1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài đối tượng và sự phát triển của logic học

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đối Tượng Và Sự Phát Triển Của Logic Học
Tác giả Nguyễn Văn Thọ, Phan Văn Thiệt, Nguyễn Thanh Thưởng, Lăng Thế Vinh, Trịnh Quang Trường, Nguyễn Văn Thao
Người hướng dẫn PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM
Chuyên ngành Nhập Môn Logic Học
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 289,34 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận (6)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận (0)
  • 6. Kết cấu tiểu luận (7)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (8)
  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC (8)
    • 1.1. Khái niệm logic học (8)
    • 1.2. Đối tượng nghiên cứu của logic học (9)
    • 1.3. Logic và ngôn ngữ (10)
    • 1.4. Khái niệm về quy luật logic (11)
    • 1.5. Những quy luật cơ bản của logic hình thức (11)
      • 1.5.1. Quy luật đồng nhất (12)
      • 1.5.4. Quy luật lý do đầy đủ (17)
    • 1.6. Vài nét về sự hình thành và phát triển của logic học…………………………… 14 1. Thời kì cổ đại (19)
      • 1.6.2. Thời kì trung cổ (0)
      • 1.6.3. Thời kì Phục Hưng – Cận đại (0)
      • 1.6.4. Thời kì hiện đại (24)
    • 1.7. Ý nghĩa của logic học…………………………………………………………… 21 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN LOGIC HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (26)
    • 2.1. Ứng dụng thực tế của logic……………………………………………………… 23 1. Logic toán và cơ sở toán học (28)
      • 2.1.2. Logic hỗn hợp trong kinh doanh – đầu tư…………………………………… 23 2.1.3. Logic triết học (29)
    • 2.2. Thực tiễn logic học trên thế giới (30)
    • 2.3. Thực tiễn logic học tại Việt Nam (31)

Nội dung

Sau đó, trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu đã xuất hiệncác từ với những ý nghĩa tương đồng như: “logic” Anh, “logique” Pháp, “logika”Nga,… Thuật ngữ “logic” trong tiếng Việt được du nhập từ

Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏa những nội dung cơ bản về đối tượng và sự phát triển của logic học trong thời đại hiện nay.

Trên cơ sở đó tổng kết những thành tựu, những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm về việc áp dụng logic học trong mỗi con người.

Nhiệm vụ Để đat được những mục tiêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiện vụ cụ thể như sau:

Trình bày có hệ thống nhận thức, quan điểm về đối tượng và sự phát triển của logic trong thời đại hiện nay. Đánh giá những thành tựu và những hạn chế của yếu tố con người trong quá trình áp dụng logic trong cuộc sống hiện nay.

Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống về việc phát triển những kỹ năng có sử dụng đến logic trong thời đại ngày nay.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên việc phát triển các quy luật của logic trong đời sống.

Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện đề tài, tiểu luận được sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiển của tiểu luận

Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản của các quy luật của logic trong đời sống, phục vụ cho các cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các nội dung này.

Trình bày quá trình phát triển của logic qua nhiều giai đoạn của lịch sử góp phần vào việc nghiên cứu tổng hợp.

Tiểu luận được chia thành 3 phần và 2 chương.

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA

Logic trong tiếng Hy Lạp cổ là “logos”, tức là: Từ ngữ, ý nghĩa, tư tưởng, trí tuệ hoặc điều đã được nói… Trong tác phẩm của mình, Hêraclít (540 – 480 tr.CN) - triết gia Hy Lạp cổ đại đã sử dụng “logos” để chỉ quy luật vận động của tồn tại.

Từ thuật ngữ “logos” xuất hiện thuật ngữ “logike” để chỉ ngành khoa học nghiên cứu về sự suy nghĩ đúng đắn Sau đó, trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu đã xuất hiện các từ với những ý nghĩa tương đồng như: “logic” (Anh), “logique” (Pháp), “logika”

(Nga),… Thuật ngữ “logic” trong tiếng Việt được du nhập từ phương Tây mang một số nghĩa như sau:

Thứ nhất, logic khách quan là cái lôgíc của thực tại khách quan – logic diễn ra bên ngoài và độc lập với quá trình tư duy của con người.

Thứ hai, logic chủ quan là lôgíc của sự suy nghĩ - logic của quá trình tư duy.

Logic chủ quan được sử dụng trong hai trường hợp: Một là dùng để chỉ cách thức tư duy, đó là cách lập luận, cách suy nghĩ của chủ thể nhất định Hai là chỉ quá trình tư duy tuân theo những quy tắc nhất định, chặt chẽ, phản ánh đúng đắn logic khách quan

Thứ ba, logic được dùng với nghĩa lôgíc học như trong trường hợp sau:

Logic học, theo truyền thống vẫn được hiểu và nghiên cứu như một nhánh của triết học Từ giữa thế kỷ XIX, logic học đã được nghiên cứu trong toán học và luật học; đến những năm cuối của thế kỷ XX logic học được áp dụng vào phát triển trí tuệ nhân tạo là thứ ngôn ngữ dùng cho máy tính

Tư duy là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học như: Tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, điều khiển học, sinh lí học thần kinh cao cấp,… trong đó mỗi ngành nghiên cứu một khía cạnh của tư duy Khái quát đối tượng và mục đích nghiên cứu có thể định nghĩa:

Logic học là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực khách quan.

1.2 Đối tượng nghiên cứu của logic học

Logic học nghiên cứu kết cấu logic của tư duy có nghĩa là nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng hoặc mối liên hệ giữa các tư tưởng, qua đó làm rõ mối liên hệ tất yếu, cũng như những quy luật giữa chúng.

Tư duy là sự phản ánh, xét về bản chất, đó là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Như vậy, tư duy là sản phẩm của xã hội xét cả về nguồn gốc lẫn phương thức hoạt động và kết quả của nó.

Tư duy phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp Tính tích cực của tư duy trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan thể hiện ở chỗ tư duy tự nó xây dựng nên hệ thống các tri thức về hiện thực khách quan trong tính toàn vẹn đầy đủ, tiến tới phản ánh bản chất của sự vật.

Quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề và vấn đề trở thành tình huống có vấn đề của tư duy, đòi hỏi chủ thể phải có nhu cầu, mong muốn nhận thức, giải quyết vấn đề đó Mặt khác, chủ thể cũng phải có tri thức cần thiết có liên quan tới vấn đề thì việc giải quyết nó mới có thể diễn ra, quá trình tư duy mới hình thành và giải quyết thoả đáng

Tư duy cũng là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần

Tư duy logic là tư duy có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác.

Tư duy hệ thống là đặc điểm cơ bản của tư duy lôgíc, trong đó các tư tưởng - yếu tố cấu thành hệ thống, trong quá trình tư duy tuân theo trình tự nhất định, chúng quan hệ và quy định lẫn nhau tạo thành kết cấu chặt chẽ, qua đó thấy rõ tính chỉnh thể của tư tưởng Tư duy hệ thống cung cấp bức tranh tương đối chính xác về đối tượng nên vị trí thứ nhất của tư duy hệ thống là quan tâm tới cái toàn thể.

Tư duy tất yếu, là mối liên hệ nội tại, tính quy định lẫn nhau của các tư tưởng; tiến trình vận động và xu hướng phát triển của tư tưởng phù hợp với hiện thực khách quan

Tư duy chặt chẽ là sự liên kết bền vững giữa các yếu tố cấu thành quá trình tư duy - bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng, mạch lạc, không mâu thuẫn và dựa trên cơ sở vững chắc, phù hợp với logic khách quan.

Tư duy chính xác là tư duy có nội dung phù hợp với đối tượng phản ánh.

Quy luật tư duy là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến giữa các tư tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư duy, kết cấu này đã hình thành trong lịch sử, thích ứng với những mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

Thao tác và quy tắc logic

Kết cấu tiểu luận

Tiểu luận được chia thành 3 phần và 2 chương.

LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC

Khái niệm logic học

Logic trong tiếng Hy Lạp cổ là “logos”, tức là: Từ ngữ, ý nghĩa, tư tưởng, trí tuệ hoặc điều đã được nói… Trong tác phẩm của mình, Hêraclít (540 – 480 tr.CN) - triết gia Hy Lạp cổ đại đã sử dụng “logos” để chỉ quy luật vận động của tồn tại.

Từ thuật ngữ “logos” xuất hiện thuật ngữ “logike” để chỉ ngành khoa học nghiên cứu về sự suy nghĩ đúng đắn Sau đó, trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu đã xuất hiện các từ với những ý nghĩa tương đồng như: “logic” (Anh), “logique” (Pháp), “logika”

(Nga),… Thuật ngữ “logic” trong tiếng Việt được du nhập từ phương Tây mang một số nghĩa như sau:

Thứ nhất, logic khách quan là cái lôgíc của thực tại khách quan – logic diễn ra bên ngoài và độc lập với quá trình tư duy của con người.

Thứ hai, logic chủ quan là lôgíc của sự suy nghĩ - logic của quá trình tư duy.

Logic chủ quan được sử dụng trong hai trường hợp: Một là dùng để chỉ cách thức tư duy, đó là cách lập luận, cách suy nghĩ của chủ thể nhất định Hai là chỉ quá trình tư duy tuân theo những quy tắc nhất định, chặt chẽ, phản ánh đúng đắn logic khách quan

Thứ ba, logic được dùng với nghĩa lôgíc học như trong trường hợp sau:

Logic học, theo truyền thống vẫn được hiểu và nghiên cứu như một nhánh của triết học Từ giữa thế kỷ XIX, logic học đã được nghiên cứu trong toán học và luật học; đến những năm cuối của thế kỷ XX logic học được áp dụng vào phát triển trí tuệ nhân tạo là thứ ngôn ngữ dùng cho máy tính

Tư duy là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học như: Tâm lý học, xã hội học, giáo dục học, điều khiển học, sinh lí học thần kinh cao cấp,… trong đó mỗi ngành nghiên cứu một khía cạnh của tư duy Khái quát đối tượng và mục đích nghiên cứu có thể định nghĩa:

Logic học là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy luật tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực khách quan.

Đối tượng nghiên cứu của logic học

Logic học nghiên cứu kết cấu logic của tư duy có nghĩa là nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng hoặc mối liên hệ giữa các tư tưởng, qua đó làm rõ mối liên hệ tất yếu, cũng như những quy luật giữa chúng.

Tư duy là sự phản ánh, xét về bản chất, đó là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Như vậy, tư duy là sản phẩm của xã hội xét cả về nguồn gốc lẫn phương thức hoạt động và kết quả của nó.

Tư duy phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp Tính tích cực của tư duy trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan thể hiện ở chỗ tư duy tự nó xây dựng nên hệ thống các tri thức về hiện thực khách quan trong tính toàn vẹn đầy đủ, tiến tới phản ánh bản chất của sự vật.

Quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề và vấn đề trở thành tình huống có vấn đề của tư duy, đòi hỏi chủ thể phải có nhu cầu, mong muốn nhận thức, giải quyết vấn đề đó Mặt khác, chủ thể cũng phải có tri thức cần thiết có liên quan tới vấn đề thì việc giải quyết nó mới có thể diễn ra, quá trình tư duy mới hình thành và giải quyết thoả đáng

Tư duy cũng là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần

Tư duy logic là tư duy có hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác.

Tư duy hệ thống là đặc điểm cơ bản của tư duy lôgíc, trong đó các tư tưởng - yếu tố cấu thành hệ thống, trong quá trình tư duy tuân theo trình tự nhất định, chúng quan hệ và quy định lẫn nhau tạo thành kết cấu chặt chẽ, qua đó thấy rõ tính chỉnh thể của tư tưởng Tư duy hệ thống cung cấp bức tranh tương đối chính xác về đối tượng nên vị trí thứ nhất của tư duy hệ thống là quan tâm tới cái toàn thể.

Tư duy tất yếu, là mối liên hệ nội tại, tính quy định lẫn nhau của các tư tưởng; tiến trình vận động và xu hướng phát triển của tư tưởng phù hợp với hiện thực khách quan

Tư duy chặt chẽ là sự liên kết bền vững giữa các yếu tố cấu thành quá trình tư duy - bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng, mạch lạc, không mâu thuẫn và dựa trên cơ sở vững chắc, phù hợp với logic khách quan.

Tư duy chính xác là tư duy có nội dung phù hợp với đối tượng phản ánh.

Quy luật tư duy là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến giữa các tư tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư duy, kết cấu này đã hình thành trong lịch sử, thích ứng với những mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

Thao tác và quy tắc logic

Thao tác logic là những phương thức tiến hành để tạo lập, xây dựng hoặc làm thay đổi kết cấu lôgíc của các hình thức tư duy nhằm chỉ ra cách xác định đối tượng phản ánh hoặc thay đổi cách tiếp cận khác nhau về vấn đề nghiên cứu.

Quy tắc logic là sự khái quát ngắn gọn các thao tác cần thiết nêu lên những điều phải làm theo trong những điều kiện nhất định để bảo đảm tính đúng đắn, chuẩn xác của các thao tác logic.

Như vậy, từ lý luận về các hình thức, quy luật tư duy đến việc vận dụng lý luận đó để hình thành những thao tác logic đúng đắn, chính xác trong quá trình nhận thức nhằm đạt tới chân lý là phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của logic học.

Logic và ngôn ngữ

Logic và ngôn ngữ thống nhất với nhau Logic chỉ mối quan hệ bên trong giữa các yếu tố cấu thành tư duy, nó là nội dung của ngôn ngữ, còn ngôn ngữ là cái vỏ vật chất, là hình thức biểu hiện bên ngoài của tư tưởng Tuy nhiên, giữa logic và ngôn ngữ có điểm khác biệt:

Thứ nhất, trong logic người ta quan tâm đến phương diện hình thức, đến cấu trúc bên trong của tư tưởng, cho nên để biểu thị nội dung của một tư tưởng nhất định, người ta xây dựng quy ước bằng các biểu thức đơn trị về cấu trúc Ngược lại, trong ngôn ngữ có những cách khác nhau để biểu thị, diễn đạt cùng một nội dung tư tưởng hay cùng một biểu thức ngôn ngữ nhưng có thể diễn đạt những nội dung khác nhau.

Chính vì vậy, ngôn ngữ tự nhiên thể hiện nội dung tư tưởng đa dạng, phong phú, có hiện tượng đa tri về cấu trúc.

Thứ hai, những quy luật, quy tắc của logic là những quy luật, quy tắc hình thức phổ quát và cố định Trái lại, những quy luật, quy tắc trong ngôn ngữ ngoài đặc điểm về hình thức còn phụ thuộc vào nội dung Bên cạnh những hình thức phổ quát chung cho mọi người, còn có những quy tắc, quy luật đặc thù cho một nhóm hay cho một ngôn ngữ Những quy tắc này cũng không bất biến mà thay đổi theo thời gian, không gian nhất định.

Khái niệm về quy luật logic

Thế giới vật chất không ngừng vận động, phát triển theo quy luật Đó là quy luật tự nhiên Tư duy là quá trình phản ánh thế giới vật chất vào ý thức của con người thông qua hình thức logic xác định Cho nên khi phản ánh đối tượng của thế giới vật chất, con người không phải phản ánh thông qua những hình thức, tư tưởng liên hệ, ràng buộc và quy định lẫn nhau Mối quan hệ những hình thức, tư tưởng được biểu hiện qua các quy luật logic

Quy luật logic là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định giữa các hình thức logic của tư tưởng được hình thành trong quá trình phản ánh thế giới khách quan Kết quả của hoạt động nhận thức Không mang tính bản năng Phản ánh trạng thái ổn định tương đối của sự vật.

Quy luật logic mang tính khách quan Mặc dù, được hình thành trong ý thức của con người nhưng các quy luật logic tồn tại độc lập có ý thức, không phụ thuộc vào ý muốn của quan của con người; con người không thể tự ý tạo ra hoặc thay đổi mà chỉ có thể phát hiện ra chúng Bên cạnh tính khách quan, quy luật logic cũng mang tính phổ biến, nó không phụ thuộc vào dân tộc, giai cấp hay ngôn ngữ,… mà tác động vào mọi quá trình tư duy và là cơ sở của các thao tác logic là điều kiện cần thiết để nhận thức hiện thực một cách đúng đắn.

Những quy luật cơ bản của logic hình thức

Logic hình thức chính là môn khoa học nghiên cứu về hình thức và quy luật tư duy (phản ánh trạng thái tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng); đồng thời nghiên cứu các thao tác, quy tắc logic từ đó có thể khẳng định tính đúng đắn của tư duy là điều kiện cần thiết để có thể đạt đến chân lý trong quá trình phản ánh hiện thực.

Các quy luật cơ bản của logic hình thức bao gồm:

+ Quy luật đồng nhất+ Quy luật không mâu thuẫn

+ Quy luật bài trung + Quy luật lý do đầy đủ

1.5.1 Quy luật đồng nhất Nội dung quy luật: Quy luật đồng nhất là quy luật phản ánh quan hệ đồng nhất trừu tượng của sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực với chính bản thân nó ở một phẩm chất nhất định trong điều kiện xác định được xem xét Đây chính là nguyên tắc có tính chất cơ sở để xây dựng toàn bộ khoa học Logic hình thức.

Quy luật đồng nhất có thể được biểu diễn bằng công thức A là A Công thức này nói lên rằng trong quá trình tư duy khi chúng ta sử dụng khái niệm A thì khái niệm này luôn giữ nguyên nghĩa Trong logic ký hiệu, quy luật đồng nhất có thể được biểu diễn bàng công thức A→A.

Quy luật đồng nhất phản ánh tính nhất quán Tính xác định của tư tưởng Một mặt, nêu tư tưởng không được xác định thì không thể có tư tưởng Mặt khác, trong quá trình tư duy, chúng ta có thể mắc sai lầm khi vô tình thay đổi khái niệm hay cố ý đánh tráo khái niệm Khi đó, quy trình tư duy của chúng ta đã vi phạm quy luật đồng nhất và tư duy của chúng ta là không đúng đắn, thường dẫn tới các mâu thuẫn lôgic Quy luật này đòi hỏi phải đồng nhất những thứ không đồng nhất.

Ví dụ 1: Trong buổi dạ hội, Puskin mời một tiểu thư khiêu vũ Nàng tiểu thư thấy Puskin vừa đen vừa gầy bèn kênh kiệu nói: “Xin lỗi, tôi không nhảy cùng với một đứa bé.” Putskin muốn sửa tính kiêu ngạo của cô nàng bèn nói to: “Xin lỗi, tôi không biết là tiểu thư đang mang thai” Mọi người nghe vậy liền đều cười ồ lên khiến cô nàng tiểu thư xấu hổ đỏ mặt.

Giải thích: Vi phạm về quy luật đồng nhất vì Putskin đã đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt của cô gái từ “đứa bé” dùng để ám chỉ ông với việc ông đề cập cô đang “mang thai” khiến mọi người cười bật lên vì việc đánh tráo này.

Ví dụ 2: Có câu nói “Công an bắt bọn cướp giật bằng lái xe máy”.

Giải thích: Vi phạm về quy luật đồng nhất khi khi sử dụng các từ đồng âm, đồng nghĩa để trình bày, thảo luận Câu nói trên có thể làm người nghe hiểu theo 2 nghĩa khác nhau Theo đó, nghĩa thứ nhất sẽ hiểu thành công an sử dụng phương tiện là xe máy để bắt bọn cướp, còn nghĩa thứ hai là công an bắt bọn chuyên đi cướp giật “bằng lái xe máy”

Do trong ngôn ngữ có những từ đa nghĩa, cho nên có người cố ý dùng từ đa nghĩa để tạo nên những khái niệm mập mờ, nước đôi nhằm ngụy biện cho một vấn đề nào đó Những chứng minh, sự vi phạm quy luật đồng nhất biểu hiện ở chỗ luận đề không có tính xác định rõ ràng do nội hàm của một số khái niệm có mặt trong luận đề đó không được xác định một cách rõ ràng Cũng có khi do vô tình hay cố ý thay thế luận đề của phép chứng minh Sự vi phạm quy luật đồng nhất còn biểu hiện ở chỗ đồng nhất các khái niệm có nội hàm khác nhau và ngoại diên khác nhau.

+ Không được thay đổi nội dung tư tưởng một cách tùy tiện, vô căn cứ.

+ Chỉ nên thay đổi tư tưởng khi bản thân sự vật có sự thay đổi, tư tưởng cũ không còn phù hợp với nó hoặc thực tế đã cho thấy rằng tư tưởng ấy là sai lầm.

+ Những tư tưởng được tái tạo phải đồng nhất với tư tưởng ban đầu Tất nhiên, qui luật không đòi hỏi đến mức phải tái tạo một ý kiến nào đó đúng từng câu từng chữ

+ Tư tưởng được tái tạo có thể hiện dưới một hình thức ngôn ngữ khác nhưng phải đảm bảo nội dung của nó vẫn không bị thay đổi, bóp méo, …

+ Cần xác định rõ nội hàm, ngoại diên của những khái niệm cơ bản trước khi trao đổi, tranh luận xoay quanh một chủ đề nào đó.

+ Không được đồng nhất những điều vốn không đồng nhất và cũng không được cho những tư tưởng vốn đồng nhất với nhau là không đồng nhất.

Vì bản thân sự vật trong trạng thái ổn định mang tính xác định cho nên tư tưởng phản ánh về nó phải được diễn đạt một cách chính xác, rõ ràng, không được mập mờ, đa nghĩa Không được đánh tráo khái niệm, đánh tráo ngôn từ hoặc đánh tráo luận đề trong quá trình tư tưởng “Đánh tráo khái niệm” có thể hiểu là hành động thay thế khái niệm này bằng khái niệm khác khiến người ta hiểu sai về sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan nhằm đạt mục đích nào đó “Đánh tráo ngôn từ” tức là không gọi tên của sự vật đúng như quy ước của xã hội mà gọi nó bằng một tên khác nhằm che dấu sự thật không muốn cho người khác. Ý nghĩa quy luật:

+ Giúp tư duy mạch lạc, sắc sảo, nhất quán.

+ Tự giác hơn khi chọn từ, xác định khái niệm trong quá trình lập luận.

+ Phát hiện ra những ngụy biện, thủ thuật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.

+ Vận dụng quy luật đồng nhất để có thể tạo ra những câu chuyện cười hóm hỉnh bằng cách cho nhân vật vi phạm các yêu cầu của quy luật đồng nhất.

1.5.2 Quy luật không mâu thuẫn Nội dung quy luật:

Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy.Quy luật không mâu thuẫn được thể hiện qua phán đoán “a là b” và phán đoán “a không là b”.

Hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau không thể nào cùng đúng Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là một phán đoán, nhận định sai.

Vài nét về sự hình thành và phát triển của logic học…………………………… 14 1 Thời kì cổ đại

Logic học là một lĩnh vực thuộc triết học, nghiên cứu về các quy luật của tư duy và lập luận Logic học đã có một quá trình phát triển dài và phức tạp, bắt đầu từ đầu thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên và tiếp tục đến ngày nay.

Logic học thời kì cổ đại là một lĩnh vực quan trọng của triết học cổ đại Trước khi có sự phát triển của logic học hiện đại, các triết gia cổ đại đã phát triển các hệ thống logic của riêng mình dựa trên các quan điểm triết học của họ.

Một trong những triết gia cổ đại nổi tiếng nhất là Aristotle, người đã phát triển các hệ thống logic của riêng mình Ông đã phát triển lý thuyết về sự suy luận và cách thức xác định tính chất của các đối tượng Lý thuyết của ông đã trở thành cơ sở cho phát triển của logic học trong nhiều thế kỷ sau đó Ngoài Aristotle, Platonic và Stoics cũng đã phát triển các hệ thống logic của riêng mình Plato đã phát triển lý thuyết về các khái niệm và tính chất của chúng, trong khi các triết gia Stoics tập trung vào lý thuyết về sự suy luận và phát triển lý thuyết về loại trừ và tương đương.

Tất cả các hệ thống logic của các triết gia cổ đại đều có ảnh hưởng lớn đến triết học và khoa học hiện đại của chúng ta Dù đã trải qua nhiều thay đổi và phát triển, nhưng các cơ sở của logic học cổ đại vẫn là một phần quan trọng của lĩnh vực này ngày nay Trong logic học cổ đại, các triết gia đã xem xét các vấn đề như sự suy luận, phân tích, và chứng minh Họ đã cố gắng xác định các quy tắc và tiêu chuẩn cho sự chứng minh và suy luận đúng đắn Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các hệ thống logic phức tạp, bao gồm các phương pháp chứng minh và phân tích khác nhau Các triết gia cổ đại cũng đã phát triển các hệ thống chứng minh và phân tích trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm toán học, vật lý, và triết học tự nhiên Họ đã sử dụng logic học để giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra các giải pháp mới cho các vấn đề lớn của thời đại Mặc dù các hệ thống logic của các triết gia cổ đại có thể có những giới hạn và hạn chế, chúng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của khoa học và triết học hiện đại Các tiêu chuẩn và quy tắc logic học đã được phát triển trong thời kì cổ đại đã trở thành cơ sở cho các hệ thống logic học hiện đại của chúng ta.

Về tổng thể, logic học thời kì cổ đại là một phần quan trọng của lịch sử triết học và khoa học và vẫn là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu hiện đại.

Trong thời kì trung cổ, logic học được coi là một môn khoa học quan trọng và được giảng dạy rộng rãi trong các trường đại học châu Âu Các nhà triết học thời đó đều tin rằng logic học là một phần quan trọng của triết học và là cơ sở của các luận điệu đúng đắn Một số nhà triết học đã đưa ra những đóng góp quan trọng cho lĩnh vực này Trong số đó, nhà triết học đáng chú ý nhất là Boethius Ông đã viết một cuốn sách về logic học, được gọi là “De topicis differentiis” (Về sự khác biệt giữa các chủ đề), đây được coi là một tác phẩm cổ điển trong lĩnh vực này.

Một khía cạnh quan trọng của logic học thời kì trung cổ là việc sử dụng các phương pháp luận để phân tích các tuyên bố và luận điệu Các nhà triết học thời đó đã tìm cách sử dụng các biểu đồ logic để giúp phân tích các luận điệu một cách chính xác và logic Tuy nhiên, cũng có một số tranh cãi xung quanh việc sử dụng logic học trong triết học Một số triết gia cho rằng việc sử dụng logic học chỉ là giới hạn và hạn chế trong việc nghiên cứu triết học Họ cho rằng việc sử dụng logic học chỉ có thể giúp chúng ta hiểu được những điều cơ bản và đơn giản, trong khi triết học lại là một lĩnh vực phức tạp và đa chiều hơn. Điều đáng chú ý là, trong thời kì trung cổ, logic học không chỉ được sử dụng trong triết học mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác như toán học và khoa học tự nhiên Việc sử dụng logic học trong các lĩnh vực này đã giúp cho các nhà khoa học và nhà toán học có thể phát triển các hệ thống và lý thuyết mới một cách chính xác và logic Ngoài ra, một số nhà triết học thời kì trung cổ đã phát triển các hệ thống luân lý phức tạp hơn, như hệ thống của John Duns Scotus và William Ockham, được gọi là "luân lý Scholastic" Hệ thống này sử dụng các phương pháp luận phức tạp hơn để phân tích các khái niệm, tuyên bố và luận điệu.

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 15, sự phát triển của triết học và khoa học đã khiến cho logic học trở nên hạn chế và không còn được sử dụng rộng rãi như trước đây Nhưng vẫn có một số nhà triết học và nhà toán học tiếp tục sử dụng logic học và phát triển các hệ thống luân lý mới.

Tóm lại, logic học đã đóng một vai trò quan trọng trong triết học, toán học và khoa học tự nhiên thời kì trung cổ Việc sử dụng các phương pháp luận để phân tích các tuyên bố và luận điệu đã giúp cho các nhà triết học, nhà toán học và các nhà khoa học có thể phát triển các lý thuyết mới một cách chính xác và logic.

1.6.3 Thời kỳ Phục Hưng- Cận đại

Logic học là một môn học đa dạng, phát triển theo các giai đoạn lịch sử khác nhau Trong thời kì phục hưng - cận đại, logic học đã trải qua những sự thay đổi và phát triển đáng kể.

Thời kì phục hưng chứng kiến sự phục hưng của triết học và khoa học Trong lĩnh vực logic học, phương pháp suy luận của Aristotel được khôi phục lại và phát triển bởi những người như Petrus Ramus, Rudolf Goclenius và Franciscus Patricius.

Các nhà triết học này tập trung vào phát triển các hệ thống phân loại và phân tích khái niệm, tạo ra cơ sở cho việc phát triển logic học trong tương lai.

Thời kì cận đại là giai đoạn quan trọng trong lịch sử logic học, với sự xuất hiện của những tác giả như René Descartes, John Locke, Gottfried Wilhelm Leibniz và George Boole Descartes đã đưa ra phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp, tạo ra cơ sở cho phương pháp phân tích này trong logic học Locke đưa ra quan điểm về nguồn gốc của kiến thức, đóng góp quan trọng cho lý thuyết tri thức và logic học hiện đại Leibniz phát triển hệ thống logic biểu diễn bằng toán học, tạo ra cơ sở cho nền tảng của cơ sở dữ liệu và tính toán Boole đã đưa ra lý thuyết đại số logic, đóng góp quan trọng cho logic học hiện đại.

*Đóng góp của những nhà logic học trong thời kì phục hưng - cận đại

Petrus Ramus là một nhà triết học, giáo sư và nhà văn người Pháp Ông được biết đến nhiều nhất với những đóng góp của mình trong lĩnh vực logic học Ramus đã phát triển một hệ thống phân loại khái niệm mới, thay vì sử dụng hệ thống phân loại truyền thống của Aristotel Hệ thống phân loại mới của Ramus được xây dựng dựa trên các quy tắc đơn giản hơn và dễ hiểu hơn.

Rudolf Goclenius là một nhà triết học và giáo sư người Đức Ông là một trong những người tiên phong trong việc tạo ra hệ thống phân tích khái niệm mới, dựa trên cách tiếp cận của Ramus Goclenius đã đưa ra các quy tắc phân tích khái niệm, giúp các nhà logic học có thể dễ dàng phân tích và hiểu các khái niệm khó hiểu.

Ý nghĩa của logic học…………………………………………………………… 21 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN LOGIC HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Logic học là một lĩnh vực nghiên cứu về cách suy luận và phương pháp chứng minh Nó là một công cụ quan trọng để giúp ta tư duy logic và phát triển khả năng suy diễn Trong cuộc sống, logic học rất hữu ích để giúp ta đưa ra các quyết định chính xác và có căn cứ khoa học Khi áp dụng logic vào các bài toán thực tế, ta có thể tìm ra những lỗi sai trong suy luận và giải quyết vấn đề một cách thông minh hơn.

Ngoài ra, logic học còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực như khoa học, triết học, toán học, lập trình Giúp các nhà nghiên cứu và các chuyên gia có thể phân tích và giải quyết các vấn đề phức tạp một cách chính xác và hiệu quả.

Ngoài những ứng dụng trực tiếp, logic học còn là một cơ sở cho toán học và khoa học nói chung Nhiều khái niệm cơ bản trong toán học được xây dựng dựa trên logic, chẳng hạn như khái niệm của mệnh đề, giả thiết, kết luận, chứng minh bằng phản chứng, và nhiều khái niệm khác.

Việc hiểu và áp dụng logic học cũng giúp chúng ta tránh được những sai lầm trong suy luận và đưa ra các quyết định đúng đắn Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại thông tin và tràn ngập thông tin như hiện nay, khi mà việc phân biệt tin tức đúng và sai đang trở nên khó khăn hơn.

Với tất cả những lợi ích trên, logic học là một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong học tập và nghiên cứu của chúng ta Nó giúp ta tư duy sáng tạo, phát triển khả năng suy diễn, và đưa ra các quyết định chính xác và có căn cứ.

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN LOGIC HỌC

TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Ứng dụng thực tế của logic……………………………………………………… 23 1 Logic toán và cơ sở toán học

Ta biết rằng Toán Học là một ngành khoa học lý thuyết được phát triển trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các qui luật của tư duy logic hình thức Các quy luật cơ bản của logic hình thức đã được phát triển từ thời Aristote (384 - 322 trước Công Nguyên) và hệ tiên đề đầu tiên của hình học đã được xây dựng bởi Euclid cũng vào khoảng 300 năm TCN Sau thời kì rực rỡ đó của nền văn minh cổ Hy Lạp, phải trải qua một giai đoạn ngưng trệ hàng nghìn năm, mãi cho đến thế kỉ XVI các ngành khoa học đặc biệt là Toán Học mới tìm lại được sự phát triển tiếp tục Cho đến cuối thế kỉ XIX bước sang đầu thế kỉ XX lý thuyết tập hợp của Cantor ra đời đã đưa đến cho Toán Học niềm hy vọng giải quyết được cuộc “khủng hoảng” về cơ sở lý luận đó Cái cốt lõi của lý thuyết tập hợp Cantor là sự hợp thức hóa phép trừu tượng về

“vô hạn thực tại”, xem rằng trong Toán Học có thể hình dung mọi tập hợp bất kì dưới dạng hoàn chỉnh, trong đó các phần tử tồn tại đồng thời, độc lập và bình đẳng với tư duy Và cùng với việc thừa nhận quan niệm “thực tại” đó về các tập hợp vô hạn, người ta cũng đồng thời tuyệt đối hóa tính hợp lý của các qui luật logic hình thức: các qui luật của logic hình thức dù có thể đã được hình thành cho các suy luận trên cái hữu hạn thì này có thể dùng được cho cả các suy luận trên các tập hữu hạn hoặc vô hạn, không cần phân biệt Logic toán và cở sở toán học - với nội dung như vừa được điểm lại – đã được hình thành và phát triển chủ yếu vào cuối thế kỉ XIX và nừa đầu thế kỉ XX, trong một giai đoạn bùng phát nhiều ý tưởng và kết quả nghiên cứu đặc sắc theo hướng tìm kiếm và xây dựng một nền móng “vững chắc” cho lâu đài Toán Học

2.1.2 Logic hỗn hợp trong kinh doanh – đầu tư

Logic kinh doanh: Sức mạnh của mức độ hấp dẫn mang tính cạnh tranh của công ty quyết định

Logic tạo thêm giá trị: Tiềm năng cải thiện công ty, hoặc tạo ra cộng hưởng

(synergy) với những công ty khác

Logic thị trường vốn: Tình hình của thị trường vốn – liệu thị trường có đang đánh giá công ty tương đối đắt, rẻ so với giá trị hiện tại ròng (NPV) của các dòng tiền tương lai mà công ty có thể tạo ra

Cả ba kiểu lập luận logic này đều quan trọng trong việc ra quyết định tốt liên quan đến danh mục kinh doanh của công ty Mọi quyết định đều dễ dàng, nếu cả ba kiểu lý lẽ này đều cùng hướng về một đích Tuy nhiên, khi chúng mâu thuẫn với nhau, quyết định trở nên khó khăn và phức tạp

Ví dụ: Nếu một công ty có khả năng bán với mức giá cao hơn giá trị thật của nó, khả năng nó bị thâu tóm là khó, nhưng ban lãnh đạo sẵn sàng bán là hoàn toàn có thể, trừ khi công ty có thể hoạt động tốt hơn nhiều nếu người kinh doanh sở hữu nó, hoặc nó có thể tạo thêm giá trị đến các mảng kinh doanh khác mà người kinh doanh hiện đang sở hữu Nếu một công ty về cấu trúc kém hấp dẫn vì nó hoạt động trong một ngành có biên lợi nhuận thấp, và thiếu lợi thế cạnh tranh đáng kể, khả năng muốn bán công ty hoặc đóng cửa nó sẽ cao hơn, miễn là mức giá nhận được cao hơn giá trị mà người kinh doanh có thể tạo ra nếu tiếp tục sở hữu nó

Logic triết học làm việc với những miêu tả hình thức của ngôn ngữ tự nhiên. Đa số các triết gia giả sử rằng phần lớn các lập luận đúng đắn “bình thường” có thể được thu tóm bởi logic, nếu như người ta có thể tìm được phương pháp đúng đắn để dịch từ ngôn ngữ thông thường thành logic Về bản chất, logic triết học là một sự tiếp tục của ngành khoa học truyền thống được gọi là “Logic” trước khi nó bị hất cẳng bởi sự phát minh ra logic toán học Logic triết học có một mối quan tâm lớn hơn tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ tự nhiên và logic Kết quả là, các nhà logic triết học đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của logic không chuẩn (ví dụ, logic tự do, logic thời) cũng như là các mở rộng khác của logic cổ điển (ví dụ, logic mô thái), và các ngữ nghĩa không chuẩn cho các loại logic như vậy (ví dụ, kỹ thuật Kripke về sự đánh giá trội trong ngữ nghĩa của logic).

Logic và triết học ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với nhau Triết học ngôn ngữ có liên quan đến nghiên cứu về tương tác giữa ngôn ngữ và suy nghĩ Logic có một tác động lập tức trên các lãnh vực nghiên cứu đó Nghiên cứu logic và mối liên quan giữa logic và ngôn ngữ thông thường có thể giúp một người tổ chức lý lẽ của họ một cách tốt hơn và giúp phê phán các lý lẽ của người khác Nhiều lý lẽ thông dụng chứa đầy các lỗi bởi vì nhiều người không được huấn luyện logic và không biết cách trình bày một lý lẽ thế nào cho đúng.

Thực tiễn logic học trên thế giới

Qua bao thời kỳ phát triển, logic đã được ứng dụng rộng rãi, trở thành một hệ thống có vai trò vô cùng quan trọng ở cả phương đông và phương tây Nhân loại có hai hệ thống logic chính yếu và quan trọng nhất: một là của Aristote và hai là của Đức Phật Tại phương Tây thì nguyên lý logic của Aristote (Aristotle, Aristotélès) đã bao trùm toàn bộ nền tư tưởng của thế giới Tây phương từ thời cổ đại cho đến nay ngoại trừ các trào lưu tín ngưỡng độc thần, vì các nền tín ngưỡng này không hàm chứa một nguyên tắc lôgic nào cả Các tác phẩm chính của Aristotle về logic gồm có: Categories, On Interpretation, Prior Analytics và Posterior Analytics Trong đó,ông có thảo luận về hệ thống lý luận và hệ thống phát triển các lập luận âm thanh của mình Có thể nói rằng nền tư tưởng Tây phương và các trào lưu tín ngưỡng đã phát triển song hành và đối nghịch nhau từ thời trung cổ mà hậu quả mang lại là tình trạng xã hội Tây phương ngày nay Tại phương Đông, Phật giáo đưa ra một hệ thống biện luận vô cùng đặc thù và độc đáo và đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong nền tư tưởng Á châu Khổng giáo chỉ là một nền triết học đạo đức, Lão giáo có thể xem là một nền triết học siêu hình, nhưng cả hai không đưa ra được một nguyên tắc logic nào cả Các tôn giáo của Ấn độ như Vệ - đà, Bà – la - môn, Ấn giáo chỉ dựa vào nghi lễ hiến dâng và cầu xin hơn là đưa ra một hệ thống suy luận để tìm hiểu sự thực Để đối đầu với logic học của Phật giáo, các trào lưu tư tưởng triết học Ấn độ cũng có đề nghị một số luận lý logic nhưng hoàn toàn không vững chắc Logic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm Hệ thống logic của Phật giáo “thực tế” hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn, do đó không nhất thiết phải có cùng những quy tắc mà Aristote đã đưa ra Logic học Phật giáo không phải là một ngành học riêng biệt mà có thể gọi đấy là những kỹ thuật hay những ứng dụng trực tiếp góp phần vào sự tu tập Những kỹ thuật hay ứng dụng ấy là gì? Mục đích trước hết là để chứng minh một số khái niệm trong Đạo Pháp, sau đó là để tìm hiểu bản thể đích thực của thế giới này Đối với Phật giáo, thế giới mà chúng ta đang sống vừa “thật” một cách cụ thể, tức có thể nhìn thấy nó, sờ mó được nó và va chạm vào nó, nhưng thế giới đó cũng vừa “không thật” vì tất cả mọi hiện tượng kể cả tư duy của con người chỉ “thật” một cách tương đối mà thôi vì chúng biến động không ngừng, tức “hiện ra” và “biến đi” liên tục giống như những “ảo giác” Do đó Phật giáo chủ trương thế giới hiện tượng hàm chứa hai sự thực khác nhau: sự thực tương đối và sự thực tuyệt đối Logic của Phật giáo được căn cứ và xây dựng trên cả hai sự thực ấy vì thế nên hoàn toàn khác biệt với logic của Aristote.

Nếu logic Aristote hướng vào việc tìm kiếm sự thực thì mục đích của logic Phật giáo là giúp cho con người tránh khỏi được mọi sai lầm và ảo giác Để thực hiện mục đích đó Phật giáo đã đưa ra một kỹ thuật giúp chúng ta nhìn thấy phía sau sự biến động của mọi hiện tượng còn có một thứ gì khác nữa, đó là bản chất tối hậu của hiện thức, cái bản chất tối hậu ấy Phật giáo gọi là Tánh không.

Thực tiễn logic học tại Việt Nam

Cách đây hàng nghìn năm, người Việt cổ đã biết hướng tư duy vào thực tiễn.

Các họa tiết người, chim, hươu nhảy chạy bay vây quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ chứng tỏ người Việt cổ đã phần nào nắm được tính chu kỳ, quy luật tuần hoàn của bốn mùa Hình khối cân xứng, hài hoà của trống đồng, sự phân bố đều đặn các điểm trang trí giữa các đường tròn đồng tâm trên mặt trống tuân theo chặt chẽ những luật đối xứng Những điều đó cho phép chúng ta khẳng định rằng chủ nhân trống đồng đã có những khái niệm về hình học và số học ở một trình độ nhất định Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, trí tuệ Việt Nam đã được khẳng định bằng một trường phái toán học Đại Việt độc đáo, uyên sâu với những tên tuổi lớn như Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh… Thế kỷ XX, dù đi qua biết bao biến cố, thử thách lớn lao của lịch sử, trí tuệ Việt Nam vẫn tiếp tục tỏa sáng, thăng hoa bằng những kỳ tích khiến nhân loại phải ngả mũ kính phục Không có một dân tộc nào trong một thế kỷ lại đánh bại hai cường quốc mạnh nhất thế giới.

Dân tộc ấy tiếp tục đóng góp cho thế giới nhiều nhà khoa học lớn trong các lĩnh vực toán học, vật lý, triết học… Trong những điều kiện khó khăn nhất về hoàn cảnh sống cũng như môi trường nghiên cứu Một số trắc nghiệm về IQ, EQ, và những thành tích của trí tuệ Việt Nam trong các cuộc tranh tài với thế giới xưa và nay đều có những tấm gương đủ sức thuyết phục

2.3.2 Logic học trên giảng đường ở Việt Nam

Hiện nay môn Logic học được giảng dạy ở nhiều trường đại học (ĐH) và cao đẳng (CĐ) nước ta, đặc biệt là ở các trường thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm cả kinh tế, luật Trên thực tế, sinh viên các ngành này, đặc biệt là những sinh viên thi đại học khối C (không thi môn toán) gặp rất nhiều khó khăn khi học môn Logic, và kết quả học tập của họ chưa cao và không đáp ứng được yêu cầu của họ, hậu quả là sinh viên không yêu thích và học môn học này một cách thụ động Nội dung môn Logic học hiện nay tập trung chủ yếu vào các phần:

+ Các quy luật cơ bản của tư duy + Tam đoạn luận đơn

+ Chứng minh, bác bỏ và ngụy biệnTrong ba phần nêu trên, phần thứ ba được dành thời lượng rất ít, và chủ yếu là học lí thuyết Các nội dung Logic học hiện đại được nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX,được ứng dụng rộng rãi trong các ngành khoa học và trong đời sống như đại số mệnh đề, hệ suy luận tự nhiên, Logic học vị từ, hợp giải (mệnh đề và vị từ), suy luận xác suất… Gần như hoàn toàn không được đề cập trong chương trình môn Logic học của chúng ta Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy môn Logic học của đa số các giảng viên hiện nay là thuyết giảng Thời gian dành cho sinh viên thuyết trình, tranh luận, giải bài tập… còn rất ít Một số giảng viên cho sinh viên thuyết trình một số nội dung thay cho việc giảng dạy các nội dung đó Việc làm này rất dễ dẫn đến việc thay giảng viên bằng sinh viên, không lôi cuốn được sinh viên Các phần mềm giúp giảng Logic học, các trò chơi logic… cũng rất ít được sử dụng Phương pháp dạy này không phát huy được tính tích cực của sinh viên Thay vì được rèn luyện kĩ năng suy luận, kĩ năng chứng minh, bác bỏ, tranh luận… sinh viên trong trường hợp tốt nhất chỉ có được tri thức lí thuyết về các nội dung trên Nhiều góp ý xác đáng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nghiên cứu môn Logic học đã được đề xuất bởi các chuyên gia:

Theo Th.S.Phạm Thu Trang, viện Thông tin khoa học xã hội (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), đã suy nghĩ theo đúng logic sự vật ở trình độ tư duy trừu tượng, nhận thức lý trí quả thực không dễ dàng bởi nó phần nhiều trái ngược với những hiểu biết thông thường đã bám rễ sâu sắc trong ý thức của tuyệt đại đa số người học từ thuở ấu thơ Theo lý giải của Giảng viên Vũ Văn Cảnh – trường ĐHSP (Đại HọcThái Nguyên) thì ngoài trừu tượng cao, đây là môn học mà phần lớn học sinh phổ thông chưa từng được tiếp xúc Hơn nữa lại được bố trí giảng dạy vào học kì I làm sinh viên càng bỡ ngỡ do chưa có quen với môi trường, phương pháp học ở ĐH, khả năng tư duy Theo TS Phạm Quỳnh – NXB giáo dục Việt Nam, mặc dù logic đã được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta từ khá sớm, từ khoảng những năm 50 thế kỉ XX Nhưng dường như từ đó đến nay, khung chương trình dạy đại cương vẫn không thay đổi.

Nhiều giáo trình mới đã được xuất bản nhưng vẫn chưa có một sự thống nhất các hiểu các thuật ngữ cơ bản Logic học trên thế giới đã có những bước tiến khá xa về phương diện lý thuyết Đưa ra một số điểm chưa thống nhất trong các tài liệu Logic học, Th.S.

Nguyễn Thi Lan đề nghị, nên có một hội nghị khoa học thống nhất những nội dung trên, từ đó có một bộ giáo trình Logic học tương đối chuẩn trong phạm vi quốc gia; đồng thời kiến nghị Bộ GD&ĐT nên đưa môn học này thành môn học bắt buộc trong các trường chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng lực tư duy logic cho sinh viên, từ đó tăng sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa.

Các quan tâm về các loại logic khác nhau giải thích rằng logic không phải là được nghiên cứu trong chân không Trong khi logic thường có vẻ tự cung cấp sự thúc đẩy chính nó, môn học này phát triển tốt nhất khi lý do mà chúng ta quan tâm đến logic được đặt ra một cách rõ ràng.

Sống trong xã hội, mỗi người không tồn tại một cách cô lập mà luôn có mối quan hệ với nhau và tự nhiên Cùng với ngôn ngữ, logic giúp con người hiểu biết nhau một cách chính xác và nhận thức tự nhiên đúng đắn hơn.

Trải qua quá trình lao động, tư duy logic của con người được hình thành trước khi có khoa học về logic Tuy nhiên tư duy logic được hình thành bằng cách như vậy là tư duy logic tự phát Tư duy logic tự phát gây trở ngại cho nhận thức khoa học, nó dễ mắc phải sai lầm trong quá trình trao đổi tư tưởng với nhau, nhất là những vấn đề phức tạp.

Logic học giúp chúng ta chuyển đổi lối tư duy logic tự phát thành tư duy logic tự giác Tư duy logic tự giác đem lại những lợi ích sau: lập luận chặt chẽ, có căn cứ; trình bày các quan điểm, tư tưởng một cách rõ ràng, chính xác mạch lạc hơn Vạch ra các thủ thuật ngụy biện của đối phương Logic học còn trang bị cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu khoa học: suy diễn, quy nạp, phân tích, tổng hợp, giả thuyết, chứng minh… nhờ đó làm tăng khả năng nhận thức, khám phá của con người đối với thế giới Ngoài ra, logic còn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số lĩnh vực, một số ngành khoa học khác nhau như: toán học, điều khiển học, ngôn ngữ học, luật học…

Ngày đăng: 03/07/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w