1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NÀY ĐỂ TÌM HIỂU CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VỚI Ý THỨC VÀ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NÀY ĐỂ TÌM HIỂU CÔNG CUỘC ĐỔI

MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

GVHD: TS Nguyễn Thi ̣ Quyết Nhóm thực hiện: 9

SVTH:

1 Trương Gia Huy 23116060 2 Nguyễn Lâm Khang 23116066 3 Nguyễn Nhật Tâm Nguyên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Quyết, người đã đồng hành cùng chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và viết bài tiểu luận này Tiểu luận không chỉ là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ mà còn là một thử thách lớn đối với chúng em, những sinh viên trẻ đầy nhiệt huyết và khao khát học hỏi Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Quyết vì những tri thức và tâm huyết mà Cô đã dành để truyền đạt cho chúng em Nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô, chúng em đã có cơ hội tiếp cận với những kiến thức quý báu và phương pháp nghiên cứu hữu ích Cô đã không ngừng truyền cảm hứng và khích lệ chúng em trong quá trình viết bài tiểu luận này, giúp chúng em vượt qua những khó khăn và tự tin hơn trong việc thể hiện ý tưởng và quan điểm của mình

Thành công luôn đi kèm với nỗ lực và sự cống hiến và nhóm chúng em đã dành

nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu về "Quan điểm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong quá trình phát triển của bản thân" Trong quá trình này,

chúng em đã đối mặt với không ít khó khăn và thử thách Nhưng nhờ có sự hỗ trợ và chỉ dẫn từ Cô, chúng em đã vượt qua mọi trở ngại và hoàn thành tiểu luận một cách tự tin và chính xác Chúng em cũng nhận thức rằng việc viết tiểu luận là một quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng Mặc dù chúng em đã cố gắng áp dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua, nhưng chúng em cũng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận có thể được hoàn thiện hơn Sự đánh giá và góp ý từ Cô sẽ giúp chúng em hiểu rõ hơn về những điểm cần cải thiện và phát triển kỹ năng nghiên cứu của mình

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận Sự chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức thực tế từ phía các bạn đã giúp chúng em nắm bắt tốt hơn các khía cạnh thực tiễn của đề tài và đi sâu vào nội dung của nó

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Cô vì đã truyền dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết để phục vụ cho môn học cũng như chuẩn bị cho cuộc sống sau này Cô đã không chỉ là người giảng dạy mà còn là người truyền

Trang 3

cảm hứng và động viên chúng em không ngừng tiến bộ và khám phá những điều mới mẻ Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, chúng em cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực và phấn đấu hơn nữa trong học tập và nghiên cứu, và sẽ không ngừng xây dựng những kiến thức và kỹ năng để có thể đóng góp tích cực cho xã hội và đạt được những thành tựu trong cuộc sống

Chúng em chân thành cảm ơn!

Nhóm 12

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……….1

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC…….2

1.1 Khái niệm và các nội dung cơ bản của vật chất ………2

1.2 Khái niệm và các nội dung cơ bản của ý thức ………3

1.3 Nội dung của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức………4

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận……… 5

CHƯƠNG 2 : VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐỂ TÌM HIỂU CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NƯỚC TA………7

2.1 Giáo dục và đào tạo………7

2.2 Y tế và công nghệ y học ………7

2.3 Nghệ thuật và văn hóa………8

2.4 Kinh doanh và tiêu dùng ………8

2.5 Chính trị và xã hội ……….9

KẾT LUẬN……… 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO………13

Trang 6

MỞ ĐẦU

Từ những thời các nhà triết học phát triển và đưa ra các lí luận triết học xoay quanh cuộc sống và các quy luật vận hành, tồn tại, vận động trong cuộc sống con người, những thuyết phát triển xã hội, xây dựng một nền xã hội văn minh như ngày hôm nay, ấy vậy mà đã có từng thời kì ăn lông ở lỗ Từng sống bầy đàn hờ sản vật của tự nhiên ban tặng Nhưng rồi giới tự nhiên cũng chẳng hào phóng với tổ tiên chúng ta mãi được Sản vật của tự nhiên vơi dần, săn bắt, hái lượm cũng ngày càng khó khăn, trong các khó khăn ấy tổ chức xã hội bầy đàn kia đã có những bước phát triển mới:trong phân công lao động… chính từ lao động đã sản sinh ra những con người văn minh hôm nay, chính từ lao động mà từ tiếng hú của kéo dài của bầy vượn người hia nay đã trở thành âm thanh tách bạch của lòai người hôm nay Đồng thời với lao động là ngôn ngữ, tư duy phát triển…

Triết học là bước phát triển vĩ đại của tư duy Ngay từ đầu triết học đã là họat động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người về thế giới Triết học cũng như các môn khoa học khác, nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của tự nhiên và xã hội Để trở thành hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy triết học cũng từng phải đấu tranh để khẳng định chân lý Cũng chính vì lẽ đó mà đến tận hôm nay vẫn còn hai trường phái đối lập nhau dùng hệ thống tri thức lý luận của mình để nhận thức thế giới Đó là triết học duy tâm con người khôngthể nhận thức và cải tạo đươc thế giới Còn triết học duy vật của Mac- Lenin thì khẳng định con người không những nhận thức được thế giới mà còn cải tạo được thế giới tự nhiên, bắt thế giới tự nhiên phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con người và cho đến tận hôm nay cuộc chiến giữa hai trường phái triết học vẫn còn tiếp diễn

Để đi sâu tìm hiểu vần đề và khẳng định tính chân lý của sự phát triển biện chứng

khách quan của triết học Mac-Lenin tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan biện chứng hệ giữa vật chất và ý thức Vân dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới nước ta”

Trang 7

1

Trang 8

CHƯƠNG 1

MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1.1 Khái niệm và các nội dung cơ bản của vật chất

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử triết học, thì đã có vô số các khái niệm về vật chất được cái trường phái triết học định nghĩa Và sau cùng thì chủ nghĩa Mác-Lenin đã đưa một khái niệm hoàn chỉnh mà cho đến tận thời đại phát triển ngày nay thì các nhà khoa học vẫn coi là một định nghĩa vô cùng kinh điển của nền triết học thế giới Định nghĩa về vật chất của triết học Mác-Lenin như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

VD: Một số ví dụ về vật chất như là toàn bộ các vật thể xung quanh ta như cây bút, cuốn tập, , tri thức của mỗi người, các quy luật, Và vật chất theo chủ nghĩa Mác-Lenin bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan- cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức

và không lệ thuộc vào ý thức Tính khách quan được hiểu là tính độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người Vật chất là những thực thể và hiện thực mà con người có thể cầm nắm hoặc cảm nhận được chứ không phải thứ vô hình, và cái thực thể hay hiện thực này mang tính khách quan chứ không phair chủ quan Như vậy, mọi sự vật hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô dù tồn tại ở đâu vẫn luôn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người đều thuộc phạm trù vật chất theo quan niệm triết học

VD: Quy luật bất thành văn đó là mặt trời luôn mọc ở phía đông và lặn ở phía tây Và nếu bạn muốn mặt trời mọc ở phía tây và lặn ở phía đông thì điều đó hoàn toàn không thể xảy ra vì mặt trời là vật chất mang tính khách quan và nó không bao giờ phụ thuộc vào ý thức của bạn

Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại

cho con người cảm giác tức là các vật chất đều tồn tại dưới dạng các thực thể tác 2

Trang 9

động trực tiếp hoặc gián tiếp đến con người tạo cho con người có cảm giác sự vật hiện tượng này có mặt tại một thời điểm nhất định Với nội dung này, thì xét trên phương diện phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là cội nguồn của ý thức; còn ý thức là cái có sau

Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua là sự phản ánh của nó Đối với nội

dung thứ ba này thì là sự đối nghịch đối với nội dung thứ hai Các sự vật, hiện tượng đều tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần Và các hiện tượng tinh thần là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết Qua đó cho thấy rằng không có gì là không thể biết tới trong thế giới vật chất và đây cũng là khẳng định có tính quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất khả tri”, kích thích các nhà khoa học không ngừng tìm tòi và phát triển cái mới

1.2 Khái niệm và các nội dung cơ bản của ý thức

Cũng như khái niệm vật chất thì ý thức là phạm trù được nghiên cứu song song cùng với vật chất Và trong lịch sử thì cũng đã có vô số các khái niệm về ý thức được ra đời nhằm giải thích cho các vấn đề triết học Và sau khi thừa hưởng cũng như cải tiến khái niệm về ý thức thì triết học Mác-Lenin cũng đưa ra một khái niệm gần như hoàn chỉnh về ý thức: Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người Phản ánh một cách khách quan vào bộ não của con người dựa trên các cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Đây là phản ánh

tích cực chủ động, sáng tạo hình ảnh chủ quan Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo bởi các yếu tố tự nhiên từ ý thức chính

là bộ óc và sự hoạt động cùng các mối quan hệ thế giới khách quan và con người Trong đó thì thế giới khách quan có sự tác động tới bộ óc của con người tạo ra khả năng về sự hình thành ý thức từ con người đối với thế giới khách quan Tóm lại, ý thức là sự phản ánh về thế giới khách quan từ con người

Nguồn gốc xã hội được hình thành thông qua các hoạt động thực tiễn của loài

người, là sản phẩm của xã hội Trong đó, lao động và ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong nguồn gốc xã hội của ý thức Lao động là quá trình mà con người sử dụng công cụ để tác động lên thế giới tự nhiên và thay đổi nó để phù hợp với nhu

3

Trang 10

cầu của con người Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và truyền đạt nội dung ý thức từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngôn ngữ là vỏ bọc của ý thức, là một hình thức vật chất nhân tạo để thể hiện và lưu trữ nội dung ý thức

Các nội dung cơ bản của ý thức:

Thứ nhất, ý thức là sự phản ảnh của vật chất tức là ý thức là cái phản ảnh, còn vật

chất là cái được phản ánh

Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan tức ý thức là cái sự

vật hiện tượng được ghi lại bằng hình ảnh, trí nhớ chứ không phải là bản thân sự vật, hiện tượng đó Các sự vật, hiện tượng sẽ được di chuyển vào não bộ và sẽ được cải biến phù hợp với khả năng nhận thực của các chủ thể Các chủ thể khác nhau sẽ có mức độ cải biến khác nhau

Thứ ba, ý thức có sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo Không phải sự vật,

hiện tượng như thế nào thì phản ánh của bộ não của chúng ta đúng như thế

VD: Với cùng một người giáo viên giảng bài, thì mỗi học sinh sẽ lại một cách hiểu khác nhau, không học sinh nào giống học sinh nào

1.3 Nội dung của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức luôn là “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại” Và mỗi trường phái triết học khác nhau sẽ đưa ra các luận điểm khác nhau về mối quan hệ ấy Và theo triết học Mac-Lenin đã đưa ra luận điểm rằng: “Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất”

* Vật chất quyết định ý thức

Đối với luận điểm thì chúng ta sẽ có 1 số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức do ý thức xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người mà con người lại là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài Và các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giới tự nhiên có trước con người nên từ đó

4

Trang 11

Ta cũng có thể cho rằng vật chất có trước và nó cũng sẽ quyết định nguồn gốc của ý thức

Thứ hai, vật chất quyết định nội dung cúa ý thức Ta có thể thấy được thế giới khách quan đa phần đều là hoạt động thực tiễn có tính xã hội- lịch sử và đây là yếu tố tiên quyết nội dung phản ánh của ý thức Ý thức suy cho cùng cũng là chụp lại thế giới khách quan nên đây cũng là thành phần cấu thành nên luận điểm trên

Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới và là cơ sở của ý thức hình thành nên Và ý thức không phải như cái máy ảnh vô tri chỉ biết chụp lại mà nó còn có sự sáng tạo lẫn các phản ánh tích cực Và hai yếu tố đó giúp hình thành nên luận điểm trên

Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi vật chất; vật chất thay đổi thì sớm muộn gì thì ý thức cũng phải thay đổi và thích nghi theo các sự đổi mới ấy

* Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất

Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức tức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi xuất thông tin ra thì mỗi người mỗi khác nhau

Thứ hai, sự tác động cúa ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nếu có ý thức mà không có các hoạt động thực tiễn thì không thể biến đổi các suy nghĩ thành hiện thực được Vì vậy, ý thức phải đi chung với đi chung với thực tiễn thì mới có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất phục vụ cho chính chúng ta

Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, nó quyết định hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại góp phần hình thành nên những định hướng tốt cho con người và xã hội

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mac-Lenin thì chúng ta có thể rút ra các nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp với

5

Trang 12

phát huy tính năng động chủ quan Thế giới ngày cáng phát triển thì những gì con người thu nhận được thông qua các quá trình trong đời sống như học tập, quan sát mọi sự vật hiện tượng xung quanh và buộc các sự vật, hiện tượng ấy thể hiện được các thuộc tính và quy luật Để cải tạo được thế giới khách quan nhằm thỏa mãn và đáp ứng các nhu cầu của chính mình thì chỉ có thể tự chúng ta đánh giá, xác định các phương hướng phù hợp hành động cũng như tìm ra các biện pháp giải quyết các vấn đề được đặt ra Cũng như bên cạnh đó là cần tránh xa các vấn đề chỉ đánh giá theo nhu cầu hay niềm tin mà bỏ qua việc đánh giá tình hình đối tượng vật chất

Ngoài việc tôn trọng tính khách quan thì chúng ta cũng cần chủ động phát huy tính năng động chủ quan Phát huy được tính chủ quan thì đó một yếu tố quan trọng giúp mình có thể vươn cao và vươn xa Xã hội ngày càng tân tiến thì cũng đi đôi với nhu cầu đòi hỏi trình độ năng lực càng tăng thì chúng ta cần phải phát triển tính năng động chủ quan thì mới có thể đáp ứng được cái xã hội cần ở một người công dân Không những chúng ta cần chủ động phát huy tính năng động khách quan thì chúng ta cũng cần phải thường rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và nhất quyết không bỏ cuộc giữa chừng

6

Ngày đăng: 12/04/2024, 12:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w