Tiểu luận đề tài đối tượng và ý nghĩa của logic học

22 1 0
Tiểu luận đề tài  đối tượng và ý nghĩa của logic học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

một số quan niệm cho rằng “logic học là khoa học nghiên cứu về tư duy” hay “logic học là khoa học nghiên cứu về quy luật của sự vật”,...Những định nghĩa đó, quan niệm đó về logic học là

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯNG ĐẠI HC SƯ PHẠM K THUÂT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN NHẬP MÔN LOGIC HC

TIỂU LUẬN MÔN HC

ĐỀ TÀI ĐỐI TƯỢNG VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HC:

Mã môn học: INLO220405 MÃ HP: : INLO220405_22_1_04

GVHD: PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

TPHCM, ngày 19 tháng 10 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬNHC KỲ I NĂM 2022 – 2023

Lớp: INLO220405_22_1_04

Tên đề tài: Đối tượng và của ý nghĩa logic học.

STTH VÀ TÊN SINH VIÊNMSSV% HOÀN THÀNH

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Phùng Thanh TiềnSĐT: 0905537122

Trang 3

Lời cám ơn

Nhóm xin chân thành cám ơn thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM.Đã giảng dạy cho nhóm những kiến thức chuyên môn và cơ bản để nhóm có thể hoàn thiện tuêủ luận này.

Chúng em xin chân thành cám ơn thầy PSG.Ts Đoàn Đức Hiếu,giáo viên môn học nhập môn logic học.Nhờ sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy đặt biệt là những lời khuyên quý báo và những góp ý khi nhóm gặp trở ngại của thầy đã giúp nhóm hoàn thành tốt mục tiêu của đề tài.

Bên cạnh đó nhóm em cũng xin cám ơn các bạn trong nhóm làm các đề tài tiều luận khác,các bạn đã hỗ trợ nhiệt tình bằng kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình Nhóm xin chân thành cám ơn!

Trang 4

A.MỞ ĐẦU……….5

1.Đặt vấn đề………5

2.Mục tiêu nghiên cứu ……….6

3.Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng……….6

B.NỘI DUNG……….7

Chương 1: THUẬT NGỮ LOGIC HC………7

Chương 2: TƯ DUY LOGIC VÀ NGÔN NGỮ……….8

2.1 Tư duy và tư duy logic………8

2.1.1 Tư duy……… 8

2.1.2 Tư duy logic………11

2.2 Ngôn ngữ………12

2.3 Mỗi quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ……… 13

Chương 3:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỂN CỨU CỦA LOGIC HC3.1 Đối tượng nghiên cứu của logic học………14

3.2 Phương pháp nghiên cứu của logic học……….16

Chương 4:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HC…17Chương 5: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU LOGIC HC……… 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 22

PHẦN MỞ ĐẦU

4

Trang 5

1 Đặt vấn đề:

Trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người và mỗi cá nhân con người, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, tư duy của con người phụ thuộc vào các quy luật lôgic và diễn ra dưới các hình thức logic của tư duy Quy luật lôgic và các hình thức lôgic của tư duy là cái phổ biến diễn ra trong tư duy của nhân loại Điều này cũng nói lên rằng con người suy nghĩ một cách lôgic ngay cả khi không biết rằng tư duy của mình phụ thuộc vào các quy luật lôgic Nói tóm lại, người ta có kinh nghiệm lôgic trước khi nghiên cứu môn lôgic học và vận dụng lôgic học ở trình độ hệ thống lý luận và khoa học.

Bởi vậy, chúng ta có thể nói rằng, trước hết lôgic học có vai trò tổng kết kinh nghiệm lôgic Khoa học lôgic như ánh sáng mới chiếu rọi vào những điều đã quen biết và thực hành tư duy hàng ngày Từ thực tiễn kinh nghiệm được tổng kết, con người trừu tượng hóa, xây dựng cơ sở của lâu dài lý luận và khoa học lôgic, các phạm trù, nguyên lý, quy luật cơ bản của tư duy logic hình thành Từ đó xây dựng nên các học thuyết từ lý thuyết tổng quát đến các lý thuyết chuyên biệt và quay về với kinh nghiệm, thực tiễn Xuất phát từ hệ thống lý luận và khoa học đó, lôgic học tiến hành xem xét, đánh giá kinh nghiệm thông thường, phát hiện những bản chất sâu sắc hơn và chỉ đạo quá trình tạo lập kinh nghiệm mới, quá trình tư duy mới Lôgic học lý thuyết và khoa học về lôgic thực sự là người hướng dẫn, chỉ đường cho nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn Từ đó, chúng ta có thể nói một cách vắn tắt ý nghĩa của lôgic học như sau:

- Một là, việc nghiên cứu lôgic học giúp tư duy con người chủ động, tự giác và thông minh hơn, góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ, chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng.

- Hai là, việc nghiên cứu khoa học lôgíc giúp con người tìm kiếm những con đường ngắn nhất, đúng đắn nhất và hiệu qua nhất để đạt tới chân lý khách quan

- Ba là, việc nghiên cứu lôgic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm lôgic của chúng ta.

Trang 6

Việc nắm vững các quy luật logic cùng các hình thức tư duy logic Vì vậy, có vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong hoạt động lý luận và thực tiễn để nhận thức chân lý và cải tạo thế giới.

Nhằm mục đích hiểu về tư duy logic và có thể áp dụng được cách suy nghĩa logic vào cuộc sống, vì thế nhóm em tập trung nghiên cứu về đề tài “Đôi tượng và ý nghĩ của n logic học" Do thời gian hạn chế và lượng kiến thức còn ít nên tiểu luận chỉ làm rõ các vấn đề cơ bản, nếu có thời gian cũng như lượng kiến thức phong phú thì nhóm mong : thể tìm hiểu và phát truyền tiểu luận một cách hay hơn và sâu sắc hơn Hy vọng tiểu luận này có thể giúp được các bạn trong lớp cũng như nhóm hiểu thêm về các đối tượng và ý nghĩa của logic học.

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài sẽ nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về: - Thuật ngữ logic học

- Tư duy, tư duy logic và ngôn ngữ

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của logic học - Quá trình hình thành và phát truyển của logic học - Ý nghĩa của việc nghiên cứu logic học

3 Phương pháp nghiên cứu được áp dụng

- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu: Thông qua các giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: Thông qua các tài liệu thu thập được nhằm hệ thống và sắp xếp các tài liệu khao học theo chủ đề, theo đơn vị kiến thức để nội dung của bài tiểu luận dễ nhận biết và nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

6

Trang 7

Chương 1: THUẬT NGỮ LOGIC HC

Thuật ngữ logic bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Từ này lần đầu tiên được Heraclité nêu ra trong tác phẩm triết học của mình Ông dùng nó để chỉ những quy luật vận động và biến hóa phổ biến của sự tồn tại Sau khi từ logột ra đời, các nhà triết học và logic học đã sử dụng nó với những nội dung khác nhau Chẳng hạn phá Stoic một trường phái triết học Hy Lạp cổ được Zenon khởi sướng đã dùng từ lôgột để chỉ lý tính hay vận mệnh của vũ trụ Sau đó phái Platôn mới và đạo thiên chúa từ thời trung cổ đã dùng từ logột đế chi ý niệm hay một lực lượng huyền bí sáng tạo ra giới tự nhiên Tiếp theo, Hêghen đã dùng nó để chi ý niệm tuyệt đối một yếu tố đầu tiên tạo ra giới hiện thực

Kế thừa những yếu tố hợp lý và phê phán những yếu tố sai lầm trong những quan niệm ở trên, các nhà triết học và logic học mácxít đã sử dụng thuật ngữ logic theo hai nghĩa

Nghĩa thứ nhất: Chỉ những mối liên kết tất yếu của các sự vật, hiện tượng hoặc

giữa các mặt ở trong cùng một sự vật hiện tượng Tức là chỉ quy luật vận động và phát truyền của tự nhiên, xã hội Theo nghĩa ấy, nó là các logic khác quan

Nghĩa thứ hai: Chỉ quy luật của sự liên kết, vận động và phát truyền tư duy nhắm

đạt tới chân lý Tức là các bộ phận hợp thành của tư duy phải được lập luận, được liên kết với nhau, vận động và phát truyền theo qui luật đó để phản ánh đúng đắn bản chất của sự vật tong thế giới hiện thực Theo nghĩa thứ hai này thì nó là cái logic chủ quan, logic của tư duy, của lập luận để tìm ra chân lý

Đương nhiên giữa logic khách quan và logic chủ quan có mối quan hệ tác động qua lại với nhau Trong mối quan hệ đó thì logic khách quan đóng vai trò quy định logic chủ quan Ngược lại logic chủ quan là sự phản ánh của logic khác quan vào trong đầu óc của con người Nó có tính độc lập trường đối so với logic khách quan

Việc tìm hiểu ý nghĩa thứ hai của thuật ngữ logic học đã nêu ra ở trên là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành thuật ngữ logic học Nếu không bám sát vào nghĩa đó thì không thể hiểu đúng đắn nội dung cơ bản của thuật ngữ logic học Trên thực tế, có

Trang 8

một số quan niệm cho rằng “logic học là khoa học nghiên cứu về tư duy” hay “logic học là khoa học nghiên cứu về quy luật của sự vật”, Những định nghĩa đó, quan niệm đó về logic học là không đúng đắn, là sự xa rời ý nghĩa thứ hai của từ logic

Trong lịch sử phát triển của triết học và logic học, đối với các nước khác nhau, người ta sử dụng thuật ngữ logic học với những tên gọi khác nhau Chẳng hạn ở thời cổ đại ấn độ gọi nó là nhân minh học Đó là môn khoa học nghiên cứu những nguyên nhân đến sự lập luận rõ ràng, trong sáng, mạch lạc Người Trung Quốc, trước năm 1960 goi luận lý học Ở nga gọi là logica, người pháp gọi là logique Còn tại miền bắc nước ta trước năm 1960 và tại miền Nam trước năm 1975 gọi là luận lý học Sau thời gian đó, chúng - thống nhất một tên gọi chung cho đến ngày nay là logic học Đó là môn khoa học nghiên cứu những hình thức, quy luật của tư duy nhằm đạt tới chân lý.

Chương 2: TƯ DUY LOGIC VÀ NGÔN NGỮ2.1 Tư duy logic:

2.1.1 Tư duy:

Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức Đó là giai đoạn nhận thức lý tính, tức là giai đoạn được hình thành và phát triển trên cơ sở các tài liệu do giai đoạn nhận thức cảm tính đem lại.

Về bản chất thì tư duy là sự phản biện phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những đặc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khác quan Việc xác định tư duy là phản ánh, cũng có nghĩa là thừa nhận tư duy là cái có sau các sự vật, vật chất là cái có trước, tồn tại khách quan độc lập đối với tư duy, ý thức của con người Tuy nhiên tính phản ánh của tư duy không phải là sự phản ánh trực tiếp mà nó là sự phản ánh gián tiếp Bởi vì tư duy phải thông qua giai đoạn nhận thức cảm tính giai đoạn con người sử dụng các giác quan để trực tiếp tác động vào sự vật mới phản ánh được thế giới hiện thực.

8

Trang 9

Hơn thế, sự phản ánh của tư duy không chỉ là gián tiếp mà còn là trừu tượng Bởi lẽ, sự phản ảnh bằng tư duy bao giờ cũng xu hướng giữ lại những đặc điểm, thuộc tính bản chất, loại bỏ những đặc điểm, những thuộc tính không bản chất của sự vật Như vậy, trong tư duy chỉ chứa đựng những đặc tính bản chất của các sự vật, Những đặc tính bản chất đó làm nên nội dung của tư duy Do đó, người ta thường gắn đặc trưng này với nội dung của tư duy gọi là tư duy trừu tượng.

Ngoài tính gián tiếp và tính trừu tượng, sự phản ánh của tư duy còn mang tính khái quát Bởi vì sự phản ảnh này luôn luôn rút ra những đặc tính bản chất, giống nhau ở trong lớp các sự vật cùng loại.

Như vậy tính gián tiếp tính trừu tượng và tính khái quát là những đặc tính phản ảnh của tư duy Các đặc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau Tổng hợp các đặc tính đó trong quá trình phản ánh cái bản chất của các sự vật tạo thành cái bản chất của tư duy con người trong quá trình tìm hiểu hiện thực khách quan.

Xét về phương diện cấu trúc thì tư duy tồn tại ở hai trạng thái là nội dung và hình thức Nội dung của tư duy là kết quả của sự phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng vào trong đầu óc của con người Nói như C Mác thì nó là sự di chuyển các sự vật vào trong đầu óc của con người và được cải biến ở trong đó Hay như Lênin đã coi đó là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” nội dung của tư duy luôn luôn vận động và biến đổi để phản ảnh kịp thời sự vận động và biến đổi của các sự vật hiện tượng.

Sự vận động, biến đổi và phát triển đó diễn ra dưới tác động của những quy luật nhất định Chẳng hạn như những quy luật sau đây trong tư duy: quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, quy luật từ những từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của nguyên tắc lịch sử nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử, nguyên tác thống nhất giữa logic và lịch sử, nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể Toàn bộ nội dung của tư duy và những quy luật, những nguyên tắc ấy hợp thành đối tượng nghiên cứu của logic biện chứng Đề cập đến góc độ này, trong các bút ký triết học Lênin đã viết:

Trang 10

logic không phải là học thuyết về những hình thức bên ngoài của tư duy, mà là học thuyết về những quy luật phát triển của “tất thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”, tức là học thuyết về những quy luật phát triển của toàn bộ nội dung cụ thể của thế giới và nhận thức thế giới, tức là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử nhận thức thế giới.

Đồng thời với nội dung tư duy còn có hình thức của nó Hình thức của tư duy là kết cấu hay cấu trúc bên trong của nó, bao gồm các bộ phận hợp thành như khái niệm, phán đoán, suy luận

Ví dụ:

Mỗi một khái niệm như “cây bút” hoặc “cái ghế , tuy phản ánh về các sự vật khác nhau, có nội dung khác nhau bao giờ chúng cũng chứa đựng một số lượng nhất định các đặc tính bản chất của đối tượng Những đặc tính đó tạo nên nội hàm của khái niệm.

Đồng thời mỗi khái niệm đều phản ánh một số lượng các đối tượng (các sự vật, hiện trương) nhất định, tồn tại trong thế giới hiện thực Tập hợp các đối tượng ấy tạo thành ngoại diện của khái niệm Như vậy, chính nội hàm và ngoại diện là hai bộ phận hợp thành câu trúc của khái niệm một hình thức cụ thể của tư duy.

Hay khi chúng ta khẳng định “Hàng hóa là sản phẩm của quá trình sản xuất”, “Hà Nội là thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Ở hai khẳng định trên ta thấy mặc dù chúng có nội dung khác nhau song chúng lại có cùng một cấu trúc Đó là cùng khẳng định một đặc tính xác định của một đối tượng cụ thể Nếu ta ký hiệu khái niệm chỉ đối tượng đề cập đến ở trong các khẳng định trên là S còn khái niệm chỉ đặc tính của đối tượng là P thì ta thấy hai sự khẳng định trên đều có hình thức thể hiện: S là P Đây là câu trúc của phán đoán một hình thức cụ thể nữa của tư duy.

2.1.2 Tư duy logic:

10

Trang 11

Mặt cấu trúc và các quy luật, quy tắc chi phối cấu trúc bên trong của tư duy mà chúng ta nêu ra ở trên thuộc lĩnh vực mà logic học đại cương (hay nói chính xác là logic hình thức) quan tâm nghiên cứu để đạt tới tư duy logic.

Đặc trưng cơ bản của tư duy logic là tính chặt chẽ Đặc trưng này, thể hiện sự liên kết, gắn bó lẫn nhau không thể tách rời nhau giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành trong nội dung của tư duy Nếu thiếu sự liên kết, gắn bó ấy sẽ dẫn đến sự tách biệt, rời rạc và vì vậy không thể có tư duy logic được.

Ngoài tính chặt chẽ, tư duy logic phải có tính hệ thống Tính hệ thống phản ánh sự sắp xếp các nội dung lập luận theo một trình tự nhất định Nội dung được xác định phía trước phải là cơ sở để tìm hiểu và phát triển các nội dung phía sau Trình tự sắp xếp ấy tạo ra tính chỉnh thể, nhất quán không thể đảo ngược được.

Đặc trưng tiếp theo của tư duy logic là tính tất yếu Tinh tất yếu của tư duy logic là tính tuân thủ của các quy luật và quy tắc logic Đó là các quy luật đồng nhất, không mâu thuẫn, có cơ sở rõ ràng và đầy đủ Đó là sự ngắn gọn, không rườm rà, không luẩn quẩn trong quá trình lập luận.

Đặc trưng cuối cùng của logic là tính chính xác Tính chính xác phản ánh đúng đắn những đặc điểm bản chất của đối tượng vào trong các dấu hiệu cơ bản của khái niệm là sự xác định được giá trị của tư tưởng ở trong phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ Tính chính xác của tư duy logic đòi hỏi có sự lập luận rõ ràng, rành mạch khúc triết để đạt tới chân lý nhằm làm cho người khác hiểu đúng được nội dung mà tư duy phản ánh, tránh sự hiểu sai, hiểu lầm sang các nội dung khác thuộc đối tượng khác.

Như vậy, đặc trưng tư duy logic là tư duy chặt chẽ, có hệ thống, tất yếu và chính xác Thiếu một trong các đặc trưng đó thì không thể có tư duy logic Trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại thì tư duy logic không phải được hình thành ngay từ khi còn người xuất hiện mà nó được hình thành dần dần, chuyển từ tính tự phát sanng tính tự giác trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Việc hình thành, phát triển tư duy nói chung

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:12

Tài liệu liên quan