Bài tiểu luận cuối kỳ đề tài tư tưởng về tự do trong tư tưởng chính trị việt nam

18 0 0
Bài tiểu luận cuối kỳ đề tài tư tưởng về tự do trong tư tưởng chính trị việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với sự đa dạng trong cách hiểu và diễn giải, tự do trở thành một đề tài phức tạp đòi hỏi sự đào sâu phân tích và bóc tách từng lớp lang khái niệm này.Nhận thức được tầm quan trọng và tín

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO _***** _

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG VỀ TỰ DO TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Giảng viên: Phạm Thị Hoa

Sinh viên thực hiện: Hoàng Lê Quỳnh Chi – QHQT50C11277 Lớp: LSCTHCT-QHQT50.2_LT

Hà Nội, 2023

Trang 2

2 Khái niệm “tự do”

3 Các giai đoạn lịch sử ảnh hưởng đến tư tưởng tự do

3.1 Tự Do Trong Thời Kỳ Cổ Đại Hy Lạp

3.2 Tự Do Trong Thời Kỳ Trung Cổ

3.3 Tự Do Trong Thời kỳ Chiến tranh Dân chủ Mỹ và Cách mạng Pháp

4 Các quan niệm khác nhau về tự do của các nhà tư tưởng chính trị

4.1 Quan niệm của Thomas Hobbes (1588 - 1679)

4.2 Quan niệm của John Locke (1632 -1704):

4.3 Quan niệm của John Stuart Mill (1806 -1873):

4.4 Quan niệm của Jean – Jacques Rousseau (1712 -1778):

II Cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam

1 Cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời chiến

Trang 3

MỞ ĐẦU

Có lẽ, mỗi một người Việt Nam sẽ luôn khắc ghi trong tim về ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Bác đã đưa đất nước ta đến với tự do Tự do, như một nguyên tắc cơ bản của con người, không chỉ là một yếu tố quyết định tính cách và bản sắc quốc gia, mà còn là một lĩnh vực mà chính trị Việt Nam từng phải đối mặt và đánh đổi hàng trăm năm qua Tự do không chỉ là một phần của sự đấu tranh và khao khát của nhân quyền và công dân, mà còn đặt ra những thách thức và nhiệm vụ đầy thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia Trên thực tế, khái niệm về tự do không bao giờ tồn tại trong một khung nhìn đơn giản và đồng nhất Với sự đa dạng trong cách hiểu và diễn giải, tự do trở thành một đề tài phức tạp đòi hỏi sự đào sâu phân tích và bóc tách từng lớp lang khái niệm này.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc nghiên cứu các quan niệm về tự do, đặc biệt là trong ngữ cảnh tư tưởng chính trị của Việt Nam, tôi đi đến quyết định nghiên cứu về "Tư tưởng về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam" Không chỉ đơn thuần là sự hứng thú cá nhân với chủ đề này, mà còn bắt nguồn từ nhận thức rằng tư tưởng về tự do tại Việt Nam đã và đang có sự biến đổi đáng kể theo thời gian Việc tìm hiểu về các quan niệm này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về quốc gia và dân tộc mình, mà còn cung cấp một cái nhìn sâu sắc về sự phát triển lịch sử và chính trị của Việt Nam

Bài luận lấy cảm hứng và chất liệu từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ các ấn phẩm của các nhà nghiên cứu chính trị, tài liệu sách báo trong nước và quốc tế Việc tham khảo từ các nguồn đa dạng như báo điện tử, các tạp chí và chuyên trang phân tích chính trị đóng góp vào sự đa chiều và đa nguồn lực của tiểu luận Do đó, mục đích của đề tài này không chỉ dừng lại ở việc phân tích sự đa dạng và đan xen của quan niệm về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam mà còn là một cầu nối giữa những tri thức, nghiên cứu khác trong lĩnh vực này Điều này

Trang 4

giúp đưa ra một cái nhìn đầy đủ và phong phú về các khía cạnh đa dạng của tự do, từ góc độ lịch sử, văn hóa đến các yếu tố đặc thù của xã hội Việt Nam hiện đại Bằng cách này, tôi hy vọng rằng bài tiểu luận sẽ đóng góp vào việc làm sáng tỏ bức tranh phức tạp của quốc gia, đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu và thảo luận tiếp theo về chủ đề này Tôi tin rằng bài viết sẽ đưa độc giả vào cuộc hành trình khám phá về cả lịch sử chính trị và cả tâm huyết và tri thức của những người dân Việt Nam trong việc bảo vệ và gìn giữ khái niệm quan trọng này - tự do.

Trang 5

I Các quan niệm khác nhau về tự do1 Nguồn gốc từ “tự do”:

Nước Việt Nam lấy 6 chữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” làm tiêu ngữ đã phần nào chứng tỏ sức mạnh của “tự do” trong việc định hình chính trị và xã hội và là động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của đất nước Từ “tự do” hay tiếng Anh là “liberal” bắt nguồn từ tiếng Latin “liber” Cụm từ “liberal” tồn tại từ thế kỷ XIV và đã trải qua nhiều biến động về ý nghĩa Từ Latin “liber” dùng để chỉ một lớp người tự do, hay nói cách khác, đó là những người không bị coi là nông nô hay nô lệ Nó cũng có nghĩa là “hào phóng”, ví dụ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ người khác đồ ăn và thức uống Không chỉ giới hạn ở khía cạnh về sự không bị ràng buộc, khi nói tới thái độ đối với xã hội, “liberal” còn ám chỉ sự cởi mở và

2 Khái niệm “tự do”

Có vô vàn cách hiểu về “tự do” tùy từng lĩnh vực khác nhau.

Ở góc độ ngôn ngữ Hán Việt, "tự do" được hiểu theo nghĩa tự làm, tự quyết, và nguồn gốc từ chính bản thân "Tự" biểu thị cho chính mình, tự ý, và tự quyết, trong khi "do" mang ý nghĩa nguồn gốc và căn nguyên Như vậy, “tự do” có nghĩa là cái gì xuất phát từ mình: cái gì do tôi làm ra, căn do bởi mình (chứ không bởi ai khác), nó mang tính chất tích cực.

Tự do trong chính trị được hiểu là quyền lực và tình trạng của cá nhân hoặc cộng đồng không bị hạn chế quá mức bởi các nguyên tắc kiểm soát hay áp đặt từ các tổ chức, chính phủ, hay cá nhân khác Điều này bao gồm quyền tự do cá nhân, quyền tự do về ngôn luận, và quyền tự do tham gia vào quyết định chính trị.

3 Các giai đoạn lịch sử ảnh hưởng đến tư tưởng tự do3.1 Tự Do Trong Thời Kỳ Cổ Đại Hy Lạp

Thời kỳ cổ đại, đặc biệt là tại các thành bang Hy Lạp, trong những tác phẩm triết học kinh điển và quy định cơ bản về quyền của công dân, cũng như trong

Trang 6

cách thức vận hành của các thành bang, khai sinh ra những ý tưởng đầu tiên về tự do Trong ngữ cảnh thời kỳ cổ đại, đặc biệt tại Hy Lạp, khái niệm tự do thường được hiểu theo ý nghĩa Cộng hòa, hay nói cách khác tự do của công dân được thể hiện thông qua sự tham gia tích cực vào các công việc và quyết định của thành bang Tuy nhiên trong thời kì này, khái niệm tự do tồn tại dưới hình thức manh mún, chưa được phân tích và thảo luận một cách toàn diện Ở giai đoạn cổ đại, công dân không chỉ đơn thuần là những người sống trong một xã hội, mà họ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì thành bang Tự do không chỉ là quyền lực cá nhân mà còn liên quan chặt chẽ đến trách nhiệm xã hội Những ý tưởng này, mặc dù chưa được hệ thống hóa, đã mở đầu cho việc tư duy về quyền tự do và trách nhiệm công dân, tạo nên nền tảng cho sự phát triển của tư tưởng tự do trong những thời kỳ sau này.

3.2 Tự Do Trong Thời Kỳ Trung Cổ

Châu Âu sau sự sụp đổ của đế chế La Mã chứng kiến một chuỗi biến động lớn, đặc biệt là trong bối cảnh những cuộc nội chiến và xâm lược Giai đoạn này không chỉ chứng kiến việc củng cố chế độ phong kiến và tập quyền, mà còn tạo nên một cấu trúc kinh tế văn hóa chính trị có sự thu hẹp đáng kể về tình trạng cát cứ của các lãnh chúa Về mặt tư tưởng, thời kỳ này chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chủ nghĩa Kinh viện Những nỗ lực của các nhà thần học nhằm hòa trộn giáo lý Kitô với triết lý của Aristotle đã tạo ra một không gian hạn chế cho sự phát triển của các ý tưởng liên quan đến chủ nghĩa tự do Cách hiểu của họ, coi trọng tra cứu và suy diễn từ các văn bản kinh điển hơn là khảo sát và đối chiếu với thực tiễn, đã khiến cho những ý tưởng này gần như bị "khóa chặt."

3.3 Tự Do Trong Thời kỳ Chiến tranh Dân chủ Mỹ và Cách mạng Pháp

Cuộc cách mạng Mỹ (1776) và cuộc cách mạng Pháp (1789) đều là những biểu hiện lớn của sự đối kháng chống lại chế độ phong kiến và sự khao khát tự do, bình đẳng của nhân dân Những sự kiện này không chỉ dẫn đến sự hình thành

Trang 7

của hai quốc gia cộng hòa mà còn đặt ra những chuẩn mực mới về tư tưởng tự do, bình đẳng.

Cuộc cách mạng Mỹ, một cột mốc quan trọng trong lịch sử nước Mỹ, là kết quả của những căng thẳng kéo dài giữa các thuộc địa Bắc Mỹ và Anh Quốc, đã thể hiện rõ tư tưởng của John Locke trong Bản tuyên ngôn độc lập Mỹ Tuyên ngôn này không chỉ là sự phản kháng về chính trị mà còn là một tuyên bố vững chắc về tự do và bình đẳng Tư tưởng về việc bảo vệ quyền sở hữu của công dân, đặt ra như một điều kiện tiên quyết để tồn tại của một nước cộng hòa, đã trở thành nền tảng cho Hiến pháp Mỹ, đặt ra những quyền lực và giới hạn cho chính phủ, nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân và tự do.

Cuộc cách mạng Pháp năm 1789, với khẩu hiệu “Tự do – Bình Đẳng – Bác ái”, và "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền," đưa ra một thông điệp mạnh mẽ về quyền lực của nhân dân Chiến thắng của cuộc cách mạng này không chỉ là chiến thắng của chủ nghĩa tư bản trước chế độ phong kiến và quyền lực của Giáo hội mà còn là một biểu tượng của sự đấu tranh cho quyền lực công dân và nhân quyền Chiến thắng của cuộc cách mạng Pháp có thể được coi là một chiến thắng quyết định của chủ nghĩa tư bản trước sự đối kháng từ phong kiến và Giáo hội.

4 Các quan niệm khác nhau về tự do của các nhà tư tưởng chính trị4.1 Quan niệm của Thomas Hobbes (1588 - 1679)

Thomas Hobbes, một triết gia và nhà triết học chính trị người Anh quan niệm rằng, con người sinh ra là tự do, bình đẳng Tuy nhiên xét trên phương diện tự do trong trạng thái tự nhiên, Hobbes không chấp nhận ý tưởng về tự do của con người ngoài xã hội Ông mô tả tình trạng tự nhiên của con người như một trạng thái "Chiến tranh mọi người với mọi người," nơi mà “con người và con người với nhau như là con người với chó; nơi có thức ăn, có mối quan hệ, không có bạn bè, không có xã hội, và cuộc sống con người là ngắn ngủn, thô bạo và nói

Trang 8

chung là đau đớn." Từ đó ông đi đến kết luận rằng “tính ác là bản chất tự nhiên của xã hội con người” và rằng con người luôn hành động “vì tính ích kỷ yêu bản thân mình chứ không phải vì xã hội, không phải vì lợi ích của người khác.” Có thể thấy, Hobbes cho rằng nó xuất phát từ gốc rễ bản tính của con người: mỗi người có xu hướng tìm kiếm "tự do" để gia tăng lợi ích cá nhân Song tư tưởng về "tự do" trong trạng thái tự nhiên chỉ là một phần nhỏ, một khía cạnh của bức tranh lớn hơn là cuộc đua cạnh tranh trong xã hội loài người hay được hiểu là nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé," tức sự sinh tồn theo nguyên tắc tư duy "cái lớn, cái mạnh sẽ chiếm đoạt tài nguyên và quyền lực." Điều này được coi là xu hướng chủ đạo định hình xã hội, trong đó mọi người hành động chủ yếu để bảo vệ và tối đa hóa lợi ích cho bản thân.

4.2 Quan niệm của John Locke (1632 -1704):

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chủ nghĩa tự do được hệ thống hóa thành một hệ tự tưởng bởi John Locke Quan điểm của ông, đặc biệt là về quyền sở hữu, không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng mà còn là nền móng cho sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản Locke không chỉ mô tả một tình trạng tự do tuyệt đối trong trạng thái tự nhiên mà còn cung cấp các nguyên tắc và tiền đề để hiểu rõ hơn về bản chất của chính quyền và mối quan hệ giữa chính phủ và công dân Theo Locke, chính phủ chỉ có giá trị khi nó nhận được sự đồng thuận của người dân và sự đồng thuận này cần được duy trì liên tục để đảm bảo tính hợp pháp của chính phủ Trong khi đó, trạng thái tự nhiên không phải là trạng thái lộn xộn mà là một trạng thái "có luật tự nhiên để cai quản, bắt buộc mọi người phải tuân thủ; và lý trí - vốn là luật này - huấn thị cho toàn thể loài người - những người có ý chí riêng cũng phải tham vấn nó, rằng tất cả đều phải bình đẳng và độc lập với nhau Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khỏe, tự do, hay tài sản của người khác” Con người, sống trong trạng thái tự nhiên, trải qua sự tự do tuyệt đối Mọi người đều được đặc quyền "quyền bình đẳng tự nhiên," nơi mỗi cá nhân đều có quyền ước muốn bất kỳ điều gì, có quyền với bất kỳ điều gì.

Trang 9

Sự tự do này được Locke mô tả như một "trạng thái tự do hoàn hảo," nơi mọi hành động của con người, việc sắp đặt tài sản cá nhân, đều diễn ra trong khuôn khổ của luật tự nhiên Ở trong trạng thái tự nhiên, mọi người không cần phải xin phép hay phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai khác Trạng thái tự nhiên, theo Locke, đồng thời là một "trạng thái bình đẳng," nơi quyền lực và quyền thực thi công lý được phân phối tương đối, có tính tương hỗ, không ai có quyền lực lớn hơn ai

4.3 Quan niệm của John Stuart Mill (1806 -1873):

John Stuart Mill, trong những nghiên cứu về tự do cá nhân, không chỉ đi sâu vào nguồn gốc của sự bảo vệ quyền tự do mà còn tìm hiểu về các mối đe dọa đối với nó Mill căn cứ vào Thuyết Công Lợi để giải thích rằng quyền tự do cá nhân không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội Ông cho rằng sự tự do tạo ra một không gian nơi mỗi người có thể phát triển toàn bộ tiềm năng của mình, đồng thời đóng góp tích cực cho cộng đồng Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng sự can thiệp vào không gian tự do này chỉ được chấp nhận khi nó tránh việc gây hại đến người khác Ngoài ra, Mill cũng chỉ ra rằng mối đe dọa đối với quyền tự do không chỉ đến từ các thiết chế chính trị mà còn từ những thiết chế xã hội được xây dựng trên những quan điểm và tình cảm đang thịnh hành Những giá trị đạo đức, quan niệm xã hội, và thói quen suy nghĩ có thể bó buộc tự do cá nhân một cách sâu sắc hơn Điều này tạo nên một thách thức lớn hơn đối với tự do, vì nó đặt ra những ràng buộc không dễ dàng để vượt qua.

Trọng điểm trong tư duy của Mill là xác định giới hạn để bảo vệ cá nhân khỏi những mối đe dọa này Trong luận văn "Bàn về tự do," ông không chỉ sử dụng logic triết học mà còn tham chiếu đến lịch sử, Kinh Thánh, và xã hội đương thời để minh họa những hậu quả tiêu cực của việc không giữ chặt quyền tự do cá nhân Mill bảo vệ nội dung của quyền tự do, nhấn mạnh quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, và tự do tranh luận Những nội dung này, theo

Trang 10

ông, là cốt lõi của quyền tự do và không thể bị xâm phạm mà không gây hậu quả nghiêm trọng cho cả cá nhân và xã hội.

4.4 Quan niệm của Jean – Jacques Rousseau (1712 -1778):

Trong triết lý chính trị của J.J Rousseau - một trong những tư tưởng trọng yếu trong thời kỳ Chiến tranh Dân Chủ và Chiến tranh công bố lập hiến, với tác phẩm “Khế ước xã hội”, đã đặt nền móng cho quan niệm về tự do trong học thuyết chính trị của mình và đưa ra một cách nhìn khác về tự do Trong đó, nhấn mạnh rằng tự do không chỉ là một khía cạnh tự nhiên không thể tách rời của mỗi con người, mà còn là sự tự làm chủ bằng lý trí đối với bản thân và cuộc sống cá nhân Định nghĩa phạm trù tự do, Rousseau khẳng định như sau: “Tự do là từ bản chất con người mà có Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm sóc sự tồn tại của mình Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân Ở tuổi lí trí, con người phải tự mình định đoạt các phương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự mình làm chủ lấy mình." Tóm lại, theo Rousseau, tự do là một phần tự nhiên sẵn có và không thể tách rời của mỗi con người Nói cách khác, “từ bỏ tự do chính là từ bỏ phẩm chất làm người” Bên cạnh đó, tiêu chí quan trọng nhất của tự do là con người tự làm chủ được chính mình"

Trang 11

II Cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam

1 Cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời chiến(1930 - 1975)

Ngày 03 - 07/02/1930, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc), một bước ngoặt lịch sử được đánh dấu khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc Sự kiện này đánh dấu bước đầu tiên của Việt Nam trên con đường đấu tranh cho độc lập và tự do.

Thời kỳ từ 1930 - 1975 là thời kỳ đầy khó khăn và đau thương, nơi mà khát vọng độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam được gắn liền với mỗi hơi thở của cuộc sống "Tự do" dù là một khái niệm trừu tượng nhưng đồng thời đại diện một tinh thần sống, khát vọng hướng tới tương lai.

Trong bối cảnh thời đại lúc bấy giờ, khi đất nước đang chịu sự thống trị và áp bức từ các nước thực dân, đế quốc, khẩu hiệu "giành độc lập, tự do" trở thành kim chỉ nam, dẫn lối mọi quyết định và hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân "Tự do" không chỉ đơn thuần là quyền cá nhân mà là quyền của cả một dân tộc đang hướng tới sự độc lập và tự chủ, bởi nói như đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Chúng ta chiến đấu không chỉ vì quyền tự do cá nhân mà còn vì quyền tự do của dân tộc và quốc gia chúng ta."

Nhìn nhận "tự do" trong giai đoạn 1930-1975, ngoài sự giải phóng khỏi ách thống trị, áp bức, và bóc lột của các nước thực dân, đó còn là sự giành lại nhân quyền, quyền dân chủ cho người dân Việt Nam Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất so với quan niệm của nhiều nhà chính trị phương Tây, nơi "tự do" thường hướng đến cá nhân hơn là cộng đồng.

"Tự do" trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy cuộc chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam và tạo nên sức mạnh tinh thần để mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn, góp phần quan trọng vào sự thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến tranh giành lại độc lập và tự do quốc gia Những gì đã xảy ra trong

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan