục
Nhân cách và sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi Tiểu học
Họ và tên sinh viên: Hà Thị Lan Anh 24011087
Hà Nội, năm 2024
Trang 2Nhân cách và sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi Tiểu học
1 Đặt vấn đề
Trong xã hội hiện nay, các lĩnh vực đều đang được quan tâm và phát triển một cách mạnh mẽ nhất.Và giáo dục cũng là một lĩnh vực được quan tâm và thường xuyên được đề cập tới, việc tiến bộ trong giáo dục là hết sức cần thiết Đặc biệt là đối với trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học Các em trong giai đoạn này đang dần hoàn thiện và phát triển rõ rệt về tư duy, nhân cách, ý thức, Cùng với sự phát triển của xã hội, các vấn đề tiêu cực cũng dần xuất hiện, việc tiếp xúc với các thiết bị di động, tiếp xúc với trang mạng,môi trường bên ngoài quá nhiều khiến cho nhân cách của các em ít nhiều bị ảnh hưởng Vậy nên,giáo dục lại càng đóng vai trò rất quan trọng Việc nghiên cứu,phân tích nhân cách và sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi tiểu học, sẽ giúp chúng ta hiểu được việc hình thành nhân cách của các em học sinh, từ đó ta có thể có những biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm nhân cách của các em, cũng từ đó ta hiểu được tính cách,nhu cầu, của học sinh
2 Nội dung
2.1 Những vấn đề chung về nhân cách
Trang 3Khái niệm nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý
cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý của xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới, là tổng hợp các đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu xác định Do đó nhân cách của con người chỉ được hình thành trong quá trình tham gia vào các mối quan hệ xã hội Nhân cách quy định bản sắc riêng, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất trọn vẹn với cái chung Khi xem xét nhân cách như một cấu trúc tâm lý ổn định, thống nhất mang tính tích cực và tính giao lưu với tư cách là chức năng xã hội, giá trị xã hội cốt cách làm nhân cách của cá nhân.Chúng ta thường đề cập đến bốn đặc điểm cơ bản của nhân cách
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm những nét chung, đặc trưng cho loài người, cộng đồng, và những nét riêng không lặp lại của mỗi cá nhân.Nhân cách là tổ hợp các đặc tính phát triển của tâm lý con người trong xã hội
- là kết quả, sản phẩm của xã hội Không chỉ vậy, nhân cách là sự thống nhất giữa tâm lý và hình thức biểu hiện Thống nhất giữa sinh vật và xã hội, bao gồm những
Trang 4nét kế thừa di truyền sự vật, đặc trưng riêng của từng cá nhân cũng như những điều kiện đặc thù trong đó cá nhân sinh sống Nhân cách bao gồm các tổ hợp các thuộc tính, đặc điểm tâm lý và các hiện tượng tâm lý Những hiện tượng tâm lý này khác nhau, hoặc có thể trái ngược nhau nhưng lại tồn tại thống nhất trong một nhân cách
Nhân cách còn mang tính ổn định Nhân cách là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội và bản thân các nét nhân cách (những phẩm chất, thuộc tính) trong quá trình sống và hoạt động đều được biến đổi và chuyển hóa cho nhau Nhưng xét trong một tổng thể chúng vẫn là một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách Cấu trúc này tương đối ổn định - ít nhất là trong một quãng đời nào đó của con người Sự ổn định của nhân cách này cho phép ta dự đoán được hành vi của con người trong những tình huống và hoàn cảnh khác nhau Trong giáo dục người giáo viên nên tìm hiểu nhân cách của học sinh để dự kiến hành vi của học sinh, xác định nguyên nhân nảy sinh hành vi, xây dựng kế hoạch tác động và định hướng tác động
Không chỉ vậy, nhân cách còn thể hiện tính tích cực Con người (nhân cách) tiếp thu có chọn lọc tất cả những tác động bên ngoài để hình thành nhân cách Trong hoàn cảnh đó con người đã tự sáng tạo, tự xây dựng nên nhân cách của
Trang 5mình Nhân cách là chủ thể của hoạt động tức là thông qua hoạt động mà con người tác động vào thế giới xung quanh, cải tạo thế giới đó và cải tạo xã hội Con người tự ra nhập, tự sáng tạo các mối quan hệ xã hội để hình thành nên nhân cách của mình Mỗi con người trong quá trình sống và hoạt động trong xã hội đều trở thành một nhân cách nhưng giá trị xã hội của nhân cách là hoàn toàn phụ thuộc vào tính chủ động, tính tích cực của nhân cách
Và cuối cùng, nhân cách mang tính giao lưu Nhân cách chỉ có thể được hình thành và phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp với nhân cách khác Thông qua giao tiếp con người gia nhập các quan hệ
xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống các giá trị xã hội và đồng thời con người cũng được nhìn nhận đánh giá theo các quan hệ xã hội Trong giáo dục, việc giáo dục bằng tập thể và trong tập thể là vô cùng quan trọng Vì nhân cách của học sinh được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp và hoạt động cùng nhau, hoạt động tập thể Con người tham gia giao tiếp để phát triển nhân cách và cũng để thỏa mãn chính nhu cầu giao tiếp của họ
Bên cạnh các đặc điểm cơ bản của nhân cách, các cấu trúc của nhân cách cũng vô cùng phức tạp, đa dạng, nhiều mặt, cơ động, đòi hỏi phải có cái nhìn toàn diện hơn về cấu trúc của nhân cách Xu hướng của nhân cách, là một thuộc tính
Trang 6tâm lý điển hình của các nhân, góp phần hình thành động cơ cho hoạt động, có vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, có ba mặt hoạt động tâm lý là nhận thức, tình cảm, ý chí và hoạt động ý chí Nhu cầu cũng góp mặt trong cấu trúc của nhân cách Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, phương thức thỏa mãn, mang tính xã hội đa dạng, mang tính chu kì Từ nhu cầu của học sinh, người làm giáo dục cần biết cách tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu ấy trong hoạt động dạy học góp phần hình thành nhân cách của trẻ
Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta thích và mong muốn làm một cái gì đó
và chúng ta ý thức rõ về điều chúng ta thích Điều này trong tâm lý học giờ được gọi là hứng thú Hứng thú mang thái độ con người với đối tượng mang ý nghĩa xã hội và khoái cảm cá nhân Cấu trúc của nhân cách bao gồm cả thế giới quan là hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân được hình thành ở mỗi con người và là cơ sở xác định phương châm hành động của con người Niềm tin là sản phẩm của thế giới quan, là sự kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm và trở thành chân lý bền vững của mỗi cá nhân Niềm tin chính là sự rung cảm, tin cậy sâu sắc và có lý lê vững vàng thể hiện trong nguyên tắc, trong tư tưởng và trong hành động của con người Đặc điểm của niềm tin: Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí hành động phù hợp với quan điểm đã
Trang 7được chấp nhận Niềm tin tạo động lực đấu tranh bảo vệ "lẽ phải" Trong cấu trúc của nhân cách, lý tưởng được xếp ở bậc cuối cùng Lý tưởng là hình ảnh đẹp lôi cuốn thôi thúc con người hoạt động vươn tới để đạt mục tiêu ấy, lý tưởng mang tính lãng mạn và hiện thực
2.2 Nhân cách và sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi Tiểu học.
Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm tâm lý ổn định, bền vững của một
cá nhân Nó bao gồm cách suy nghĩ, cảm xúc, hành động và cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh Nhân cách làm nên sự độc đáo của mỗi người, giúp chúng ta khác biệt với những người khác Sự phát triển nhân cách là quá trình hình thành và thay đổi những đặc điểm tâm lý đó theo thời gian Quá trình này bắt đầu
từ khi chúng ta còn nhỏ và tiếp tục diễn ra suốt cuộc đời
Nhân cách là một phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người chúng ta Việc hình thành được nhân cách tốt đẹp cũng chính là cả một quá trình Ta đã từng được nghe câu thành ngữ “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn thơ ngây”, chỉ qua một câu thành ngữ ta cũng đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc dạy dỗ và hình thành nhân cách cho trẻ em từ bé Và lứa tuổi tiểu học hết sức quan trọng, là bước đầu trong việc hình thành, mở ra định hướng nhân cách cho các em Ở lứa tuổi này, đặc điểm nhân cách của trẻ mang một màu sắc vô cùng
Trang 8mới mẻ, trẻ luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, đặt nhiều câu hỏi và thích tìm hiểu những điều mới lạ Trẻ có trí tưởng tượng phong phú, thường nghĩ ra những ý tưởng độc đáo và cách giải quyết vấn đề sáng tạo Trẻ dễ vui, dễ buồn và thường biểu hiện cảm xúc một cách tự nhiên, chân thật Tính cách của trẻ còn thay đổi nhiều theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường xung quanh Trẻ thường bắt chước người lớn, bạn bè hoặc các nhân vật trong phim, truyện Trẻ thích được chú ý, khen ngợi và có động lực khi được khích lệ
Ở giai đoạn này, tính cách của trẻ tiểu học hành vi mang tính xung đột cao
và hành động ý chí còn thấp Trẻ thường có những hành vi bộc phát, phản ứng tức thì trước sự kích thích từ bên ngoài.Thí dụ, “ khi đang trong lớp, có một bạn làm xong bài tập đầu tiên, sẽ không ngần ngại mà reo lên : “Ô,xong bài rồi” mà không quan tâm tới môi trường xung quanh Nhìn chung ở giai đoạn này, tính cách điển hình của các em học sinh tiểu học là hồn nhiên và trong sáng Có thể nói, đây là giai đoạn trẻ được sống tự tin nhất Chính nhờ có sự hồn nhiên đó, việc dần hình thành nhân cách của lứa tuổi này sẽ trở nên dễ dàng uốn nắn hơn Trẻ ở lứa tuổi này, có nhu cầu nhận thức phát triển khá rõ nét Nhu cầu nhận thức có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ Hơn hết, đặc điểm đời sống tình cảm, xúc cảm của các em trong giai đoạn này hầu hết chi phối các hành động Tình cảm tích cực,
Trang 9luôn trở thành động lực thúc đẩy hình thành nhân cách tốt đẹp, hoạt động diễn ra xung quanh các em cũng trở nên tích cực
Quá trình phát triển nhân cách ở lứa tuổi tiểu học gồm ba quá trình Giai đoạn đầu của tiểu học, hầu hết trẻ tập trung vào việc khám phá thế giới xung quanh, hình thành cho mình những mối quan hệ đầu tiên Ví dụ về giai đoạn này,
ta có thể thấy các em rất hồn nhiên và tự nhiên trong việc làm quen với các bạn mới
mà không ngần ngại, hay việc các em tập trung học cách xếp hàng,các kỹ năng cơ bản theo sự hướng dẫn của thầy, cô
Giai đoạn giữa tiểu học, trẻ bắt đầu nhận thức rõ hơn về bản thân và vai trò của mình trong xã hội Ví dụ cho giai đoạn này, chính là việc trẻ học các môn nâng cao hơn, trong môn toán, thay vì chỉ học phép tính đơn giản, trẻ bắt đầu làm quen với các bài toán có lời văn, đòi hỏi phải phân tích bài toán để tìm ra cách giải, hay môn tiếng việt, trẻ bắt đầu tiếp xúc với các bài thơ, văn, câu truyện dài, nghị luận
về vấn đề nào đó,
Giai đoạn cuối tiểu học, trẻ có ý thức, trách nhiệm hơn, bắt đầu hình thành những giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội Minh chứng cho giai đoạn này, chính
là việc trẻ chuẩn bị kiến thức,tinh thần để chuẩn bị vào lớp 6, trong các môn học,
Trang 10toán học trẻ sẽ được tìm hiểu sâu hơn, giải các bài toán hình phức tạp, trừu tượng, học các khái niệm tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch,
2.3 Những định hướng giáo dục với nhân cách và sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi tiểu học.
Giáo dục nhân cách cho các em học sinh tiểu học là một quá trình quan trọng để hình thành nên những chủ nhân tốt đẹp của xã hội, trong tương lai Và dạy học, cũng là một nhân tố không thể thiếu trong công cuộc đó Mục đích cuối cùng của giáo dục, cụ thể ở đây chính là việc dạy học là giúp trẻ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách Người dạy sử dụng tri thức như là phương tiện, vật liệu để tổ chức và điều khiển trẻ lĩnh hội tri thức, cách thức và con đường tiếp cận tri thức ấy, qua đó hình thành tâm lý mới cho trẻ Người dạy tạo ra được sự tích cực trong hoạt động học của trẻ, làm cho trẻ vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh nó Tính tích cực này quyết định chất lượng học tập ở trẻ
Và để trẻ hình thành nhân cách cho bản thân trẻ, những người dạy học cần
có cho những định hướng giáo dục với nhân cách và sự phát triển nhân cách của trẻ Tạo môi trường học tập an toàn và thân thiện cho trẻ Xây dựng mối quan hệ gần gũi, tin cậy giữa thầy cô và học sinh Tạo không gian học tập sáng tạo,lựa chọn
Trang 11chương trình học phù hợp, kết hợp học tập với thực hành Giáo dục đạo đức, giúp trẻ hiểu và làm theo các giá trị đạo đức như yêu thương, chia sẻ, tôn trọng,…Ví dụ:
sử dụng câu chuyện, tấm gương người tốt, việc tốt trong chính cuộc sống của các
em để truyền tải cho các em điều hay lẽ phải,từ đó góp phần vào trong tâm hồn trẻ những đức tính tốt đẹp Kết hợp giáo dục đạo đức vào các hoạt động học tập,vui chơi Phát triển kỹ năng sống cho trẻ, kỹ năng giao tiếp, rèn luyện cho trẻ cách giai tiếp hiệu quả, biết lắng nghe và chia sẻ, hướng dẫn trẻ cách suy nghĩ, phân tích đưa
ra kết luận, khuyến khích trẻ tự làm những việc phù hợp với lứa tuổi Khuyến khích sự sáng tạo, luôn để trẻ khám phá, tìm tòi, sáng tạo, khen ngợi và động viên
ý tưởng của trẻ,…
Hơn hết, tăng cường hoạt động xã hội, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khác, tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, học hỏi và hợp tác bạn bè Phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thầy cô và phụ huynh thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình học tập và phát triển của trẻ, về cảm xúc cũng như tình trạng trên lớp của các em học sinh Gia đình và nhà trường thống nhất phương pháp giáo dục để tạo sự nhất quán Để hình thành nên nhân cách hoàn thiện cho trẻ, bản thân thầy cô cần có tính nhẫn nại và kiên trì, thấu hiểu học sinh của mình
Trang 12Danh mục tài liệu tham khảo
xuất bản
Tài liệu Nhà xuất
bản
Trang từ
Trần Văn Tính
Đặng Hoàng Minh
2009
Tâm lý học đại cương
Đại học Quốc gia
Hà Nội
240 - 251
Trần Văn Tính
Nguyễn Thị Mỹ Lộc
2009
Tâm lý học phát triển
Đại học Quốc Gia
Hà Nội
165 - 171
Trần Văn Tính
Nguyễn Thị Mỹ Lộc
2009
Tâm lý học giáo dục
Đại học Quốc gia
Hà Nội
39 - 41