1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích vai trò của thủy quyển và mối quan hệ của thủy quyển với các quyển khác trên Trái Đất. Liên hệ khu vực Đông Nam Bộ

27 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của thủy quyển và mối quan hệ của thủy quyển với các quyển khác trên Trái Đất. Liên hệ khu vực Đông Nam Bộ
Tác giả Đặng Ngọc Lan Anh, Hồ Tấn Phát, Phan Hoàng Bảo Trân, Nguyễn Thị Bích Thư, Đỗ Hoàng Nhất Phong, Đỗ Phạm Tâm Như, An Thị Hồng Thắm, Phạm Phương Mai, Nguyễn Vũ Lân
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Oanh
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Địa lý
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 128,61 KB

Nội dung

Mối quan hệ của thủy quyển và các quyển khác trên Trái Đất Trên Trái Đất, có năm quyển tồn tại và luôn tác động qua lại lẫn nhau: Thạch quyển, Khíquyển, Thủy quyển, Thổ nhưỡng quyển và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐỊA LÝ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: CƠ SỞ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN

Phân tích vai trò của thủy quyển và mối quan hệ của thủy quyển với các quyển khác trên

Trái Đất Liên hệ khu vực Đông Nam Bộ

Trang 2

MỤC LỤC

I.TỔNG QUAN 3

1.Thủy quyển 3

1.1 Khái niệm thủy quyển 3

1.2 Vai trò của thủy quyển 4

2 Mối quan hệ của thủy quyển và các quyển khác trên Trái Đất 6

II VAI TRÒ CỦA THỦY QUYỂN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA THỦY QUYỂN VỚI CÁC QUYỂN KHÁC TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 10

1.Tổng quan về khu vực Đông Nam Bộ 10

1.1 Vị trí địa lý 10

1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội 11

2 Khái quát về thủy quyển tại vùng Đông Nam Bộ 11

3.Vai trò của thủy quyển và mối quan hệ với các quyển khác tại khu vực Đông Nam Bộ 12

4 Mối quan hệ của thủy quyển với các quyển khác ở khu vực Đông Nam Bộ 14

Trang 3

I.TỔNG QUAN

1.Thủy quyển

1.1 Khái niệm thủy quyển

Thuỷ quyển là lớp nước tồn tại và phát triển trong lớp vỏ địa lí Lớp nước này có mộtkhối lượng lớn và phân bố rộng rãi trong không gian Nước có thể xâm nhập lên tới giới

Trang 4

hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong các lớp trên của thạch quyền;song tập trung chủ yếu ngay trên bề mặt của Trái Đất Ở đây, nước cũng chiếm một tỉ lệrất lớn về khối lượng; đồng thời lại rải ra trên một phạm vi rộng lớn của bề mặt Trái Đất

và từ thuỷ quyển thường dùng để chỉ phần nước này Trước hết, nước là một thành phầncủa lớp vỏ địa lí cũng như không khí, nham thạch, sinh vật Các thành phần này có mốiquan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng tương hỗ mạnh mẽ để tạo nên tổng thể chungcủa lớp vỏ địa lí Về mặt này có thể coi nước là động lực quan trọng trong các quá trìnhtrao đổi vật chất và năng lượng… Tiếp theo, nước cũng được coi là một môi trường sống

cơ bản, trong đó sinh vật đã phát sinh và phát triển mà con người hiện đại là giai đoạn caonhất của thế giới hữu cơ đó

Thủy quyển bao gồm đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết Khốilượng của thủy quyển khoảng 1,4.1018 tấn Trong đó, đại dương có khối lượng chiếm97,4% toàn bộ thủy quyển Phần còn lại là băng trên núi cao và hai cực Trái Đất chiếm1,98%, nước ngầm chiếm 0,6%; ao, hồ, sông, suối, hơi nước chỉ chiếm 0,02%

Ranh giới trên của thủy quyển là mặt nước của các đại dương, ao, hồ Ranh giới dướicủa thủy quyển khá phức tạp, từ các đáy đại dương có độ sâu hàng chục km, vài chục mét

ở các thấu kính nước ngầm cho đến vài chục cm ở các vùng đất ngập nước

Theo diện tích che phủ, thủy quyển chiếm 70,8% hay khoảng 361 triệu km2 bề mặt TráiĐất với độ sâu trung bình khoảng 3.800m Sự phân bố của thủy quyển là không đồng đềutrên bề mặt Trái Đất, ở bắc bán cầu là 60,7%, ở nam bán cầu là 80,9%

Thuỷ quyển tuy là một bộ phận của lớp vỏ địa lí nhưng lại khá phức tạp do cũng hàmchứa một số thành phần khác Trong thủy quyền, thành phần quan trọng nhất là nước,chiếm tới hơn 96% khối lượng chung Ngoài ra, trong nước còn chứa nhiều chất hoà tan

Đó là các ion bao gồm chủ yếu là các chất khoáng và các chất khí Các chất này chiếm tớihơn 3% khối lượng của thuỷ quyển Một thành phần khác, chiếm tỉ lệ nhỏ đó là huyềnphù và các hạt keo Nguồn gốc chủ yếu của các chất này là do các quá trình xâm thực từlục địa và các bụi núi lửa hay từ vũ trụ tới

Trang 5

1.2 Vai trò của thủy quyển

Thủy quyển có vai trò rất to lớn trong việc điều tiết các yếu tố môi trường và khí hậu củaTrái Đất Thủy quyển là nơi sống và phát triển của các hệ sinh thái nước Thủy quyểncung cấp cho con người nhiều tài nguyên quý báu

a) Vai trò của thuỷ quyển trong tự nhiên:

Hỗ trợ sự sống: Thủy quyển cung cấp môi trường sống cho một loạt các sinh vật, bao

gồm cả động vật và thực vật Là nơi sinh sống cho các hệ sinh thái biển, đại dương, sôngngòi, đóng vai trò quan trọng trong chu trình thực phẩm và quá trình hô hấp

Bảo vệ môi trường: Thủy quyển đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và duy

trì sự cân bằng sinh thái Nó hấp thụ các chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng nước, giúploại bỏ các chất độc hại Nó cũng cung cấp các khu vực địa lý đa dạng như rạn san hô,cánh đồng cỏ biển, khu bảo tồn, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinhthái

Tuy nhiên, thủy quyển cũng là đối tượng rất dễ bị nhiễm bẩn vì nó ở thể lỏng, di động dễdàng, chịu ảnh hưởng của gió và dòng chảy nên tác hại của ô nhiễm không chỉ khu trú ởmột nơi mà có thể lan xa trên biển và đại dương với khoảng cách khá lớn Hiện tại, cả tàinguyên nước ngọt và nước mặn ven biển của Trái Đất đang có dấu hiệu suy thoái nghiêmtrọng

b) Vai trò của thủy quyển trong xã hội:

Đối với kinh tế: Thủy quyển mang lại nhiều lợi ích kinh tế quan trọng Nó cung cấp

nguồn thực phẩm từ đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản Nó cũng là một nguồn tàinguyên quan trọng cho công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, khoáng sản và cảnguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng từ sóng biển

Nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ lợi là yêu cầu hàng đầu; nước cần cho

trồng trọt và ngay cả trong chăn nuôi vì sản xuất 1kg lúa mì cần 1500 lít nước, 1kg lúagạo cần 4500 lít nước Để sản xuất được 1 tá trứng cần 10.000 lít nước và sản xuất 1kgthịt lợn hơi cần 30.000 lít nước Theo các tài liệu thực nghiệm tại Java, 1 héc ta ruộng đấtcanh tác được thuỷ lợi hoá hoàn toàn có năng suất gấp 20 lần so với đối chứng Trong

Trang 6

công tác thuỷ lợi, ngoài nước tưới còn có tác dụng tổng hợp: chống lũ, tiêu nước vùnglầy, cải tạo đất Do đó, O Alexievsky, Bộ trưởng Bộ thuỷ lợi và cải tạo đất của Liên Xô(cũ) đã nói “Nước là bạn và thù của sự phì nhiêu”

Công nghiệp: Trong công nghiệp, mức độ sử dụng nước lại càng nhiều hơn nữa, nhất là

những ngành công nghiệp khát nước Để sản xuất 1 tấn than sạch cần 3 – 5m3 nước, 1 tấnthép cần 150 m3, 1 tấn giấy cần 2000 m3, và 1 tấn sợi hoá học cần 4000 m3 Do đó, mộttác giả đã nhận xét “Nếu than đá là bánh mì đen thì nước là rượu vang cho công nghiệp”

Giao thông: Đường thuỷ bao gồm 2 ngành: đường sông và đường biển Tuy tốc độ chậm

nhưng lại chở được hàng hóa số lượng lớn, nặng và cồng kềnh Đặc biệt, do chi phí vềđường xá ít nên cước vận chuyển rất rẻ Nếu lấy cước vận tải đường sông là 1 thì cướcvận tải đường biển là 0,22; đường sắt là 2; đường bộ là 30 và đường hàng không là 300

Do đó, người Ả rập xưa đã nói: “Nước, đó là sự sống và những cây cầu”

Đối với văn hóa và giải trí: Thủy quyển có giá trị văn hóa và giải trí lớn Nó là nguồn

cảm hứng bất tận cho thi ca, nghệ thuật và văn hóa Bên cạnh đó, nó còn cung cấp cơ hộicho các hoạt động giải trí như du lịch biển, thể thao dưới nước…

Đối với an ninh quốc phòng: Ở nước ta, biển, đảo là không gian chiến lược đặc biệt

quan trọng đối với quốc phòng, an ninh, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiềulớp, từ xa đến gần, tạo những điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, đồng thời là lá chắnvững chắc từ hướng biển, tạo thế liên hoàn biển - đảo - bờ trong thế trận phòng thủ

c) Vai trò của thủy quyển đối với các quyển khác:

Đối với khí quyển: Vai trò của nước là cung cấp độ ẩm cho khí quyển Lượng hơi nước

ở đây tuy rất nhỏ (0,04%) song có tác dụng lớn: tạo độ ẩm, mây, mưa cũng trong quátrình tồn tại và biến đổi, hơi nước còn cung cấp một lượng nhiệt (nhiệt ẩn hoá hơi) chokhông khí (lượng nhiệt này tới hơn 3.1023 calo/năm), góp phần tạo hiệu ứng nhà kính;thay đổi khí hậu; (các hải lưu nóng, lạnh) Đặc biệt là các dòng biển nhỏ: El Nino và LaNina Ngoài ra, cũng do nhiệt dung riêng lớn nên đã tạo nên các gió địa phương: gió mùa,gió bri-z (brise) (gió đất - gió biển)

Đối với thạch quyển:

Trang 7

Địa mạo: Nước là nhân tố đặc biệt trong quá trình hình thành các dạng địa mạo khácnhau: thung lũng sông ngòi, địa hình băng hà và nhất là địa hình karst Ngoài ra, nướccũng góp phần làm biến đổi địa hình như tạo nên địa hình Đất xấu (badland)

Địa chất: nước cũng góp vai trò chủ đạo để tạo nên các loại đá trầm tích và hình thành các

mỏ ngoại sinh

Đối với thổ nhưỡng quyển: Nước cũng tham gia vào các quá trình hình thành các loại

đất: laterit, podsol hoặc làm biến đổi đất: gley hoá, mặn hoá…

Đối với sinh quyển: Do nước là môi trường sống nên đóng vai trò quyết định đối với

sinh vật trên Trái Đất Nước là thành phần của cơ thể sinh vật, tạo các phản ứng sinh hoá

để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sống Ngoài ra, cũng có tác giả cho rằng nước lànguồn gốc của sự sống Do đó, L.de Vincy đã công nhận: “Thiên nhiên đã dành cho nướcmột uy quyền thần diệu để trở thành nhựa sống trên Trái Đất”

2 Mối quan hệ của thủy quyển và các quyển khác trên Trái Đất

Trên Trái Đất, có năm quyển tồn tại và luôn tác động qua lại lẫn nhau: Thạch quyển, Khíquyển, Thủy quyển, Thổ nhưỡng quyển và Sinh quyển và các quyển này có một vai trò rấtquan trọng và luôn có mối quan hệ thống nhất và mật thiết với nhau để giúp Trái Đất tồntại và phát triển Và thủy quyển cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mối quan

hệ đó Thủy quyển có một mối quan hệ mật thiết với các quyển còn lại để cùng nhau tạonên một vòng tuần hoàn hay một chu kỳ trong thế giới tự nhiên

a Mối quan hệ giữa Thủy quyển và Thạch quyển:

Thủy quyển tác động đến Thạch quyển: Nước giúp vận chuyển, di chuyển các loại đá

trong thạch quyển kể cả trên hay dưới mặt đất( tiêu biểu như đá trên vùng núi được nướcđưa xuống đồng bằng); nước góp phần biến đổi, làm thay đổi tính chất các loại đá, từ đógóp phần tạo ra các dạng địa hình mới (nhờ nước và khí cacbonic dưới tác động xúc táccủa nhiệt độ cao mà làm cho những mảng đá vôi, đá hoa, đá gấm, lớn bị ăn mòn lâu dầntạo thành các hang động cat-xơ (hay dạng địa hình Karst); các đại dương cũng góp phầnvào việc phân bố của lớp vỏ đại dương bây giờ (lớp vỏ đại dương chủ yếu nằm ngay bêndưới các biển và đại dương trên Trái Đất); nước cũng tham gia vào quá trình phong hóa

có ảnh hưởng đến đá (do tác động của việc đóng băng của nước ở trong các khe nứt của

Trang 8

đá nên lâu dần làm cho đá vỡ ra, tạo thành các mảng nhỏ hơn; hay thông qua tác độngphong hóa hóa học của nước làm cho đá thay đổi về mặt thành phần hóa học, khoáng vật)

Thạch quyển tác động đến Thủy quyển: cấu tạo của các loại đá (các khe nứt lớn hay

nhỏ) hay độ thấm hút nước của đá ảnh hưởng đến các dòng nước ngầm có phong phú hay

ít phong phú (nơi có cấu tạo đất đá thưa, khe nứt lớn, độ thấm hút nước lớn thì nước ngầm

ở nơi đó rất phong phú như vùng ôn đới, nhiệt đới ẩm)

b Mối quan hệ giữa Thủy quyển và Khí quyển: đây là hai quyển có mối quan hệ mật

thiết với nhau thông qua vòng tuần hoàn nước là chủ yếu (hay quy mô lớn hơn là vòngtuần hoàn của vật chất và năng lượng):

Thủy quyển tác động Khí quyển: thủy quyển chính là nguồn cung cấp nhiệt và ẩm rất

lớn cho bầu khí quyển (thông qua quá trình bốc hơi nước thì hơi ẩm được mang từ cácsông, hồ, biển và đại dương lên khí quyển, ngoài ra trong quá trình bốc hơi đó thì cònmang theo một tiềm nhiệt rất lớn cho khí quyển do nhiệt độ ở nước bao giờ cũng cao hơnkhông khí nên thường sẽ phát xạ sóng dài và trao đổi nhiệt đối lưu với không khí bên trên,chi khoảng 50% nhiệt mà nước nhận được); các dòng biển (hải lưu) cũng tác động đến khíhậu ven bờ của các vùng giáp biển như dòng biển nóng thì không khí trên nó hay khôngkhí gần khu vực đó thường có nhiệt độ cao hơn, độ ẩm lớn hơn, lượng mưa dồi dào hơn(tiêu biểu là dòng biển nóng Gơn-xtrim được mệnh danh là “lò sưởi” cho các nước Tây

Âu, nhất là nước Anh được gọi là “xứ sở sương mù”) Ngoài ra, thủy quyển còn tác độngđến khí quyển thông qua sự chênh lệch nhiệt giữa lục địa và đại dương tạo ra sự chênhlệch khí áp, tạo nên các đai áp cao và áp thấp theo mùa, từ đó tạo nên gió mùa thịnh hànhtrên Trái Đất (nổi bật nhất là khu vực nhiệt đới gió mùa, nơi gió mùa có tần suất mạnh vàthời gian hoạt động lâu nhất trên thế giới); nhờ vòng tuần hoàn lớn của nước mà hầu hếtmọi nơi trên Trái Đất đều được cung cấp ẩm và nước để duy trì sự sống và phát triển, yếu

tố quan trọng cho khí quyển

Khí quyển tác động đến Thủy quyển: là nhân tố quan trọng trong hình thành nên vòng

tuần hoàn (nhưng ở vòng tuần hoàn lớn thể hiện rõ rệt hơn) như thông qua yếu tố như là:nước rơi, gió đưa mây vào đất liền, mới giúp nước đưa trở lại mặt đất sau quá trình bốchơi; chế độ nước của các sông, hồ, phụ thuộc rất lớn vào chế độ mưa (nhất là các vùng ở

Trang 9

vĩ độ thấp hay vùng độ cao thấp, đồng bằng, ) như sông Amazon nằm ở vùng Xích Đạo,nơi có lượng mưa rất lớn (trung bình 2000mm/năm), mưa hầu như diễn ra là quanhnăm, nên làm cho sông Amazon có lưu lượng nước rất lớn (209.000 m3/s), lượng nướchầu như luôn đầy đặn quanh năm (khoảng 20% lượng nước ngọt trên Trái Đất), lượngnước được điều hòa, ổn định; nhờ có mưa từ khí quyển mà lượng nước được phân bốtương đối đồng đều trên thế giới (trừ một số vùng khô hạn sâu sắc như các hoang mạc lớnnhư Nam Cực, Sa-ha-ra, ), từ đó mới tạo nên các sông, hồ, , như bây giờ

c Mối quan hệ giữa Thủy quyển và Thổ nhưỡng quyển

Thủy quyển tác động đến Thổ nhưỡng quyển: nước trong quá trình hoạt động góp phần

tạo nên quá trình hình thành đất nhưng chủ yếu là hỗ trợ chứ không mang yếu tố quyếtđịnh (đất potzon được hình thành do một phần chế độ rửa trôi của nước yếu nên góp phầntích tụ xác hữu cơ thực vật, lâu dần tạo đất potzon); nước thông qua quá trình hoạt độngcũng làm thay đổi tính chất một số loại đất như đất mặn được hình thành do nước biểnxâm nhập vào đất liền, mang muối cacbonat xâm nhập mạnh vào thành phần hữu cơ củađất, lâu dần hình thành đất mặn; nước còn tác động đến đất thông qua sinh vật như nướcgiúp cây phát triển, từ đó cây cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, cung cấp mùn chođất, giúp đất hình thành và phát triển; ở các vùng núi hay vùng có độ dốc lớn thì mưa lớn,nước chảy rất mạnh, gây xói mòn đất làm cho đất bị bạc màu, mất chất dinh dưỡng, hữucơ,

Thổ nhưỡng quyển tác động đến Thủy quyển: thổ nhưỡng có vai trò trong việc điều

hòa nước, nơi mà có đất đá cứng, khó thấm hút nước thì nước ở nơi đó chảy nhanh hơn,nước ngầm ít phong phú hơn, nước sông ít điều hòa hơn (nhất là ở các con sông vùng núicủa nước ta), còn nơi mà có cấu tạo đất mềm hơn, thấm hút nước tốt thì nước ở nơi đónước chảy chậm, điều hòa hơn, nước ngầm phong phú hơn, (nhất là các con sông ởvùng địa hình thấp, đồng bằng); thổ nhưỡng còn tác động đến nước thông qua con đườngsinh vật, nơi đất màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng, thì thực vật nơi đó phát triển rất mạnh

mẽ, từ đó góp phần làm cho nước ở đó chảy điều hòa hơn, ít xói mòn đất, còn nơi mà đấtbạc màu, thiếu hụt dinh dưỡng, thì sinh vật nơi đó kém phát triển, làm cho nước ở đóchảy mạnh hơn, không điều hòa

Trang 10

d Mối quan hệ giữa Thủy quyển và Sinh quyển

Thủy quyển tác động đến Sinh quyển: nước là chất dinh dưỡng quan trọng cho sinh vật

tồn tại và phát triển (trong cơ thể động vật thì nước chiếm khoảng 60-70%, còn trong cơthể thực vật thì nước chiếm tận 90%, giúp cơ thể sinh vật có các phản ứng hóa học giúpphát triển như hidrat hóa, tổng hợp các chất, ); ngoài ra nước còn nhân tố quan trọng cho

sự bắt nguồn và khởi đầu của sinh vật (sinh vật đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từchính môi trường nước) do chính thủy quyển tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loài sinhvật tồn tại và phát triển, nhất là các loài sinh vật biển; là nguồn năng lượng quan trọng đốivới thực vật, để thực vật tham gia vào quá trình quang hợp tạo O2 cho khí quyển và cho sựsống trên Trái Đất, điều hòa môi trường sống cho sinh vật; các dòng hải lưu (nhất là nơigiao nhau của dòng biển nóng và dòng biển lạnh) thì có rất nhiều sinh vật phù du, vi sinhvật, là nguồn thức ăn lý tưởng cho các loài sinh vật biển nên cũng là nơi có trữ lượng và

số lượng các loài hải sản rất đông đảo; sự biến động theo chiều hướng tiêu cực của môitrường nước có thể ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật sinh sống ở đó

Sinh quyển tác động Thủy quyển: sinh vật sống trong môi trường nước thì cũng thông

qua hoạt động trao đổi chất với môi trường nước để tồn tại và phát triển (các loài vi sinhvật hay sinh vật phù du nhận chất dinh dưỡng từ môi trường để phát triển và thải ra cácchất để giúp điều hòa môi trường nước, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực); cácloài sinh vật còn có thể thay đổi được tính chất của môi trường nước (như loài tảo, san hô

ở biển thông qua chu trình địa sinh hóa có thể làm thức ăn cho sinh vật khác hay góp phầnlọc các chất thải, ăn các vi sinh vật có hại, làm cho môi trường nước sạch hơn, cân bằngsinh thái với cơ thể sinh vật, )

Kết luận: Qua đó chứng tỏ rằng, thủy quyển là một quyển có vai trò rất quan trọng đối

với Trái Đất, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và phân phối, thúc đẩy sự sống trênTrái Đất tồn tại và phát triển, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời với cácquyển khác trên Trái Đất, để cùng nhau tạo nên một thể tự nhiên thống nhất và gắn bó,đồng nhất với nhau, cùng nhau vận hành để tồn tại và phát triển

Trang 11

II VAI TRÒ CỦA THỦY QUYỂN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA THỦY QUYỂN VỚI CÁC QUYỂN KHÁC TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

1.Tổng quan về khu vực Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ gồm có 6 tỉnh là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh

Ảnh vùng Đông Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam (nguồn kênh thông tin doanh nghiệp Việt)

1.1 Vị trí địa lý

Đông Nam Bộ là vùng nằm ở khu vực phía Nam nước ta, phía đông của Nam Bộ Vùngtiếp giáp với Biển Đông và các đảo ở phía đông và đông nam, ở phía bắc và đông bắcgiáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tỉnh Bình Thuận là tỉnh tiếp giáp) và TâyNguyên (tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông là 2 tỉnh tiếp giáp), ở phía tây bắc giáp với Cam-pu-chia, ở phía tây và tây nam tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp giápvới tỉnh Long An và Tiền Giang)

1.2 Điều kiện tự nhiên

do nằm ở vùng gần Xích Đạo nên vùng có các đặc điểm tự nhiên rất đặc trưng như khíhậu mang tính chất cận Xích Đạo (nhiệt độ trung bình năm trên 25oC, biên độ nhiệt nhỏ từ4-5oC, không tháng nào nhiệt độ dưới 20oC, ); sông ngòi với mạng lưới tương đối dàyđặc, lượng nước dồi dào, có sự phân mùa thành một mùa nước nhiều và một mùa cạn; đất

Trang 12

chủ yếu ở vùng là đất feralit và đất xám bạc màu trên phù sa cổ; sinh vật chủ yếu là rừngrậm mang đặc trưng vùng cận Xích Đạo và nhiệt đới với các loài thú lớn như voi, hổ, do

đó rất thích hợp để tận dụng nguồn tài nguyên trên để thúc đẩy sản xuất kinh tế ở vùng

1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội

Là vùng có tỉ trọng các khối ngành công nghiệp và dịch vụ cao nhất cả nước (2 nhómngành trên chiếm trên 70% tổng cơ cấu GDP của vùng); có nguồn lao động dồi dào từ cácnơi khác đổ về và đồng thời lao động có trình độ chuyên môn rất lớn: kỹ sư, bác sĩ, nhàkhoa học, ; theo đó trình độ đô thị hóa cao nhất cả nước, trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạtầng, giao thông vận tải rất phát triển (nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh); thu hút rất lớnđầu tư nước ngoài (hơn 50% FDI vào nước ta); được Nhà nước hỗ trợ rất nhiều chínhsách để phát triển trong tương lai

2 Khái quát về thủy quyển tại vùng Đông Nam Bộ

Thủy quyển ở vùng Đông Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với đầy đủ các yếu tố như: hệthống sông Đồng Nai, nguồn nước ngầm phong phú, đa dạng,…vùng biển đầy tiềm năng

có Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), các hồ lớn có giá trị thủy điện như

hồ Trị An - Đồng Nai và các tài nguyên nước khác Hiện nay, tại nước ta nói chung haytại vùng Đông Nam Bộ nói riêng thì các vấn đề liên quan đến thủy quyển (nước ngọt,biển, nước ngầm, ) thì hầu hết đều là các vấn đề nan giải, khó giải quyết triệt để như cácvấn đề hạn hán dẫn đến thiếu nước ngọt, ngập lụt, nước ngầm thiếu đa dạng, phong phú, hay vùng biển, vùng nước mặn chưa được tận dụng triệt để nhưng ở Đông Nam Bộ thì

dù vẫn tồn tại các vấn đề khó khăn nêu trên nhưng không thể phủ nhận vai trò rất to lớn

mà thủy quyển mang lại cho vùng, hay cũng như mối quan hệ với các quyển khác do nhờcác nguồn lợi to lớn về thủy quyển như hệ thống sông Đồng Nai (hệ thống sông lớn thứ 3của nước ta) với lưu lượng nước rất lớn, từ trên Tây Nguyên đổ xuống vùng và một phầnsang Cam-pu-chia; có hồ Trị An với tiềm năng về thủy điện rất lớn, diện tích khoảng hơn

300 km2, có vùng biển với nhiều vũng nước sâu cho phát triển các cảng biển lớn hàngđầu cả nước, nước ngầm tương đối phong phú, đa dạng, do đó đem lại nhiều lợi thế chovùng trong tự nhiên cũng như quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội

Trang 13

a) Đối với tự nhiên

Nhờ hệ thống sông Đồng Nai với các họat động như bồi tụ, xói mòn, mà đã tạo ra cácdạng địa hình mới như các bãi bồi ven sông dọc sông Đồng Nai, khu vực gần hồ Trị An, hay các dạng địa hình mài mòn, xói mòn như ở vùng ven biển Vũng Tàu, hay địa hìnhbán bình nguyên đặc trưng ở vùng cũng bị hạ thấp do tác động mài mòn của nước (nướccũng chỉ là nhân tố thứ yếu); cấu trúc nham thạch, địa chất ở vùng rắn chắc, bền vững mộtphần cũng nhờ hoạt động của nước ngầm giữ cho cấu trúc không bị dễ dàng đứt gãy, sụpđổ; nhờ hiện tượng bốc hơi nước từ các con sông lớn ở vùng (Đồng Nai, La Ngà, ) màlàm cho thời tiết ở vùng khá thuận lợi, mây tích rất phát triển, đặc biệt ở vùng vào buổichiều hay có các cơn mưa bất chợt nhờ hiện tượng bốc hơi mạnh này (khá tương đồng vớihiện tượng mưa dông nhiệt ở miền Bắc vào màu hè); nhờ nguồn nước dồi dào, phong phú

ở vùng đã giúp các loài động thực vật phát triển mạnh mẽ, đa dạng (nhất là các loài nhiệtđới và cận Xích Đạo), có các khu dự trữ sinh quyển và vườn quốc gia như Cần Giờ, BùGia Mập, nhờ nguồn tài nguyên nước nên các loài thủy hải sản ở vùng cũng tương đối

đa dạng, dồi dào, ; do hoạt động rửa trôi của nước mà hình thành nên các loại đất mớicho vùng như đất xám bạc màu trên phù sa cổ,

b) Đối với hoạt động sản xuất kinh tế- xã hội

Nông nghiệp ở vùng phát triển mạnh mẽ thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàngđầu cả nước cũng một phần nhờ nguồn nước phong phú, đa dạng ở vùng với đang được

Ngày đăng: 12/04/2024, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w