1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy làm rõ vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam thời gian qua

37 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của lợi ích kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
Tác giả Huỳnh Thị Hoàng Dung
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Sáng
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • I. DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (4)
  • II. TÓM TẮT (4)
  • III. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ (4)
  • IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN (6)
    • 1. Quy trình thực hiện (6)
    • 2. Thời gian, địa điểm và phương pháp lấy mẫu khảo sát (6)
    • 3. Phương pháp phân tích (7)
    • 4. Các thang đo (7)
    • 5. Các khái niệm của dự án (12)
  • V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ ÁN (13)
    • 1. Đặc điểm của mẫu khảo sát (13)
    • 2. Mức độ hiểu biết về “Hiệu ứng đám đông” (14)
      • 3.1. Ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” sau đây đối với việc học tập (16)
      • 3.2. Ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” sau đây đối với sở thích cá nhân, thói quen sinh hoạt (19)
      • 3.3. Dựa theo quan điểm của mình, “Hiệu ứng đám đông” trong những tình huống sau đây ảnh hưởng tích cực, tiêu cực hay không ảnh hưởng (24)
    • 4. Ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến các loại tính cách và quan điểm của họ đối với “Hiệu ứng đám đông” (28)
  • VI. HẠN CHẾ (33)
    • 6.1. Về đối tượng khảo sát (33)
    • 6.2. Về phương pháp thống kê (33)
  • VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (33)

Nội dung

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

* Tổng quan và thực trạng

“Hiệu ứng đám đông” chỉ những suy nghĩ , hành vi của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác Khi một suy nghĩ hay hành vi có sự ảnh hưởng đến người khác thì sự ảnh hưởng đó ngày càng mở rộng ra tạo nên một sự hưởng ứng lớn Phần lớn nhiều người không hiểu rõ nuồn gốc,nguyên nhân của sự việc như thế nào mà thấy người khác làm thì bắt chước làm theo, xem việc gì đang xảy ra

Hiệu ứng đám đông là trạng thái tâm lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam và đối với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, nhất là mạng xã hội cũng góp phần tiếp tay cho các bạn thể hiện cảm xúc của mình trong tích tắc Vì vậy, các bạn dễ bị cuốn theo đám đông, “hùa theo” những vấn đề nóng của xã hội một cách vô thức.

Nhìn từ góc độ đánh giá con người, hiệu ứng đám đông có thể tạo ra tác dụng tích cực như động viên, khích lệ con người vươn lên, đạt được những kết quả tốt đẹp hơn Khi sự ghi nhận, khi sự tin tưởng không chỉ đến từ một cá nhân mà từ cả tập thể, nó sẽ có sức mạnh liên kết thực sự, thôi thúc con người, thậm chí tạo ra áp lực buộc con người phải không ngừng nỗ lực để xứng đáng với sự đánh giá đó, xứng đáng được là thành viên của tập thể đó Hơn nữa, hiệu ứng đám đông chi phối không ít đến các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Nhưng ở khía cạnh tiêu cực, hiệu ứng đám đông có thể tạo ra phản ứng dây chuyền của những nội dung đánh giá phiến diện, thiếu khách quan đối với mỗi người Một khi bị chi phối bởi sự sai lệch, “số đông” không còn đứng về phía lẽ phải, thì những nhận định, đánh giá của số đông về một cá nhân, hành động sẽ gây nên những hậu quả lớn Nó có thể “dập tắt” mọi niềm tin, sự say mê, cố gắng, những mong muốn được cống hiến, đóng góp của con người; thậm chí nghiêm trọng hơn là “giết chết” một con người.

Theo Gustave Le Bon,trong cuốn ”Tâm lý học đám đông”, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

Tóm lại, hiệu ứng tâm lý đám đông không chỉ phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay mà nó đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người Hệ quả tiêu cực hay tích cực từ tâm lý đám đông đều xuất phát từ chính ý thức, cách nhìn nhận vấn đề, quan điểm của mỗi con người Do vậy chúng em nhận thấy đây là một vấn đề cấp bách, cần có sự nhận thức rõ ràng và kiểm soát được mức độ ảnh hưởng của đám đông đối với bản thân mỗi người

Cuộc khảo sát về “Quan điểm của giới trẻ về hiệu ứng đám đông” được thực hiện với mục tiêu:

- Tìm hiểu về mức độ hiểu biết của giới trẻ về hiệu ứng đám đông

- Tìm hiểu về tác động của hiệu ứng đám đông đến đời sống của giới trẻ

- Tìm hiểu về quan điểm của giới trẻ về hiệu ứng đám đông.

*Các giả thuyết của dự án:

GT1: Báo chí, truyền thông là nguồn thông tin được giới trẻ tiếp cận nhiều nhất khi tìm hiểu về “Hiệu ứng đám đông”.

GT2: Có ít nhất 70% giới trẻ từng biết đến “Hiệu ứng đám đông” qua định nghĩa đầy đủ khoa học: “Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng tâm lí mang tính dây chuyền Theo đó cách

2 hành xử của đám đông sẽ có tác động đến tâm lí của người ngoại cuộc Thông thường hệ quả của nó là người chịu tác động của hiệu ứng này sẽ hành xử giống như những gì đang xảy ở hiệu ứng hoặc chí ít cũng có khuynh hướng hành động như vậy Cứ như vậy, số lượng người tham gia vào hiệu ứng càng nhiều và kết quả của hiệu ứng càng lớn hơn.”

GT3: Có ít nhất 80% giới trẻ ở mức đồng ý trở lên với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động.”

GT4: Tỷ lệ giới trẻ không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến “Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè” không vượt quá 10%

GT5: Có tối đa 66% giới trẻ có quan điểm trung lập trở lên với ý kiến “Nghe những bài hát nhiều người thích”

GT6: Không vượt quá 70% giới trẻ chọn ăn uống tại những quán có nhiều người đến.

GT7: Ít nhất 75% giới trẻ tham gia sử dụng mạng xã hội vì ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông

GT7: Có ít nhất 70% giới trẻ cảm thấy phương thức marketing “truyền miệng” không bị ảnh hưởng tiêu cực.

GT9: Không quá 10% giới trẻ không bị ảnh hưởng bởi các phong trào “Black lives matter”, “Feminism”, “No bra”,…

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Thời gian, địa điểm và phương pháp lấy mẫu khảo sát

Lựa chọn đề tài dự án Xây dựng mục tiêu nghiên cứu

Lập câu hỏi khảo sát, lựa chọn phương pháp nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu khảo sát (n"0)

Xử lý dữ liệu Viết báo cáo kết quả và kết luận

- Địa điểm khảo sát: Online

- Phạm vi khảo sát: Toàn quốc

- Công cụ thu thập: Bảng câu hỏi trực tuyến qua Google Form

- Phương pháp lấy mẫu: Thuận tiện

Phương pháp phân tích

Sau khi hoàn thành thu thập dữ liệu khả sát, nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả, trình bày dữ liệu bằng các công cụ trực quan (bảng biểu, đồ thị,…) và thống kê suy diễn để làm rõ quan điểm của toàn giới trẻ về “Hiệu ứng đám đông”.

Các thang đo

Nội dung khảo sát Thang đo

Bạn biết đến “Hiệu ứng đám đông” qua những nguồn thông tin nào:

Tài liệu khoa học tâm lý

Trường học, nơi làm việc

Bạn từng biết về “Hiệu ứng đám đông” thông qua khái niệm nào?

Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng tâm lí mang tính dây chuyền Theo đó cách hành xử của đám đông sẽ có tác động đến tâm lí của người ngoại cuộc Thông thường hệ quả của nó là người chịu tác động của hiệu ứng này sẽ

4 hành xử giống như những gì đang xảy ở hiệu ứng hoặc chí ít cũng có khuynh hướng hành động như vậy Cứ như vậy, số lượng người tham gia vào hiệu ứng càng nhiều và kết quả của hiệu ứng càng lớn hơn.

Hiệu ứng đám đông là hiện tượng một hay nhiều cá nhân bị ảnh hưởng tâm lý bởi những hành vi của một đám đông Nó thường nổi bật trong các tình huống xã hội không rõ ràng khi mà con người không thể xác định được cơ chế hành vi phù hợp và bị thúc đẩy bởi hành vi của người khác.

Tâm lý đám đông là 1 bản tính thuộc về vô thức, không phải một vấn nạn đạo đức bắt nguồn từ kiến thức yếu kém như nhiều người nhìn nhận.

3 Bạn đồng ý hay không đồng ý với những ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” sau đây đối với việc học tập của bạn?

Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động

Chọn sách có nhiều người dùng nhất

Phát biểu nếu trong lớp có nhiều bạn tham gia

Học nếu thấy bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học

Tham gia các hoạt động Đoàn - Hội hoặc câu lạc bộ nếu có nhiều người tham gia cùng.

Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè

Chọn học ngôn ngữ 2, 3… theo trào lưu/ do thấy bạn bè xung quanh mình đang hoặc bắt đầu học.

4 Bạn đồng ý hay không đồng ý với những ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” sau đây đối với sở thích cá nhân, thói quen sinh hoạt của bạn?

Ghét bỏ hoặc thích những người xung quanh theo số đông dù không hiểu rõ về họ

Theo dõi, hâm mộ ca sĩ, diễn viên nào đó mà nhiều người đang thích

Nghe những bài hát nhiều người thích

Xem những bộ phim nhiều người xem

Chạy theo xu hướng thời trang mà nhiều người mặc Ăn uống tại những quán có nhiều người đến

Có xu hướng ưa chuộng hơn những sản phẩm, dịch vụ được những người xung quanh sử dụng.

Chọn mua sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử (ví dụ: Shopee, Lazada, Tiki…) dựa trên số lượng sao được đánh giá bởi những người mua trước.

Dùng điện thoại di động được nhiều người

Tham gia mạng xã hội

Chia sẻ những bài đăng trên các trang mạng xã hội vì nhiều người xung quanh cũng chia sẻ chúng.

Sử dụng những từ ngữ mới mà có nhiều người dùng Ủng hộ hoặc phản đối những phong trào trên mạng vì nhiều người làm thế.

Tìm kiếm công việc làm thêm, bán thời gian vì thấy bạn bè mình làm vậy.

5 Dựa theo quan điểm của mình, “Hiệu ứng đám đông” trong những tình huống sau đây ảnh hưởng tích cực, tiêu cực hay không ảnh hưởng đến bạn?

Trào lưu “Yêu bếp, nghiện nhà”.

Trào lưu “Sports from home”

Trào lưu “Vũ điệu rửa tay” trong mùa dịch

Người người nhà nhà đổ xô mua giấy vệ sinh, khẩu trang,… trong mùa dịch COVID–19.

Trào lưu đầu tư tiền ảo, đầu tư Binary Options

Hiện tượng bùng nổ chứng khoán năm 2007 ở

Việt Nam, mọi người kéo nhau đầu tư chứng khoán gây ra hiệu ứng bong bóng.

Cơn sốt mua “Dad shoes”, “Chunky Sneakers”

(ví dụ: Balenciaga Triple S, Fila Disruptor,

Các trào lưu trên nền tảng mạng xã hội Tiktok

Những người xung quanh thờ ơ khi có người gặp nạn.

Trào lưu “Learn on Tiktok”.

Sử dụng phương thức marketing “truyền miệng”, đánh giá tích cực của đám đông để thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Phong trào “Black lives matter”, “No bra”,

Phong trào tẩy chay người nổi tiếng, sản phẩm, nhãn hàng,…

Xếp hàng săn đồ giảm giá, sản phẩm mới ra mắt, sản phẩm có giới hạn,…

Thông tin cơ bản của bạn

Bạn nằm trong độ tuổi:

Bạn nhận định bản thân mình là:

+Nhút nhát, ngại tiếp xúc

Các khái niệm của dự án

Giới trẻ là những người nằm trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 30 tuổi, có nhận thức không còn non nớt nhưng cũng chưa đủ chín chắn như người trưởng thành Những người trẻ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện bản thân về sinh lý lẫn tâm lý.

Quan điểm là thái độ hoặc cách thức cụ thể mà qua đó con người nghĩ hoặc có ý kiến về một vấn đề gì đó Trong bài nghiên cứu này, quan điểm của giới trẻ về “Hiệu ứng đám đông” sẽ được hiểu là ý kiến, thái độ, cách nhìn nhận của giới trẻ về hiệu ứng tâm lý này.

Tác động được định nghĩa là hành động gây ảnh hưởng hoặc tạo ra sự biến đổi nào đó cho sự vật được hành động này hướng tới Trong bài nghiên cứu, chúng ta sẽ xét đến việc “Hiệu ứng đám đông” ảnh hưởng như thế nào đến giới trẻ.

5.4 Đám đông: Đám đông là một nhóm lớn những người được tập hợp một cách ngẫu nhiên mà không có sự phân biệt về mặt giới tính, tư tưởng, đẳng cấp, tôn giáo Đây thường chỉ là sự quy tụ các cá nhân về mặt hình thức, nghĩa là hoàn toàn không xuất hiện sự hợp tác hay thống nhất bên trong. Những đám đông thường chỉ mang tính nhất thời.

Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng tâm lí mang tính dây chuyền Theo đó cách hành xử của đám đông sẽ có tác động đến tâm lí của người ngoại cuộc Thông thường hệ quả của nó là người chịu tác động của hiệu ứng này sẽ hành xử giống như những gì đang xảy ở hiệu ứng hoặc

9 chí ít cũng có khuynh hướng hành động như vậy Cứ như vậy, số lượng người tham gia vào hiệu ứng càng nhiều và kết quả của hiệu ứng càng lớn hơn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỰ ÁN

Đặc điểm của mẫu khảo sát

Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)

Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi

Từ đủ 23 tuổi đến dưới 30 tuổi

Nhút nhát, ngại tiếp xúc

Trong số 220 người tham gia khảo sát, về giới tính, số người có giới tính là nữ chiếm 76%, cao hơn 3 lần so với nam giới Đa số người cho biết thông tin cá nhân khi thực hiện khảo sát là học sinh/sinh viên với độ tuổi từ đủ 18 đến 23 tuổi (92%) Học sinh với độ tuổi dưới 18 hay người đi làm có độ tuổi từ 23-dưới 30 chiếm tỷ lệ ít hơn (3% và 5%).

Trong số 220 người tham gia khảo sát, về tính cách, số người nhận định bản than là người hoạt náo chiếm tỉ lệ cao nhất với 45%, tỉ lệ số người có tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc đứng thứ hai với 37% và cuối cùng là những người khó tiếp xúc chiếm 18% Điều này chứng tỏ

“Hiệu ứng đám đông” là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động trực tiếp lên tâm lý, sự đánh giá và quyết định của con người dù bạn thuộc nhóm tính cách nào

Mức độ hiểu biết về “Hiệu ứng đám đông”

2.1 Nguồn thông tin tiếp cận khi tìm hiểu về khái niệm “Hiệu ứng đám đông”

B n biếết đếến “Hi u ng đám đông” qua nh ng nguôồn thông tin nào ạ ệ ứ ữ

Tài li u khoa h c tâm lí ệ ọ

Tr ườ ng h c, n i làm vi c ọ ơ ệ Báo chí, truyềền thông Gia đình, b n bè ạ Khác

Qua kết quả thống kê cho thấy, giới trẻ tìm hiểu về “Hiệu ứng đám đông” qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó tỷ lệ phần trăm các lựa chọn có sự chênh lệch khá rõ ràng Các bạn trẻ tìm hiểu về “Hiệu ứng đám đông” nhiều nhất qua “Báo chí, truyền thông” và chiếm phần trăm là 53,2% trên tổng thể Ngoài ra, các nguồn thông tin như “Trường học, nơi làm việc”, “Tài liệu khoa học tâm lý”, “Gia đình, bạn bè” lần lượt chiếm 21,8%, 15% và 9,1% Còn lại 1% là thuộc về những nguồn thông tin khác Từ đó, có thể thấy được các bạn trẻ hiện nay có xu hướng tiếp cận và học hỏi nhiều nhất qua các phương tiện thông tin đại chúng khi số người chọn “Báo chí, truyền thông” chiếm tận 53,2% trên tổng thể - tức hơn 1 nửa đáp viên

Với độ tin cậy 95%, chúng tôi tin rằng đối tỷ lệ giới trẻ tìm hiểu về “Hiệu ứng đám đông” qua báo chí, truyền thông sẽ nằm trong khoảng từ 46,61% đến 59,79%.

Kết luận: chấp nhận giả thuyết GT1

2.2 Khái niệm được tiếp cận khi tìm hiểu về “Hiệu ứng đám đông”

B n biếết đếến “Hi u ng đám đông” qua nh ng nguôồn thông tin nào ạ ệ ứ ữ

Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng tâm lí mang tính dây chuyền Theo đó cách hành xử của đám đông sẽ có tác động đến tâm lí của người ngoại cuộc Thông thường hệ quả của nó là người chịu tác động của hiệu ứng này sẽ hành xử giống như những gì đang xảy ở hiệu ứng hoặc chí ít cũng có khuynh hướng hành động như vậy Cứ như vậy, số lượng người tham gia vào hiệu ứng càng nhiều và kết quả của hiệu ứng càng lớn hơn.

Hiệu ứng đám đông là hiện tượng một hay nhiều cá nhân bị ảnh hưởng tâm lý bởi những hành vi của một đám đông Nó thường nổi bật trong các tình huống xã hội không rõ ràng khi mà con người không thể xác định được cơ chế hành vi phù hợp và bị thúc đẩy bởi hành vi của người khác.

Tâm lý đám đông là 1 bản tính thuộc về vô thức, không phải một vấn nạn đạo đức bắt nguồn từ kiến thức yếu kém như nhiều người nhìn nhận.

Theo số liệu, trên 220 đáp viên có 165 bạn trẻ, tức 75% các bạn biết đến “Hiệu ứng đám đông” thông qua khái niệm “Hiệu ứng đám đông là một hiệu ứng tâm lí mang tính dây chuyền Theo đó cách hành xử của đám đông sẽ có tác động đến tâm lí của người ngoại cuộc Thông thường hệ quả của nó là người chịu tác động của hiệu ứng này sẽ hành xử giống như những gì đang xảy ở hiệu ứng hoặc chí ít cũng có khuynh hướng hành động như vậy Cứ như vậy, số lượng người tham gia vào hiệu ứng càng nhiều và kết quả của hiệu ứng càng lớn hơn” Chứng tỏ đa số các bạn trẻ đã có nhận thức, hiểu biết rõ nét về hiện tượng “Hiệu ứng đám đông” Kết luận: Chấp nhận giả thuyết GT2

3 Phân tích, thảo luận kết quả dữ liệu

3.1 Ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” sau đây đối với việc học tập Đánh giá theo mức điểm từ 1-5, trong đó 1 là “không đồng ý” và 5 là “rất đồng ý”

Với 220 người tham gia khảo sát, đối với ý kiến Phát biểu nếu trong lớp có nhiều bạn tham gia, nhìn chung tỉ lệ các bạn ở mức đồng ý trở lên vẫn khá cao (48.63%), tức gần 1 nửa đáp viên cảm thấy mình chịu tác động của hiệu ứng đám đông trong trường hợp này.

Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động

Chọn sách có nhiều người dùng nhất Phát biểu nếu trong lớp có nhiều bạn tham gia

Học nếu thấy bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học

Về trường hợp Chọn sách có nhiều người dùng nhất, tỷ lệ đồng ý trở lên vẫn khá cao (42.26%) Trong thời đại 4.0, khi các thiết bị công nghệ phát triển mạnh mẽ và các bài review có mặt khắp mọi nơi thì giới trẻ nhìn chung sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý đám đông.

Dù vậy, tỷ lệ giới trẻ ở mức trung lập vẫn không thấp (35%) Đây là tín hiệu cho thấy giới trẻ vẫn suy xét kỹ khi lựa chọn sách cho bản thân chứ không quá tin vào ý kiến của đám đông.

Xét đến trường hợp Học nếu thấy bạn bè xung quanh đều chăm chỉ học, tỷ lệ giới trẻ có quan điểm ở mức 4/5 và 5/5, tức đồng ý và rất đồng ý cao thứ 2 trong các trường hợp (64.53%) và tỉ lệ các bạn không đồng ý trở xuống chiếm mức thấp (13.18%) cho thấy trường hợp này có tác động mạnh mẽ đến các bạn.

Dựa trên kết quả khảo sát, ta có thể thấy rằng các bạn trẻ ở mức đồng ý trở lên nhiều nhất với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động” (71.81%), nghĩa là trong trường hợp này các bạn bị ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý này rất nhiều Đồng thời, tỷ lệ các bạn ở mức không đồng ý trở xuống đối với ý kiến này thấp nhất trong các trường hợp (5.45%), trong đó số các bạn rất không đồng ý cũng thấp nhất (1.36%) cho thấy đa số giới trẻ đều nhận thấy được sự ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông khi học tập ở môi trường năng động.

Tham gia các ho t đ ng Đoàn - H i ho c câu l c b nềếu có nhiềều ng ạ ộ ộ ặ ạ ộ ườ i tham gia cùng.

D tính th c t p, làm vi c nh ng công ty l n theo b n bè ự ự ậ ệ ở ữ ớ ạ

Ch n h c ngôn ng 2, 3,… theo trào l u/ do thâếy b n bè xung quanh mình đang ho c bắết đâều h c ọ ọ ữ ư ạ ặ ọ

Ngược lại Chọn học ngôn ngữ 2, 3,… theo trào lưu/ do thấy bạn bè xung quanh mình đang hoặc bắt đầu học được xem là vấn đề không quá ảnh hưởng đối với các bạn trẻ, khi các ý kiến ở mức 1/5 và 2/5 chiếm tận 37,27%, tức là mức không đồng ý trở xuống (chiếm tỉ lệ là 9,09%% và 28,18%) Đây là trường hợp mà tỷ lệ các bạn không đồng ý trở xuống chiếm tỉ trọng cao nhất. Ở trường hợp Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè, đa số các bạn trẻ ở mức trung lập (3/5), cho thấy hiệu ứng đám đong vẫn hiện hữu nhưng có tác động không mấy mạnh mẽ

Cuối cùng, đối với trường hợp Tham gia các hoạt động Đoàn – Hội hoặc câu lạc bộ nếu có nhiều người tham gia cùng, tỷ lệ giới trẻ đồng ý và rất đồng ý tăng trở lại với tỷ trọng

50.9%, tức hơn một nửa đáp viên Đa số các bạn ở mức đồng ý (33.63%) đối với trường hợp này thể hiện hiệu ứng đám đông có tác động khá rõ rệt đến giới trẻ khi phải lựa chọn tham gia các hoạt động Đoàn - hội hay câu lạc bộ.

Kiểm định giả thuyết GT3: Có ít nhất 80% giới trẻ ở mức đồng ý trở lên với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động.”

Gọi p: là phần trăm giới trẻ ở mức đồng ý trở lên với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động.”

Theo số liệu có 158 người ở mức đồng ý trở lên với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động.”

Vậy p-value = 0.0012 < α=0.05 => Bác bỏ H0 => Giả thuyết sai

Vậy có ít hơn 80% giới trẻ ở mức đồng ý trở lên với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động.”

Với độ tin cậy 95%, chúng tôi tin rằng tỷ lệ giới trẻ ở mức đồng ý trở lên với ý kiến “Học trong môi trường năng động khiến mình trở nên năng động” là từ 65,87% đến 77,76% Kết luận: Bác bỏ giả thuyết GT3

Kiểm định giả thuyết GT 4: Tỷ lệ giới trẻ không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến

“Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè” không vượt quá 10%

Gọi p: là phần trăm giới trẻ không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến “Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè”

Theo số liệu, có 55 người ở mức không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến “Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè”

Vậy xác suất tích lũy sẽ tiến đến 1 => p-value 1-1= 0 < α=0.05 => Bác bỏ H0 => Giả ≈ thuyết sai

Vậy tỷ lệ giới trẻ không đồng ý và rất không đồng ý với ý kiến “Dự tính thực tập, làm việc ở những công ty lớn theo bạn bè” lớn hơn 10%

Ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến các loại tính cách và quan điểm của họ đối với “Hiệu ứng đám đông”

Nhóm đã chia các loại tính cách thành 3 nhóm cơ bản: hoạt náo; nhút nhát, ngại tiếp xúc; khó tiếp xúc.

4.1) Nhóm tính cách hoạt náo a) Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến nhóm tính cách hoạt náo.

Theo số liệu thống kê, ta có cỡ mẫu n

Trung bình mẫu của dữ liệu: = = 3.276539974 Ước lượng khoảng: ± t 0.025

Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn mẫu: s 2 = =1.348459776=> s= 1.161232008

Với độ tin cậy 95%, ta có t0.025 = 1.96

Khoảng tin cậy về mức độ ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến những người có tính cách hoạt náo: x ± = 3.276539974 ± 0.2133548563  ɛ

Vậy với độ tin cậy 95%, mức độ ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” tới giới trẻ có tính cách hoạt náo nằm trong đoạn từ 3,063185118 đến 3.48989483

Với kết quả này, có thể thấy những người trẻ hoạt náo ở mức trên trung lập nhưng dưới đồng ý với những ý kiến được đề ra trong bảng câu hỏi Điều này khẳng định “Hiệu ứng đám đông tương đối có ảnh hưởng đến nhóm tính cách này nhưng nhìn chung vẫn không quá mạnh mẽ. b) Quan điểm của nhóm tính cách hoạt náo

Theo số liệu thống kê, ta có cỡ mẫu n

*Xét những dữ liệu với lựa chọn từ 1->5 với 1 là rất tiêu cực và 5 là rất tích cực

Trung bình mẫu của dữ liệu: = = 2.98197065 Ước lượng khoảng: ± t 0.025

Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn mẫu: s 2 = = 1.490027155 => s= 1.220666685

Với độ tin cậy 95%, ta có t0.025=1.96

Khoảng tin cậy về quan điểm của nhóm tính cách hoạt náo đến “Hiệu ứng đám đông” là: ± = 2,98197065 ± 0,2187467349 ɛ

Vậy với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy của quan điểm của giới trẻ có tính cách hoạt náo đến “Hiệu ứng đám đông” nằm trong đoạn từ 2,763223915 đến 3,200717385

Với kết quả này, có thể thấy những người trẻ hoạt náo có quan điểm không mấy tích cực đối với hiệu ứng đám đông thông qua những trường hợp tiêu biểu được đưa ra trong bảng câu hỏi.

*Xét những dữ liệu với lựa chọn 0 với 0 là không ảnh hưởng

Dữ liệu thống kê cho thấy có 216 trên 1372 lựa chọn là “Không ảnh hưởng”

Với độ tin cậy 95%, chúng tôi cho rằng tỷ lệ những lựa chọn cho biết “Hiệu ứng đám đông” không ảnh hưởng đến họ nằm trong khoảng 13.82% đến 17.67%, một tỷ lệ không nhiều Điều này khẳng định hiệu ứng tâm lý này đa số sẽ ảnh hưởng đến giới trẻ trong hầu hết các trường hợp.

4.2) Nhóm tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc a) Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến nhóm tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc

Theo số liệu thống kê, ta có cỡ mẫu n

Tính toán tương tự, ta có khoảng tin cậy về mức độ ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến những người có tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc: x ± = 3.271952818 ± 0.233058737ɛ

Vậy với độ tin cậy 95%, mức độ ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” tới giới trẻ có tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc nằm trong đoạn từ 3.038894081 đến 3.505011555

Với kết quả này, có thể thấy những người trẻ nhút nhát, ngại tiếp xúc ở mức trên trung lập những ở dưới mức đồng ý với những ý kiến được đề ra trong bảng câu hỏi Điều này khẳng định “Hiệu ứng đám đông khá có ảnh hưởng đến nhóm tính cách này. b) Quan điểm của nhóm tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc

*Xét những dữ liệu với lựa chọn từ 1->5 với 1 là rất tiêu cực và 5 là rất tích cực

Theo số liệu thống kê, ta có cỡ mẫu n

Tính toán tương tự, ta có khoảng tin cậy về quan điểm của nhóm tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc đến “Hiệu ứng đám đông” là : x ± = 2.986919831± 0.2392174077ɛ

Vậy với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy của quan điểm của giới trẻ có tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc đến “Hiệu ứng đám đông” nằm trong đoạn 2,747702423 đến 3.226137239

Với kết quả này, có thể thấy những người trẻ nhút nhát, ngại tiếp xúc có quan điểm không mấy tích cực đối với hiệu ứng đám đông thông qua những trường hợp được đưa ra trong bảng câu hỏi.

*Xét những dữ liệu với lựa chọn 0 với 0 là không ảnh hưởng

Dữ liệu thống kê cho thấy có 280 trên 1148 lựa chọn là “Không ảnh hưởng”

Với độ tin cậy 95%, chúng tôi cho rằng tỷ lệ những lựa chọn cho biết “Hiệu ứng đám đông” không ảnh hưởng đến họ nằm trong khoảng 21.91% đến 26.87%

4.3) Nhóm tính cách khó tiếp xúc a) Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến nhóm tính cách khó tiếp xúc

Theo số liệu thống kê, ta có cỡ mẫu n@

Tính toán tương tự, ta có khoảng tin cậy về mức độ ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến những người có tính cách khó tiếp xúc: x ± ɛ = 3.264248705 ± 0.3357422318

Vậy với độ tin cậy 95%, mức độ ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” tới giới trẻ có tính cách khó tiếp xúc nằm trong đoạn từ 2,928506473 đến 3,599990937

Với kết quả này, có thể thấy những người trẻ khó tiếp xúc ở mức trên trung lập với những ý kiến được đề ra trong bảng câu hỏi Điều này khẳng định “Hiệu ứng đám đông vẫn có ảnh hưởng đến nhóm tính cách này nhưng với mức độ không cao. b) Quan điểm của nhóm tính cách hoạt náo

Theo số liệu thống kê, ta có cỡ mẫu n@

Tính toán tương tự, ta có khoảng tin cậy về quan điểm của nhóm tính cách khó tiếp xúc đến “Hiệu ứng đám đông” là: x ± = 2.970377449 ± 0.3430779822ɛ

Vậy với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy của quan điểm của giới trẻ có tính cách khó tiếp xúc đến “Hiệu ứng đám đông” nằm trong đoạn từ 2.627299467 đến 3.313455431

Với kết quả này, có thể thấy những người trẻ khó tiếp xúc có quan điểm khá trung lập nhưng có xu hướng tiêu cực nhiều hơn tích cực đối với hiệu ứng đám đông.

*Xét những dữ liệu với lựa chọn 0 với 0 là không ảnh hưởng

Dữ liệu thống kê cho thấy có 188 trên 560 lựa chọn là “Không ảnh hưởng”

Với độ tin cậy 95%, chúng tôi cho rằng tỷ lệ những lựa chọn cho biết “Hiệu ứng đám đông” không ảnh hưởng đến họ nằm trong khoảng 29.66% đến 37.48% Nhận xét chung:

1) Về ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến các nhóm tính cách:

Với độ tin cậy 95%, khoảng tin cậy về mức ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến các nhóm tính cách tương đối giống nhau - đa số đều dao động ở mức 3 (trung lập) trở lên Điều này cho thấy xét trên mặt bằng chung, mọi nhóm tính cách đều bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông Tuy nhiên, trung bình giới trẻ có ý kiến trên trung lập và dưới đồng ý đối với những ý kiến được đưa ra trong bài, cho thấy sự ảnh hưởng của hiệu ứng tâm lý này tuy có hiện hữu nhưng không quá mạnh Đây là tín hiệu cho thấy giới trẻ vẫn rất tỉnh táo, làm chủ được cuộc sống của mình, vẫn có chính kiến và không nghe theo số đông một cách mù quáng.

Qua dữ liệu thống kê cho thấy, khoảng tin cậy của dữ liệu về ảnh hưởng của “Hiệu ứng đám đông” đến nhóm tính cách khó tiếp xúc là rộng nhất (từ 2,928506473 đến 3,599990937), cho thấy dữ liệu có độ phân tán cao Có thể nói, mức ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến nhóm tính cách này đa dạng nhất so với những nhóm khác Ngược lại, khoảng tin cậy của nhóm tính cách hoat náo là hẹp nhất 3,063185118 đến 3.48989483), vì vậy dữ liệu khá tập ( trung và ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông lên giới trẻ hoạt náo là đồng đều nhất trong 3 nhóm.

2) Về quan điểm của các nhóm tính cách đến “Hiệu ứng đám đông”

* Với những dữ liệu với lựa chọn từ 1->5 với 1 là rất tiêu cực và 5 là rất tích cực

Khoảng tin cậy của dữ liệu đối với nhóm tính cách khó tiếp xúc vẫn rộng nhất

(2.627299467 đến 3.313455431) so với 2 nhóm còn lại Với dữ liệu có độ phân tán cao như thế này, khó có thể kết luận quan điểm đại diện cho nhóm tính cách này, nhưng nhìn chung quan điểm của họ đối với những trường hợp trong bài là tương đối không tích cực.

HẠN CHẾ

Về đối tượng khảo sát

Hạn chế đầu tiên của bài nghiên cứu là việc khảo sát được thực hiện với quy mô nhỏ, chưa thu hút được số lượng lớn người tham gia khảo sát và phân phối đối tượng khảo sát bị lệch Cụ thể, các đáp viên đa số đều là nữ trong độ tuổi từ 18 đến 23 Điều này dẫn đến việc chưa thể tiếp cận được hầu hết mọi đối tượng lứa tuổi, vì vậy kết quả khảo sát bị chênh lệch đáng kể Đồng thời, trong quá trình khảo sát có một vài đáp viên đưa ra những câu trả lời sơ sài, qua loa,chưa thật sự chính xác Phương pháp lấy mẫu khảo sát phi ngẫu nhiên cũng phần nào tác động đến sự khách quan của mẫu Vì thế số liệu chỉ mang tính tổng quan chứ chưa thể phản ánh một cách chi tiết và chính xác về quan điểm của giới trẻ về “hiệu ứng đám đông”.

Về phương pháp thống kê

Bộ câu hỏi khảo sát được đưa ra chưa đủ đa dạng về các loại thang đo và các loại biểu đồ Câu hỏi về các nhóm tính cách cũng chưa bao quát được toàn bộ tính cách và trên thực tế, mỗi người không chỉ gắn liền với 1 loại tính cách nhất định Vì thế, các kết quả chỉ mang tính lý thuyết, chưa có tính áp dụng cao cho tất cả mọi trường hợp trên thực tiễn Bên cạnh đó, bài báo cáo chưa vận dụng được nhiều phương pháp trong thống kê, chỉ áp dụng đến thống kê mô tả và một ít thống kê suy diễn Về các khuyến nghị, đề xuất trong bài nghiên cứu chỉ mang tính tham khảo nên chưa mang tính thực tiễn cao Những kết quả chỉ dừng lại trên lý thuyết và mang tính tổng quan, vì vậy ở những đợt nghiên cứu sau, nhóm cần nghiên cứu chuyên sâu hơn và chú ý hơn về câu hỏi khảo sát để dự án được hoàn chỉnh hơn.

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w