1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách trên cơ sở đó thiết kế hoạt động giáo dục để phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNGMÔN: GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:Đoàn Hồng Ánh – 13/11/2005

Nguyễn Thị Thanh Lam – 19/02/2005 Phạm Hồng Quyên – 11/02/2005

Nguyễn Ngọc Hà – 03/07/2005Bùi Lan Hương – 07/07/2005

CHUYÊN NGHÀNH: GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Năm học: 2023 - 2024

Trang 2

I NỘI DUNG 2

1 Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách 2

1.1 Khái niệm con người 2

1.2 Khái niệm cá thể 3

1.3 Khái niệm cá nhân 3

1.4 Khái niệm nhân cách 3

2 Vai trò chủ đạo của giáo dục đồi với sự phát triển nhân cách 4

2.1 Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân 5

2.2.1 Đối với di truyền 6

2.2.2 Đối với môi trường 6

II THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 9

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

MỞ ĐẦU

V.I.Lê Nin đã cho rằng: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí,đạo đức của xã hội mà nó là thành viên” Có thể thấy rằng nhân cách conngười chính là kết quả của quá trình tác động bởi nhiều yếu tố Dưới giác độnghiên cứu tâm lý học, các nhà tâm lý cho rằng: trong quá trình hình thành vàphát triển, nhân cách bị chi phối bởi 5 yếu tố: yếu tố di truyền, hoàn cảnhsống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động, yếu tố giao tiếp Mỗi yếu tố đềumang ảnh hưởng và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó Nhậnthấy, giáo dục là một yếu tố rất, được cộng đồng nhận thức và đặc biệt quantâm, thể hiện trong hệ thống giáo dục và công tác tuyên truyền của xã hội Bởivậy, bài tiểu luận xin được đi sâu và phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách.

Trang 4

I NỘI DUNG

Trong chương trước chúng ta đã khẳng định giáo dục là một hiện tượng đặcbiệt của xã hội loài người và chỉ có ở xã hội loài người Nó tác động mạnh mẽđến sự phát triển của từng cá nhân và toàn xã hội.

Ở chương này sẽ phân tích các yếu tố tác động đến quá trình hình thành vàphát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong cộng đồng, xã hội và xác định vaitrò hết sức to lớn góp phần quyết định kết quả của yếu tố giáo dục và tự giáodục đối với quá trình đó.

1 Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách

1.1 Khái niệm con người

Từ xưa đến nay có rất nhiều quan điểm về bản chất của con người, kháiniệm về con người được xuất phát từ những mục đích, những bình diệnnghiên cứu khác nhau: quan điểm của nhiều tôn giáo coi con người là một“tồn tại thần bí tiền định” của Thượng đế; theo quan điểm tiến hoá tầmthường thì cho con người là một “tồn tại sinh vật”, mọi hoạt động đều bị chiphối.

Cùng với sự phát triển của nền văn minh công nghiệp, các quan điểm về“con người kĩ thuật", “con người chính trị”, cũng đã ra đời vì những mụcđích nghiên cứu hẹp, phiến diện.

Khác với các quan điểm phiến diện, lần đầu tiên trong lịch sử C Mác đãđưa ra một luận điểm tổng quan, khoa học về con người: “Bản chất con ngườikhông phải là cái gì trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt, trong tínhhiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”.Từ luận điểm trên của C.Mác, chúng ta có thể hiểu rằng con người khôngphải là một tồn tại tiền định, bất biến, không thể thay đổi được, và cũng khôngphải là một tồn tại “sinh vật bản năng” hoặc đơn thuần “kĩ thuật - công nghệhay chính trị” v.v mà bản chất con người được hợp thành từ kết quả của haiquá trình cơ bản gắn kết với nhau: Thứ nhất, con người là một bộ phận và

Trang 5

cũng là một sản phẩm tiến hoá cao nhất của thế giới hiện hữu mang bản sắc tựnhiên - sinh học, tác động vào thế giới nhưng cũng chịu sự chi phối của cácquy luật tự nhiên vô cùng khắt khe của thế giỏi Thứ hai, con người cũng làsản phẩm của tiến trình phát triển xã hội trong các nền văn minh nhân loại, vìcon người là chủ thể hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất cho bản thân vàcho xã hội từ xưa đến nay và cả mai sau Chính vì lẽ đó mà trong mọi thờiđại, đặc biệt trong cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, việc quantâm đến phát triển nguồn lực con người được coi là yếu tố quyết định, tăngtốc, bền vững của mọi quốc gia trên thế giới.

1.2 Khái niệm cá thể

Cá thể là một đơn vị hoàn chỉnh đại diện cho giống loài nhưng mang nhữngnét đặc thù riêng Khái niệm cá thể không dùng riêng cho một giống loài nào,nó có ý nghĩa phân biệt một cái riêng có tính độc lập trong một tập hợpchung.

1.3 Khái niệm cá nhân

Cá nhân là một con người, là một thành viên trong xã hội loài người nhưngcũng mang những nét đặc thù riêng lẻ để phân biệt với các thành viên kháctrong một tập thể, một cộng đồng.

1.4 Khái niệm nhân cách

Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về nhân cách,sau đây là một số khái niệm thường gặp:

-Nhân cách là toàn thể những thuộc tính đặc biệt mà một cá thể có đượctrong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằmchiếm lĩnh các giá trị văn hoá vật chất và tinh thần Những thuộc tính đó baohàm các thuộc tính về trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất

-Nhân cách là tổ hợp các thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm líriêng trong quan hệ hành động của từng người vôi thế giới tự nhiên, thế giớiđồ vật do loài người sáng tạo, với xã hội và bản thân.

-Nhân cách là bộ mặt tâm lí của một cá nhân vói tổ hợp những phẩm chất

Trang 6

phù hợp với những giá trị và chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận.

Đứa bé mới sinh ra chưa biểu hiện được nhân cách Nhân cách là nhữngthuộc tính tâm lí phản ánh bản chất xã hội của mỗi cá nhân được hình thànhvà phát triển trong hoạt động và giao lưu Chính trong quá trình sống, tất yếumỗi con người phải hoạt động, giao lưu thông qua: lao động, học tập, vui chơigiải trí, đã dần dần lĩnh hội những kinh nghiệm mà nhân loại tích luỹ đượctrong các loại hoạt động, từ đó biến thành “vốn sống” của cá nhân tuỳ theomức độ, phạm vi tham gia vào các hoạt động trong đời sống xã hội Đó chínhlà quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người Sự pháttriển của nhân cách được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

Sự phát triển về mặt thể chất: Đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọnglượng, cơ bắp, sự hoàn thiện chức năng các giác quan, sự phối hợp các chứcnăng vận động của cơ thể.

Sự phát triển về mặt tâm lí: Thể hiện sự biến đổi cơ bản trong quá trìnhnhận thức, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, ý chí v.v

Sự phát triền về mặt xã hội: Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong cácmối quan hệ với những người xung quanh, ở tính tích cực nhận thức tham giavào các hoạt động cải biển, phát triển xã hội.

Như vậy, sự phát triển nhân cách là một quá trình cải biến toàn bộ các sứcmạnh về thể chất và tinh thần cả về lượng và chất; có tính đến đặc điểm củamỗi lứa tuổi; sự tăng trưởng về lượng và sự biến đổi về chất không chỉ diễn rađối với các mặt thể chất, tâm lí và xã hội do quá trình hoạt động, giao lưutrong cuộc sống của cá nhân, do tác động của hiện thực xung quanh mà còndiễn ra vối cả những mầm mống, dấu hiệu được di truyền, hay có ngay từ khimối sinh (bẩm sinh).

2 Vai trò chủ đạo của giáo dục đồi với sự phát triển nhân cách

Theo thuyết sinh học hay thuyết tiền định: Sự phát triển nhân cách do yếutố di truyền quyết định, môi trường và giáo dục không có vai trò gì trong sựphát triển nhân cách Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnhhưởng của yếu tố di truyền.

Trang 7

Theo thuyết duy cảm: Môi trường là yếu tố quyết định sự phát triển nhâncách, giáo dục là “vạn năng” Thuyết này cho rằng trẻ em như “tờ giấy trắng”,môi trường và giáo dục tác động như thế nào thì trẻ sẽ phát triển như thế ấy.Sai lầm cơ bản của thuyết này là tuyệt đối hóa ảnh hưởng của yếu tố môitrường và giáo dục.

Theo quan điểm Mác xít: Giáo dục chỉ là một trong những yếu tố ảnhhưởng đến sự phát triển nhân cách, giáo dục không có tính “vạn năng”, không

có tính quyết định mà chỉ đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân

cách Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện.

2.1 Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, pháttriển nhân cách của cá nhân

- Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học,

trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể.

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọnphương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục,phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.

- Tổ chức các hoạt động, giao lưu.

- Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục

Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xãhội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúcđẩy sự tiến bộ của xã hội Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự pháttriển Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dựbáo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của conngười thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng

2.2 Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợicho quá trình phát triển nhân cách

Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh

Trang 8

hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tốgiáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơncho sự phát triển nhân cách.

2.2.1 Đối với di truyền

- Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người cótrong chương trình được phát triển Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cộtsống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó cóthể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngônngữ…

- Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận độngcơ thể

- Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để pháthuy năng khiếu thành năng lực cụ thể.

- Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chếnhững khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồichức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ) Ngoài ra giáo dục còngóp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồngđối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ ngườikhuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

2.2.2 Đối với môi trường

- Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức vàý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằngsinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.

- Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năngkinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóacủa giáo dục.

- Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như giađình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạonên những tác động lành mạnh, tích cực đến sự phát triển nhân cách conngười Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là

Trang 9

một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môitrường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa củamột xã hội văn minh tiến bộ.

2.2.3 Đối với hoạt động cá nhân

- Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnhnhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà vănhóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địaphương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham giahoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động vàgiao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân Đặc biệt công tác giáo dục luônxây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè vớinhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủđạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

- Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân Tự giáo dục thể hiệntính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằmchuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bảnthân Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lựccủa họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành.Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự địnhhướng của giáo dục Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hìnhthành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã

hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ “Chỉ có những người biết tự giáo dục

mới là những người thực sự có giáo dục.” (Bennet – Anh)

3 Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhâncách

Như vậy thông qua các tác động đón đầu sự phát triển, giáo dục không chỉthúc đẩy sự phát triển nhân cách cá nhân mà còn thúc đẩy sự phát triển của xãhội Tuy nhiên giáo dục không phải là vạn năng, không thể một mình quyếtđịnh toàn bộ tiến trình phát triển nhân cách Giáo dục chỉ là một trong nhữngyếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách thông qua những tác

Trang 10

động có tính chủ đạo Vì vậy, để giáo dục thực sự đóng vai trò chủ đạo đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách cần có các điều kiện sau:

- Công tác dự báo về xu hướng phát triển của xã hội phải đưa ra nhữngđịnh hướng đúng đắn để giáo dục thực hiện tốt chức năng đón đầu sự pháttriển.

- Các yếu tố trong quá trình giáo dục phải thống nhất với nhau, nhà giáodục phải giữ vai trò chủ đạo, người được giáo dục phải thể hiện vai trò chủđộng.

- Phải có sự kết hợp chặt chẽ ba lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường vàxã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo Những yếu kém của giáodục thường có nguyên nhân từ sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa ba lực lượnggiáo dục này.

- Nhà giáo dục phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của người được giáodục.

- Nhà giáo dục phải có phẩm chất và năng lực để làm tốt công tác giáo dục.

Trang 11

II THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT TRIỂN PHẨMCHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH

1 Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa “An toàn giao thông” 1.1 Mục đích, yêu cầu

1.1.1 Mục đích

- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông cho đội ngũ cánbộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh để từng bước hìnhthành “Văn hóa giao thông” khi tham gia giao thông;

- Trang bị kiến thức, kĩ năng về Luật Giao thông đường bộ để học sinh vậndụng khi tham gia giao thông hàng ngày, từ đó góp phần làm giảm thiểu tainạn giao thông và xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh và lànhmạnh.

- Rèn luyện thói quen và hành vi tham gia giao thông văn minh, có tráchnhiệm cho học sinh

- Phát triển năng lực, phẩm chất: tự tin, trách nhiệm, tinh thần hợp tác, họchỏi lẫn nhau,…

1.1.2 Yêu cầu

- Tổ chức các hoạt động bổ ích, thiết thực, có ý nghĩa giáo dục;- Không gian hoạt động phù hợp

Trang 12

- Nội dung, hình thức hoạt động phải phù hợp với lứa tuổi, gần gũi với cuộcsống và nhận thức của học sinh.

- Kết hợp nhiều hình thức giáo dục như: tọa đàm, trò chơi, thi đua, diễn tập,thực hành,…

1.3 Thời gian, địa điểm

- Thời gian: Từ 7h30 đến 8h50 Thứ hai, ngày 26/9/2024 - Địa điểm: Sân trường Tiểu học.

1.4 Nội dung

1.4.1 Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ

- Báo cáo viên công ty Honda đọc nội dung bài tuyên truyền về An toàngiao thông

1.4.2 Hướng dẫn cách đi xe đạp đúng Luật Giao thông

- Báo cáo viên trực tiếp thực hiện đi xe đạp đúng Luật Giao thông trên sahình đã kẻ sẵn;

- Một số học sinh trải nghiệm đi xe đạp đúng Luật.

1.4.3 Trò chơi “Đố vui có thưởng”

- Học sinh tham gia trả lời các câu hỏi của ban tổ chức về Luật Giao thông,trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà từ Công ty Honda

1.5 Tổ chức thực hiện 1.5.1 Ban Giám hiệu

Ngày đăng: 16/08/2024, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w