1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hân tích nhận định đổi mới là vấn đềcấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới đất nước cho thấy đổi mới là hướng đi đúng đắn trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa...8 Trang 5 MỞ ĐẦUSau hơn 35 năm đổi

lOMoARcPSD|38482106 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ BÀI: Phân tích nhận định đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay NHÓM: 02 LỚP: 4630B (N17.TL4) 1 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Hà Nội, 2022 BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Môn: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Lớp: 4630B (N17.TL4) Nhóm: 02 Đề bài: Phân tích nhận định đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay I Thời gian, địa điểm, hình thức làm việc nhóm 1 Thời gian: 18/01/2023 2 Địa điểm: Không (Trực tuyến) 3 Hình thức làm việc nhóm: Trực tuyến II Thành phần tham dự Các thành viên nhóm 02 III Nội dung - Họp bàn và thống nhất đề tài bài tập nhóm - Xây dựng dàn ý khái quát cho đề tài đã được thống nhất - Phân công công việc IV Đánh giá 1 Mức độ hoàn thành công việc đặt ra Công việc Mức độ hoàn thành Đã hoàn thành Chưa triển khai Chưa thống nhất x Lựa chọn đề tài x Lập dàn ý 2 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Phân công x 2 Mức độ tham gia làm bài tập nhóm của từng cá nhân Ngày: 18/01/2023 Địa điểm: Không (trực tuyến) Nhóm số: 02 Lớp: 4630B Khóa: 46 Tổng số thành viên của nhóm: 06 Có mặt: 06 Vắng mặt: 0 Có lý do: x Không lí do: x STT MSSV HỌ VÀ TÊN Đánh Sinh Đánh giá của giáo 1 463028 Bùi Bích Ngọc giá của viên ký viên sinh tên Điểm viên số Điểm chữ ABC  2 463029 Thái Minh Nhân  3 463030 Nguyễn Trang Nhung  4 463031 Đinh Hải Phong  5 463032 Nguyễn Minh Phương  6 463033 Nguyễn Việt Quang  Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2022 NHÓM TRƯỞNG Thái Minh Nhân MỤC LỤC 3 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG 5 1 Bối cảnh lịch sử .5 2 Đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 6 2.1 Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính cấp thiết 6 2.2 Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới đất nước cho thấy đổi mới là hướng đi đúng đắn trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa 8 3 Trách nhiệm sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay 10 KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .13 PHỤ LỤC 14 4 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 MỞ ĐẦU Sau hơn 35 năm đổi mới của Đảng, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đã có những chuyển biến rõ rệt Từ một nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đến nay nền kinh tế nước ta từng bước gia tăng về quy mô, được xếp vào hàng ngũ các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao trên thế giới Để đạt được thành tựu trên, Đảng ta đã có những đường lối đúng đắn, sáng tạo, kịp thời qua các kỳ Đại hội Và Đại hội mang tính bước ngoặt trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đầy gian nan, khó khăn là Đại hội VI Tại Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986), với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Do vậy, nhóm làm bài tiểu luận này với mong muốn chứng minh rằng: “Đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta” NỘI DUNG 1 Bối cảnh lịch sử Sau những thành công bước đầu vào những năm 1970 - 1980, mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước bắt đầu bộ lộ những khuyết điểm Bên cạnh đó, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại đang được thay dần thành xu thế đối đầu trên thế giới, đổi mới giờ đây đã thành xu thế của thời đại Đứng trước sự thách thức, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa1 Ở trong nước, sau chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đất nước ta tuy có một số điều kiện thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức Việt Nam bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận và lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội Sản xuất kém phát triển, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm Thêm vào đó, phân phối, lưu thông rối ren do Nhà nước áp dụng chính sách “ngăn sông, cấm chợ” Các công cụ đòn bẩy kinh tế như chính sách về giá 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr 260 5 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 cả, tiền tệ, tài chính, tiền lương đều không phát huy tác dụng, dẫn đến lạm phát tăng từ 300% năm 1985 lên hơn 774% năm 1986 Trong xã hội, các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép diễn ra khá phổ biến Trước tình hình đó, đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết đối với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta Đây là tiền đề để đưa đất nước phát triển, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và tình trạng khủng hoảng 2 Đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 2.1 Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính cấp thiết Dưới tình hình lịch sử gay go, đổi mới là điều cấp thiết như vậy, ngày 15 đến ngày 18/12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, mang trong mình nhiệm vụ là thực hiện đổi mới đất nước Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, Đại hội đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm trong 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1975 - 1986, trong đó có cả những sai lầm, khuyết điểm về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Ngay trong việc xác định mục tiêu và bước đi, việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta đã có nhiều thiếu sót Trong 5 năm 1976 - 1980, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời Trong chỉ đạo thực hiện đã không quán triệt những kết luận quan trọng trên, chưa kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội và bảo thủ thể hiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý kinh tế Nguyên nhân lớn dẫn đến những khuyết điểm nêu trên là do các cán bộ nhà nước mắc sai lầm chủ quan duy ý chí, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc Và khi đã mắc sai lầm lại bảo thủ, không dũng cảm và quyết tâm sửa chữa2 Trên cơ sở chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm trong 10 năm xây dựng CNXH, Đại hội VI của Đảng rút ra bốn bài học kinh nghiệm có tính thời sự chính trị nóng hổi: Một là, trong 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 47, tr 270 6 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới Bốn, chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Và Đại hội còn xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công hoá XHCN trong chặng đường tiếp theo Từ đó, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó nổi bật trên các lĩnh vực sau: Một là đổi mới kinh tế Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định nền kinh tế trong thời kỳ quá độ của nước ta là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần Về cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh, kết hợp kế hoạch hoá với thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Đặc biệt, chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu - đây đều là những lĩnh vực Việt Nam có thể phát triển, có kinh nghiệm, có điều kiện và phù hợp với bối cảnh đất nước cũng như mục tiêu nhằm ổn định mọi mặt tình hình đời sống xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng đã xác định Về kinh tế đối ngoại, mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài thông qua việc công bố chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều hình thức, nhất là những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và làm hàng xuất khẩu Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều về nước đầu tư, hợp tác kinh doanh Hai là đổi mới về chính trị Trước hết là đổi mới về tư duy, công tác tư tưởng, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, phải kế thừa di sản quý 7 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 báu về tư tưởng và lý luận cách mạng, tiếp thụ những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm mới phong phú của các Đảng anh em, những kiến thức khoa học của thời đại tăng cường nhất trí trong Đảng Nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực Mỗi người cộng sản chúng ta cần phải suốt đời học tập, noi gương đạo đức, tác phong của Bác Hồ, ghi nhớ và theo lời dạy của Người, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân Bên cạnh đó, cần thực hiện có nề nếp chủ trương “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường pháp chế XHCN và quản lý xã hội bằng pháp luật Ba là đổi mới văn hoá - xã hội Đảng ban hành các chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ Chú trọng phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người là mục đích cao cả nhất Bốn là đổi mới đối ngoại Đại hội xác định nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới Tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô; mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế và tất cả các nước trên nguyên tắc hoà bình, sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền; đồng thời tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Có thể thấy, đổi mới ở đây không phải là thay đổi mục tiêu XHCN, mà làm cho mục tiêu đó được thực hiện tốt hơn bằng quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện đất nước, đặt nền tảng cho việc tìm ra con đường thích hợp đi lên CNXH của Việt Nam 8 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 2.2 Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau 35 năm đổi mới đất nước cho thấy đổi mới là hướng đi đúng đắn trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa Hơn 35 năm đổi mới là giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Về kinh tế, trong hơn 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới 1986 - 1990, mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8% Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.3 Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6%.4 Về mặt giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, nước ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng Quan điểm của Đảng ta về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển đất nước từng bước được thực hiện hóa trên khắp mọi miền đất nước Tin vui đáng mừng là hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển nhanh, rộng khắp cả nước với cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm đầu tư, xây dựng ngày càng khang trang, “trường đã ra trường, lớp đã ra lớp” Hằng năm, ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước Chúng ta đã thực hiện tốt sự ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn, các đối tượng chính sách và đào tạo chất lượng cao Hợp tác giáo dục và đào tạo ngày càng được mở rộng Đến năm 2020, các trường đại học Việt Nam đã có hơn 500 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học danh tiếng trên thế giới Hiện nay, nước ta có khoảng 170 nghìn cán bộ khoa học và công nghệ tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, 3 Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ, https://phutho.gov.vn/vi/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam- doi-moi-dat-nuoc, truy cập 05/02/2023 4 Báo chính phủ, http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Viet-Nam-giu-thu-hang-cao-ve-Chi-so- Doi-moi-sang-tao-toan-cau/405951.vgp, truy cập 05/02/2023 9 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 làm việc trong các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước (chiếm khoảng 84,1%) Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ ngày càng mở rộng Đến năm 2020, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ; là thành viên của hơn 100 tổ chức quốc tế và khu vực về khoa học và công nghệ.5 Về mặt xã hội, đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.6 Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả đầy ấn tượng Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống khoảng 9,5% năm 2010 Còn theo chuẩn do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Tổng cục Thống kê tính toán, thì tỷ lệ nghèo chung (bao gồm cả nghèo lương thực, thực phẩm và nghèo phi lương thực, thực phẩm) đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 29% năm 2002 và còn khoảng 17% năm 2008 Tại cuộc Hội thảo quốc tế với tiêu đề Xóa đói, giảm nghèo: Kinh nghiệm Việt Nam và một số nước châu Á do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào giữa tháng 6 - 2004, Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.7 Sau hơn 35 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện, trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn lao động và chất lượng lao động, khoa học và công nghệ Điều đó càng khẳng định quyết định đổi mới là bước ngoặt quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 3 Trách nhiệm sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay Từ những luận điểm nêu trên, có thể thấy rằng đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sống còn đối với xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Từ 5 Báo Thái Nguyên, https://baothainguyen.vn/chinh-tri/202101/nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-dat-nuoc- sau-35-nam-doi-moi-367D407/, truy cập 05/02/2023 6 Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac- nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/nhung-thanh-tuu- noi-bat-cua-dat-nuoc-sau-10-nam-doi-moi-544009.html, truy cập 05/2/2023 7 Nguyễn Duy Quý: Công cuộc đổi mới: những thành tựu và bài học kinh nghiệm, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 10 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 đó ta liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay Bảo vệ, xây dựng tổ quốc là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó một phần công sức rất to lớn ở thời đại hiện nay đó là tầng lớp sinh viên, đây là đội ngũ tri thức chuẩn bị những kiến thức cho hành trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Trải qua nhiều cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trách nhiệm của sinh viên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã được kế thừa, phát triển để phù hợp với sự thay đổi của xã hội hiện nay như sau: Một là trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Để thực hiện được nhiệm vụ này, sinh viên cần phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đường lối đổi mới, tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn học tập và cuộc sống, đồng thời phải luôn luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, lợi dụng những kẽ hở trong quá trình đổi mới đất nước, các thế lực thù địch nhăm nhe nhằm mục đích âm mưu phá hoại sự nghiệp đổi mới của đất nước, mà sinh viên lại là đối tượng dễ bị lôi kéo, dễ dao động nhất Do vậy, sinh viên phải luôn tỉnh táo, nâng cao cảnh giác, phòng chống và tố giác những đối tượng có hành vi chống phá, đưa ra những luận điệu xuyên tạc con đường đổi mới đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Hai là trách nhiệm xây dựng Tổ quốc Trước hết, sinh viên cần tích cực học tập và tự học tập, trau dồi vốn kiến thức, chủ động tìm kiếm thông tin để nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật sao cho thích ứng với thị trường lao động trong nước và quốc tế Thêm vào đó, sinh viên phải tích cực xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng môi trường nhà trường, xã hội lành mạnh và môi trường sinh thái trong lành, sạch đẹp Đồng thời, phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Tích cực tham gia các chương trình, dự án 11 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia các thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội Cuối cùng, trong công cuộc đổi mới và bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều tác động tiêu cực, sinh viên cần chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế; tham gia giải quyết vấn đề toàn cầu như giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,… KẾT LUẬN Từ những phân tích ở trên, có thể thấy quyết định đúng đắn trong việc đổi mới đất nước của Đại hội VI đã mở ra một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới Ðại hội VI đánh dấu sự đổi mới quan trọng của Ðảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển Mục tiêu đó đã đang đặt ra những yêu cầu, trọng trách lớn lao đối với thế hệ trẻ hôm nay, nhất là đối với sinh viên - thế hệ chủ nhân của tương lai, của đất nước Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta trong quá trình đổi mới, mỗi sinh viên Việt Nam hãy ra sức học tập, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức thi đua lao động và rèn luyện để hình thành một thế hệ thanh niên sinh viên tân tiến, xứng tầm đòi hỏi của đất nước và thời đại 12 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, tr 260 2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tập 47 3 Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ, https://phutho.gov.vn/vi/mot- so-thanh-tuu-noi-bat-sau-35-nam-doi-moi-dat-nuoc, truy cập 05/02/2023 4.Báo chính phủ, http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Viet- Nam-giu-thu-hang-cao-ve-Chi-so-Doi-moi-sang-tao-toan-cau/405951.vgp, truy cập 05/02/2023 5 Báo Thái Nguyên, https://baothainguyen.vn/chinh- tri/202101/nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua-dat-nuoc-sau-35-nam-doi-moi- 367D407/, truy cập 05/02/2023 6 Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/tu- lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang- cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/nhung-thanh-tuu-noi-bat-cua- dat-nuoc-sau-10-nam-doi-moi-544009.html, truy cập 05/2/2023 7 Nguyễn Duy Quý: Công cuộc đổi mới: những thành tựu và bài học kinh nghiệm, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 13 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 PHỤ LỤC Một số thông tin về thời kỳ bao cấp 1.Bo bo cứu đói Trong hồi ký của mình, nguyên phó thủ tướng Trần Phương kể: “Nhiệm vụ nặng nhất của Chính phủ và của phó thủ tướng phụ trách lưu thông hồi ấy là chạy gạo Nhu cầu gạo ăn và thóc giống mỗi năm phải đảm bảo tối thiểu 300kg thóc/đầu người Dưới mức ấy phải “vác rá” đi xin viện trợ của các nước anh em hoặc vay nợ để mua lương thực” Chính vì tình hình nghiêm trọng như vậy nên cơ cấu bữa ăn được độn cả rau, khoai vào, mà đặc biệt là bo bo đã thành nỗi ám ảnh của người dân Giáo sư Nguyễn Văn Luật, nguyên viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, kể khi còn đi học đã thấy Liên Xô và nhiều nước khác trồng bo bo, nhưng họ ít sử dụng trực tiếp làm thực phẩm cho con người Tinh bột chủ yếu trong bữa ăn của họ là khoai tây, bột mì đã qua chế biến và một ít cơm gạo Loại bo bo mà dân Việt một thời phải trệu trạo nhai để sinh tồn còn gọi lúa miến (sorghum), là loại cây chịu hạn rất tốt Vẻ ngoài của nó rất giống cây bắp, nhưng trổ ra chùm nhiều hạt nhỏ như hạt đậu ở phần ngọn Bo bo có vỏ rất cứng không thể nấu ăn trực tiếp như kiểu người Việt từng phải ăn Liên Xô, Ấn Độ cùng một số nước khác từng viện trợ và bán nợ bo bo cho VN làm lương thực Ngoài ra cũng có một số thực hiện theo nghị định thư hàng đổi hàng Ngoài bo bo, người dân VN còn ăn độn lúa mì và lúa mạch nguyên hạt chưa xay, được quen gọi chung là bo bo Theo giáo sư Mai Văn Quyền - chuyên gia cây lương thực, từ thời chiến miền Bắc VN đã nhập lúa mì (wheat) nguyên hạt từ Liên Xô về làm lương thực tạm Để làm thực phẩm cho con người phải qua xay xát thải cám, lên men thành bột mì nhưng nhiều đợt VN không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng đến người dân Ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân còn tự giã làm bột, nhưng vẫn dai cứng do không lên men được 14 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 Đặc biệt, lúa mì được nhập thời kỳ ấy có phẩm cấp thấp từ đầu nguồn, lại tiếp tục bị suy giảm ở khâu vận chuyển nên thành “miếng khổ nhớ đời” Miền Bắc từng trồng thử lúa mì vào vụ đông xuân với năng suất 2-3 tấn mỗi mẫu trong thời gian 80-90 ngày nhưng không phát triển đại trà được vì sâu bệnh Riêng lúa mạch (barley) chủ yếu dùng trong công nghiệp chế biến rượu bia, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học Một số ít được làm bánh kẹo truyền thống nhưng phải qua xay xát kỹ và trộn thêm với các loại bột khác như bột mì, bắp và sữa Nó không được làm thức ăn trực tiếp như gạo nấu cơm ăn ngay cho con người Tuy nhiên, người VN cũng từng trệu trao nhai nó trong thời đói kém.8 Tôi lớn lên, không biết bo bo là gì Tôi lớn lên khi đất nước không còn chia Bắc- Nam Chẳng biết chiến tranh là gì, chỉ được nghe trong những câu chuyện của cha Tôi lớn lên khi tháng tháng không còn lo phiếu tem Không biết bo bo là gì, chỉ còn lại trong những ký ức của mẹ Rồi ngày tháng trôi Bao đổi thay đến với cuộc đời Thì trong trái tim tôi luôn tự hào là người VN Màu cờ thắm tươi vẫn phấp phới với những cuộc đời Lòng bồi hồi nhớ (Trích lời ca khúc Lá cờ của nhạc sĩ trẻ TẠ QUANG THẮNG) Hình ảnh cây bo bo, nỗi ám ảnh một thời của người dân Việt Nam 8 Bo Bo từ đâu mà ra, Quốốc Việt, báo Tuổi Trẻ, truy cập: https://tuoitre.vn/bo-bo-tu-dau-ra- 731006.htm 15 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 2 Sổ gạo thời bao cấp Nhiều người hẳn chưa quên được thời tem phiếu, sổ gạo (sổ lương thực) - cuốn sổ nhỏ quan trọng gắn với đời sống của mỗi gia đình thời kỳ bao cấp Cũng từ đây, không ít kỷ niệm buồn vui đáng nhớ đã theo người Hà Nội đi hết những năm tháng cuộc đời… Từ những năm 1958 - 1960 đến những năm 1980, mỗi tỉnh, thành ở miền Bắc đều có hệ thống cửa hàng (trực thuộc Sở Lương thực) để phân phối gạo cho toàn dân theo định lượng và trả tiền theo giá cố định: 4 đồng (mệnh giá trước khi đổi tiền năm 1986) cho 10kg Sổ gạo ra đời từ chế độ phân phối ấy Mỗi sổ gạo của gia đình, Sở Lương thực đã định mức rồi: Lực lượng vũ trang được phân phối chế độ gạo riêng; công nhân kỹ thuật ở nghề nghiệp lao lực, độc hại được 18kg; viên chức tùy theo ngành nghề được 13 - 15kg; sinh viên được ưu tiên 15kg, xã viên hợp tác xã thủ công nghiệp, theo ngành nghề từ 10 - 13kg; xã viên hợp tác xã nông nghiệp 10kg, trẻ em thì tùy theo lứa tuổi Cửa hàng lương thực phân bố ở các khu phố và khu tập thể Cứ sáng sớm, ở bất kỳ cửa hàng lương thực nào cũng có cảnh người đã nghỉ hưu hay trẻ 10 - 15 tuổi ngồi cạnh dãy rổ rá, gạch được xếp từ cánh cửa đóng im ỉm của cửa hàng ra tới mép đường 7h sáng, cửa kẽo kẹt mở, đám người đứng vụt dậy, xô nhau, chen, có khi cãi nhau om xòm, mặt mũi đỏ như say rượu cho đến khi tiến tới sát bàn cân, đưa sổ gạo cho mậu dịch viên Tổng cộng, cả nhà bao nhiêu kilôgam gạo, bao nhiêu kilôgam mỳ sợi, mậu dịch viên cân đong trên cái bàn cân tạ, rồi ký roẹt vào sổ gạo Xong một người, được gạo không có mọt là may, vớ phải bao gạo có mọt bò lổm ngổm hay những con sâu gạo béo trắng nung núc, thôi cũng đành tặc lưỡi mang về nhà sàng sẩy lại Sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống vẫn còn muôn vàn gieo neo bởi “giặc Bắc giặc Nam máu tràn biên giới” Tôi nhớ mãi đận Sở Lương thực phân phối mỳ sợi thay bằng khoai tây, gạo thay bằng hạt bo bo Mùi ngai ngái của khoai tây luộc ngán ngẩm hơn khoai lang luộc thời sơ tán nhiều, mà vẫn phải cố ăn sáng rồi đạp 10km vào Mễ Trì Đận ấy, Tiểu khu có sáng kiến xin đưa cửa hàng gạo về đầu khu tập thể để phục vụ bà con, 16 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 không phải ra cửa hàng gạo Quỳnh Lôi hay Mai Động nữa Ở đây, đông nhất là lũ trẻ lau nhau chen chỗ, cãi nhau, mặt đỏ như gà chọi Một hôm, đang ngán ngẩm nhìn chúng tóm tóc nhau, bỗng gặp đôi mắt to đen, khuôn mặt trái xoan xinh đẹp đang nhìn ra Sau bao nhiêu biến động của cuộc sống, người ở lại thành phố, người đi tìm vùng đất lạ bên trời Âu Hơn 40 năm sau, chúng tôi lại gặp nhau trong niềm vui mừng khôn xiết Những kỷ niệm thời chen chúc mua gạo mậu dịch làm sao quên được Suốt từ khi vắt vẻo tóc đuôi gà cho đến khi là sinh viên rồi thành chủ gia đình, cuốn sổ gạo luôn gắn với tôi, tính ra, có đến nửa đời người Người ta thường nhớ thời bao cấp với sự thiếu đói triền miên, nhưng cái đói khiến cho mọi người bao bọc, xích lại nhau Vay một vài cân khi thùng gạo rỗng là bình thường Bố mẹ làm ca kíp, đi học về quá bữa, sà vào mâm nhà bạn, gặp bữa, ăn luôn bát mỳ sợi Hải Châu nấu với cà chua, rau muống Nay "bội thực" cái ăn, mà nhiều khi “đói” tình người Hà Nội những năm ấy hiện lên trong ống kính của các nhà nhiếp ảnh người nước ngoài, trong lành lạ lùng Có em bé phải xếp thùng ở máy nước công cộng Có lũ trẻ bám đằng sau xe điện chơi trò trốn vé Có vợ chồng đèo nhau trên chiếc xe đạp chất đầy đồ, sao mà ấm áp Những câu chuyện thời bao cấp giờ đã thành "câu chuyện cổ tích", nhưng vẫn cần kể cho con cháu để chúng biết yêu thương, trân quý hơn cuộc sống hiện đại.9 Hình ảnh sổ gạo hay còn gọi là sổ lương thực, kỷ niệm một thời của người dân Việt Nam 9 Sổ gạo thời bao câpố , Phạm Kim Thanh, Nhịp sốnố g Hà Nội, truy cập: https://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/826634/so-gao-thoi-bao-cap 17 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w