Tiểu luận kết thúc học phần các quan niệm về tự do và cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị việt nam

16 0 0
Tiểu luận kết thúc học phần các quan niệm về tự do và cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đi sâu nghiên cứu các quan niệm về tự do, bằng cách sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa logic và lịch sử...cùng cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch s

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

Trang 2

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN KẾT THÚCHỌC PHẦN

CÁC QUAN NIỆM VỀ TỰ DO VÀ CÁCH HIỂU VỀ TỰ DOTRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Hải

Thiêm Sinh viên thực hiện: Bùi ThịNgát Lớp: LSCHT-49-QHQT.2_LT

Mã SV: QHQT49B11336

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TỰ DO 1.1 Giải thích khái niệm 3

1.1.1 Tự do 3

1.1.2 Tư tưởng chính trị 3

1.1.3 Tự do trong tư tưởng chính trị 4

1.2 Các quan niệm khác nhau về tự do 4

1.2.1 Tự do âm tính 5

1.2.2 Tự do dương tính 6

1.2.3 Phân biệt tự do âm tính và dương tính 7

CHƯƠNG 2: CÁCH HIỂU VỀ TỰ DO TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNHTRỊ VIỆT NAM 2.1 Cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam 9

2.2 Một số biểu hiện về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam 10

III KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ thời cổ đại đến nay, tự do xuất hiện và vẫn luôn được coi là cái đích mà loài người hướng đến Con người đã trải qua các cuộc đấu tranh xóa bỏ gông cuồng, xiềng xích về mọi mặt để vươn mình đến với tự do theo ý nghĩa đầy đủ nhất Nghiên cứu dưới góc nhìn chính trị, tự do được xem là một trong những giá trị cốt lõi của tư tưởng chính trị, nó không ngừng vận động, phát triển theo từng thời kỳ, mỗi giai đoạn gắn với quan điểm của các nhà tư tưởng khác nhau Đi sâu nghiên cứu các quan niệm về tự do, bằng cách sử dụng các phương pháp: phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa logic và lịch sử cùng cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm làm sáng tỏ các giá trị nội hàm góp phần đưa đến những nhận thức đầy đủ, đúng đắn và cụ thể về tự do đến cho mọi người.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, do sự phát triển ngày càng cao của xã hội nên nhận thức về tự do cũng ngày càng khác biệt Ở nước ta, cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam của các tầng lớp xã hội là khác nhau, đặc biệt là ở lớp trẻ Để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này thì việc nâng cao nhận thức cho mỗi người về tự do có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Việc nghiên cứu tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam sẽ giúp chúng ta có một cơ sở để hiểu cụ thể, rõ ràng hơn về các quan niệm tự do nói chung.

Trang 5

II PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TỰ DO1.1 Giải thích khái niệm

1.1.1 Tự do

Tự do là khái niệm dùng để mô tả tình trạng khi cá nhân không chịu sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình Nó là tiền đề sinh ra chủ nghĩa tự do theo hướng ý thức hệ Ngay trong chính bản thân chủ nghĩa tự do cũng có những cách hiểu khác nhau về tự do, nhưng nhìn chung tự do có thể được hiểu theo hai nghĩa âm tính và dương tính :1

Thứ nhất, nghĩa âm tính của tự do là không bị ràng buộc, không bị ép

buộc hoặc không bị hạn chế trong việc hành động, tư tưởng, lựa chọn hay nói cách khác tự do âm tính không có sự can thiệp từ bên ngoài, là một sự tự do đích thực của con người.

Thứ hai, nghĩa dương tính của tự do là có khả năng hành động, tư tưởng

hay lựa chọn một cách độc lập và có trách nhiệm với những hành động, tư tưởng hay lựa chọn của mình Nói cách khác, đó là sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài vào vấn đề để đạt được sự tự do.

1.1.2 Tư tưởng chính trị

Tư tưởng chính trị là toàn bộ quá trình nhận thức tư tưởng của tổ chức đảng và đảng viên đối với đường lối chính trị của Đảng Tư tưởng chính trị bao gồm các mức độ nhận thức từ kiên định, không kiên định, dao động đến suy thoái.

1 Theo triết gia Isaiah Berlin qua bài giảng nổi tiếng của ông có tên “Two concepts of liberty” (Hai khái niệm về tự do)

Trang 6

Các tư tưởng chính trị truyền thống của Việt Nam có thể kể đến như: tư tưởng yêu nước và độc lập tự chủ, tư tưởng đạo đức và nhân nghĩa, tư tưởng dân chủ và nhân quyền

1.1.3 Tự do trong tư tưởng chính trị

Tự do trong tư tưởng chính trị là sự không can thiệp vào chủ quyền của mỗi cá nhân, mỗi quốc gia, dân tộc bằng cách áp bức hay gây hấn cá nhân hay quốc gia đó Mỗi cá nhân hay quốc gia có quyền suy nghĩ, giữ ý kiến, quan điểm, lựa chọn những tư tưởng chính trị phù hợp cho bản thân và đất nước nhằm phát triển quyền dân sự, chính trị của cá nhân, kiện toàn bộ máy chính trị góp phần đưa đất nước ngày càng phát triển.

Khái niệm tự do trong tư tưởng chính trị có liên hệ chặt chẽ với các khái niệm về các quyền tự do công dân và quyền cá nhân Hầu hết các xã hội dân chủ được quy định nhiều quyền tự do cụ thể được pháp luật của các quốc gia đó bảo vệ hướng đến sự công bằng, bình đẳng và dân chủ, tự do.

1.2 Các quan niệm khác nhau về tự do

Ngược dòng lịch sử, có thể thấy các học giả phương Tây sớm đã nghiên cứu và đưa ra rất nhiều những quan niệm khác nhau về tự do Quan điểm của họ phản ánh tư duy cá nhân cùng tinh thần của thời đại, tuy nhiên, khi sử dụng và bàn luận về tự do, không phải ai cũng có những quan niệm đúng đắn Quan điểm về tự do không chỉ thể xuất phát từ tư tưởng của một cá nhân muốn nghĩ thế nào tùy ý, mà nó còn đến từ các quy luật khách quan ở bên ngoài, sự nhận thức tất yếu của vấn đề Qua việc tìm hiểu bản chất khái niệm của quan điểm tự do âm tính và tự do dương tính, phần nào ta đã phác họa ra các cấp độ của tự do góp phần nhìn nhận đúng vấn đề, nâng cao nhận thức, có được cơ sở lý luận cho cách hiểu về tự do.

Trang 7

Triết gia Isaiah Berlin qua bài giảng nổi tiếng của ông có tên “Two concepts of liberty” đã thành công phổ biến hai khái niệm về tự do.

Tự do âm tính được dịch từ thuật ngữ “negative freedom”, còn tự do dương tính là “positive freedom” “Âm” ở đây không phải là xấu, mà nó là “không có” – tương tự như “xét nghiệm âm tính” tức là “không có virus” Tự do âm tính vì vậy được coi là “không có sự cản trở”, ra khỏi sự can thiệp từ bên ngoài.

Tương tự, “dương” ở đây không có nghĩa là tốt Trong trường hợp này, nó được đặt đối lại với “âm” để chỉ tự do “có điều kiện” Nghĩa là khả năng làm chủ và trách nhiệm đối với lựa chọn của mình cũng như cần có sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài vào vấn đề để đạt được tự do.

Theo cách hiểu truyền thống, người ủng hộ tự do âm tính thường bảo vệ tự do cá nhân, chống lại sự can thiệp của nhà nước, có khuynh hướng ủng hộ thị trường tự do tuyệt đối.

Ngược lại, những người theo trường phái tự do dương tính đặt tự do cá nhân bên cạnh xã hội, cộng đồng, hoặc quốc gia Tự do theo cách hiểu của họ không chỉ dính dáng đến lựa chọn của cá nhân, mà còn ở bối cảnh của lựa chọn Đặt trong bối cảnh của một cộng đồng hay một quốc gia, luôn có giới hạn, điều kiện đặt ra để đạt được tự do nhờ sự tác động bên ngoài.

1.2.1 Tự do âm tính

Xuất phát từ bài tiểu luận do Isaiah Berlin viết năm 1958 có tựa đề “Hai khái niệm về tự do”, tự do âm tính có thể được định nghĩa là sự tự do ra khỏi sự can thiệp từ bên ngoài, từ những tác động hay nhìn chung nó là “Tự do khỏi một cái gì đó” Tự do âm tính quan niệm rằng “Tôi không phải là nô lệ của bất kỳ ai” và được đặc thù bằng ngôn ngữ của “Quyền tự nhiên” (Natural

Trang 8

Right) Bản chất của các quyền tự nhiên là những quyền không phụ thuộc vào luật pháp hoặc phong tục của bất kỳ văn hóa hoặc chính phủ cụ thể nào (chúng không thể bị bãi bỏ bởi luật pháp của con người)

Tự do âm tính thực sự liên quan đến một vùng không bị can thiệp, hoạt động trong một lĩnh vực mà không có ai khác can thiệp vào tôi Hiểu về các quyền mà chúng ta có ở đây là các quyền chính trị theo Hiến pháp: quyền con người, quyền tự do sống, mưu cầu và theo đuổi hạnh phúc mà không bị người khác can thiệp Xét ở khía cạnh cụ thể, chúng ta không nhất thiết phải có quyền được hạnh phúc nhưng bạn có thể theo đuổi hạnh phúc khi bạn cảm thấy phù hợp mà không có sự cản đường của người khác Và John Stuart Mill đã viết bằng ngôn ngữ này của tự do âm tính về hai châm ngôn của chủ nghĩa tự do Các châm ngôn này trước hết nói rằng cá nhân không chịu trách nhiệm trước xã hội về những hành động của mình, trong chừng mực những điều này không liên qua đến lợi ích của bất kỳ ai ngoài chính bản thân anh ta Thứ hai, đối với những hành động gây hại đến những lợi ích của những người khác cá nhân phải chịu trách nhiệm, trừng phạt của xã hội và pháp lý Đánh giá về hai châm ngôn tự do này của J.S.Mill thực sự có thể thấy việc bạn có thể làm là tất cả những gì bạn muốn miễn là bạn không làm tổn thương bất kỳ ai khác.

1.2.2 Tự do dương tính

Trong quan niệm của Isaiah Berlin tự do dương tính được định nghĩa là sự tự do hành động theo ý muốn cá nhân của một người hay nói cách khác “Tự do có thể làm một cái gì đó” Tự do dương tính quan niệm rằng “Tôi là chủ nhân của chính mình” và được đặc trưng bằng “Quyền hợp pháp” Các quyền hợp pháp này được ban bởi một hệ thống pháp lý nhất định.

Tự do dương tính là khả năng đạt được mục tiêu của bản thân mà có sự can thiệp bên ngoài Ví dụ, trong trường hợp cá nhân muốn được học tập, Nhà

Trang 9

nước tạo điều kiện xây dựng trường lớp là một biểu hiện cụ thể của sự can thiệp yếu tố bên ngoài để có thể được tự do Tự do dương tính thường được coi là nhất thiết phải đạt được thông qua một tập thể 2

Có lẽ trường hợp rõ ràng nhất là lý thuyết tự do của Rousseau, theo đó, tự do cá nhân đạt được thông qua việc tham gia vào quá trình mà cộng đồng thực hiện kiểm soát tập thể đối với các vấn đề của chính nó theo 'ý chí chung' Nói một cách đơn giản nhất, người ta có thể nói rằng một xã hội dân chủ là một xã hội tự do bởi vì đó là một xã hội tự quyết, và một thành viên của xã hội đó được tự do đến mức mà họ tham gia vào quá trình dân chủ của nó.

1.2.3 Phân biệt tự do âm tính và dương tính

Xét từ khía cạnh được cho phép và có khả năng làm thứ gì đó

Theo cách này, tự do theo kiểu âm tính là khi một người không gặp sự cưỡng ép nào Tự do vì thế có nghĩa là được phép làm theo lựa chọn của mình mà không bị người khác cố tình can thiệp.

Trong khi đó quyền tự do dương tính được gọi là tự do thực hiện những điều mình muốn hoặc cần làm - hành động theo ý muốn tự do cá nhân (tôi có quyền tự do).

Lấy ví dụ một người khuyết tật hai chân không thể đi bộ Theo cách hiểu của tự do âm tính, người này hoàn toàn được tự do đi lại Chuyện anh ta có thể đi được hay không không ảnh hưởng gì tới quyền tự do của cá nhân anh Các chính sách nhà nước theo trường phái tự do âm tính vì vậy không có

2 Baum, B and Nichols, R (eds.), 2013, Isaiah Berlin and the Politics of Freedom “Two Concepts of Liberty” 50 Years Later, London: Routledge.

Trang 10

nghĩa vụ gì phải giúp đỡ người khuyết tật này, chỉ cần đảm bảo không ai cản trở anh ta là được.

Tư tưởng tự do dương tính, ngược lại, sẽ yêu cầu nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ (ví dụ như tài trợ xe lăn, nạng chống…), đảm bảo người này có khả năng làm được chuyện mình muốn (đi lại) Đó là vì theo những người tự do dương tính, cá nhân chỉ thực sự tự do khi họ có khả năng làm được điều mình muốn.

Xét từ khía cạnh làm bất cứ gì tùy thích và khả năng kiểm soát ham muốnbản thân

Tự do âm tính, theo cách hiểu này, là việc một người tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn vào bất kỳ thời điểm nào, bất kể việc đó tốt hay xấu.

Những người theo trường phái tự do dương tính không đồng ý với cách hiểu này Họ cho rằng trong nhiều trường hợp, một người có thể làm những việc bản thân họ không thể kiểm soát được dưới áp lực tâm lý Cũng có người cho rằng, tự do âm tính là tự do chân thực, vì nó tôn trọng quyền lựa chọn cá nhân, còn tự do dương tính là tự do giả tạo, vì nó có thể dùng để biện minh cho sự can thiệp của nhà nước.

Xét từ góc độ không gian riêng tư được bảo vệ và sự tự do tham gia xây

dựng cộng đồng

Theo cách hiểu này, tự do âm tính là việc mỗi người có một vùng riêng tư không bị nhà nước hay bất kỳ ai can thiệp, được tự do làm điều mình muốn trong không gian đó Nhưng trên thực tế nó gần như không tồn tại Ví dụ, nếu coi ngôi nhà là không gian riêng tư thì người chồng có thể tự do bạo lực người vợ và điều này pháp luật không cho phép.

Trang 11

Trong khi đó, cách hiểu tự do dương tính ở góc độ này là khả năng kiểm soát cuộc đời của một cá nhân, không chỉ nằm ở việc có một không gian riêng tư được bảo vệ, mà còn là quyền tự do chủ động tham gia kiến tạo cộng đồng xung quanh Khái niệm tự do dương tính trong trường hợp này không phân tách khu vực công với khu vực tư.

Nhìn chung, trải qua các giai đoạn lịch sử, có rất nhiều những quan điểm khác nhau về tự do với nhiều sắc thái Bên cạnh cách nhìn nhận tự do của Isaiah Berlin chúng ta còn phải kể đến những quan niệm tự do của Êpiquya về sự giải thoát của con người khỏi ràng buộc số phận, T.Hobbes trong quan niệm tự do ở hai trạng thái tự nhiên và nhà nước, hay theo Montesquies đề cập đến tự do trong mối quan hệ với pháp luật Tuy nhiên, quan niệm của J.Berlin về tự do âm tính và dương tính trên đây được coi là quan niệm bao trùm có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng chính trị và triết học thế kỷ XX, XXI.

CHƯƠNG 2: CÁCH HIỂU VỀ TỰ DO TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

2.1 Cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam

Tự do là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng chính trị Việt Nam, nhưng cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam có thể khác biệt so với các quốc gia phương Tây Tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam thường được đặt trong bối cảnh lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, Việt Nam sẽ có những cách hiểu khác nhau về quan niệm tự do cùng việc lựa chọn tư tưởng chính trị phù hợp với giai đoạn cụ thể của đất nước nhằm duy trì, phát huy các giá trị truyền thống

Trang 12

của dân tộc đồng thời tiếp thu những giá trị mới, sửa đổi kịp thời những tư tưởng lạc lậu, không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.

Theo tư tưởng chính trị Việt Nam, tự do được coi là một quyền lợi cơ bản của con người và là mục tiêu quan trọng của cuộc đấu tranh dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, cách hiểu về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam thường được liên kết với quyền tự chủ và độc lập của quốc gia Việt Nam Tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam được hiểu là quyền tự do của dân tộc, nhân dân Việt Nam “dân quyền tự do” trong việc tự quyết định về cuộc sống của họ, độc3

lập về chính trị, kinh tế và văn hóa Mỗi cá nhân được tự do hành động, tự do tư tưởng, tự do biểu đạt ý kiến, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do tôn giáo, được đảm bảo trong Hiến pháp của Việt Nam và các luật pháp quốc gia.

2.2 Một số biểu hiện về tự do trong tư tưởng chính trị Việt Nam.Tự do lựa chọn con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bởi lẽ "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử" Con đường ấy giúp giải4

phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi những áp bức bóc lột hướng đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

3 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (9-11-1946)

4 Bài viết Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng với tiêu đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:28

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan