ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Chuyên đề 6: Các yếu tố cấu thành nhân cách và vai trò của cá nhân trong việc
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC
PHẦN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Chuyên đề 6: Các yếu tố cấu thành nhân cách và vai trò của cá nhân trong việc hình thành nhân cách của chính mình Giáo viên hướng dẫn : Trần Văn Tính. Sinh viên thực hiện : Vi Thị Chi Mã sinh viên : 23010970
Mã số học phần : PSE20261
Hà Nội 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 3
1.ĐẶT VẤN ĐỀ: 3
2 MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU: 4
3 P HƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN CHUYÊN ĐỀ : 4
NỘI DUNG: 5
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN: 5
1.1 Nhân cách là gì: 5
1.2 Đặc điểm nhân cách: 6
1.3 Cấu trúc của nhân cách: 7
II CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NHÂN CÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA CÁ NHÂN TRONG VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA CHÍNH MÌNH: 8
2.1.Các yếu tố cấu thành nhân cách: 8
2.2 Vai trò của cá nhân trong việc hình thành nhân cách: 13
III NHỮNG THUẬN LỢI , THÁCH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH: 14
3.1 Thuận lợi: 14
3.2 Khó khăn: 15
3.3.Các phương pháp của cá nhân trong việc hình thành nhân cách 15
KẾT LUẬN ĐỊNH HƯỚNG : 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3
Tên bài : Các yếu tố cấu thành nhân cách và vai trò của cá nhân trong việc hình thành nhân cách của chính mình.
Người viết tiểu luận: Vi Thị Chi
MỞ ĐẦU:
1.Đặt vấn đề:
Chúng ta đã bước sang thế kỷ mới , thế kỷ đang và nhất định sẽ có rất nhiều những đổi thay to lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Trong giáo dục và đạo tạo đã hình thành và bước đầu phát triển mạnh mẽ các khuynh hướng mới như đa dạng hoá các loại hình giáo dục , sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học , diễn đàn khoa học trên mạng internet … Đảng ta cũng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đạo tạo , phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Chúng ta cũng định hướng được rằng trong giáo dục – đạo tạo , giáo dục tiểu học giữ vai trò rất quan trọng vì đó là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân , có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm , đạo đức, trí tuệ , thẩm mỹ và thể chất của trẻ em , nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam Và giáo viên tiểu học là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản cho các em học sinh Là người hướng dẫn cụ thể, chi tiết tận tình cho các em Người làm nghề giáo cần phải biết thay đổi , trau dồi thêm nhiều kiến thức , kĩ năng để trau dồi bản thân cũng như phù hợp với những sự đổi mới trong giáo dục hiện nay Đảng ta cũng đã từng khẳng định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI rằng : “ Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá , hiện đại hoá , xã hội hoá , dân chủ hoá và hội nhập quốc tế , trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục , phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý then chốt ’’ Vì thế mà việc mỗi cá nhân , đặc biệt là đối với mỗi người giáo viên phải rất chú trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách Bởi nhân cách là yếu tố quan trọng trong việc phát triển toàn diẹn của mỗi cá nhân Một người làm nghề dạy học không chỉ cần đến năng lực
mà còn cần đến yếu tố phẩm chất , nhân cách cá nhân Như thế đất nước sẽ càng giàu mạnh , xã hội công bằng và văn minh sánh vai với các nước bạn bè năm châu
Trang 42 Mục tiêu của nghiên cứu:
Sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để con người hoạt động một cách hiệu quả trong mọi lĩnh vực của cuộc sống Thông qua những lý do chọn đề tài và chỉ ra những yếu tố cấu thành nhân cách và vai trò của cá nhân trong việc hình thành nhân cách của chính mình Từ đó cho ta thấy :
Thứ nhất là vai trò quan trọng của giáo viên tiểu học trong bậc học nền tảng của
hệ thống giáo dục quốc dân Và việc trau dồi năng lực , phẩm chất của giáo viên tiểu học là rất cần thiết bởi giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn cụ thể chi tiết tận tình và truyền đạt nền tảng kiến thức văn hoá cho các em nhỏ , một lứa tuổi quan trọng để phát triển nhân cách Thứ hai cho ta thấy được tầm quan trọng của bản thân đối với việc hình thành nhân cách và chúng ta cần có những hoạt động thực tế để hình thành và bồi dưỡng nhân cách của chính mình Qua chuyên đề này bản thân cũng sẽ biết mình cần làm gì và phải làm gì để bồi dưỡng nhân cách bản thân để thực hiện công việc giảng dạy trong cuộc sống
3 Phương pháp hoàn thiện chuyên đề:
Việc thực hiện nghiên cứu chuyên đề các yếu tố cấu thành nhân cách và vai trò của cá nhân trong việc hình thành nhân cách của chính mình cần phải thực hiện các bước sau : Thứ nhất chúng ta cần tìm hiểu khái niệm nhân cách là gì? Cấu trúc của nhân cách như thế nào? Các yếu tố cấu thành nhân cách? Đưa ra các số liệu các ví
dụ cụ thể để người đọc hiểu rõ hơn Sau đó tìm hiểu về vai trò của bản thân trong việc hình thành và phát triển nhân cách, từ đó biết được khó khăn thách thức và thuận lợi để tìm phương pháp giải quyết
-Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ; phương pháp đọc tài liệu
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ; phương pháp quan sát, hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp trò chuyện, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Cuối cùng thì chúng ta có những kết luận về tầm quan trọng của bản thân trong việc hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là đối với những người làm nghề giáo như chúng ta
NỘI DUNG:
I Một số khái niệm liên quan:
1.1 Nhân cách là gì:
Khi nói về nói về con người chúng ta sẽ thường biết đến hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên con người là phần con và phần Người Phần “ Người ” là yếu tố
Trang 5quan trọng để phân biệt giữa con người và động vật ủa mỗi người Nhân cách chỉ nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân mà ở những người khác sẽ không thể giống được Bởi thế mà nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá nhâ Phần “ Người” hay còn gọi là nhân cách là một yếu tố đặc biệt quan trọng để xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội Bởi nhân cách giúp con người hoạt động có ý thức và có mục đích
Nhân cách là một khái niệm để chỉ bản sắc riêng , cá tính riêng biệt và độc đáo c n với giống loài thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân Nhân cách vừa là cái thể hiện nội dung vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt Nhân cách là thế giới cái tôi của mỗi cá nhân được đặc trưng bởi các yếu tố về sinh học , tâm lý xã hội và tạo nên các nét riêng biệt về sự di truyền , về sinh lý , thần kinh , cách sống riêng của mỗi cá nhân Và khi nói đến nhân cách thì
nó là yếu tố quan trọng quyết định các mối quan hệ giữa người với người từ những chuyện bình thường , đến các mối quan hệ gia đình bạn bè rồi mối quan hệ trong công việc , cộng tác , kinh doanh Nhân cách thể hiện qua cách ứng xử của mỗi người đối với mọi người xung quanh trong gia đình cũng như toàn xã hội Chúng
ta không thể nhìn bên ngoài mà đánh giá nhân cách con người , để đánh giá một cách khách quan chúng ta cần nhìn qua cách ứng xử và hành động lời nói với mọi người xung quanh , bởi phẩm chất bên trong được thể hiện qua tính chính trực và các kỹ năng sống của mỗi người Các giá trị lý tưởng , niềm tin , quan hệ lợi ích , nhận thức và hành động của mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể và hình thành nhân cách con người trong quan hệ xã hội
Trong cuốn khoa học chẩn đoán tâm lý , PGS TS Trần Trọng Thuỷ đã cho biết ngay từ năm 1949 , G.Allpon đã dẫn ra 50 định nghĩa khác nhau về nhân cách Ngày nay , nhân cách đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau Nhưng nhân cách con người thường được xác định bởi các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với cả chính bản thân mình Quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh như là thái đọi cũng như hành động , lời nói đối với mọi người xung quanh Quan hệ của con người đối với bản thân như là nhân cách được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà ở đó mỗi cá nhân được lớn lên trưởng thành và biến đổi trong chính cuộc sống của mình Từ những định nghĩa trên ta có thể tóm gọn định nghĩa về nhân cách là : “ Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy ” ( Nguyễn Quan Uẩn , “Tâm lý học đại cương” , nhà xuất bản Đại học quốc gia )
Có thể nói, nhân cách đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời của một con người Chính vì thế nên em xin chọn đề tài: “Phân tích vai trò của các yếu tố đối
Trang 6với sự hình thành, phát triển của nhân cách Liên hệ thực tiễn ” để có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về nhân cách của con người, đồng thời qua đó định hướng được cho mình một hướng đi đúng trong việc rèn luyện nhân cách cá nhân
1.2 Đặc điểm nhân cách:
Các nhà nghiên cứu học đã chỉ ra nhân cách có những đặc điểm như là :
Thứ nhất nhân cách mang tính ổn định:
Khi nói về nhân cách người xưa thường có câu “ Giang sơn dễ rời , bản tính khó đổi ” câu nói này là rất đúng khi nói về nhân cách bởi vì nhân cách được hình thành từ quá trình học tập hay những hoạt động của con người tạo thành một cấu trúc tương đối và khó thay đổi
Thứ hai nhân cách mang tính thống nhất:
Nhân cách con người có thể bao gồm nhiều thuộc tính, phẩm chất khác nhau nhưng những thuộc tính ấy đều liên quan , không tách rời nhau và tạo nên một thể thống nhất và tạo nên bản sắc riêng, nhân cách riêng của mỗi cá nhân
Thứ ba là tính tích cực của nhân cách:
Tính tích cực của nhân cách biểu hiện trong quá trình thoả mãn các nhu cầu của
nó Con người không thoả mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ có công cụ , hoạt động lao động con người đã thay đổi , sáng tạo làm cho các đối tượng thoả mãn nhu cầu của bản thân Nhờ quá trình tích cực tìm kiếm các phương thức thoả mãn nhu cầu một cách có mục đích mà con người làm chủ được những hình thức hoạt động do sư phát triển của xã hội quy định nên
Thứ tư nhân cách có tính giao tiếp:
Giao tiếp được coi là nhu cầu xã hội cơ bản nhất của con người Thông qua giao tiếp con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội , lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Đồng thời qua giao tiếp mà con người được nhìn nhận , được đánh giá bản thân từ đó góp phần hình thành và phát triển các giá trị phẩm chất và nhân cách bản thân
1.3 Cấu trúc của nhân cách:
- Quan điểm nhân cách gồm 4 Tiểu cấu trúc:
Theo nhà tâm lý học người Nga K.k platonov, nhân cách bao gồm bốn tiểu cấu trúc:
Trang 7Tiểu cấu trúc có nguồn gốc sinh học: như khí chất, giới tính, lứa tuổi, đặc điểm bệnh lý
Tiểu cấu trúc các đặc điểm của các quá trình tấm lý: các sản phẩm trí tuệ, ý chí, đặc điểm xúc cảm,
Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen
Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin,
- Quan điểm cấu trúc của nhân cách tại Việt Nam:
Ngoài quan điểm của của nhà tâm lý học người Nga nói trên, ở Việt nam, nhà tâm
lý học Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng: Nhân cách con người gồm: Xu hướng nhân cách; Những khả năng của nhân cách; Phong cách, hành vi của nhân cách; và Cái Tôi - hệ thống điều khiển nhân cách
Nhiều tài liệu nghiên cứu còn chỉ ra cấu trúc nhân cách gồm hai phần cơ bản là Tài
và Đức (hay năng lực và phẩm chất) hoặc có quan điểm cấu trúc nhân cách có hai tầng là tầng nổi (gồm ý thức tự chủ) và tầng sâu (tiềm thức, vô thức) hoặc quan điểm cấu trúc nhân cách gồm 3 phần
Tóm lại, cấu trúc tâm lý và các quan điểm xoanh quanh nó khá phức tạp và nhiều mặt Nhưng chính sự phức tạp và nhiều mặt đó lại tạo nên chỉnh thế thống nhất và độc đáo, tạo ra bản sắc riêng của mỗi con người, linh hoạt, mềm dẻo, thích nghi với các điều kiện sống khác nhau
II Các yếu tố cấu thành nhân cách và vai trò của cá nhân trong việc hình thành nhân cách của chính mình:
2.1.Các yếu tố cấu thành nhân cách:
Khi mới bắt đầu sinh ra con người được coi là một cá nhân chưa có nhân cách và trong suốt quá trình trưởng thành mỗi cá nhân sẽ tự xây dựng hình thành và phát triển nhân cách cho chính mình Nhân cách được hình thành và phát triển trên 5 yếu tố :
- Thứ nhất là yếu tố bẩm sinh di truyền :
Di truyền là bao gồm các yếu tố về bẩm sinh có sẵn bên trong cấu tạo sinh học của con người , có thể là những đặc tính di truyền của thế hệ trước di truyền lại cho thế hệ sau Bằng con đường di truyền thế hệ trước để lại trong cấu tạo thế hệ sau
Trang 8một “vốn liếng” tối thiểu giúp nó có thể tương tác với môi trường một cách vô thức ngay từ khi mới sinh ra theo hướng tích cực cho sự tồn tại của mỗi cá nhân Ví dụ như nhờ di truyền mà con vịt biết bơi ngay từ khi mới nở , chúng ta có thể thấy trong thực tế như thiên tài âm nhạc Mozart, ông sinh ra và lớn lên trong gia đình tràn đầy âm nhạc cùng với sự chăm lo dạy dỗ của cha mẹ khi lên 3 tuổi ông đã nghe được nhạc , khi 4 tuổi ông đã đánh được dương cầm và organ , bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ khi ông lên 5 tuổi , và khi 8 tuổi ông đã viết được bản nhạc hoà tấu Từ đó chúng ta có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
VD: Cụ già 70-80 tuổi còn khỏe khoắn minh mẫn
- Tư chất, năng khiếu là những cấu tạo tâm lý có sẵn( từ khi sinh ra) là điều kiện thuận lời để thực hiện những hoạt động cụ thể
=> Vì vậy, vấn đề tư chất và nhất là những năng khiếu về một lĩnh vực hoạt động nào đó ở trẻ em được quan tâm đặc biệt trong khoa học giáo dục và thực tiễn giáo dục
VD: Có vấn đề người này nghe giảng là hiểu ngay, còn người khác phải suy nghĩ rất nhiều, vẽ hình, xem tranh, thì mới nắm vững được vấn đề, kiến thức Điểm hình như thần đồng âm nhạc Mozart bộc lộ năng khiếu từ rất sớm là do thừa hưởng gen quý từ cha mẹ, dòng họ,
Tuy nhiên còn thuộc vào hoàn cảnh thực tiễn quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm của mỗi người
- Sự khác biệt: Về khí chất, các kiểu hoạt động thần kinh do di truyền quy định cùng với yếu tố khác tạo nên những đặc điểm riêng của mỗi người, tạo ra sự phong phú đa dạng nhân cách
VD: Nhà toán học, nhà vật lý Isaac Newton có một hệ thần kinh khác với người bình thường vì vậy đó chính là một phần chứng minh cho việc ông phát minh ra những vấn đề để đời cho thế giới
=> Chính vì vậy, trong giáo dục- dạy học, người ta chú trọng đến nguyên tắc
“ phân hóa, cá biệt hóa” và một trong những nhiệm vụ quan trọng nhât của người giáo viên là phải nghiên cứu, nắm vững đặc điểm của đối tượng giáo dục
Tuy nhiên khoa học giáo dục khẳng định rằng: Những đặc điểm sinh học mặc
dù có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tài năng, cảm xúc, sức khỏe, thể chất, của con người nhưng chỉ tạo nên tiền đề cho sự phát triển nhân cách
Trang 9- Thứ hai là yếu tố hoàn cảnh sống :
Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên ( khí hậu , đất đai ) và hoàn cảnh xã hội ( văn hoá , phong tục , tập quán ) có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách Ở mỗi hoàn cảnh sống khác nhau , con người có điều kiện hay lối sống khác nhau thì sẽ tác động khác nhau đến nhân cách của mỗi cá nhân Trước hết là môi trường tự nhiên : Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định sẽ có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý, như: ruộng đồng, khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính nghề nghiệp và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật Qua đó quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định Cho nên có thể nói rằng, tâm lý học dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống Có thể lấy một ví dụ để minh họa cho quan điểm trên như sau: Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên và lại nằm trong vùng vành đai núi lửa của Thái Bình Dương nên thường phải chịu những thảm họa thiên nhiên hết sức nặng
nề như: động đất, sóng thần… Tuy vậy nhưng người dân Nhật Bản có một cách sống luôn làm cả thế giới ngưỡng mộ, đó là một Nhật Bản luôn luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm, tính kỉ luật, tinh thần lạc quan luôn tin vào tương lai và hướng về phía trước cùng với đó là sự đoàn kết của cả cộng đồng Có lẽ chính trong hoàn cảnh đất nước đặc biệt như vậy đã hình thành nhân cách của người dân Nhật Bản Tiếp theo là môi trường xã hội : Trước tiên ta cần khẳng định tâm lý nhân cách của con người chịu sự ảnh hưởng của xã hội Nếu không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật, nó không thể trở thành một con người, một nhân cách Nhân cách là một sản phẩm của xã hội, như thế có nghĩa là nếu muốn một đứa trẻ trở thành một nhân cách đồng nghĩa với việc phải cho nó tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại Quan
hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách, đồng thời tâm lý nhân cách cũng phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trò xã hội Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò đó Chẳng hạn, nếu một người với địa vị là một nguyên thủ quốc gia thì người đó sẽ có những lý tưởng riêng của mình, đó chính là phục vụ quốc gia, không ngừng nỗ lực
để với địa vị và quyền lực trong tay mình có thể thúc đầy sự phát triển của đất nước, bảo đảm được cuộc sống cho người dân của mình Trước tiên ta cần khẳng định tâm lý nhân cách của con người chịu sự ảnh hưởng của xã hội Nếu không có
sự tiếp xúc với con người thì cá thể lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật,
nó không thể trở thành một con người, một nhân cách Nhân cách là một sản phẩm
Trang 10của xã hội, như thế có nghĩa là nếu muốn một đứa trẻ trở thành một nhân cách đồng nghĩa với việc phải cho nó tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách, đồng thời tâm lý nhân cách cũng phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trò xã hội Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò đó Chẳng hạn, nếu một người với địa vị là một nguyên thủ quốc gia thì người đó sẽ có những lý tưởng riêng của mình, đó chính là phục vụ quốc gia, không ngừng nỗ lực để với địa vị và quyền lực trong tay mình có thể thúc đầy sự phát triển của đất nước, bảo đảm được cuộc sống cho người dân của
mình…
Ví dụ: như hai đứa trẻ sinh ra ở môi trường khác nhau sẽ xây dựng nhân cách cho mình khác nhau Một đứa trẻ sinh ra ở thời chiến tranh thì sẽ xây dựng cho mình tình yêu nước muốn đứng dậy đấu tranh giành lấy độc lập còn một đứa trẻ sinh ra ở thời bình thì sẽ xây dựng tình yêu nước của mình bằng cách việc học tập thật tốt , rèn luyện bản thân để góp sức xây dựng đất nước giàu mạnh
Tuy nhiên con người không phải là một chủ thể thụ động trước tác động của môi trường mà là một chủ thể tích cực Mức độ ảnh hưởng của môi trường bên ngoài còn phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý bên trong của mỗi người , tuỳ thuộc vào sự tham gia các mối quan hệ xã hội như thế nào Và nó có sự tác động qua lại giữa các nhân cách và môi trường Những tác động của môi trường hay hoàn cảnh sống
đã được phản ánh vào nhân cách chính trong quá trình mà chúng ta cải biến hoàn cảnh nhằm phục vụ lợi ích của mình và xã hội cũng như quá trình cải tạo bản thân mình
- Thứ ba là nhân tố giáo dục :
Giáo dục là những tác động tự giác ( có hệ thống , có mục đích , có kế hoạch , có
sự chuẩn bị một lực lượng nhất định có năng lực, có phẩm chất …) của thế hệ trước đến thế hệ sau nhằm hình thành ở thế hệ sau những phẩm chất , những năng lực , theo yêu cầu của xã hội Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định Từ giáo dục có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Chẳng hạn như theo nghĩa rộng giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình , nhà trường , xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người Còn giáo dục theo nghĩa hẹp thì giáo dục có thể xem như một quá trình tác