1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận môn hàng hoá vận tải chuyên đề 6 hàng nguy hiểm

32 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tiểu Luận Môn Hàng Hoá Vận Tải Chuyên Đề 6: Hàng Nguy Hiểm Nhóm 1
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thu
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Thu
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hàng hoá Vận tải
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,79 MB

Cấu trúc

  • 1. Định nghĩa. (Indentification of dangerous goods) (4)
  • 2. Tính chất lý hóa (4)
  • 3. Phân loại. (Classification of dangerous goods) (4)
  • II. Bao bì đóng gói, ký mã hiệu hàng nguy hiểm (giải thích bằng tiếng anh và tiếng việt, ví dụ cụ thể) (11)
    • 2. Ký mã hiệu hàng nguy hiểm (UN packaging mark) (12)
  • III. Yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng nguy hiểm (15)
  • IV. Cách thức xếp dỡ hàng trên phương tiện vận chuyển và trong kho. An toàn lao động khi xếp dỡ hàng nguy hiểm (19)
    • 1. An toàn khi sếp dỡ hàng hóa nguy hiểm (19)
    • 2. Cách thức (19)
      • 1.1. Phương tiện xe tải chở hàng nguy hiểm (22)
      • 1.2. Phương tiện tàu biển và tàu chở hàng nguy hiểm (24)
      • 1.3. Máy bay và phương tiện hàng không chở hàng nguy hiểm (0)
      • 1.4. Phương tiện đường sắt chở hàng nguy hiểm (0)
  • VI. Kết luận (31)

Nội dung

Indentification of dangerous goods - Hàng nguy hiểm dangerous goods – viết tắt là DG là loại hàng trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ có thể sinh ra cháy nổ, ăn mòn, ngộ độc, si

Định nghĩa (Indentification of dangerous goods)

- Hàng nguy hiểm dangerous goods – viết tắt là DG) là loại hàng trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ có thể sinh ra cháy nổ, ăn mòn, ngộ độc, sinh ra tia phóng xạ, gây nguy hiểm cho người, tài sản (hàng hóa, trang thiết bị vận chuyển xếp dỡ), và môi trường

- Hàng nguy hiểm bao gồm một số loại như sau:

+ Sản phẩm dầu mỏ (Petroleum products)

+ Hóa chất (dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm) (Chemicals, industrial, pharmaceutical, agricultural)

+ Sản phẩm động vật (Animal products)

+ Sản phẩm thực vật (Plant products)

+ Chất phóng xạ (Radioactive materials)

Tính chất lý hóa

Các loại hàng nguy hiểm thường là các loại hàng ở dạng rắn, lỏng, khí dễ bị cháy nổ

(một số hàng nguy hiểm có khả năng cháy hoặc nổ dễ dàng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, lửa hoặc các chất oxi), ăn mòn (nhiều loại hóa chất nguy hiểm có thể gây ăn mòn cho vật liệu xung quanh, bao gồm cả các vật liệu chứa chúng), dễ oxi hóa, gây ra khí độc ( hàng nguy hiểm chứa các chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường, các chất này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, da, mặt và có thể ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng), sinh ra các tia phóng xạ gây nguy hiểm cho con người, ô nhiễm môi trường ( hàng nguy hiểm có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lí đúng cách, rò rỉ hoặc xả thải không đúng cách có thể dẫn đến ô nhiễm nước, không khí, đất đai,…), làm hư hỏng, thiệt hại về tài sản, các phương tiện vận chuyển và xếp dỡ, …

Phân loại (Classification of dangerous goods)

Trong nhiều trường hợp vận chuyển hàng hóa quốc tế, hàng hóa có thể sẽ bị phân loại là hàng nguy hiểm và bị áp mức giá vận chuyển cho loại hàng này

Theo công ước SOLAS-74 và bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển (International Maritime Dangerous Goods Code) do tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) để xuất áp dụng vào năm 1965 nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đường biển và theo tính chất lý hóa của hàng nguy hiểm mà hàng nguy hiểm được phân thành các loại như sau: a Loại 1: Chất nổ (explosives)

Hình 1.1 Ký hiệu chất nổ

Là những chất có mức độ phân giải chậm ở nhiệt độ bình thường nhưng khi gặp masát, chấn động hoặc thay đổi nhiệt độ thì tốc độ phân giải rất nhanh đồng thời sinh ra một lượng khí lớn dẫn đến áp suất tăng đột ngột, sinh nổ

- Biểu tượng có nền màu cam

+ Chất nổ 1.1, 1.2, 1.3: nền màu cam, có biểu tượng bùng nổ explosive phía dưới có số 1: mức công phá mạnh

+ 1.4, 1.5, 1.6: sức công phá nhẹ b Loại 2: chất khí dễ cháy nổ (flammable gases)

Hình 1.2 Ký hiệu chất dễ cháy nổ

Là những chất khí hữu cơ và vô cơ để thuận tiện cho quá trình vận chuyển, bảo quản, xếp dỡ người ta thường nén chúng trong bình cao áp hoặc hóa lỏng Vì vậy, khi gặp chấn động, nhiệt độ thay đổi, áp suất thay đổi sinh ra cháy nổ nguy hiểm, đặc biệt một số chất sinh ra khí độc

- Loại 2.1: chất khí dễ cháy nổ (flammable gases)

- Loại 2.2: chất khí được nén, khó cháy nổ (do được nén trong bình cao áp), khi gặp chấn động mạnh sinh ra cháy nổ (non flammable, compressed gases)

- Loại 2.3: chất khí dễ cháy nổ sinh ra khí độc (poisonous gases) c Loại 3: chất lỏng dễ cháy nổ (flammable liquids)

Hình 1.3 Ký hiệu chất lỏng dễ cháy nổ

Là những chất lỏng có nhiệt độ bắt lửa nhỏ hơn 650C Khi gặp cháy nổ đôi khi sinh ra khí độc

- Loại 3.1: Nhiệt độ bắt lửa nhỏ hơn -180C

- Loại 3.2: Nhiệt độ bắt lửa từ -180C đến 230C

- Loại 3.3: Nhiệt độ bắt lửa từ 230C đến 610C d Loại 4: Chất rắn dễ cháy

- Chất rắn tự động cháy 4.1: (spontaneously combustible substances): là những chất rắn có nhiệt độ tự cháy rất thấp

- Chất rắn dễ cháy 4.2: (flammable solids): là những chất rắn khi gặp ma sát, chấn động thì bùng cháy, tốc độ cháy rất mạnh

- Chất rắn gặp nước bùng cháy 4.3: (dangerous when wet): là những chất rắn khi gặp nước sinh ra các chất khí dễ cháy (kim loại kiềm, kiềm thổ,…)

Hình 1.4 Ký hiệu chất rắn dễ cháy nổ e Loại 5: chất oxy hóa (oxidizer)

Hình 1.5 Ký hiệu chất oxi hóa

- Là những chất trong nguyên tử chứa nhiều oxy → kém ổn định, rất dễ bị oxy hóa

- Chất oxy hóa vô cơ: (oxidizing agent 5.1): mức độ phản ứng mạnh hơn, nguy hiểm hơn

- Chất oxy hóa hữu cơ: (organic peroxide 5.2): mức độ phản ứng chậm hơn 5.1 nhưng khi cháy sinh ra khí độc đặc biệt là những chất của phenol f Loại 6: chất độc hại và chất truyền nhiễm

Hình 1.6 Ký hiệu độc hại và chất truyền nhiễm

Là những chất có thể gây ngộ độc cho con người qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa

- Loại 6.1: có tính độc (poisonous substances)

- Loại 6.2: có khả năng lây nhiễm (infectious substances)

Là những chứa đựng mầm bệnh như vi khuẩn; vi- rút; vi sinh gây một số bệnh; Kí sinh trùng và các loại nấm Đó là nguyên nhân gây bệnh cho con người và động vật

Theo mức độ nguy hiểm nó được chia làm hai loại:

- Categorie A: Nguy cơ truyền nhiễm cao

- Categorie B: Nguy cơ truyền nhiễm thấp g Loại 7: chất phóng xạ (Radioactive Materials)

Hình 1.7 Ký hiệu chất phóng xạ

Là những chất có khả năng sinh ra tia có khả năng đâm xuyên hoặc ion hóa rất mạnh gây nguy hiểm cho con người trong thời gian dài

Các chất phóng xạ được hiểu là bất cứ vật liệu nào có chứa phóng xạ mà cả độ phóng xạ đã làm giàu hoặc độ phóng xạ tuyệt đối thể hiện trong khai báo gửi hàng đều vượt quá giá trị đã ấn định theo IMDG Code h Loại 8: chất ăn mòn (Corrosives)

Hình 1.8 Ký hiệu chất ăn mòn

Là những chất khi tiếp xúc với da người, da động vật tạo thành những vết thương khó chữa Khi tiếp xúc với vật hữu cơ thì phá hủy i Loại 9: chất nguy hiểm khác (Miscellaneous Dangerous Substances and Articles)

Hình 1.9 Ký hiệu chất nguy hiểm khác

Là những chất nguy hiểm khác ngoài 8 loại trên

Vậy: hàng nguy hiểm có nhiều loại nhưng khả năng nguy hiểm được biểu hiện chung là: cháy – nổ - ăn mòn – độc – phóng xạ.

Bao bì đóng gói, ký mã hiệu hàng nguy hiểm (giải thích bằng tiếng anh và tiếng việt, ví dụ cụ thể)

Ký mã hiệu hàng nguy hiểm (UN packaging mark)

Mục tiêu cuối cùng có được khi đóng gói hàng nguy hiểm là đóng gói hàng theo một cách nào đó để ngăn chặn sự thất thoát của vật liệu chứa đựng nó Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng bao bì đã được phê duyệt của Liên Hiệp Quốc (UN – United Naton approved packaging) Công ước quốc tế về vận chuyển hàng nguy hiểm yêu cầu bao bì đóng gói phải theo một thiết kế tiêu chuẩn, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quốc gia Điều này liên quan đến việc kiểm tra bao bì dựa trên các thông số kỹ thuật phù hợp với quy định của Liên Hiệp Quốc để đảm bảo sự an toàn trong việc vận chuyển hàng nguy hiểm

Bao bì như vậy thường được gọi là "kiểu đã được phê duyệt", "Liên Hiệp Quốc chấp thuận" hoặc "chứng nhận của Liên Hiệp Quốc" "POP" (thực hiện theo định hướng) và được đánh dấu theo một cách đặc biệt, bắt đầu bằng các ký hiệu bao bì của Liên Hiệp Quốc, kèm theo chữ và các con số (Such packaging is often referred to as “type-approved”, “UNApproved” or “UN certified” “POP” (performance oriented) and is marked in a particular way, prefixed by the UN Packaging symbol and followed by alphanumeric codes) Việc quan trọng là lựa chọn bao bì đúng theo phê duyệt của Liên Hiệp Quốc, và sử dụng bao bì theo đúng các yêu cầu kỹ thuật và cẩn thận làm theo các thông tin chỉ dẫn nhà sản xuất cung cấp

Một bao bì vận chuyển tiêu chuẩn bao gồm các thông tin sau:

+ Biểu tượng của bao bì (UN Packaging symbol): biểu tượng xác định bao bì đã được kiểm tra và thỏa mãn các yêu cầu của UN Biểu tượng này không áp dụng cho các kiện hàng mà bao bì chưa qua kiểm tra (the symbol signifies that a package has been tested and has passed UN packaging performance tests The symbol should not be applied to a package for any other purpose, especially if that package has not been tested)

Hình 2.1 Ký hiệu của Liên Hiệp quốc [9]

+ Ký hiệu của loại bao bì và vật liệu chế tạo (UN Codes for Type of Packaging and Material of Construction):

● Loại bao bì (type of packaging):

1 – Thùng/thùng có quai xách (Drums/Pails)

Trong đó: 1 - Closed Head (non-removable head)

2 - Open Head (head can be removed)

3 – Thùng/can đựng xăng (Jerricans)

6 – Bao bì tổng hợp (Composite packaging)

● Vật liệu chế tạo (Materials of Construction):

C – gỗ tự nhiên (Natural wood)

F – gỗ được tái tổng hợp (Reconstituted wood)

H – vật liệu nhựa (Plastic material)

L – vật liệu được dệt may (Textile)

N – kim loại ngoài nhôm và thép (metal other than steel or aluminum)

P – thủy tinh, sứ hoặc đồ đá (không sử dụng trong các quy định này) (Glass, porcelain or stoneware (not used in these regulations)

+ Bao gói nhóm (Packaging group): bao gói theo nhóm được xác định dựa trên mức độ nguy hiểm của mặt hàng nguy hiểm (Packing group assignments determine the degree of danger of a dangerous goods item) Mức độ nguy hiểm được quy định như sau:

Packaging groups I là nguy hiểm mức độ cao

Packaging groups II nguy hiểm mức độ trung bình

Packaging groups III là nguy hiểm mức độ thấp

Ký hiệu dùng trong việc kiểm tra bao bì nhóm:

X – bao gói nhóm I, II, III (for packing groups I, II and III)

Y – bao gói nhóm II, III (for packing groups II and III)

Z – bao gói nhóm III (for packing group III only)

+ Tổng trọng lượng tối đa (Maximum Gross Weight): áp dụng đối với bao bì bên ngoài chứa đựng hàng nguy hiểm là chất rắn

+ Năm sản xuất (Year of Manufacture): đại diện bởi hai số cuối cùng của năm mà gói hàng được sản xuất (This represents the last two digits of the year in which the package was manufactured)

+ Nguồn gốc sản xuất (Origin of Manufacture/State where approved): đại diện cho nước sản xuất gói hàng (This represents the country where the package was constructed)

+ Mã nhà sản xuất (Manufacturer Code/Approval ID): Phần cuối cùng của mã UN là việc đánh dấu mã đại diện các nhà máy sản xuất hoặc cơ sở thử nghiệm gói hàng (The last part of the UN specification marking sequence represents the code for the manufacturing plant or testing facility for the package)

Hình 2.2 Ký hiệu hàng nguy hiểm [9]

Yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng nguy hiểm

- Kiểm tra công cụ xếp dỡ, phương tiện vận chuyển

- Công nhân phải có trang bị phòng độc và tiêu độc kịp thời

- Trong phạm vi quy định không được phát sinh lửa

- Xếp dỡ phải tiến hành vào ban ngày, trời mát

- Khi xếp dỡ phải phải mắc lưới an toàn giữa mạn tàu và cầu tàu hay giữa mạn tàu với nhau, đối với hàng độc phải dùng lưới dày

- Không được phép cẩu quá 50% sức cẩu của thiết bị

- Không dùng xe bánh xích, bánh bọc sắt

- Không được xếp dỡ các loại hàng kỵ nhau cùng lúc

- Ngừng xếp dỡ khi trời mưa

Bảng cách ly hàng nguy hiểm.

Giải thích các kí hiệu và thuật ngữ trong bảng:

“1”- Away from: Hai loại hàng này được xếp cách nhau khoảng cách tối thiểu là 3m nhưng có thể xếp chung một khoang

“2”- Separated from: Hai loại hàng này phải xếp vào những khoang riêng biệt Hoặc xếp chung vào một hầm nhưng phải cách ly bằng vách ngăn chống lửa và nước Nếu xếp ở trên boong thì khoảng cách tối thiểu là 6m

“3”- Separated by Complete Compatment or Hold from: Hai loại hàng này được xếp cách li bởi một khoang riêng biệt (cách li cả chiều ngang và chiều thẳng đứng) Nếu xếp ở trên boong thì khoảng cách tối thiểu là 12m

“4”- Separated Longitudial by an Intervening Complete Compatment or Hold from: Hai loại hàng này được xếp cách ly tách biệt bởi một khoang hay hầm riêng biệt khoảng cách tối thiểu là 24m

“X”- Không thể hiện yêu cầu tách biệt mà phải xem chỉ dẫn riêng của hai loại này

“•”- Phần ngăn cách của hàng thuộc loại 1

Chú ý: Phần giải thích các thuật ngữ này mang tính tổng quan, còn cụ thể cho từng loại hàng, loại tàu vận chuyển ta phải đọc cụ thể trong IMDG Code

- Tại cảng khởi hành: khi nhận giấy vận chuyển trong vòng 10 ngày phải duyệt và trả lời cho chủ hàng biết

- Hàng nguy hiểm được ưu tiên xếp và vận chuyển trước

- Cảng phải xác báo thời gian cho chủ hàng đưa hàng xuống cảng tối thiểu là trước 24 giờ

- Công an hoặc cảng vụ kiểm tra và chứng nhận các nội dung: tên hàng, nhãn hiệu quy cách bao bì, khối lượng, …

- Không tập trung hàng quá lâu tại cầu cảng

- Cảng dỡ: thông báo thời gian dỡ hàng để chủ hàng đến cảng nhận hàng

- Không áp dụng cho nhóm hàng thuộc loại 1

- Tàu chở hàng nguy hiểm được chia thành hai nhóm sau:

Tàu hàng hay tàu khách, số người trên tàu không quá 25 người hoặc số lượng người theo tỉ lệ 1 người/3 mét chiều dài tàu (LOA)

Tàu chở khách mà số lượng khách đã vượt so với quy định

- Các hoá chất, nguyên liệu hay hàng hoá nguy hiểm được xếp xuống tàu theo phân loại như sau:

Tàu hàng hay tàu khách, số người trên tàu không quá 25 người hoặc số lượng người theo tỉ lệ 1 người/3 mét chiều dài tàu thì xếp trên boong hoặc dưới khoang

Tàu chở khách mà số lượng khách đã vượt so với quy định thì xếp trên boong hoặc dưới khoang

Tàu hàng hay tàu khách, số người trên tàu không quá 25 người hoặc số lượng người theo tỉ lệ 1 người/3 mét chiều dài tàu thì chỉ xếp trên boong hoặc dưới khoang

Tàu khách mà số lượng khách đã vượt so với quy định thì chỉ xếp trên boong

Bảng quy định xếp hàng nguy hiểm

Chứng từ dùng trong vận chuyển hàng nguy hiểm

Khi vận chuyển hàng nguy hiểm các loại giấy tờ sau đây cần phải có: Transport Document, Shipper Decaleration, Container/Vehicle Packing Certificate Hiện nay người ta chỉ cần sử dụng một mẫu đơn “MULTI MODAL DANGEROUS GOODS FORM” nội dung bao hàm cả 3 loại giấy tờ trên

- Bảo quản hầm hàng phải khô ráo, sạch sẽ

- Bảo quản trong kho chuyên dùng Cửa sổ quét sơn trắng, che lưới sắt Trong kho có thiết bị chống sét, chống cháy nổ Khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong kho

- Xếp đúng theo chỉ dẫn trên bao bì Ký nhãn hiệu trên bao bì hướng ra ngoài

- Không xếp chung các loại hàng kỵ nhau

- Xếp đống phải bằng phẳng

- Cửa thông gió đảm bảo thông thoáng

- Thời hạn bảo quản không được quá lâu

- Trong kho không tiến hành sửa chữa, hàn xì bao bì → có khả năng sinh ra tia lửa.

Cách thức xếp dỡ hàng trên phương tiện vận chuyển và trong kho An toàn lao động khi xếp dỡ hàng nguy hiểm

An toàn khi sếp dỡ hàng hóa nguy hiểm

+Trước khi xếp hóa chất nguy hiểm lên phương tiện vận chuyển, người có hàng và người phụ trách phương tiện vận chuyển phải cùng kiểm tra phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn

+Trước khi tiến hành xếp, dỡ, người phụ trách xếp dỡ phải kiểm tra bao bì, nhãn hiệu và trực tiếp điều khiển hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn

+Cấm xếp các loại hóa chất nguy hiểm có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu bắt buộc sử dụng các chữa cháy khác nhau trên cùng một phương tiện vận chuyển Các kiện hàng phải xếp khít với nhau; phải chèn lót tránh lăn đổ, xê dịch

+Sau khi bốc dỡ một phần hóa chất nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển phần còn lại phải chèn buộc cẩn thận đảm bảo không lăn, đổ xê dịch trước khi tiếp tục vận chuyển

+Trong quá trình xếp dỡ không được kéo lê; quăng vứt, va chạm làm đổ vỡ; các bao bì đặt đúng chiều ký hiệu quy định Không được ôm vác hóa chất nguy hiểm

+Phải kiểm tra thiết bị nâng, chuyển bảo đảm an toàn trước khi tiến hành xếp, dỡ hóa chất nguy hiểm

+ Phải trang bị đầy đủ cho mình các biện pháp phong độc như mặt nạ phòng độc,bao tay,

Cách thức

1 Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định

2 Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện

3 Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải

4 Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt

5 Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định

Xe phải được trang bị các thiết bị tạo thuận lợi cho việc cố định và xử lý hàng nguy hiểm Điều này có thể bao gồm dây đai buộc, thanh trượt và giá đỡ có thể điều chỉnh Tất cả các gói hàng phải được cố định chắc chắn để ngăn chúng di chuyển và thay đổi hướng hoặc bị hư hỏng Việc lấp đầy các khoảng trống bằng cách sử dụng vật chèn lót hoặc bằng cách chặn và giằng cũng có thể ngăn chặn sự di chuyển của các gói hàng Khi sử dụng dây buộc hoặc dây đai, hãy đảm bảo chúng không bị siết quá chặt (để đảm bảo không làm hỏng gói hàng)

Các gói hàng không được xếp chồng lên nhau trừ khi chúng được thiết kế như vậy Trong quá trình xếp, dỡ kiện hàng phải được bảo vệ không bị hư hỏng và thành viên tổ lái xe không được mở kiện hàng chứa hàng nguy hiểm

3.Trong kho ã Hiểu cỏc mối nguy hiểm húa học ã Thực hiện theo cỏc quy trỡnh lưu trữ và xử lý an toàn ã Đọc và làm theo hướng dẫn trờn nhón và bảng dữ liệu an toàn vật liệu ã Khụng lưu trữ hoặc sử dụng húa chất trong cỏc thựng chứa khụng cú nhón mác ã Kiểm tra cỏc thựng chứa húa chất xem cú bị hư hỏng hoặc rũ rỉ khụng ã Khụng xử lý hoặc mở thựng chứa húa chất mà khụng cú thiết bị bảo hộ cỏ nhân (PPE) thích hợp ã Đừng để thựng chứa mở ã Bỏo cỏo cỏc mối nguy hiểm tiềm ẩn cho người quản lý, nhõn viờn khỏc và người quản lý an toàn

HÌNH 4.1: VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM

HÌNH 4.2: VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG DỄ CHÁY

HÌNH 4.4: ĐỒ BẢO HỘ CÔNG NHÂN

V Giới thiệu về phương tiện vận chuyển và phương tiện xếp dỡ và công cụ xếp dỡ hàng nguy hiểm (có hình ảnh và clip minh họa cụ thể)

1.1.Phương tiện xe tải chở hàng nguy hiểm:

- Xe chở bồn hóa chất: được thiết kế để chở các chất lỏng nguy hiểm như xăng, dầu,hóa chất Có hệ thống bồn chứa vật liệu chịu hóa học và cấu trúc cách nhiệt, chống cháy

Hình 5.1 Xe bồn chuyên chở hóa chất

- Xe tải container chứa hàng nguy hiểm: sử dụng container đặc biệt được thiết kế chở hàng nguy hiểm, có thể là chất rắn hoặc lỏng Container này thường có cấu trúc chịu được các tác động mạnh mẽ và an toàn

Hình 5.2 Hình ảnh về xe tải container chở hàng nguy hiểm

- Xe tải chuyên dụng: Có thiết kế và đặc trưng cho việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, có cấu trúc bảo vệ hoặc hệ thống an toàn đặc biệt

Hình 5.3 Tàu chuyên chở xăng dầu, hoá chất

1.2.Phương tiện tàu biển và tàu chở hàng nguy hiểm:

+ Tàu container và tàu chở hóa chất: được thiết kế để chứa và vận chuyển các loại hóa chất nguy hiểm và hàng hóa nguy hiểm trong các container cố định, bảo đảm an toàn và tiện lợi cho việc xếp dỡ

1.3.Máy bay và phương tiện hàng không chở hàng nguy hiểm

+ Máy bay chở hàng: Có thể chở các loại hàng hóa nguy hiểm có trọng lượng nhẹ và có quy định riêng về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trong không gian hạn chế

Hình 1.3.1 Hình ảnh về máy bay chở hàng nguy hiểm

+Ngoài ra còn có phương tiện hàng không đặc biệt: có các loại phương tiện khôngngười lái (UAVs) được sử dụng để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

1.4.Phương tiện đường sắt chở hàng nguy hiểm

+Có các xe lửa chở hàng: Được sử dụng để chở các loại hàng hóa nguy hiểm từ một điểm đến điểm khác trên hệ thống đường sắt Có các toa tàu chuyên dụng được thiết kế riêng để chở các loại hàng nguy hiểm

Hình 5.5 Hình ảnh về tàu chở hàng nguy hiểm

2.Phương tiện xếp dỡ hàng nguy hiểm

-Phương tiện xếp dỡ hàng nguy hiểm là các loại phương tiện được sử dụng để đưahàng hóa nguy hiểm vào hoặc ra khỏi các phương tiện vận chuyển mà không làm tăngnguy cơ gây hại cho con người, môi trường và tài sản Dưới đây là một số phươngtiện xếp dỡ hàng nguy hiểm phổ biến:

+Xe nâng chuyên dụng: Xe nâng được thiết kế đặc biệt để xếp dỡ và di chuyểnhàng hóa, bao gồm cả hàng nguy hiểm Các loại xe nâng có thể là xe nâng động cơ,xe nâng điện hoặc xe nâng dầu

Hình 5.1 Hình ảnh về xe nâng chuyên dụng

Hình 5.3 Hình ảnh về cẩu trục

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w