1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai Trò Của Môi Trường Gia Đình Đối Với Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Con Người. Biện Pháp Đối Với Gia Đình Giúp Cho Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Của Trẻ Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất.pdf

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Môi Trường Gia Đình Đối Với Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Con Người. Biện Pháp Đối Với Gia Đình Giúp Cho Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Của Trẻ Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất
Tác giả Tô Nữ Thục Nhi
Người hướng dẫn Vũ Mộng Đóa, GVC
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Lâm Đồng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT --- ---Tiểu luận Học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI...

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

-

-Tiểu luận

Học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH GIÚP CHO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ ĐẠT HIỆU

QUẢ TỐT NHẤT

GVC : Vũ Mộng Đóa HVTH : Tô Nữ Thục Nhi MSSV : 2012541 LỚP : LHK44B KHÓA : 44 ( 2020-2024 )

Lâm Đồng – Năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2

1.1 Khái niệm về gia đình 2

1.2 Khái niệm về nhân cách 2

1.3 Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cách 2

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH ĐỐI VỜI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 3

2.1 Các yếu tố tác động tới thực hiện chức năng giáo dục của gia đình 3

2.2 Một số vấn đề trong môi trường gia đình 4

2.3 Vai trò của môi trường gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người 5

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH GIÚP CHO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ 8

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người, bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội Nhiều nhà tâm lý học đã cho rằng, sự hình thành nhân cách con người từ giáo dục gia đình là những dấu ấn kiến thức đầu tiên không dễ phai mờ đối với con người Những bài học cơ bản mà mỗi người tiếp thu được trong gia đình sẽ giống như những vết mực đầu tiên trên trang vở trắng, tạo thành những nguyên tắc sống cho một nhân cách trong suốt cuộc đời họ Không thể hiểu một cách đầy đủ ý nghĩa của một con người khỏe mạnh hay không khỏe mạnh nếu không nhận biết được ảnh hưởng của môi trường gia đình Nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực phát triển bao gồm kỹ năng ngôn ngữ, phát triển thể chất, thành tựu nhận thức và hòa nhập vào xã hội Ngày nay, vai trò của gia đình là một thiết chế xã hội ổn định Trong mọi trường hợp, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, gia đình luôn là động cơ tích cực của sự phát triển xã hội, là khóa đào tạo đầu tiên của mọi người, giúp hình thành và cải thiện nhân cách của họ Nhân cách là một vấn

đề rất phức tạp, khó lý giải nhưng nó tồn tại xung quanh chúng ta hàng ngày, hàng giờ Trong giai đoạn phát triển hiện nay, hầu hết giới trẻ có dấu hiệu bộc lộ bản thân Một bộ phận không nhỏ ngày càng có những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách nên việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người ngày càng được chú trọng Do đó, việc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là vai trò của các yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển đó là rất cần thiết Chính vì vậy, em đã chọn đề tài này

1

Trang 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1 Khái niệm về gia đình

Gia đình là nhóm hạt nhân, các thành viên quan hê y gắn bó với nhau về

mă yt hôn nhân, huyết thống, có chung các giá trị vâ yt chất và tinh thần, tương tác

và quan hê y với nhau trong không gian văn hóa gia đình Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài

1.2 Khái niệm về nhân cách

Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy, nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm

cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như

là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách Nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu

1.3 Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cách

Hình thành nhân cách được hiểu là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó một người thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của

sự tác động vừa trong tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp Giai đoạn hình thành nhân cách được tính ngay từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong bào thai, giữ vai tò đặc biệt quan trọng – vai trò mang tính tiền định nhân cách Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục Giai đoạn phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách

2

Trang 5

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH ĐỐI VỜI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI 2.1 Các yếu tố tác động tới thực hiện chức năng giáo dục của gia đình

Sự phát triển của nền kinh tế trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn có những tác động tới các yếu tố xã hội khác Đối với việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình, có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa giai đoạn hiện nay và giai đoạn phong kiến khi trình độ kinh tế-xã hội có sự khác biệt đáng kể Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình có điều kiện tích lũy, làm giàu và tự do đầu tư vào các hoạt động theo nhu cầu Nhờ đó chức năng giáo dục của gia đình được cải thiện đáng kể Trong gia đình con trai và con gái đều được tới trường học tập và được chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện giáo dục tại gia đình

Sự phát triển của khoa học, công nghệ tạo điều kiện để con người có cơ hội tiếp xúc với các ứng dụng mới Sự phổ biển internet, điện thoại di động… đã

có những tác động không nhỏ tới việc giáo dục nói chung và giáo dục tại gia đình nói riêng Tuy nhiên, việc lạm dụng các ứng dụng công nghệ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của cá nhân Điều này gây những khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình bởi thời gian các thành viên bên nhau ngày càng thu hẹp, sự gắn bó giữa các cá nhân bị suy giảm đáng kể

Về mặt chính trị, sự ổn định của môi trường chính trị là một yếu tố góp phần phát triển mọi mặt của xã hội Khi môi trường sống có trật tự, ổn định thì việc thực hiện các chức năng của gia đình, trong đó có chức năng giáo dục sẽ được đầu tư hơn về mặt thời gian, công sức, qua đó sẽ thu được những hiệu quả như mong đợi Ngược lại, khi tình hình chính trị bất ổn, môi trường sinh hoạt không ổn định thì tâm lý, thời gian đều bị chi phối và việc tập trung cho bất cứ một hoạt động cụ thể nào là điều không dễ dàng

Về ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, sự tác động của phong tục, tập quán có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội cũng như của mỗi thành viên trong gia đình Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng

3

Trang 6

sâu đậm của tư tưởng Nho giáo nên trong gia đình, sự giáo dục thường được thực hiện bởi người đàn ông – người giữ vai trò gia trưởng Điều này đã hạn chế

sự hiểu biết của mỗi cá nhân đối với các vấn đề xã hội bên ngoài gia đình Ngày nay, với việc tăng cường quyền bình đẳng giới, trong gia đình và ngoài xã hội người phụ nữ được tôn trọng và được trao quyền nhiều hơn, cả trong giáo dục con cái Nội dung giáo dục đối với các con không chỉ dừng ở các quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ gia đình mà còn bao gồm cả cách ứng xử ngoài xã hội, các kiến thức chung về xã hội, khoa học…

Việc pháp luật ghi nhận trách nhiệm giáo dục con cái là của cha mẹ và quyền lợi của trẻ em trong gia đình là cơ sở pháp lý đảm bảo việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình Các quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giáo dục…cho thấy mối quan hệ giữa gia đình và pháp luật về việc giáo dục mỗi cá nhân – công dân Nói cách khác, việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục trong gia đình cũng chính là một trong các cách nhằm thực hiện chức năng giáo dục của gia đình

Sự ảnh hưởng của các yếu tố trên không diễn ra một cách riêng lẻ và một chiều mà có sự tác động đồng bộ, qua lại giữa các yếu tố Khi một trong các yếu

tố có sự thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của một hoặc một số yếu tố khác Như khi nền kinh tế xã hội có những thay đổi sẽ kéo theo những biến đổi trong đời sống chính trị, trong lối sống, trong phong tục…khi đó, yếu tố pháp luật cũng có những thay đổi và tách động tới thói quen, đời sống của mỗi công dân Sự thay đổi của pháp luật có thể theo chiều hướng tích cực hoặc ngược lại, trong phạm

vi giáo dục tại gia đình, điều đó có thể dẫn tới việc mở rộng hoặc thu hẹp các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái trong việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình

2.2 Một số vấn đề trong môi trường gia đình

Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau Có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo

4

Trang 7

dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở nên cộc cằn, thô lỗ Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình, gia đình tan vỡ hay cha mẹ mải lo kiếm tiền không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo Do vậy, cha mẹ cần phải yêu thương, quan tâm, gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ Nhưng yêu thương không có nghĩa là nuông chiều Nếu cha mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy sẽ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, chơi game, đánh bạc, hút chích…

2.3 Vai trò của môi trường gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người

Sự hình thành và phát triển nhân cách con người không chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân Trong đó, gia đình có vai trò hết sức quan trọng Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn Hạt nhân của xã hội là gia đình” Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có

5

Trang 8

vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở thời kỳ mới lọt lòng, còn là đứa trẻ

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là làng xóm và xã hội Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng nhất Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con Cho nên gia đình

là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi con người

Mỗi con người khi sinh ra thông thường đều có một gia đình, được sinh ra

từ người cha, người mẹ…vì thế, ánh mắt đầu tiên là cái nhìn về cha mẹ, âm thanh đầu tiên tiếp nhận là âm thanh từ cha mẹ, ông bà, anh chị là âm thanh của gia đình Sự chăm sóc của gia đình giúp các em lớn dần lên, tập đi những bước đầu tiên, học câu nói đầu tiên, qua lời ru của mẹ, của bà cùng với sự chỉ bảo của gia đình các em được tiếp xúc và thẩm thấu truyền thống văn hóa gia đình

và nền văn hóa xã hội Gia đình là nhân tố đầu tiên chỉ bảo, dạy dỗ cho các em hành vi ứng xử theo chuẩn mực và các giá trị tốt đẹp của xã hội : “Học ăn, học nói, học gói, học mở Ăn trông nồi, ngồi trông hướng Trên kính duới nhường

” Chính vì vậy hành vi đầu đời của các em có dấu ấn sâu sắc của gia đình Trẻ

6

Trang 9

em có hành vi tốt hay xấu trước hết và chủ yếu là do môi trường giáo dục của gia đình tạo nên

Gia đình chuẩn bị hành trang cho các em bước vào cuộc sống

Trong vòng tay của cha mẹ và gia đình, các em được nuôi dưỡng bằng những giá trị vật chất và tinh thần Theo năm tháng, các em dần lớn lên hoàn thiện về nhân cách Trên những bước đường trưởng thành những ký ức của tuổi thơ luôn đọng lại theo chân các em trên mỗi hành trình mà ở đó có thể là ký ức buồn khổ hoặc ký ức êm đềm ngọt ngào trong vòng tay yêu thương của gia đình… tất cả đều trở thành hành trang, động lực giúp các em vươn lên, quyết tâm hơn trên mỗi bước đi của cuộc đời mình

Gia đình là nhịp cầu nối với nhà trường

Gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên, giai đoạn sau các em tiếp tục được

sự giáo dục của nhà trường Đó là môi trường rộng lớn hơn, bạn bè nhiều hơn, kiến thức được mở mang, thể chất ngày càng phát triển, theo đó nhận thức và nhân cách được phát triển rất mạnh ở thời kỳ này Để định hướng, uốn nắn và điều chỉnh về nhân cách của các em gia đình phải luôn liên hệ với nhà trường, với Thầy cô giáo, để nắm bắt những ưu điểm và hạn chế của các em để tác động giúp các biết khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh Sự hợp tác này sẽ đạt hiệu quả rất cao vì nhà trường chính là môi trường thuận lợi nhất, tốt nhất để các em học tập và rèn luyện

Gia đình cần thiết lập mối quan hệ mật thiết với xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội, nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Đây là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Xã hội tốt sẽ là cơ sở để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ Mặt khác, gia đình là nơi truyền thụ các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì vậy chỉ có thông qua gia đình mới là con đường nhanh nhất, chắc chắn nhất để giáo dục các em theo những chuẩn mực tốt đẹp của xã hội

7

Trang 10

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH GIÚP CHO QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ

Về phương pháp giáo dục: Việc giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ

Về nội dung giáo dục, bên cạnh các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam như: thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, hiếu thảo…còn cần có sự giáo dục cơ bản từ gia đình các lĩnh vực như: văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp …

Về hình thức giáo dục, việc giáo dục trong gia đình có thể được hỗ trợ bằng việc trang trí không gian gia đình, không gian riêng của trẻ để rèn luyện tính tự lập cho trẻ

Về phía phụ huynh, phụ huynh cần hiểu rõ các khía cạnh của cuộc sống

xã hội hiện đại Điều quan trọng hơn là cần xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng thành, không vi phạm pháp luật, không mắc tệ nạn xã hội; đảm bảo đời sống kinh tế gia đình Cha mẹ cần có kiến thức và hiểu biết nhất định, kiến thức của cha mẹ có thể được tích lũy từ sự trải nghiệm, kinh nghiệm sống trong xã hội, cũng có thể qua học tập nghiên cứu từ sách vở nhưng cũng cần phải lựa chọn những kiến thức phù hợp với hoàn cảnh gia đình và tâm – sinh lý của từng lứa tuổi và giới tính của các em

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển thì vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng có tác động rất lớn đến các gia đình, giúp nâng cao trình

độ nhận thức cho các bậc cha mẹ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cách thức nuôi dạy con cái, góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ”, trở thành những người chủ tương lai của đất nước

Giáo dục truyền thống gia đình tạo cho các em niềm tự hào về gia đình và dòng họ: gia đình có nhiều người thành đạt, trong gia đình có nề nếp, gia phong, gia đạo và cách sống đẹp Chính truyền thống gia đình và dòng họ sẽ là tấm

8

Ngày đăng: 28/06/2024, 10:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w