BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.. TRÌNH BÀY VÀ P
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TRONG SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
RÚT RA Ý NGHĨA CỦA VIỆC HIỂU BIẾT VÀ ỨNG DỤNG VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NÀY TRONG VIỆC NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ
Giảng viên: CAO THỊ NGA
Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ NGÁT
MSSV: 2310260556
LỚP: 23TXTL03
TP Hồ Chí Minh
Trang 2MỤC LỤC
I TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TRONG SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 1
1 Khái niệm nhân cách 1
2 sự hình thành và phát triển nhân cách 1
3 Trình bày và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng trong sự hình thành và phát triển nhân cách 1
3.1 Các yếu tố hình thành nhân cách 1
3.2 Phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng trong sự hình thành phát triển nhân cách 2
3.2.1 Yếu tố tự nhiên (sinh thể) 2
3.2.2 Yếu tố môi trường 4
3.2.3 Yếu tố giáo dục 8
3.2.4 Yếu tố hoạt động – giao tiếp 11
II RÚT RA Ý NGHĨA CỦA VIỆC HIỂU BIẾT VÀ ỨNG DỤNG VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NÀY TRONG NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ CON NGƯỜI ĐẶC BIỆT TRONG LĨNH VỰC THỰC HIỆN NGHỀ NGHIỆP ANH/ CHỊ ĐANG ĐẢM NHIỆM 15
1 Rút ra ý nghĩa của việc hiểu biết và ứng dụng vai trò của các yếu tố này trong nhận định đánh giá tâm lý con người 15
2 Liên hệ thực tế vai trò của các yếu tố đến ngành giáo dục trẻ khuyết tật mà bản thân đang làm việc 20
III TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3I Trình bày và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng trong sự hình thành phát triển nhân cách
1 Khái niệm nhân cách
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của họ
Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình Sống – Giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động
Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể, mà chỉ là những đặc điểm quy định con người là một thành viên xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị Cốt cách làm người của mỗi cá nhân
2 Sự hình thành và phát triển của nhân cách
Con người sinh ra ban đầu chưa có nhân cách, nhân cách được hình thành trong quá trình sống – giao tiếp – vui chơi – học tập và lao động
Là quá trình tăng trưởng và tích lũy, hoàn thiện về thể chất, tâm lý và xã hội của mỗi cá nhân,
Sự phát triển về nhân cách được thể hiện ở các mặt sau:
Sự phát triển về mặt thể chất: Là sự tăng trưởng về mặt thể chất (cân nặng, chiều cao) phát triển các chức năng của cơ thể Tăng trưởng về thể chất là tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách
Sự phát triển về mặt tâm lý: Là sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, cảm xúc, tình cảm, nhu cầu, ý chí…
Sự phát triển về mặt xã hội: Là sự thay đổi thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội Tham gia vào các hoạt động xã hội để hoàn thiện về nhân cách
3 Trình bày và phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng trong sự hình thành và phát triển nhân cách
3.1 Các yếu tố hình thành nhân cách
Trang 4Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách bị chi phối bởi các yếu tố sau:
Yếu tố Tự nhiên (sinh thể)
Yếu tố Xã hội (môi trường vi mô, vĩ mô)
Yếu tố Giáo dục, tự giáo dục
Yếu tố Hoạt động - Giao tiếp
3.2 Phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng trong sự hình thành phát triển nhân cách
3.2.1 Yếu tố tự nhiên (sinh thể)
a Một số Khái niệm
* Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi song, biển cả, không khí, động thực vật…
* Yếu tố bẩm sinh: Là các yếu tố hoặc tính chất mà một cá nhân mang từ khi
sinh ra, thường được kế thừa từ cha mẹ hoặc tồn tại trong cơ địa của cá nhân đó Đây có thể là các yếu tố về gen di truyền, như màu da, màu mắt, chiều cao, hoặc cũng có thể là các yếu tố về sức khỏe hoặc tính cách, như nguy cơ mắc các bệnh
di truyền hoặc tính cách hiện diện từ khi sinh ra
* Di truyền: Là sự tái tạo lại ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học giống với
thế hệ trước, đó là sự di truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau những phẩm chất và những đặc điểm sinh học nhất định, đã được ghi lại trong chương trình Gien ( cấu tạo cơ thể, loại hình thần kinh, các tư chất…)
Bẩm sinh – Di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động Tổ chức cơ thể của con người, như các giác quan,
hệ thần kinh trung ương là những tiền đề sinh học, sinh lý học, tâm sinh học được xem như cơ sở vật chất và có ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách con người
Trang 5b Vai trò của yếu tố bẩm sinh – di truyền
Thứ nhất Bẩm sinh – di truyền giữ vai trò tiền đề cho sự phát triển nhân cách, bởi lẽ muốn hình thành, phát triển được nhân cách trước hết phải có con người bằng xương bằng thịt do di truyền mang lại
Ví dụ: Khi ba mẹ sinh con ra, đầu tiên cha mẹ mong con khỏe mạnh hơn là tài
giỏi, chỉ cần con khỏe mạnh phát triển bình thường đó chính là hạnh phúc của ba
mẹ
Nếu cha mẹ khỏe mạnh, thì con sinh ra có thể sẽ khỏe mạnh, không bị di truyền bởi các căn bệnh của cha mẹ như: Bệnh tim, ung thư, máu khó đông, tan máu bẩm sinh…
Hiện nay cha mẹ hoặc một số thành viên trong gia đình mà bị chậm phát triển, Down thì khả năng sẽ di truyền ở thế hệ sau cũng có thể bị mắc các bệnh đó Cha mẹ bản thân yếu ớt, hay bệnh tật cũng có thể sinh con ra sẽ hay bị bệnh hơn những trẻ có ba mẹ khỏe mạnh
Cha mẹ có làn da trắng thì sinh con cũng có thể da trắng, rất ít khi cha mẹ da trắng mà sinh con da đen
Con cái cũng thừa hưởng chiều cao từ bố mẹ, nếu bố mẹ cao thì thường con sinh ra cũng cao hơn những trẻ cha mẹ có chiều cao thấp
Cha mẹ mũi tẹt, thường sinh ra con vẫn có nét di truyền điều đó từ cha hoặc
mẹ
Thứ hai là Di truyền tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người (được biểu hiện dưới dạng các tư chất, năng lực), tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định như: Âm nhạc, hội họa, ca hát, thể thao…
Ví dụ: Con cái sẽ thừa hưởng sự thông minh từ cha mẹ Bác sĩ Hà Thị Mỹ Hạnh,
tư vấn di truyền tại Genetica, cho biết khoảng 50% trí thông minh di truyền từ cha
mẹ sang con cái Cha mẹ có chỉ số IQ cao thì khả năng sinh con ra cũng có trí thông minh cao hơn những cha mẹ có chỉ số IQ thấp
Trang 6Một gia đình có truyền thống âm nhạc, thì khả năng con cái cũng có thể thừa hưởng sự di truyền từ âm nhạc, trẻ cảm thụ âm nhạc nhanh hơn các trẻ bình thường khác
Các gia đình có bố mẹ làm nghệ thuật cũng sinh ra các con có năng khiếu về nghệ thuật như: Gia đình gia đình NSƯT Lê Mai có các con lê Vân, Lê vi và Lê Khanh đều làm bên nghệ thuật
Tuy nhiên những tư chất biến thành khả năng con tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, sự giáo dục và ý chí rèn luyện của bản thân họ
Ví dụ: Cha mẹ di truyền cho con cái nét đam mê nghệ thuật, tuy nhiên không phải
cứ thừa hưởng sự di truyền là con cái đều giỏi, mà muốn giỏi thì bản thân cá nhân phải có sự học tập, học hỏi và cố gắng rèn luyện không ngừng nghỉ thì con mới
có thể giỏi và phát triển được, bản thân phải trải qua các môi trường học tập từ trường, lớp và các cuộc thi khác nhau thì con mới có thể đứng vững trên nghề của mình được
Thứ ba là bên cạnh đó cần chú ý đúng mức vai trò của di truyền trong sự phát triển nhân cách:
Không quan tâm đến những đực điểm tư chất của cá nhân, đòi hỏi mọi cá
nhân phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ như nhau
Không chú ý phát huy những tư chất thuận lợi
Không tìm cách hỗ trợ những cá nhân không có tư chất thuận lợi
Ví dụ: Trong một lớp học, có trẻ bình thường, trẻ chậm phát triển hoặc tự kỷ học
cùng nhau, giáo viên đưa ra yêu cầu hoàn thành bài tập với mức độ và thời gian như nhau là rất khó Có thể giáo viên sẽ có yêu cầu cao hơn với những trẻ bình thường, có thể có phương pháp hỗ trợ cho những bạn chậm hoặc tự kỷ trong lớp
Việc đề cao ảnh hưởng của di truyền quá mức cũng sẽ khiến cá nhân bị áp lực nếu không hoàn thành tốt hoặc hạ thấp vai trò của di truyền qua việc tổ chức giáo dục theo mức độ phát triển đã bị quy định bởi yếu tố di truyền cũng gây ảnh hưởng tới cá nhân
Trang 7Ví dụ: Hiện nay có rất nhiều ba mẹ rất thông minh nhưng sinh con ra lại bị khuyết
tật trí tuệ, sau đó cha mẹ cứ kỳ vọng nhiều vào con mà không chấp nhận con bị khuyết tật trí tuệ nó sẽ ảnh hưởng đến bản thân con rất nhiều Nhưng cũng có những trường hợp cha mẹ rất bình thường nhưng sinh con ra lại thông minh
=> Yếu tố bẩm sinh – Di truyền rất quan trọng, là tiền đề trong việc hình thành
và phát triển nhân cách con người, vì con người sinh ra ngay từ đầu thừa hưởng
sự khỏe mạnh và trí thông minh từ thế hệ trước sẽ là một đòn bẩy quan trọng để phát triển hoàn thiện về nhân cách sau này Một cơ thể khỏe mạnh, cao lớn sẽ dễ dàng giúp con người có khả năng phát huy được các điểm mạnh của mình hơn
3.2.2 Yếu tố môi trường
a Khái niệm môi trường:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam)
Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên là môi trường tồn tại và phát
triển tự nhiên mà không có sự can thiệp của con người Nó bao gồm các yếu tố như đất đai, không khí, nước và sinh vật sống trong tự nhiên Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái và hỗ trợ sự sống
trên Trái Đất
Môi trường xã hội gồm 2 loại:
Môi trường lớn (vĩ mô): Môi trường lớn (vĩ mô) là môi trường mở rộng và
phức tạp bao gồm các yếu tố như: Kinh tế, chính trị và công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật và lối sống Nó ảnh hưởng đến cả cộng đồng và xã hội trong quy mô lớn hơn Môi trường xã hội vĩ mô thường được nghiên cứu và đánh giá để hiểu và tạo ra những chính sách và giải pháp phù hợp cho các vấn đề xã hội và kinh tế
Môi trường nhỏ (vi mô): Môi trường vi mô là môi trường cụ thể và hẹp hơn,
tập trung vào các mối quan hệ, tổ chức và cộng đồng nhỏ trong xã hội Nó tập
Trang 8trung vào những tác động và tương tác giữa các cá nhân, các nhóm nhỏ và các tổ chức trong một phạm vi cụ thể như: Gia đình, trường học, bạn bè, nơi làm việc hoặc cộng đồng địa phương Môi trường vi mô thường được sử dụng để nghiên cứu và hiểu các vấn đề xã hội như mối quan hệ gia đình, vấn đề về lao động, giáo dục hoặc tội phạm trong một phạm vi nhỏ
b Vai trò của yếu tố môi trường
Thứ nhất yếu tố môi trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì môi trường xã hội, gia đình, và văn hóa đều ảnh hưởng sâu rộng đến cách con người học hỏi, tư duy, và tương tác với thế giới xung quanh
Ví dụ cụ thể bao gồm:
Môi trường lớn: Hiện nay tác động không nhỏ đến việc hình thành và phát triển
nhân cách con người nhất là đến trẻ hiện nay, với sự giao tiếp rộng rãi Lối sống phóng thoáng, khoa học kỹ thuật hiện đại, rất nhiều bạn trẻ đua đòi, học hỏi và sống theo kiểu “Đu trend” nên nhân cách cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Theo thời đại ngày nay, nếu môi trường lớn thay đổi theo hướng tích cực thì nhân cách con người sẽ theo hướng tích cực, xã hội nhiều tệ nạn, thì nhân cách con người sẽ
bị mai một, xuống cấp dần ảnh hưởng không nhỏ đến các bạn trẻ hiện nay
Môi trường nhỏ: Như gia đình, bạn bè, trường học cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến nhân cách con người hiện nay, vì môi trường nhỏ bao gồm tất cả các mối quan
hệ xung quanh liên quan đến cá nhân của một cá nhân
Người ta có câu nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” hàm ý muốn nói rằng nếu chúng ta sống gần những thứ bẩn chúng ta sẽ bẩn, gần những thứ sáng chúng
ta sẽ sáng, cũng có thể cá nhân nếu sống gần người có tính cách xấu, thì sẽ bị ảnh hưởng, lâu dần cũng trở nên xấu tính, còn những bạn ở gần người tốt thì dần dần cũng thay đổi trở nên tốt hơn
Về Gia đình: Gia đình có thể tạo ra một môi trường ủng hộ, khích lệ việc phát
triển bản thân và tự tin Nó cũng có thể tạo ra áp lực hoặc giới hạn đối với việc
Trang 9thể hiện bản thân và phát triển kỹ năng xã hội vì vậy vai trò của gia đình cũng rất quan trọng ảnh hưởng tới cá nhân của mỗi người
Thứ hai Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong môi trường xã hội, cá nhân không sống trong môi trường xã hội thì sẽ không phát triển được nhân cách
Ví dụ: Trường hợp cô bé 8 tuổi bị lạc trong rừng sâu 18 năm sau được tìm thấy
cô hầu như đã bị “rừng hóa”
Đó là cô bé Rơ Châm H’Pnhiên, một Việt kiều ở Campuchia Anh Ksor Lu Mải đi tìm bò lạc, em đã đi sâu vào rừng rồi không tìm được đường về cho tới 18 năm sau vào tháng 1-2007, một nhóm người địa phương ở khu vực làng Xom, huyện Ô-da-đao đi phát cây làm rẫy, phát hiện hằng ngày phần cơm họ nấu để dành bữa trưa luôn có dấu một bàn tay nào đó “bốc” ăn vụng Lúc bắt gặp, ai nấy đều sợ hãi như không còn tin vào mắt mình: Một hình hài con gái đen đúa, không mảnh vải che thân, tóc dài chấm gót rối bù, miệng chỉ ú ớ giống tiếng người, lại
cả giống tiếng thú mà không rõ nghĩa H’Pnhiên còn nhất quyết không chịu mặc quần áo… ngón tay cũng dài và lóng ngóng như tay vượn, cứ co co như sắp nhảy
và trèo “Người rừng” đặc biệt thích ăn trái cây và thức ăn sống… Có thể thấy,
Rơ Châm H’Pnhiên gần như đã bị “rừng hóa"
Có thể thấy qua 18 năm sống trong rừng, em đã gần như quên hết cách sống của con người: Phải mặc quần áo, đi dép, nói tiếng người…, em không có sự giao tiếp, tương tác trong môi trường xã hội và nhân cách của em không được hình
Trang 10thành phát triển theo thời gian mà còn mất dần đi những cái em đã được dạy trước khi đi lạc
Thứ ba thực tế chứng minh rằng không có môi trường xã hội thì con người không thể hình thành nhân cách
+ Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và chiều hướng sự phát triển nhân cách của con người Nó ảnh hưởng đến giáo dục, giá trị, quan điểm và cách hành xử của mỗi cá nhân, đóng góp vào việc xây dựng tính cách và phẩm chất của họ
Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý rằng chúng ta không nên tuyệt đối hóa nhân tố của môi trường, vì quan điểm này làm thui chột ý chí, sức mạnh của con người, khiến cá nhân bị động trước hoàn cảnh, ỷ lại hoàn cảnh
Ví dụ: Câu nói: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” hay “Gần mực thì đen, gần đèn
thì sáng”
Trên thực tế có rất nhiều cá nhân khi sống trong môi trường, điều kiện kinh tế,
xã hội thiếu thốn nhưng các bạn ấy không nản chí, không đổ lỗi hay đầu hàng trước hoàn cảnh, các em ấy bứt phá cố gắng vươn lên để thay đổi cuộc đời mình, điển hình là có một số em vùng cao, nhà nghèo ham học vượt lên số phận của chính mình, học giỏi và đi du học các nước khác Vậy nên không vì hoàn cảnh nghèo khó mà cá nhân đổ lỗi cho hoàn cảnh rồi tự mình không tìm ra phương hướng trong cuộc sống
Bên cạnh đó chúng ta cũng không nên xem nhẹ sự tác động cải môi trường mà không cải tạo, chú ý đến (Thuyết di truyền định mệnh) Chúng ta không nên cho rằng mọi thứ đều đã được an bài sẵn, mà mọi thứ đều do ta quyết định, nếu cứ nghĩ tất cả đổ lỗi do trời, mà bản thân không biết thay đổi, rèn luyện thì cá nhân không thể hoàn thiện được
Mức độ ảnh hưởng của môi trường tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái
độ, xu hướng, năng lực của cá nhân mỗi người
Trang 11Trẻ em chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường do hệ thông giá trị chưa đầy đủ
và ổn định
Ví dụ: Người ta hay nói: “Trẻ em sinh ra như một tờ giấy trắng, chúng ta vẽ gì
lên đó là do chúng ta” vì vậy nếu chúng ta giáo dục đúng thì các con sẽ đi đúng hướng, còn giáo dục sai sẽ khiến đứa trẻ không thể hoàn thiện về nhân cách
=> Môi trường ảnh hưởng là yếu tố quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, môi trường là nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, là nơi con người có thể giao tiếp, sống, học tập và làm việc để nhân cách con người trở nên hoàn thiện hơn
3.2.3 Yếu tố giáo dục
a Khái niệm và vai trò của Giáo dục: Giáo dục là quá trình tác động có mục
đích, có nội dung, phương pháp của nhà giáo dục đến đối tượng được giáo dục nhằm hình thành ở người được giáo dục những phẩm chất, năng lực cần thiết Môi trường giáo dục gồm:
Giáo dục nhà trường: Là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành và phát
triển nhân cách của con người theo yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định
Giáo dục là một hoạt động đặc biệt khác với những hình ảnh ngẫu nhiên tự phát của môi trường ở chỗ: có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, sử dụng những hình thức và phương pháp trên cơ sở khoa học
Giáo dục xã hội: Qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng…với
những nội dung lành mạnh là những tác động tích cực hỗ trợ cho giáo dục nhà trường
Giáo dục gia đình: Tuy không có kế hoạch, nội dung xác định như trường
học, nhưng việc tổ chức cuộc sống nề nếp, gia phong với việc xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình… là nền tảng ban đầu của sự hình thành và phát triển nhân cách
Trang 12Yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ đạo quyết định xu hướng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của con người (chủ đạo là định hướng dẫn dắt, dẫn dắt
sự phát triển của nhân cách) Cụ thể:
Đối với yếu tố sinh thể
Giáo dục điều tiết những yếu tố bẩm sinh, di truyền, tạo điều kiện cho những yếu tố tích cực của di truyền phát triển (nhờ giáo dục mà con người phát triển mọi
tư chất, năng lực, phát triển nhân tài)
Giáo dục cũng bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do bẩm sinh, di truyền mang lại
Ví dụ: Trẻ em vùng cao giáo dục các em biết vươn lên trong hoàn cảnh để thay
đổi cuộc sống hiện tại của bản thân và của gia đình mình
Hiện nay giáo dục rất quan trọng trong việc dạy các bạn khuyết tật, các bạn tự
kỷ, chậm phát triển, khó khăn trong học tập, nếu các em không được can thiệp về giáo dục thì không thể hòa nhập được cộng đồng
Ngoài ra giáo dục cũng mang đến cho cá nhân những điều hay lẽ phải, lối sống tích cực, thay đổi tính cách, hành vi của cá nhân, làm cá nhân thay đổi tích cực,
có trách nhiệm hơn
Đối với môi trường:
Giáo dục có thể uốn nắn những sai lầm, những phẩm chất nhân cách xấu được hình thành bởi những nhân tố khác
Hiện nay ngoài giáo dục gia đình, nhà trường, còn có các trường giáo dưỡng hoặc ngay cả trong trại cải tạo, các cá nhân vẫn được giáo dục lối sống, đạo đức
để nhân cách con người dần trở nên tốt đẹp hơn
Giáo dục đón trước sự phát triển, định hướng cho sự phát triển của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhanh hơn
Ngoài ra giáo dục giúp cho cá nhân:
Trang 13 Hình thành giá trị và phẩm chất: Giáo dục giúp con người nhận thức và
hiểu biết về giá trị đạo đức, tôn trọng, trách nhiệm, và lòng nhân ái Những giá trị này hình thành nên nền tảng của nhân cách và định hình hành vi của một người
Phát triển tư duy và kỹ năng: Giáo dục không chỉ giúp con người biết về
thế giới xung quanh mà còn giúp họ phát triển tư duy logic, sáng tạo, và phân tích
Nó cũng trang bị cho cá nhân các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống
và công việc
Xây dựng lòng tự tin và sự tự chủ: Giáo dục giúp con người phát triển lòng
tự tin, sự tự tin vào khả năng của bản thân, và khả năng tự quản lý cuộc sống Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nhân cách mạnh mẽ và tự tin
Giáo dục cá nhân trên tất cả các mặt: Gia đình, nhà trường và xã hội
Về giáo dục gia đình: Trẻ em đã được dạy ngay từ trong bào thai, khi sinh
ra người thầy đầu tiên chính là cha mẹ dạy trẻ biết ăn, nói, biết yêu thương, quan tâm, lễ nghĩa, phép tắc, biết kính trên nhường dưới, biết chia sẻ, bao dung với mọi
người trong gia đình Khi lớn lên một chút trẻ bắt đầu tới trường học
Về giáo dục nhà trường: Bắt đầu dạy trẻ biết chữ, biết tư duy, biết nhận
thức, phát huy sáng tạo, đồngthời cũng dạy trẻ đạo đức, lối sống Nhà trường vạch
ra chiều hướng và phát triển nhân cách của hoc sinh theo chiều hướng đó, giáo dục nhà rừng cũng mang lại cho cá nhân những kiến thức mà bẩm sinh – di truyền không thể có được Giáo dục cho học sinh biết sống và có trách nhiệm, ý thức,
biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh để thay đổi cuộc sống của bản thân
Ví dụ: Theo bản năng thì trẻ em sinh ra đến 8 tháng biết bò, 9 – 10 tháng biết đi,
2 tuổi có thể nói rõ, nhưng trẻ không thể tự trẻ biết đọc, biết viết nếu trẻ không đi học
Về giáo dục xã hội: Nơi giúp con người học được lối sống, cách sống, kinh
nghiệm và các giá trị đạo đức khác nhau Thông qua sách báo, các phương tiện