Do đó, đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản,sự biến động của tài sản trong các quá trình hoạt động kinh tế, tài chính, các quan hệ kinhtế pháp lý ngoài tài sản thuộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
-BÀI THẢO LUẬN
MÔN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Đề tài: Đối tượng nghiên cứu của kế toán
Giảng viên hướng
dẫn
: ThS Trần Thị Thùy
Mã lớp học phần : 2248FACC0111
Nhóm thực hiện : Nhóm 2
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I Khái quát chung về đối tượng nghiên cứu của kế toán 5
II Nội dung cụ thể của đối tượng hạch toán kế toán trong doanh nghiệp 5
1 Tài sản và nguồn hình thành tài sản 5
1.1 Tài sản của đơn vị 6
1.1.1 Tài sản ngắn hạn 6
1.1.2 Tài sản dài hạn 7
1.2 Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn) 8
1.2.1 Nợ phải trả 8
1.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu 9
2 Sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 10
2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất 10
2.2 Đối với doanh nghiệp thương mại 11
2.3 Đối với doanh nghiệp tín dụng 11
3 Các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp 12
III Đối tượng nghiên cứu kế toán trong Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động 12 1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động 12
2 Các đối tượng nghiên cứu kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động 13
2.1 Tài sản 13
a Tài sản ngắn hạn: 14
b Tài sản dài hạn: 14
Trang 32.2 Nguồn vốn 15
a Nợ phải trả 15
b Vốn chủ sở hữu 16
2.3 Sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 16 2.4 Các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty Cổ phần và Đầu tư Thế giới Di động 17
IV Những vấn đề cần trao đổi 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
3
Trang 4Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới.Nền kinh tế nước ta cũng đã có những chuyển biến mạnh mẽ do có sự đổi mới kinh tếchuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điềutiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt bậc đã tạo cho nền kinh tế đấtnước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới Tuy nhiênnền kinh tế nước ta cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong quá trình tổchức quản lý hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao nhất
Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý các hoạtđộng của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán mà người quản lý cóthể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào Với tư cách là công
cụ quản lý kinh tế, kế toán đã và đang cần có sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghichép và lưu trữ các dữ liệu mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin quản lý
Do đó kế toán về mặt bản chất là hệ thống đo lường xử lý và truyền đạt những thông tin
có ích làm căn cứ cho các quyết định kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong
và cả bên ngoài doanh nghiệp Việc thực hiện công tác kế toán tốt hay xấu đều ảnh hưởngđến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý
Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành giữa chúng có mối liên hệmật thiết, hữu cơ gắn bó với nhau tạo nên một hệ thống quản lý có hiệu quả
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán vận dụng lý thuyết được học tậptại trường nhóm 2 chúng em đã thực hiện một bài tiểu luận về “ Đối tượng nghiên cứu của
kế toán” để nghiên cứu, thuyết trình và tìm hiểu về kế toán trong môn học “ Nguyên Lý
Kế Toán”
4
Trang 5Kế toán là một môn khoa học kinh tế có đối tượng nghiên cứu riêng Đối tượng củahạch toán kinh tế là quá trình tái sản xuất xã hội Kế toán là một bộ phận của hạch toánkinh tế, nghiên cứu đối tượng kế toán là nghiên cứu các nội dung, các bộ phận của quátrình tái sản xuất xã hội mà kế toán phản ánh và giám đốc.
Với vai trò của kế toán là công cụ quản lý kinh tế, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọihoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai,minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanhnghiệp, tổ chức và cá nhân Kế toán được thực hiện ở tất cả các tổ chức, xí nghiệp sảnxuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các
tổ chức khác có sử dụng kinh phí của nhà nước hoặc không sử dụng kinh phí của nhànước (đơn vị kế toán) Đồng thời với đặc trưng của kế toán là sử dụng thước đo tiền tệ làthước đo chuyên dùng Do đó, đối tượng của kế toán là tài sản, nguồn hình thành tài sản,
sự biến động của tài sản trong các quá trình hoạt động kinh tế, tài chính, các quan hệ kinh
tế pháp lý ngoài tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị
1 Tài sản và nguồn hình thành tài sản
Mỗi đơn vị, tổ chức khi thành lập và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhấtđịnh đều cần có một lượng tài sản nhất định Trong quá trình hoạt động các đơn vị phảiquản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi tài sản hiện có Quản lý tài sản cần thiết phảibiết được tài sản của đơn vị hiện có là bao nhiêu, nó bao gồm các loại gì, số lượng củatừng loại, đồng thời phải biết được tài sản của đơn vị được hình thành từ nguồn nào? Tàisản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt khác nhau của cùng một khối lượng tài sản Kếtoán là công cụ quản lý trong từng đơn vị phải ghi nhận, phản ánh được tài sản hiện có vànguồn hình thành tài sản, như vậy tài sản và nguồn hình thành tài sản là đối tượng củahạch toán kế toán
5
Trang 61.1 Tài sản của đơn vị
Trong các doanh nghiệp, tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thuđược lợi ích kinh tế trong tương lai Lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản là tiềmnăng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làmgiảm bớt những khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra Tài sản của doanh nghiệp đượcbiểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hoá hoặckhông thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế Tài sản xét theotính chất và yêu cầu quản lý bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
1.1.1 Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, thời gian sửdụng, luân chuyển, thu hồi ngắn, thường dưới 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh của doanhnghiệp
Trong doanh nghiệp tài sản ngắn hạn bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: là bộ phận tài sản tồn tại dưới hình thái tiền tệnhư tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển (bao gồm: tiền VND, ngoại tệ các loại,vàng bạc, đá quý, …) và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạnkhông quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định vàkhông có rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là bộ phận tài sản đơn vị đem đầu tư ra bênngoài với mục đích để đem lại lợi nhuận như giá trị các loại chứng khoán kinh doanh (tráiphiếu, cổ phiếu), các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (tiền gửi có kì hạn, tráiphiếu, cho vay,…)
- Các khoản phải thu ngắn hạn: là bộ phận giá trị tài sản của doanh nghiệp đang nằm
ở khâu thanh toán doanh nghiệp phải thu và có thời hạn thanh toán trong vòng một nămnhư các khoản phải thu người mua, trả trước cho người bán, thuế giá trị gia tăng đầu vàođược khấu trừ, khoản phải thu nội bộ, tạm ứng, đây chính là bộ phận tài sản của đơn vị
để cá nhân và đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc không hợp pháp
6
Trang 7gốc-nguyên lý
kế toán 100% (4)
2
Kế-Toán
-nguyên lý
kế toán 100% (1)
12
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Nguyên LÝ KẾ TOÁN
23
Trang 8- Hàng tồn kho: là toàn bộ giá trị hàng tồn kho đang trong quá trình kinh doanhthuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản ngắnhạn của doanh nghiệp bao gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán chưa xác địnhtiêu thụ,
- Tài sản ngắn hạn khác: là giá trị các tài sản ngoài các tài sản ngắn hạn trên và cóthời hạn thu hồi hoặc thanh toán trong một năm hoặc một chu kỳ hoạt động như tài sảnthiếu chờ xử lý, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, tài sản thế chấp, các khoản ký cược,
ký quỹ ngắn hạn,…
1.1.2 Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, thường có giá trị lớn,
có thời gian luân chuyển, thu hồi, sử dụng trên 1 năm, hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh củadoanh nghiệp
Trong doanh nghiệp tài sản dài hạn bao gồm:
- Các khoản phải thu dài hạn: là giá trị các khoản doanh nghiệp phải thu bao gồmphải thu khách hàng dài hạn, trả trước cho người bán, nhà cung cấp dài hạn, phải thu nội
bộ dài hạn, chi phí trả trước dài hạn,
- Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần Tài sảnđược ghi nhận là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời các tiêu chuẩn sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp xét theo hình thái biểu hiện bao gồm:
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệpnắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntài sản cố định như nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận tải
Trang 9Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cốđịnh như quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, bản quyền
- Tài sản là các bất động sản đầu tư: là giá trị của toàn bộ quyền sử dụng đất, nhà,hoặc một phần của nhà, hoặc cả nhà và đất của doanh nghiệp hiện nắm giữ với mục đíchthu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất kinhdoanh hoặc để bán trong kỳ kinh doanh thông thường
- Tài sản là các khoản đầu tư tài chính dài hạn: là bộ phận tài sản của doanh nghiệpđược đem đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với mục đích để sinh lời, có thời hạn thu hồilớn hơn một năm như các loại chứng khoán dài hạn, vốn góp liên doanh dài hạn dưới hìnhthức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty con, công ty liênkết
- Tài sản dài hạn khác là giá trị các tài sản ngoài các tài sản dài hạn trên và có thờihạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm như các khoản chi phí trả trước dài hạn, chi phíđầu tư xây dựng cơ bản dở dang, tài sản thế chấp, các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn
1.2 Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)
Trong các doanh nghiệp, tài sản được hình thành từ các nguồn khác nhau đó là:
- Nợ phải trả dài hạn: là những khoản nợ phải thanh toán có thời gian lớn hơn 1 năm
Nợ phải trả bao gồm các khoản:
Phải trả cho người bán, nhà cung cấp
Khách hàng trả trước tiền hàng
Vay ngân hàng và các tổ chức, cá nhân khác
8
Trang 10Thuế và các khoản nộp ngân sách
Phải trả người lao động
Quỹ phúc lợi, khen thưởng
Tài sản nhận thế chấp, ký quỹ, ký cược
Các khoản phải trả, phải nộp khác,…
1.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nguồn vốn này
do các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp góp vốn, doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài màkhông cần phải cam kết thanh toán
Xét theo nguồn hình thành bao gồm:
- Vốn của các nhà đầu tư là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốnnhà nước
- Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế pháthành
- Lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn
- Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển
- Lợi nhuận chưa phân phối là phần lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu,hoặc chưa trích lập các quỹ
- Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng, khi doanhnghiệp hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài, các khoản chênh lệch
do đánh giá lại tài sản khi có quyết định của nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốnliên doanh
Xét theo mục đích sử dụng, vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn được sử dụng cho mục đích hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Các quỹ của doanh nghiệp: được trích lập từ kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh, được sử dụng cho các mục đích nhất định
9
Trang 11Tại một thời điểm bất kỳ, tổng giá trị tài sản của đơn vị bao giờ cũng bằng tổng nguồnhình thành tài sản (nguồn vốn).
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
2 Sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong quá trình hoạt động của đơn vị do tác động của các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtài sản và nguồn hình thành, tài sản luôn biến động nó chuyển hóa từ hình thái này sanghình thái khác: ví dụ hàng hóa được mua vào và bán ra, tiền mặt thu vào và chi ra… Quản
lý tài sản phải biết được tài sản hiện có, mặt khác phải biết được sự biến động của tài sảnqua các quá trình hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra Do đó, kế toán phản ánh tài sản hiện
có đồng thời phải phản ánh sự biến động của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh Tức là sự biến động tài sản trong quá trình hoạt động kinh tế, tài chính là đốitượng kế toán
2.1 Đối với doanh nghiệp sản xuất
Chức năng cơ bản là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra thì tài sản của đơn vị sẽthay đổi hình thái qua 3 giai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu: cung cấp, sản xuất và tiêuthụ
- Quá trình cung cấp: là quá trình doanh nghiệp bỏ tiền mua các yếu tố đầu vào củaquá trình sản xuất kinh doanh
- Quá trình sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, công
cụ, dụng cụ, thiết bị, sức lao động ) để sản xuất ra thành phẩm
- Quá trình tiêu thụ: là quá trình doanh nghiệp bán thành phẩm mà doanh nghiệp sảnxuất ra để thu tiền về
Xét trong một quá trình liên tục, tương ứng với 3 giai đoạn trên tài sản sẽ thay đổihình thái từ tiền mặt hay tiền gởi ngân hàng thành nguyên vật liệu, dụng cụ, trang thiếtbị để chuẩn bị thực hiện kế hoạch sản xuất Sau đó tài sản sẽ biến đổi từ nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ hao mòn tài sản cố định thành 1 sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
10
Trang 12hay thành phẩm và từ thành phẩm biến đổi thành khoản thu hay tiền mặt hay tiền gởi ngânhàng khi bán sản phẩm cho người mua Số tiền này được dùng để mua nguyên vật liệu nhằm thực hiện cho quá trình sản xuất tiếp theo Sự vận động biến đổi của tài sản theo cácgiai đoạn sản xuất kinh doanh chủ yếu như trên gọi là sự tuần hoàn của tài sản.
2.2 Đối với doanh nghiệp thương mại
Chức năng cơ bản là mua và bán hàng hóa Tương ứng với 2 quá trình này, tài sản củadoanh nghiệp sẽ biến đổi từ tiền thành hàng hóa khi mua hàng về nhập kho và từ hàng hóathành khoản phải thu hay bằng tiền khi bán hàng cho người mua Số tiền này lại đượcdùng để mua hàng Sự biến đổi này cũng mang tính tuần hoàn
Nếu tính từ một hình thái tồn tại cụ thể nhất định của tài sản thì sau một quá trình vậnđộng, tài sản trở lại hình thái ban đầu gọi là một vòng tuần hoàn của tài sản, một vòng chuchuyển hay một chu kỳ hoạt động
2.3 Đối với doanh nghiệp tín dụng
Chức năng cơ bản là cho vay tài chính doanh nghiệp (tiền ở trạng thái nhàn rỗi) phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác Tài sản của doanhnghiệp khi được mang cho vay (kí hiệu là T) sẽ tạo ra lãi (kí hiệu t’) Và số tiền sau khimang cho vay ngày càng nhiều lên, được gọi là T’ = T + t’
Tiền cho vay là bộ phận tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi Nó góp phần làm tăng thêmtổng giá trị thặng dư trong xã hội
11