1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn tâm lý học Đề bài nhân cách và sự phát triển nhân cách của lứa tuổi thpt

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân cách và sự phát triển nhân cách của lứa tuổi THPT
Tác giả Đặng Thị Mai Uyên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Bài làm
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 37,09 KB

Nội dung

Kế thừa và phát triển những yếu tố của nhân cách đã hình thành trong các giai đoạn lứa tuổi trước đó, học sinh THPT còn thể hiện sự tự ý thức về nhu cầu nhận thức, rèn luyện, tự đánh giá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

ĐỀ BÀI

NHÂN CÁCH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA LỨA TUỔI THPT

Họ và tên : Đặng Thị Mai Uyên

Lớp GD3.N15

MSV : 24011038

Trang 2

ĐỀ BÀI

NHÂN CÁCH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH Ở LỨA TUỔI THPT

Trang 3

MỤC LỤC

I Khái niệm nhân cách

II Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi THPT

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

2 Những vấn đề thường gặp

III Giải pháp

IV Kết luận

Trang 4

BÀI LÀM

Lứa tuổi THPT là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ thiếu niên sang thanh niên,

đánh dấu nhiều thay đổi về thể chất, tâm lý và xã hội Đây là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, một số phẩm chất cơ bản được định hình

Kế thừa và phát triển những yếu tố của nhân cách đã hình thành trong các giai đoạn lứa tuổi trước đó, học sinh THPT còn thể hiện sự tự ý thức về nhu cầu nhận thức, rèn luyện, tự đánh giá các phẩm chất năng lực… trong nhân cách của mình không chỉ theo yêu cầu hiện tại mà cả trong tương lai

Ở tuổi này các em có nhu cầu mạnh mẽ về tình bạn và nhóm bạn phù hợp hứng thú, sở thích trong học tập hoặc trong hoạt động, tạo điều kiện cho quan hệ tình yêu nam nữ phát triển

Tuy nhiên, đây là giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, các yếu tố của nhân cách định hình chưa được vững bền, chưa được trải nghiệm nhiều Dó đó, ở một số em

có hiện tượng manh động, bộc phát, hiếu thắng, chủ quan… dễ đẫn đến những sai lầm trong nhận thức và hành vi văn hóa, đạo đức

Vậy tại sao một số học sinh lại luôn nổi loạn trong khi số khác lại luôn ngoan ngoãn ? Và điều gì tạo nên sự khác biệt trong nhân cách của mỗi người ?

Để trả lời cho câu hỏi trên ta cần phải hiểu rõ ràng về nhân cách và những yếu

tố ảnh hưởng đến nhân cách để từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng cá nhân

Trang 5

I – Khái niệm nhân cách

Dựa trên quan điểm mác xít, xuất phát từ nguyên tắc thừa nhận bản chất con người để nghiên cứu đã có rất nhiều lý thuyết khoa học về nhân cách

X.L.Rubinstein đã viết: Con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những nhân cách xung quanh một cách có ý thức

Theo A.V.Petrovxki nhân cách là chủ thể của nhận thức và cải tạo tích cực hiện thực

A.G.Covaliov xem nhân cách là một cá thể có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò nài đó trong xã hội

E.V.Sorokhova nhấn mạnh nhân cách là một con người với tư cách là một vật mang toàn bộ những thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định các hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội

Có nhiều định nghĩa khác về nhân cách nhưng các tác giả đều nhấn mạnh đến tính xã hội của con người :

Nhân cách là chủ thể trong các hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng Nhân cách là tổ hợp những điều chính với những tác động từ bên ngoài

Nhân cách là một con người cụ thể, là thành viên của xã hội, một dân tộc, một quốc gia, của một thời đại lịch sử

Nhân cách có những đặc thù cá biệt và cũng có những nét tương đồng chung của dân tộc, thời đại vì nhân cách phản ánh trinh độ phát triển của dân tộc thời đại Khái niệm nhân cách bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhát định, là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức và giao lưu

Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân Đó là thế cái ‘tôi’ do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên

Trang 6

Nhân cách chính là chất lượng xã hội con người Giá trị xã hội của nhân cách được tạo lập từ các tác phẩm và năng lượng của con người, kết quả của giáo dục và

tự giáo dục

Mỗi cá nhân ‘ dấn thân’ vào cuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hóa của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự đánh giá,

tự tạo nên thế giới riêng của mình Đó là xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội

Mô hình nhân cách con người phát triển toàn diện bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh, song có thể khái quát ba mặt cơ bản : phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và năng lực nghề nghiệp, chuyên môn Kết hợp ba nội dung giáo dục trên chính là hướng tới việc hình thành ba mặt cơ bản trong nhân cách con người phát triển toàn diện

Như vậy, nhân cách của con người là hệ thống các thái đọ của mỗi người thể hiện mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn

II - Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi THPT :

1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách :

a, Yếu tố bẩm sinh di truyền :

- Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan… Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh

do biến dị (bẩm sinh)

- Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định (sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới sạng nhưng tư chất và năng lực) đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền

- Cơ sở sinh học : Gen di truyền cung cấp nền tảng sinh học cho sự phát triển nhân cách, ảnh hưởng đến tính khí, khả năng học tập, sức khỏe…

Trang 7

- Tính khí : Những đặc điểm tính khí bẩm sinh như hướng ngoại, nội tâm, dễ thích nghi, khó thích nghi… sẽ ảnh hưởng đến cách các em tương tác với môi trường xung quanh và hình thành nhân cách

b, Yếu tố môi trường :

b.1 Môi trường gia đình:

- Mối quan hệ gia đình: Chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con cái, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách Một gia đình ấm áp, hạnh phúc, nơi các em cảm thấy được yêu thương và tôn trọng sẽ tạo điều kiện cho các em phát triển nhân cách một cách lành mạnh

- Phong cách nuôi dạy: Cách thức cha mẹ giáo dục, kỷ luật, tạo điều kiện cho con cái phát triển sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các em Phong cách nuôi dạy dân chủ, khuyến khích sự tự lập và trách nhiệm thường tạo ra những đứa trẻ tự tin và có ý thức trách nhiệm cao

- Môi trường sống: Điều kiện sống, kinh tế gia đình cũng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh Một môi trường sống ổn định, đầy đủ sẽ giúp các

em tập trung vào việc học tập và phát triển bản thân

b.2 Môi trường nhà trường:

- Môi trường học tập: Chất lượng giảng dạy, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức và kỹ năng sống của học sinh Một môi trường học tập tích cực, sáng tạo sẽ khuyến khích học sinh khám phá, tìm tòi và phát triển khả năng của bản thân

- Mối quan hệ thầy trò: Mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhân cách, tạo động lực học tập và rèn luyện các kỹ năng xã hội cho học sinh Một người thầy giỏi không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương để học sinh noi theo

- Môi trường bạn bè: Các mối quan hệ bạn bè đồng trang lứa ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ, hành vi và thái độ của học sinh Bạn bè tốt có thể là những người bạn đồng hành, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Trang 8

b.3 Môi trường xã hội:

- Văn hóa xã hội: Văn hóa, phong tục tập quán, các giá trị xã hội ảnh hưởng đến cách nhìn nhận và đánh giá của học sinh về cuộc sống, con người và xã hội

- Phương tiện truyền thông: Truyền hình, báo chí, mạng xã hội cung cấp cho học sinh nhiều thông tin, ảnh hưởng đến tư duy và hành vi của các em Nội dung thông tin trên các phương tiện truyền thông có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của học sinh

- Các sự kiện xã hội: Các sự kiện xã hội lớn như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh cũng có thể tác động đến sự phát triển nhân cách của học sinh Những sự kiện này

có thể tạo ra những trải nghiệm sâu sắc, từ đó hình thành những giá trị sống mới

c, Hoạt động cá nhân:

- Học tập: Hoạt động học tập giúp học sinh rèn luyện tư duy, kỹ năng và tích lũy kiến thức, từ đó hình thành nhân cách

- Tham gia các hoạt động xã hội: Tham gia các hoạt động xã hội giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm và hình thành ý thức trách nhiệm cộng đồng

- Sở thích cá nhân: Các sở thích cá nhân như đọc sách, chơi thể thao, âm nhạc, giúp học sinh phát triển các năng khiếu và tính cách riêng

d, Yếu tố giáo dục :

- Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện

có hiệu quả các mục đích đã đề ra Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân

tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được

- Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú

và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân

- Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người Giáo dục

Trang 9

còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội

- Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân

e, Các giai đoạn phát triển tâm lý:

- Tuổi dậy thì: Ở tuổi dậy thì, các em trải qua nhiều biến đổi về thể chất và tâm

lý, điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách

- Nhu cầu khẳng định bản thân: Học sinh trong giai đoạn này có nhu cầu khẳng định bản thân rất lớn, điều này có thể dẫn đến những hành vi nổi loạn hoặc tìm kiếm sự đồng cảm từ bạn bè

f, Các yếu tố khác:

- Các vấn đề tâm lý: Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh

- Sức khỏe: Sức khỏe thể chất và tinh thần tốt là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của nhân cách

Tóm lại, sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi trung học phổ thông là kết quả của

sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố di truyền, môi trường và hoạt động cá nhân

Để giúp các em học sinh phát triển toàn diện, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

2 Những vấn đề thường gặp :

a Xung đột tâm lý:

- Xung đột giữa nhu cầu tự lập và sự phụ thuộc: Các em muốn được tự quyết định, nhưng vẫn cần sự hướng dẫn của người lớn

- Xung đột giữa lý tưởng và thực tế: Các em thường có những lý tưởng cao đẹp, nhưng khi đối diện với thực tế cuộc sống, các em dễ cảm thấy thất vọng và chán nản

- Xung đột giữa bản thân và xã hội: Các em muốn được chấp nhận và hòa nhập với bạn bè, nhưng lại sợ bị đánh giá, sợ khác biệt

Trang 10

b Áp lực học tập:

- Áp lực thi cử: Áp lực thi cử vào các trường đại học, cao đẳng khiến các em căng thẳng, lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần

- So sánh bản thân với người khác: Các em thường so sánh thành tích của mình với bạn bè, dẫn đến cảm giác tự ti hoặc tự cao

c Vấn đề về quan hệ xã hội:

- Khó khăn trong giao tiếp: Một số học sinh gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, dẫn đến cô lập bản thân

- Ảnh hưởng của bạn bè: Bạn bè có thể là động lực thúc đẩy các em học tập và phát triển, nhưng cũng có thể là tác nhân tiêu cực, dẫn các em đi vào những con đường sai trái

- Tình yêu tuổi teen: Tình cảm tuổi teen thường bồng bột, dễ dẫn đến những tổn thương và rắc rối

d Vấn đề về đạo đức:

- Mất phương hướng về giá trị sống: Một số em học sinh bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, dẫn đến việc mất đi những giá trị đạo đức truyền thống

-Hành vi bạo lực: Một số em học sinh có hành vi bạo lực, gây gổ đánh nhau, bắt nạt bạn bè

e Ảnh hưởng của công nghệ:

- Nghiện mạng xã hội: Việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến kết quả học tập

- Tiếp xúc với thông tin tiêu cực: Trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin tiêu cực, bạo lực, khiêu khích, ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh

Trang 11

III – Giải pháp :

Giải pháp cho những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình hình thành nhân cách

ở lứa tuổi trung học phổ thông

Lứa tuổi trung học phổ thông là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành Trong quá trình này, các em học sinh thường đối mặt với nhiều vấn đề về tâm lý, xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách Để giải quyết những vấn đề này, cần có sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân các em

a, Vai trò của gia đình:

- Tạo môi trường gia đình ấm áp: Gia đình là nơi đầu tiên và quan trọng nhất hình thành nhân cách cho con cái Một môi trường gia đình ấm áp, hạnh phúc sẽ giúp các em cảm thấy an toàn và tự tin

- Giao tiếp thường xuyên: Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với con cái để hiểu rõ hơn về suy nghĩ và cảm xúc của các em

- Đặt ra những giới hạn rõ ràng: Cha mẹ cần đặt ra những quy tắc và giới hạn

rõ ràng cho con cái, giúp các em hình thành ý thức kỷ luật và trách nhiệm

- Làm gương cho con cái: Cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo Vì vậy, cha mẹ cần sống có trách nhiệm, tử tế và luôn thể hiện tình yêu thương với mọi người

b, Vai trò của nhà trường:

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, giao tiếp, làm việc nhóm và phát triển các sở thích cá nhân

- Tư vấn tâm lý: Nhà trường nên có đội ngũ tư vấn tâm lý để hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý, tình cảm

- Xây dựng môi trường học tập lành mạnh: Môi trường học tập lành mạnh, nơi các em cảm thấy được tôn trọng và khuyến khích sẽ giúp các em tự tin và phát triển toàn diện

Trang 12

c, Vai trò của xã hội:

- Tăng cường công tác tuyên truyền về sức khỏe tâm thần: Cần có những chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên

- Xây dựng các trung tâm hỗ trợ thanh thiếu niên: Các trung tâm này sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho các em gặp khó khăn

- Tạo ra môi trường xã hội lành mạnh: Xã hội cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, an toàn, nơi các em có thể phát triển toàn diện

d, Vai trò của bản thân học sinh:

- Học cách quản lý cảm xúc: Các em cần học cách nhận biết và kiểm soát cảm xúc của mình

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp các em xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh

- Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết: Nếu gặp khó khăn, các em không nên ngại ngùng mà hãy tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè hoặc người thân

Một số giải pháp cụ thể khác:

- Tổ chức các lớp học kỹ năng sống: Giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian

- Xây dựng các câu lạc bộ, hội nhóm: Tạo cơ hội cho các em giao lưu, học hỏi

và chia sẻ kinh nghiệm

- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Tạo thành một mạng lưới hỗ trợ vững chắc cho các em

IV – Kết luận

Sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ môi trường gia đình Gia đình là nơi đầu tiên và quan trọng nhất hình thành những giá trị sống, chuẩn mực đạo đức cho các em Một gia đình hạnh phúc, đầm

ấm sẽ là nền tảng vững chắc để các em phát triển toàn diện Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đang đối mặt với những áp lực, khiến cho việc nuôi

Ngày đăng: 12/11/2024, 15:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w