Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VĂN HÓA HỌCBỘ MÔN: VĂN HÓA KIẾN TRÚC---TIỂU LUẬN CUỐI KỲTÊN ĐỀ TÀI: KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
BỘ MÔN: VĂN HÓA KIẾN TRÚC
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TÊN ĐỀ TÀI: KIẾN TRÚC VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Giảng viên : TS Trương Thị Lam Hà
Sinh viên : Nguyễn Ánh Thoa
MSSV : 2156140153
Lớp : K15.1
Trang 2Năm học 2022 – 2023 MỤC LỤC
1 Dẫn nhập 3
1.1 Lý do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Lịch sử nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Bố cục 4
2 Quá trình hình thành và phát triển Văn Miếu – Quốc Tử Giám 4
2.1 Văn miếu và Văn Miếu – Quốc Tử Giám 4
2.2 Quá trình phát triển và những thay đổi 5
3 Văn Miếu – Quốc Tử Giám dưới góc nhìn văn hóa 7
3.1 Vài nét kiến trúc trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám 7
3.1.1 Tứ trụ 8
3.1.2 Văn Miếu Môn 8
3.1.3 Đại Trung Môn 9
3.1.4 Khuê Văn Các 10
3.1.5 Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ 11
3.1.6 Đại Thành Môn 11
3.1.7 Khu Thái Học, Tả Vu và Hữu Vu 13
3.2 Giá trị văn hóa của Văn Miếu – Quốc Tử Giám 14
4 Phát huy những giá trị văn hóa và kiến trúc của Văn Miếu – Quốc Tử Giám 18
5 Kết luận 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 31 Dẫn nhập
1.1 Lý do chọn đề tài
Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất từ xa xưa đã được ông cha ta tin tương là nơi địa linh, nhân kiệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú nằm
ở phía nam kinh thành Thăng Long thời nhà Lý (ngày nay thuộc thành phố Hà Nội) Là
tổ hợp gồm hai di tích chính: Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và
Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam; và Quốc Tử Giám trường Quốc học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi Ngoài ra, khách du lịch trong nước và quốc tế luôn coi đây là một điểm du lịch cần phải đến để tìm hiểu nền giáo dục truyền thống cũng như các giá trị văn hóa khác của Việt Nam Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, nơi lưu giữ và thể hiện đặc sắc nhất những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam Với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hiến Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã, đang là một công trình xuyên thiên niên kỷ, vượt thời gian với những giá trị nổi bật của chân - thiện - mỹ, của trí tuệ và tri thức của cả một dân tộc Việt Nam, vẻ đẹp không chỉ là tiềm ẩn mà đang hiện hữu hào hoa và thanh lịch Vẻ đẹp ấy luôn, tỏa sáng thông qua sự tiếp cận đa chiều dưới góc nhìn văn hóa của mỗi chúng ta Và đó cũng chính là lý do của đề tài này
1.2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm mục đích tìm hiểu một cách rõ nét nhất lối kiến trúc, cách xây dựng để từ đó biết được bố cục, hình, màu sắc của điêu khắc, kiến trúc, trang trí… trong nghệ thuật truyền thống của mỹ thuật cổ truyền Việt Nam
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở đây là quần thể đi tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Trang 41.4 Lịch sử nghiên cứu
Môt số nghiên cứu liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám:
Năm 2007, PGS.TS Ngô Đức Thọ chủ biên nghiên cứu công trình “Văn MiĀu -QuĀc Tử Giám và 82 bia TiĀn sĩ” đặt những nền móng vững chắc cho những nghiên cứu sau này tiếp nối
Năm 2010, Đỗ Vân Ninh đã hoàn thành nghiên cứu về “Văn bia TiĀn sĩ Văn MiĀu QuĀc Tử Giám Thăng Long”.
Năm 2017, TS Nguyễn Thị Chân Quỳnh, một người Hà Nội định cư ở Pháp, đã
tiếp tục thể hiện tình yêu, sự quan tâm đặc biệt tới khu di tích này qua công trình “Văn MiĀu Thăng Long - Hà Nội”.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp
- Phương pháp thu thập tài liệu, tìm hiểu trên mạng lưới internet, đài, báo…
1.6 Bố cục
Bố cục ngoài phần dẫn nhập và kết luận, phần nội dung của bài tiểu luận gồm các nội dung chính sau:
1 Quá trình hình thành và phát triển Văn MiĀu - QuĀc Tử Giám: Tìm hiểu về
Văn Miếu nói chung và Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng Sơ lược về lịch sử xây dựng cũng như quá trình hình thành của Văn Miếu - Quốc Tử Giám
2 KiĀn trúc Văn MiĀu - QuĀc Tử Giám dưới góc nhìn văn hóa: Giới thiệu vài nét
chính trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua góc nhìn văn hóa Phân tích giá trị văn hóa của cấu trúc từng phần trong văn miếu
3 Phát huy những giá trị văn hóa và kiĀn trúc của Văn MiĀu - QuĀc Tử Giám: Từ
những giá trị văn hóa đã nêu ở phần trên, phần này tiếp nối những giá trị văn hóa đó, bảo tồn và tiếp tục phát huy
Trang 52 Quá trình hình thành và phát triển Văn Miếu – Quốc Tử Giám
2.1 Văn miếu và Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội
Theo Trần Hàm Tấn thì hai chữ Văn Miếu mãi đến thế kỷ XV Trung quốc mới dùng đến, không có lý nào Việt Nam lại biết dùng tên Văn Miếu để chỉ miếu thờ Khổng
Tử từ thế kỷ XI, trước Trung quốc 4 thế kỷ [7, tr.93]
Dựa vào Tô Hiến Thành, thì nước ta đã xây đền riêng thờ Khổng Tử ở phía Nam Thăng Long từ trước năm 1070, Trần Hàm Tấn tin là Văn Miếu được “tu tạo” chứ không phải được “xây” năm 1070 [7, tr.93] Vì nước ta đã có nhiều người học chữ Hán và Nho giáo/Khổng giáo ở trình độ cao, đã có những người đỗ Tiến sĩ từ thời Bắc thuộc, không lẽ đợi đến 1070 mới nghĩ đến xây Văn Miếu thờ Khổng Tử?
Thời nhà Lý lúc đầu sự phân biệt giữa Văn Miếu và Quốc Tử Giám vẫn có nhưng
vì cả hai cùng ở một địa điểm nên người ta đã có thói quen gọi chung một tên là Quốc Tử Giám Sau đó, vẫn theo Trần Hàm Tấn, Văn Miếu có lúc được tách riêng ra, chuyển đến một địa điểm khác cũng ở phía Nam Thăng Long Sư cụ chùa Một Cột tên là Phạm Đặng,
80 tuổi, xác nhận đã trông thấy tận mắt Văn Miếu bấy giờ gọi là Đ Đ
2.2 Quá trình phát triển và những thay đổi
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho khởi dựng Văn Miếu để tôn thờ và bồi dưỡng Nho học Sự kiện dựng Văn Miếu được Đại Việt sử ký toàn thư ghi như sau: “Năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) đời Lý Thánh Tông, mùa thu tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế Hoàng thái tử đến học ở đây” Đây là nơi thờ phụng những bậc tiên thánh như Khổng Tử, Chu Công… Đến tháng tư, mùa hạ năm Bính Thìn, niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông cho lập nhà Quốc Tử Giám, tuyển trong các
Trang 6văn thần lấy những người có văn học để học tại đó Đây được xem là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam Từ năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc
Năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường đầu tiên ở nước ta Khoa thi này chọn được 10 người giỏi nhất, đỗ đầu là Nguyễn Văn Thịnh người làng Đông Cứu (Bắc Ninh) sau này ông làm quan tới chức Thái sư Năm 1086, đời vua Lý Nhân Tông lại mở khoa thi Mạc Hiển Tích người làng Lũng Động (Chí Linh, Hải Dương) đỗ đầu, sau này làm quan tới chức Thượng thư, Đại học sĩ
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc học viện, cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có học lực xuất sắc Chức năng của trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ Đời vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (Hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử Đến năm 1370 Chu Văn An qua đời được Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành Vào năm 1484, Vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ của những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến 1779 Đến thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ vừa lên ngôi đã quan tâm đến việc giáo dục, đã tuyển chọn các Nho sinh ưu tú ở các nơi vào Quốc Tử Giám để được các thầy giỏi giảng dạy Đặc biệt, Nhà Lê còn khuyến khích dựng trường, mở lớp ở các nơi, để nâng cao dân trí Đời Lê Thánh Tông (1483) cho phát triển in sách, đặt ra lệ khắc tên tuổi Tiến sĩ vào bia đá cho những người thi đỗ từ năm 1442, mỗi khoa thi một tấm bia Đời vua Lê Hiển Tông (1779) vẫn còn tất cả 116 tấm bia đá trên lưng rùa đá Năm 1802, nhà Nguyễn cho xây thêm Khuê Văn Các để các nhà Nho làm thơ và bình thơ
Đến đầu thời Nguyễn, vua Gia Long bãi bỏ trường Quốc Tử Giám ở Hà Nội, đổi nhà Thái Học làm nhà Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử và xây dựng Khuê Văn Các
ở trước Văn Miếu Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá
Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký nghị định xếp khu vực Văn
Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là “Di tích Lịch sử Văn hóa” Năm 1947, Đền Khải thánh
và hai bên sân thờ các Tiên hiền, Tiên nho bị bom của Pháp phá hủy Năm 1962, Bộ Văn
Hóa quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là khu “Di tích Lịch sử Văn hóa”.
Trang 7Ngày 13/7/1999, để kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2000), nhà nước ta cho xây dựng lại khu Thái Học – Văn Miếu theo lối kiến trúc cổ, thờ các vị vua:
Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Nhà giáo Chu Văn An là những người
có nhiều công giữ gìn và bồi đắp nền Nho học trong trường Đại học đầu tiên của nước ta
Năm 2010, UNESCO công nhận Bia Tiến sĩ của Văn Miếu Thăng Long / Hà Nội
là "Di sản Tư liệu ThĀ giới", thuộc chương trình "Ký Ức ThĀ Giới" Bia Tiến sĩ̃ VĂN
MIẾU Hà Nội kể như một pho sử sách bằng đá, độc đáo, trang trí đa dạng
Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi rằm tháng Giêng hằng năm Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả của nền văn học trong năm và bình những bài thơ hay Đây là nơi nhà nước tổ chức trao các hàm, học vị: Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ… cho những trí thức mới
Hàng năm, cứ sau kỳ tốt nghiệp bậc đại học, thủ khoa của các trường được về Văn Miếu – Quốc Tử Giám để Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội trao bằng khen và tham quan rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực văn hóa được tổ chức tại Văn Miếu
3 Văn Miếu – Quốc Tử Giám dưới góc nhìn văn hóa
3.1 Vài nét kiến trúc trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám có diện tích 54.331m2 gồm: Hồ Văn, vườn Giám và Nội Tự được bao quanh bằng tường gạch vồ Phía trước cổng lớn là tứ trụ (bốn cột lớn) Hai bên tứ trụ có hai bia “Hạ mã” (xuống ngựa) Văn Miếu môn cao rộng, hai bên bậc tam cấp, phía ngoài có đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Nội tự được chia làm năm khu vực:
Khu thứ nhất (Nhập đạo): bắt đầu từ cửa Văn Miếu đến cửa Đại Trung; cửa Đại
Trung ba gian lợp ngói Hai bên cửa Đại Trung là hai cửa nhỏ Thành Đức và Đạt tài
Khu thứ hai (Thành đạo): từ cửa Đại Trung đến Khuê Văn Các – một công trình
kiến trúc độc đáo là biểu tượng của lịch sử văn hóa Hà Nội Hai bên Khuê Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn – là những tên gọi với ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của văn chương
Khu thứ ba: hai dãy nhà bia với 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 đến năm 1780 ghi
tên quê quán của 1304 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi Nằm đối xứng hai bên Thiên cung tỉnh
là cửa Đại Thành mở sang khu thứ tư Kim Thanh môn và Ngọc Chấn môn là hai cửa nhỏ nằm hai bên của Đại Thành
Trang 8Khu thứ tư (Đại Thành Điện): hai bên sân Đại Bái có hai dãy nhà Tả vu và Hữu
vu, là nơi thờ bài vị 72 người học trò xuất sắc của Khổng Tử và Chu Văn An Ở chính giữa là Bái đường – nơi hành lễ trong các kì tế tự Nơi đây có nhiều bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học, ca ngợi Khổng Tử và Tứ phối (Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Sâm và Mạnh Tử) cùng bài vị của 10 vị hiền triết
Khu thứ năm: khu Thái Học vốn là trường Quốc Tử Giám xưa – trường đại học
quốc gia đầu tiên của Việt Nam Đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn dời Quốc Tử Giám vào Huế, nơi đây dựng điện Khải Thánh thờ song thân phụ mẫu của Khổng Tử
3.1.1 Tứ trụ
Từ con đường Văn Miếu, qua hai bia Hạ mã giới hạn ở hai bên di tích, du khách bước chân vào khu vực Văn Miếu qua hệ thống tứ trụ Đây gọi là những Trụ biểu, “trụ biểu lồng đèn” có tác dụng định vị nơi “ngự” của Thần/ Thánh, báo hiệu cho dân chúng, tín đồ biết để chuẩn bị tâm thế cho tôn kính trước khi đi qua hoặc vào yết kiến Thánh Thần Tứ trụ còn mang những biểu tượng thiêng về Thần và thế giới thần linh; tôn vinh,
ca ngợi Thần thông qua các hình tượng, biểu tượng trong điêu khắc, trang trí, văn tự; góp phần tôn vinh và làm đẹp cảnh quan cho công trình di tích; làm rạng rỡ ngôi vị Thần… Trên một đoạn đường ngắn từ hệ thống Tứ trụ đến Văn Miếu môn, cha ông ta hình như muốn nhắn gửi “bức thông điệp văn chương” đến những Nho sinh – sĩ tử theo một
nguyên lý liên hoàn: “Tứ trụ tạo tam môn - Tam môn qui nhất lộ - Nhất lộ khai vạn phúc
- Vạn phúc hội Văn môn…” Nguyên lý này là nguyên lý của sự phát triển thông qua con
đường học vấn: bốn cột trụ tạo ra 3 cửa (tam môn đồng hành); ba cửa qui về một con đường, con đường học tập (tam tài đồ hội); con đường đó mở ra vạn điều Phúc, sự học hành đem lại phúc ấm cho con người; Vạn phúc ấy sẽ hội tụ tại cổng Văn này! Chỉ với những hình tượng như vậy đã cho thấy: đây là chốn hội tụ và lan toả của tri thức và học vấn!
3.1.2 Văn Miếu Môn
Văn Miếu môn là một công trình được xây dựng vào những năm thuộc nửa đầu thế kỷ XIX bằng chất liệu bê tông, gạch ngói, mang đậm ảnh hưởng của sự giao thoa phong cách kiến trúc Á - Âu dưới thời nhà Nguyễn Mặc dù vậy, cổng Văn Miếu vẫn
mang đầy đủ các yếu tố kiến trúc truyền thống phương Đông dưới dạng thức: “thượng
lâu hạ môn”: trên lầu dưới cổng Kiến trúc ba cửa ra vào với Chính môn Tả môn
Trang 9-Hữu môn như thể hiện tư tưởng “Tam môn đồng hành”,“Tam tài đồ hội”: cả Trời - Người
và Đất đều hội tụ ở cửa Văn này Hai bên tả hữu phía trước cổng Văn miếu đều có bảng rồng, bảng hổ tạo nên sự trùng phùng tương ngộ Dường như ở chốn văn đàn, Hổ biểu trưng cho học vị Cử nhân, Rồng biểu trưng cho học vị Tiến sĩ? Phải chăng hình tượng như vậy như muốn nói đây là chốn “long hổ tương phùng”, anh tài 4 phương tụ hội, tỏ mặt anh hùng Điều đó càng cổ vũ, động viên, khích lệ các Nho sinh sĩ tử phấn đấu học tập, luyện rèn Cũng ở mặt sau ở Văn miếu môn có hình tượng “ngũ vị tôn ông” trong một tấm phù điêu đắp nổi 5 người đàn ông cầm các đồ vật biểu trưng cho sự sang quí của người quân tử có học Phải chăng đây chính là hình tượng Đức Khổng Phu Tử cùng 4 người học trò của Ngài?
Phía trước và phía sau của Văn Miếu môn có hai đôi rồng đá Cả hai đôi rồng này
có lẽ đều đã được tạo dựng vào nửa đầu thế kỷ XIX cùng với thời gian xây dựng Văn Miếu môn – cổng Văn Miếu Điều đáng nói là hai đôi rồng trước và sau cổng Văn Miếu
đã được cha ông ta tạo tác khác nhau Đôi rồng đá hướng ra phía trước, chúng tôi gọi là
“hướng long”: rồng hướng ra phía trước là đôi rồng chưa thành hình rõ rệt, vẫn là những đám vân xoắn hội tụ lại thành hình rồng, cho nên đây còn gọi là “long vân: rồng mây”.
Nó biểu tượng cho người Nho sinh, nho sĩ mới bắt đầu rời ghế nhà trường đi vào cuộc sống, hướng về phía trước như những con rồng đang thành hình, đang vươn mình phát
triển Đôi rồng phía sau cổng là đôi “long thú: rồng dạng thú”, rồng đã thành hình, đã
trưởng thành Vì là con vật không có thật, là con vật biểu tượng nên hình tượng Rồng là hội tụ của rất nhiều con vật Điều đó có thể thấy rõ qua con rồng này: “sừng nai, tai thú, trán lạc đà, mũi sư tử, râu dê, mình rắn, vẩy cá chép, móng vuốt chim ưng.v.v…” Đôi
rồng này quay đầu vào bên trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám nên chúng tôi gọi là “hồi
long”: rồng quay trở về Đôi rồng thú này biểu trưng cho người nho sĩ sau khi ra trường
đã thành đạt, đã “hóa rồng” trở thành những mệnh quan của triều đình phong kiến, giữ
những vị trí khác nhau trong thể chế chính trị xã hội nhưng vẫn quay trở về bái yết Thầy của mình là Khổng Tử cùng các Tiến sĩ Nho học đang hiện diện bên trong Văn miếu Chỉ
bằng hai đôi rồng đá kể trên, “Hướng long” và “Hồi long”, cha ông ta đã nhắn gửi tới các
thế hệ con cháu sau này thế ứng xử của người xưa về “Đạo học” của người quân tử!
Trang 103.1.3 Đại Trung Môn
Bắt đầu với cổng chính Văn Miếu môn vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường lát gạch thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn
Khu nhập đạo là khu người nho sinh sĩ tử nhập vào với đạo học, đạo của Thánh hiền rồi cố gắng để trưởng thành Ở nơi bắt đầu khu vực thứ hai: khu thành Đức – đạt Tài với hệ thống cổng đã cho thấy cha ông ta luôn đặt Đức và Tài ngang nhau nhưng đặt Đức trước, Tài sau Người sĩ tử phải được giáo dục, rèn luyện cả đức và tài để trở thành những người con của đất nước Hình tượng cá chép chầu bầu rượu trên nóc Đại trung môn gợi lại hình ảnh về trường thi huyền thoạitrên thác Hồ Khẩu (thác miệng bình) trên sông Hoàng Hà chảy trên địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) - nơi đã diễn ra cuộc thi “cá vượt vũ môn - hóa rồng” Hình tượng cá chầu bầu rượu trên nóc Đại trung môn như vừa muốn nhắc nhở các học trò: “phía trước các bạn là những cuộc thi” vừa muốn động viên khích lệ những người sĩ tử “hãy cố lên để hóa rồng”!
3.1.4 Khuê Văn Các
Khuê Văn Các mới được dựng khoảng đầu thế kỉ XIX, nhưng cũng nằm trong quy hoạch tổng thể vốn có của Văn Miếu (như Văn Miếu ở Khúc Phụ, Trung Quốc, quê hương của Khổng Tử, có đủ Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành Môn, Đại Thành Điện, bia tiến sĩ, ) Khuê Văn Các ở Văn Miếu Hà Nội thường là nơi tổ chức bình các bài văn thơ hay của các sĩ tử Khuê Văn Các là công trình kiến trúc tuy khong đồ sộ song
tỷ lệ hài hòa và đẹp mắt Kiểu dáng kiến trúc khá độc đáo gồm 4 trụ gạch vuông (85cm x 85cm) bên dưới đỡ tầng gác gỗ phía trên Bao quanh bốn mặt tầng gác gỗ là hàng lan can con tiện, trang trí theo đề tài bát bảo, mỗi mặt có một cửa tròn gắn trong khung vuông có những đường nối đặc trưng cho ánh sao Khuê đang tỏa sáng Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thếp vàng 3 chữ “Khuê Văn Các” Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một câu đối chữ Hán thiếp vàng Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa
Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển – Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
Hy tri
Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí – Nguyệt tĀ thu đàm chiĀu cổ tâm.
Thánh hi