Tiểu luận cuối kỳ đề tài đối tượng và sự phát triểncủa logic học

33 3 0
Tiểu luận cuối kỳ đề tài đối tượng và sự phát triểncủa logic học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Logic có mặt hầu hết trong các nhóm nghành như : nhóm nghành khoa học, nhóm nghành công nghệ thông tin, nhóm nghành kinh doanh, nhóm nghành tài chính kế toán, ….Sự phát triển của logic h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: ĐỐI TƯỢNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂNCỦALOGIC HỌC

GVHD: PGS.TS ĐOÀN ĐỨC HIẾUSinh viên thực hiện:MSSV1 Nguyễn Tuấn Anh231610972 Đào Nguyễn Nhật Anh231100733 Nguyễn Vũ Triết231101614 Nguyễn Hưng Nguyên231101355 Nguyễn Minh Quốc Khánh23110113Lớp thứ 2 – Tiết 11_12

Tp Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024

Trang 3

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2: NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HỌC VÀ SỰ PHÁTTRIỂN CỦA LOGIC HỌC 3

1.1 Khái niệm logic học 3

1.2 Đối tượng của logic học 3uy luật loại trừ cái thứ 3 7

1.5.4 Quy luật lý do đầy đủ 8

Trang 4

ời hiện đại 10

1.7 Ý nghĩa của logic học 11

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄNLOGIC HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 11

2.1 Ứng dụng thực tế của logic 11

2.1.1 Logic toán và cơ sở toán học 11

2.1.2 Logic hỗn hợp trong kinh doanh – đầu tư 12

2.2 Thực tiễn logic học trên thế gới 12

2.3 Thực tiễn logic học tại Việt Nam 13

2.3.1 Logic học và các cột mốc lịch sử tại Việt Nam 13

Trang 6

Nhập môn logic học

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kĩ thuật ngày càng tiên tiến thì logic cũng từng bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt logic học có sự phân hóa giữa các ngành ngày càng rộng rãi Logic có mặt hầu hết trong các nhóm nghành như : nhóm nghành khoa học, nhóm nghành công nghệ thông tin, nhóm nghành kinh doanh, nhóm nghành tài chính kế toán, ….Sự phát triển của logic học dần trở nên phong phú và đa dạng trong đời sống con người hơn.

Đối tượng của logic học không chỉ bao gồm các nguyên tắc cơ bản của suy luận và lập luận mà còn mở rộng ra nhiều khía cạnh khác nhau của tri thức như ngôn ngữ, toán học, và thậm chí là tâm lý học Logic học cung cấp cho chúng ta cách tiếp cận với việc suy luận và lập luận bằng việc hệ thống toàn bộ thông tin chính xác và rõ ràng, từ việc phân tích cấu trúc của một lập luận đến việc xác định tính đúng đắn của các quan điểm.

Khi đi sâu vào lịch sử, chúng ta thấy sự phát triển của logic học diễn ra qua nhiều giai đoạn và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của nền văn hóa nhân loại Từ những nền móng cổ điển logic học đã trải qua sự tiến hóa không ngừng qua các giai đoạn bắt đầu từ logic cổ điển, logic trung cổ và đến logic hiện đại Các nhà triết học, nhà toán học và nhà logic học đã đóng góp nhiều ý tưởng quan trọng và phát minh trong lĩnh vực này, từ việc phát triển các phép biện luận đến việc xây dựng các hệ thống logic toán học.

Trang 7

logic học.

Trang 8

Nhập môn logic học

Rút ra những kinh nghiệm và khả năng tư duy cho con người khi áp dụng logic học vào những công việc cũng như trong học tập.

Nhiệm Vụ

Để đạt được các mục tiêu trên ta cần có những nhiệm vụ như sau :

Trình bài những quan điểm và hình thức về đối tượng và sự phát triển của logic học.

Đánh giá những mặt hạn chế và kết quả của việc vận dụng logic học vào đời sống hàng ngày Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho mình.

3 Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này sẽ bao gồm cả khía cạnh lý thuyết và ứng dụng của logic học, cũng như sự phát triển lịch sử của nó qua các giai đoạn khác nhau.

Phạm vi nghiên cứu

Chủ yếu tập trung vào các đối tượng và sự hình thành phát triển của logic học qua các thời kì gian đoạn.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài đối tượng và sự phát triển của logic học sử dụng các phương pháp như : phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp quy nạp,…

Trang 9

PHẦN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HỌC VÀ SỰ PHÁTTRIỂNCỦA LOGIC HỌC

1.1 Khái niệm logic học

Thuật ngữ ''logic'' được sử dụng từ thời xa xưa, người đưa thuật ngữ đó vào một ngành khoa học - khoa học logic - là nhà triết học vĩ đại và uyên bác của Hy Lạp cổ đại Airistot (384 - 322 trước Công nguyên) Từ “logic” cũng được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp logos (λόγος) Logic có rất nhiều nghĩa: lời nói, lý lẽ, trí tuệ, lập luận, tính quy luật, Ngày nay “logic” được hiểu với ba nghĩa cơ bản sau:

Đầu tiên, dùng để chỉ mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật

hiện tượng (logic khách quan), nói lên logic của sự vật, logic của hiện tượng, logic của lịch sử.

Thứ hai, nói lên tính quy luật, tính chặt chẽ, khúc chiết, tính nhất quán…

của tư duy (tính chủ quan – hay logic của tư duy).

Thứ ba, dùng để chỉ môn khoa học nghiên cứu về tư duy (logic học) Tức

khoa học nghiên cứu về sự cấu tạo chính xác của tư duy, các quy tắc, quy luật của tư duy…để giúp cho con người tư duy đúng đắn Logic học gồm logic hình thức và logic biện chứng.

1.2 Đối tượng của logic học

Logic là một nhánh của khoa học liên quan đến các nguyên tắc và hệ quả của tư duy Tuy nhiên, tư duy không chỉ mang tính logic mà còn được nghiên cứu trong các lĩnh vực khác như triết học, tâm lý học, sinh lý học, di truyền học, vi sinh học và bệnh lý học Kết quả là, vấn đề là đáng kể Có cần thiết phải xác định rõ ràng giới hạn của logic với các lĩnh vực nghiên cứu và quá trình tư duy khác không? Đầu tiên phải xét đến quá trình nhận thức của con người, đây là cách thế giới khách quan được thể hiện trong não bộ con người thông qua hoạt động thực tiễn Quá trình đó gồm hai giai đoạn: nhận

Trang 10

Nhập môn logic học

thức cảm

Trang 11

tính (trực quan sinh động) và nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng).

1.2.1 Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính hay còn gọi là trực quan sinh động, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, giai đoạn này con người sử dụng các giác quan để tác động trực tiếp vào các sự vật để nắm bắt cấc sự vật ấy.

Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện

tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.

Tri giác là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực

tiếp tác động vào các giác quan Tri giác này sinh ra dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác So với cảm giác thì tri giác là hình thức có nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật.

Biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai

đoạn trực quan sinh động Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi nó không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.

1.2.2 Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính, hay còn gọi là tư duy trừu tượng, là giai đoạn phản ánh trực tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của đối tượng Ở giai đoạn này, nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra, nắm lấy cái bản chất có tính quy luật của sự vật, hiện tượng và phản ánh ra các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Vì vậy, nhận thức lý tính cần đến ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ để biểu thị, diễn đạt nội dung phản ánh.

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những

đăc tính bản chất của sự vật Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp

Trang 12

Nhập môn logic học

của sự vật.

Trang 13

Phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để

khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng.

Suy luận là hình thức của tu duy liên kết các phán đoán lại với nhau để

rút ra tri thức mới.

Vì vậy, xét một cách khái quát nhất về đối tượng của logic học chính là

những hình thức của tư duy trừu tượng, những quy tắc, quy luật chi phối quá trình tư duy để nhận thức đúng đắn về hiện thực khách quan.

1.3 Logic và ngôn ngữ

Logic và ngôn ngữ nói có tác dụng hiệp đồng Logic là sự phối hợp nội bộ giữa các phần của suy nghĩ Nó là bản chất của ngôn ngữ, trong khi ngôn ngữ là sự thể hiện vật chất của tư duy, nó là sự biểu hiện ra bên ngoài của tư duy Tuy nhiên, sự khác biệt giữa logic và ngôn ngữ là:

Ban đầu, trong logic, người ta tập trung vào khía cạnh hình thức, cấu trúc bên trong của tư duy, đó là lý do tại sao nó được gọi là logic Để mô tả nội dung của một ý nghĩ cụ thể, người ta tạo ra các quy ước bằng cách sử dụng các câu đơn trị về cấu trúc Ngược lại, trong các ngôn ngữ, có những phương pháp khác nhau để thể hiện và thể hiện cùng một thông điệp tư tưởng hoặc biểu đạt ngôn ngữ nhưng chúng có thể truyền đạt những thông điệp khác nhau Kết quả là, ngôn ngữ tự nhiên được đặc trưng bởi nhiều ý tưởng phức tạp và chi tiết, đồng thời nó thể hiện tính chất của nhận thức đa cấu trúc.

Thứ hai, các nguyên tắc logic và các định luật vật lý đều phổ biến và hình thức.Ngược lại, những quy tắc, quy định trong ngôn ngữ cũng như những thuộc tính hình thức của chúng cũng đều bắt nguồn từ nội dung của chúng Ngoài những nguyên tắc chung mà mọi người phải tuân theo, còn có những quy tắc và quy định cụ thể dành riêng cho một nhóm hoặc ngôn ngữ Những nguyên tắc này không phải là tuyệt đối mà có thể thay đổi theo thời gian và không gian.

Trang 14

Nhập môn logic học

1.4 Khái niệm về quy luật logic

Thế giới vật chất luôn vận động và phát triển theo những nguyên tắc Đây là một quá trình tự nhiên Suy nghĩ là hành động chuyển đổi thế giới xung quanh thành ý thức của chúng ta, thông qua một tiến trình logic cụ thể.

Ấn tượng trực quan về thế giới vật chất và con người không được phản ánh dưới dạng hình thức, ý tưởng hay quy định ràng buộc hoặc điều chỉnh lẫn nhau Sự liên kết giữa hình thức và ý tưởng được thể hiện thông qua các nguyên tắc logic.

Luật logic là những mối quan hệ quan trọng Cần thiết, phù hợp với suy nghĩ, được lặp đi lặp lại trong quá trình suy nghĩ.

Quy luật logic là khách quan Dù được hình thành trong tâm trí con người nhưng các nguyên tắc logic vẫn tồn tại trên thế giới, độc lập với ý chí có ý thức của con người Không ai có thể trực tiếp tạo ra hoặc thay đổi các nguyên tắc mà chỉ có con người mới có thể nhận ra chúng.

Ngoài tính khách quan, các nguyên tắc logic còn có tính phổ quát, không phụ thuộc vào sắc tộc, giai cấp hay ngôn ngữ mà tác động đến mọi quá trình tư duy và là nền tảng của suy luận logic Điều quan trọng là phải nhận ra thực tế một cách chính xác.

1.5 Những quy luật cơ bản của logic hình thức

1.5.1.Quy luật đồng nhất

1.5.1.1.Khái niệm quy luật đồng nhất

Đây là quy luật cơ bản nhất trong các quy luật logic hình thức của tư duy Vì

Trang 15

khi sự vật

Trang 16

Nhập môn logic học

mà tư tưởng đó phản ánh vẫn đang là chính nó 1.5.1.3.Ứng dụng trong tranh luận

Một ý kiến được nói ra phải có nội dung không đổi ít nhất là trong cùng một quá trình tranh luận, trình bày ý kiến, chứng minh quan điểm Nghĩa là một quá trình tư duy, chừng nào sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa biến thành cái khác thì nội hàm về khái niệm của sự vật đó vẫn phải được giữ nguyên, vẫn phải được đồng nhất để căn cứ vào nó xét đoán đúng sai, hợp lý hay bất hợp lý.

1.5.2.Quy luật không mâu thuẫn 1.5.2.1 Định nghĩa

Quy luật không mâu thuẫn, còn được gọi là quy luật phi mâu thuẫn, là một quy luật cơ bản trong logic hình thức Quy luật này khẳng định rằng, với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai tư tưởng trái ngược nhau thì không thể đồng thời cùng đúng.

1.5.2.2 Ý nghĩa trong tư duy

Khi sự vật vẫn đang là nó và nếu nó được xem xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ, thì không thể nói rằng nó vừa có vừa không có cùng một thuộc tính nào đó Mâu thuẫn logic có nghĩa là vừa khẳng định đồng thời lại phủ định ngay một mệnh đề (quan điểm, quan niệm, lý thuyết, giả thuyết…) nào đó 1.5.2.3 Ứng dụng trong tranh luận

Quy luật không mâu thuẫn giúp chúng ta xác định được sự đúng đắn trong quá trình tư duy và tranh luận Nếu một mệnh đề và phủ định của nó đồng thời đều

Trang 17

thể cùng

Trang 18

Nhập môn logic học

đúng hoặc cùng sai, một trong hai tư tưởng phải đúng, tư tưởng còn lại phải sai, không có trường hợp thứ ba.

1.5.3.2 Ý nghĩa trong tư duy

Quy luật loại trừ cái thứ ba giúp chúng ta xác định được sự đúng đắn trong quá trình tư duy và tranh luận Nếu một mệnh đề và phủ định của nó đồng thời đều đúng, điều này sẽ tạo ra một mâu thuẫn, và do đó, ít nhất một trong hai mệnh đề đó phải sai.

1.5.3.3 Ví dụ

Ví dụ: “Hòa là người có vóc dáng cao lớn” và “Hòa không phải là người có vóc dáng cao lớn” là hai mệnh đề mâu thuẫn nhau Theo quy luật loại trừ cái thứ ba, chỉ có một trong hai mệnh đề này là đúng, không thể cùng đúng hoặc cùng sai 1.5.4 Quy luật lý do đầy đủ

1.5.4.1 Định nghĩa quy luật lý do đầy đủ

Quy luật lý do đầy đủ là một quy luật cơ bản trong logic hình thức Quy luật này khẳng định rằng một tri thức, một tư tưởng chỉ được coi là đúng đắn, chân thực khi chúng đã được chứng minh, nghĩa là đã xác định được đầy đủ lý do của nó 1.5.4.2 Ý nghĩa trong tư duy của quy luật lý do đầy đủ

Quy luật lý do đầy đủ phản ánh tính có căn cứ, có cơ sở của quá trình tư duy Đây là một trong những điều kiện cơ bản của bất kỳ một sự tư duy đúng đắn, chính xác nào.

1.5.4.3 Ứng dụng trong tranh luận của quy luật lý do đầy đủ

Trang 19

Từ “logic” có nguồn gốc từ từ “logos” của Hy Lạp, nghĩa nguyên thủy là “từ

Trang 20

Nhập môn logic học

ngữ” hoặc “điều đã được nói đến” Nhưng trong nhiều ngôn ngữ ở châu Âu, nó có nghĩa là “suy nghĩ” hay "lập luận".

1.6.1.2 Sự ra đời của logic học

Logic học là bộ môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử, khi sự phát triển của khoa học nói riêng và tư duy nói chung đòi luận tốt và lập luận không tốt 1.6.1.3 Đóng góp của Aristote trong sự phát triển của logic học

Aristote (384-322 T.CN), người được coi là cha đẻ của logic học, đã có những đóng góp to lớn đầu tiên trong sự phát triển của logic học Ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ khái niệm và phán đoán, lý thuyết suy luận và chứng minh Với những hiểu biết sâu rộng của mình, ông đã cho ra đời bộ sách “Organon” (Công cụ) đồ sộ gồm 6 tập.

1.6.2.Thời kỳ trung cổ 1.6.2.1 Tổng quan

Thời kỳ Trung cổ trong lịch sử triết học thường được chia thành hai giai đoạn chính: thời kỳ ở Tây Latinh sau thời Trung cổ cho đến thế kỷ thứ 12, khi các tác phẩm của Aristotle và Plato được tái phát hiện, dịch và nghiên cứu; và “thời kỳ hoàng kim” của thế kỷ 12, 13 và 14 ở Tây Latinh, nơi chứng kiến đỉnh cao của sự phục hồi của triết học cổ đại, cùng với sự tiếp nhận các nhà bình luận tiếng Ả Rập, và những phát triển quan trọng trong các lĩnh vực triết học tôn giáo, logic, và siêu hình học.

1.6.2.2 Nguyên tắc cơ bản

Trang 21

thế nào để đảm bảo suy ra được kết luận đúng đắn, chân thực từ các tiền đề chân thực Và

Trang 22

Nhập môn logic học

chính Aristote, người được coi là cha đẻ của logic học, đã có những đóng góp to lớn đầu tiên trong sự phát triển của logic học.

1.6.3.Thời kỳ Phục hưng- Cận đại 1.6.3.1 Tổng quan

Thời kỳ Phục hưng - Cận đại (thế kỷ 16-19) là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của logic học Trong thời kỳ này, logic học của Aristote, chủ yếu đề cập đến phép suy diễn, đã trở nên chật hẹp và không đáp ứng được những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học, đặc biệt là các khoa học thực nghiệm.

1.6.3.2 Đóng góp của Francis Bacon

Francis Bacon (1561-1626), với tác phẩm “Novum Organum”, đã chỉ ra một công cụ mới: Phép qui nạp Phép qui nạp này đã mở ra một hướng mới trong việc tiếp cận và hiểu biết thế giới, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của logic học.

1.6.3.3 Sự phát triển của logic học

Thời kỳ Phục hưng - Cận đại chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của logic học, với sự ra đời của nhiều học thuyết và phương pháp tư duy mới Logic học ngày càng trở thành công cụ quan trọng giúp con người khám phá, hiểu biết và giải thích thế giới xung quanh mình một cách khoa học và chính xác.

1.6.4.Thời hiện đại 1.6.4.1 Tổng quan

Thời kỳ Hiện đại (từ thế kỷ 20 trở đi) là giai đoạn tiếp theo trong sự phát

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan