1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài luận Đạo Đức trong kinh doanh chủ Đề 3 phân tích mối quan hệ giữa csr và sự phát triển bền vững của xã hội

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 894,41 KB

Nội dung

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viết tắt CSR - Corporate social Responsibility Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp viết tắt CSR - Corporate social responsibility là một hoạt động có

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG

VIỆT – HÀN KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

- -

BÀI LUẬN

ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA

XÃ HỘI

Học phần : ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH (3)

Giảng viên hướng dẫn : THS NGUYỄN LÊ NGỌC TRÂM

Sinh viên thực hiện : TRƯƠNG MINH PHÁT 22DM076

Đà Nẵng, tháng 10 năm 2024

Trang 2

1

MỤC LỤC

1 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (VIẾT TẮT CSR -

CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY 2

1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) 2

1.2 Các yếu tố trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 3

1.3 Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp và xã hội 5

2 SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI 5

3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI 6 3.1 Ảnh hưởng của CSR đối với từ thiện cộng đồng 6

3.2 Ảnh hưởng của CSR đối với môi trường 8

3.3 Ảnh hưởng của CSR đối với nền kinh tế đất nước 9

3.4 Hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

2

1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (viết tắt CSR - Corporate social Responsibility)

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (viết tắt CSR - Corporate social responsibility)

là một hoạt động có quy tắc mà các doanh nhân tự đề ra, nhằm giúp doanh nghiệp đóng góp cho các mục tiêu xã hội, thể hiện vai trò của mình như một doanh nghiệp nhân đạo và

hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện và đạo đức Là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, của cộng đồng và của toàn xã hội theo cách

có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như vì sự phát triển chung của xã hội

CSR đang trở thành một yếu tố quan trọng không kém gì các yếu tố truyền thống như chi phí, chất lượng dịch vụ trong kinh doanh Nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội và môi trường mà còn gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững Việc doanh nghiệp tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường

và hỗ trợ cộng đồng không chỉ giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu mà còn tạo ra giá trị lâu dài đối với xã hội và thương hiệu của công ty

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường kinh doanh, khách hàng có những yêu cầu ngày càng cao hơn về trách nhiệm xã hội từ các doanh nghiệp Đồng thời,

xã hội cũng đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn về bổn phận của doanh nghiệp đối với cộng đồng Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ cần đảm bảo lợi nhuận từ sản xuất và kinh doanh mà còn phải tuân thủ các chuẩn mực liên quan đến bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, cũng như quyền lợi của nhân viên

Đồng thời, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên cũng rất quan trọng, vì nó không chỉ nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động mà còn góp phần tạo ra một cộng đồng mạnh

Trang 4

3

mẽ hơn Những nỗ lực này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thúc đẩy chỉ số đo lường sự phát triển con người của xã hội, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, gồm 5 yếu tố:

• Trách nhiệm nhân văn, từ thiện

• Trách nhiệm về kinh tế

• Trách nhiệm về pháp lý

• Trách nhiệm về môi trường

• Trách nhiệm về đạo đức

Hình 1.1: Các yếu tố trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.1 Trách nhiệm về kinh tế Đối với Nhà nước: doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp thuế

Trang 5

4

Đối với người tiêu dùng doanh nghiệp cần sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của xã hội ở mức giá cả có thể cho phép duy trì được công việc kinh doanh và làm hài lòng các chủ đầu tư Thực hiện nghĩa vụ kinh tế là để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp

1.2.2 Trách nhiệm về pháp lý Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những qui định về pháp lí chính thức đối với các bên

cơ quan nhà nước Như

• Bảo vệ người tiêu dùng

• Bảo vệ môi trường

• An toàn và bình đẳng

• Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

1.2.3 Trách nhiệm về môi trường Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường như xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường,

xử dụng các loại các hóa chất trong sản xuất sản phẩm một các kĩ càng không để rò rỉ ra bên ngoài gây ảnh hưởng xấu đến các môi trường sinh thái

1.2.4 Trách nhiệm về đạo đức Doanh nghiệp cần cam kết cung cấp sản phẩm an toàn, không chứa các chất độc hại, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng Mỗi sản phẩm đều được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế, với thành phần thân thiện môi trường Luôn nỗ lực để mang đến các giải pháp bền vững, tạo sự yên tâm và tin cậy cho khách hàng

1.2.5 Trách nhiệm về từ thiện, nhân văn Doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là hỗ trợ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa và những người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ Thông qua các chương

Trang 6

5

trình cứu trợ và cung cấp nhu yếu phẩm, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn, phục hồi cuộc sống, và mang lại niềm hy vọng cho người dân nơi khó khăn

Nâng cao uy tín: Các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) không chỉ đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực,

mà còn có khả năng nâng cao uy tín và tạo niềm tin của các bên liên quan:

Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực: Các hoạt động CSR tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp như là một tổ chức có trách nhiệm và quan tâm đến xã hội và môi trường Bằng cách thực hiện các hoạt động có ý nghĩa xã hội, doanh nghiệp tạo ra một hình ảnh tích cực trong cộng đồng và đối với khách hàng

Tăng lòng trung thành của khách hàng: Khách hàng ngày càng quan tâm đến trách nhiệm

xã hội của các công ty mà họ mua hàng Khi một công ty thực hiện các hoạt động CSR đáng kể, đặc biệt là trong các lĩnh vực có liên quan đến giá trị và mục tiêu của khách hàng,

nó có thể tạo ra lòng tin và lòng trung thành từ phía khách hàng

Tăng cường sự tham gia của nhân viên: Các hoạt động CSR có thể tạo điều kiện thuận lợi

để nhân viên tham gia và đóng góp vào các hoạt động có ý nghĩa xã hội Điều này giúp tạo

ra một môi trường làm việc tích cực, nâng cao sự đồng lòng và tăng cường sự cam kết của nhân viên đối với công ty

Tạo sự tin tưởng của nhà đầu tư: Nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến khía cạnh bền vững

và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việc thực hiện các hoạt động CSR mạnh mẽ

có thể tạo sự tin tưởng từ phía nhà đầu tư, vì họ thấy rằng công ty đang quản lý rủi ro xã hội và môi trường một cách hiệu quả, từ đó cung cấp tiềm năng tăng trưởng bền vững và

ổn định

2 SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI

Trang 7

6

Sự phát triển bền vững của xã hội là một khái niệm đề cập đến việc tạo ra sự tiến bộ và

thịnh vượng cho xã hội hiện tại mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu của chính mình Nó liên quan chặt chẽ đến ba yếu tố quan trọng: kinh tế, xã hội và môi trường

• Kinh tế bền vững: Đòi hỏi sự phát triển kinh tế không chỉ dựa vào tăng trưởng sản

xuất hay lợi nhuận mà cần phải đảm bảo công bằng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, và tránh gây hại cho môi trường Đây là cách tiếp cận toàn diện để duy trì sự vững mạnh của nền kinh tế lâu dài

• Xã hội bền vững: Tập trung xây dựng các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế, và an

sinh xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống an toàn, thoải mái cho mọi người Việc này bao gồm bảo vệ quyền công dân, đảm bảo công bằng và tạo cơ hội phát triển cho tất

cả các thành phần trong xã hội

• Môi trường bền vững: Nhấn mạnh vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên để đáp ứng

nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai Điều này bao gồm duy trì đa dạng sinh học, kiểm soát ô nhiễm, và sử dụng tài nguyên tái tạo

3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CSR VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA XÃ HỘI

Trách nhiệm từ thiện liên quan đến việc tích cực đóng góp vào sự tiến bộ của xã hội thông qua hoạt động từ thiện và các sáng kiến phát triển cộng đồng Các công ty nên tham gia vào các hoạt động từ thiện đáp ứng nhu cầu xã hội và có tác động tích cực đến cộng đồng địa phương

Trách nhiệm này có thể được thực hiện thông qua các sáng kiến như quyên góp cho các tổ chức từ thiện, hỗ trợ các chương trình giáo dục, tài trợ cho các sự kiện cộng đồng, cứu trợ thiên tai hoặc tài trợ cho các sáng kiến chăm sóc sức khỏe Bằng cách đầu tư vào các nỗ lực từ thiện, các công ty đóng góp vào phúc lợi xã hội và thể hiện cam kết đền đáp cộng đồng nơi họ hoạt động

Trang 8

7

Ví dụ:

Dành ngân sách trung bình 30 tỷ đồng mỗi năm vào các hoạt động CSR, ngoài các hoạt động cứu trợ thiên tai, trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn thì FPT dành một khoản lớn vào các hoạt động CSR về giáo dục đặc biệt là công nghệ Trong đó phải kể tới ViOlympic, cuộc thi giải toán qua mạng Internet do bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tập đoàn FPT và đại học FPT là đơn vị tổ chức từ năm 2008

Từ năm 2010, FPT đã trao 680 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo cho thí sinh đã tham gia thi đổ tuyển sinh vào đại học FPT nhằm tìm kiếm, thu hút và bồi dưỡng những sinh viên nghèo và các tài năng trẻ khác, với các mức 50%, 70% đến 100% học phí (tương đương

140 triệu đồng, 196 triệu đồng và 280 triệu đồng mỗi suất Bên cạnh đó, FPT cũng đã chọn ngày 13 tháng 3 hằng năm là ngày FPT vì cộng đồng, nhằm mục đích khuyến khích mỗi cán bộ nhân viên tham gia đóng góp các hoạt động thiện nguyện cho xã hội

Hình 3.1: FPT trao học bổng cho học sinh có thành tích tốt trong kì thi tuyển sinh

Trang 9

8

CSR thường liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường Các doanh nghiệp thực hiện CSR có thể giảm lượng khí nhà, tiết kiệm năng lượng, và bảo vệ đất đai và nước biển Thực hiện CSR, doanh nghiệp có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội bằng cách giảm bớt tác động tiêu cực đối với môi trường và tạo ra môi trường sống lành mạnh cho con người và tự nhiên

Ví dụ:

Cocoon, một thương hiệu mỹ phẩm thuần chay, luôn hướng tới mục tiêu kết hợp làm đẹp với trách nhiệm cộng đồng Thương hiệu này thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm xây dựng một cuộc sống xanh và bền vững Một số chiến dịch nổi bật của Cocoon bao gồm: trồng sen đá bằng hộp sản phẩm Cocoon, sử dụng túi vải thay cho túi nilon dùng một lần, và đổi vỏ chai cũ lấy sản phẩm mới để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường Những hoạt động này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen sử dụng hàng ngày

Hình 3.2: Sản phẩm của thương hiệu Cocoon

Trang 10

9

Gần đây, Cocoon đã ra mắt chiến dịch “Chung tay bảo vệ loài gấu” hợp tác với tổ chức AAF, một tổ chức bảo vệ động vật châu Á uy tín trên thế giới Chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ loài gấu và hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, chăm sóc gấu bị nuôi nhốt trái phép Đây là một bước tiến quan trọng trong hành trình của Cocoon nhằm truyền cảm hứng sống xanh và bảo vệ động vật

Có thể nói, Cocoon đang trên một hành trình đầy ý nghĩa mang tên: “Hành trình truyền cảm hứng sống xanh” Thương hiệu không chỉ tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm làm đẹp an toàn và hiệu quả mà còn cam kết đóng góp tích cực vào cộng đồng và môi trường Những nỗ lực này đã giúp Cocoon xây dựng được hình ảnh một thương hiệu mỹ phẩm không chỉ đẹp mà còn có trách nhiệm với xã hội

Trách nhiệm kinh tế đề cập đến cam kết của công ty trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng kinh tế của xã hội Các doanh nghiệp nên đặt mục tiêu tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo cơ hội việc làm và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của cộng đồng nơi

họ hoạt động

Ví dụ:

Tại Việt Nam, tổ chức VinaCapital Foundation đã thực hiện chương trình "Room to Read" nhằm xây dựng thư viện cho các trường học ở khu vực nông thôn Thư viện không chỉ cung cấp tài liệu học tập mà còn mở ra cơ hội tiếp cận tri thức cho hàng ngàn học sinh tại những nơi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu chất lượng Nhờ có thư viện, trình độ giáo dục của học sinh được nâng cao, giúp các em có thêm động lực học tập

và phát triển bản thân, đồng thời góp phần vào sự phát triển toàn diện của cộng đồng Bên cạnh đó, công ty Microsoft đã triển khai chương trình "Microsoft Imagine Academy" với mục tiêu cung cấp các khóa học công nghệ thông tin hoàn toàn miễn phí cho các đối tượng như sinh viên và người lao động Những khóa học này không chỉ giúp người học

Trang 11

10

nâng cao kỹ năng kỹ thuật mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm trong thời đại công nghệ

số Điều này không chỉ giúp cá nhân cải thiện cơ hội nghề nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế và gia tăng tính cạnh tranh của lực lượng lao động Việt Nam trên thị trường toàn cầu

Việc mở rộng hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đến một địa phương tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, đào tạo nguồn nhân lực địa phương nâng cao trình

độ và kỹ thuật làm việc của nguồn nhân lực địa phương Hợp tác với các đối tác địa phương cũng tạo cơ hội cho phát triển kinh tế ở khu vực địa phương

Ví dụ:

Trang 12

11

Vinamilk hỗ trợ phát triển kinh tế tại các địa phương bằng cách: Ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi bò sữa thế giới vào các trang trại của Vinamilk, góp phần phát triển nền nông nghiệp chăn nuôi bò sữa Việt Nam

Các hoạt động hỗ trợ nông dân về tài chính, cơ sở vật chất, và kỹ thuật, công nghệ chăn nuôi

Chính sách về thu mua nông sản đảm bảo quyền lợi của người nông dân với những cam kết về số lượng thu mua ổn định và mức giá thu mua cạnh tranh

Trang 13

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Khái niệm CSR

https://glints.com/vn/blog/csr-la-gi/#cach_ap_dung_csr_hieu_qua_trong_kinh_doanh

2 Các chiến dịch CSR đạt hiệu quả ở Việt Nam

https://veo.com.vn/6-trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-csr-hieu-qua-o-viet-nam/#3_Cac_vi_du_ve_CSR_o_Viet_Nam

3 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP – CSR LÀ GÌ? 5 VÍ DỤ MỚI NHẤT

https://insmedia.vn/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-csr-la-gi-5-vi-du-moi-nhat/#Trach_nhiem_xa_hoi_ve_van_de_nhan_cong_lao_dong

Ngày đăng: 16/11/2024, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w