Chương I Tổng quan về cơ sở thực tập 1Chuyên đề thực tập ====================================================== MỤC LỤC Chương 1 Tổng quan về cơ sở thực tập 3 1 1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ[.]
Tổng quan về cơ sở thực tập
Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần An Bình và đề tài nghiên cứu
- Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBANK) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn An Bình, hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Từ 07/2005 ABBANK thay đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị.
- Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) là một trong các ngân hàng cổ phần hàng đầu và là một trong mười ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
- Tên pháp định: Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình.
- Tên tiếng Anh: An Binh Commercial Joint Stock Bank
- Năm thành lập: Tháng 4 năm 1993.
- Giấy phép thành lập số 535/GP-UB ngày 13/05/1993 do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép hoạt động số 0031/NH-GP ngày 15/04/1993.
- Vốn điều lệ ban đầu: 1 tỷ
- Trụ sở chính: 78-80 Cách mạng tháng Tám - Phường 6 - Quận 3 – TP.HCM.
- Ngành nghề chính: Ngân hàng.
- Tên tổng giám đốc: Ông Lưu Đức Khánh.
- Vốn điều lệ hiện tại cuối năm 2008: 2 750 822 350 000 đồng.
- Sau hơn 15 năm phát triển và trưởng thành từ năm 1993, ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong 3 năm gần đây, với sự liên kết từ những tập đoàn kinh tế lớn mạnh trong và ngoài nước như:
+ Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) - cổ đông chiến lược của ABBANK với tỉ lệ góp vốn điều lệ khoảng 27%
+ Maybank, ngân hàng lớn nhất Malaysia - cổ đông chiến lược nước ngoài, hiện đang sở hữu 15% cổ phần của ABBANK.
- Với vốn điều lệ trên 2.700 tỉ đồng, mạng lưới gần 70 điểm giao dịch tại 20 tỉnh thành trên toàn quốc vào cuối năm 2008, ABBANK đang phục vụ hàng ngàn khách hàng doanh nghiệp và hàng vạn khách hàng cá nhân Tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận của ABBANK đã tăng trưởng liên tục hơn 300% trong hai năm gần đây
- Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBANK bao gồm: Nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng đầu tư:
+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: ABBANK sẽ cung ứng sản phẩm – dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: Sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế,
+ Đối với các khách hàng cá nhân: ABBANK cung cấp nhanh chóng và đầy đủ chuỗi sản phẩm tín dụng tiêu dùng và các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt Ví dụ: Cho vay trả góp mua nhà, đất, xây sửa nhà; cho vay trả góp mua nhà, đất 30 năm và có bảo hiểm nhân thọ cho người vay; cho vay trả góp mua ô tô; cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay sản xuất kinh doanh trả góp; cho vay bổ sung vốn lưu động; cho vay tiêu dùng thế chấp linh hoạt; các sản phẩm tiết kiệm YOUsaving: Tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết kiệm bậc thang, và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước,
+ Với các khách hàng đầu tư: ABBANK thực hiện các dịch vụ ủy thác và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân Riêng với các khách hàng công ty, ABBANK cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợt phát hành trái phiếu. Định vị và sự khác biệt của ABBANK với các ngân hàng khác là việc cung ứng các giải pháp tài chính linh hoạt, hiệu quả và an toàn với dịch vụ thân thiện, lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt và đồng nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý tại ngân hàng
Khối nghiệp vụ & Kinh doanh tiền tệ ngoại hối
Ban phát triển mạng lưới miền Bắc &Miền Trung Đại Hội Cổ Đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Trung tâm công nghệ thông tin
Ban phát triển kế hoạch chiến lược
Khối quản lý rủi ro
Khối hỗ trợ pháp lý
Khối Khách hàng cá nhân
Khối khách hàng doanh nghiệp
Khối điều hành nghiệp vụ
Phòng điều tra kiểm soát nội bộ
Trung tâm thanh toán quốc tế Phòng kế toán
Phòng phát triển mạng lưới Phòng hành chính
Phòng đầu tư tài chính
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP An Bình
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP An Bình.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Hội đồng quản trị: Gồm có 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 2 phó chủ tịch và 1 thành viên HĐQT. Ông Vũ Văn Tiền: Chủ tịch HĐQT. Ông Nguyễn Hùng Mạnh: Phó Chủ tịch thường trực HĐQT. Ông Đào Văn Hưng: Phó Chủ tịch HĐQT. Ông Dương Quang Thành: Thành viên HĐQT.
- Ban điều hành: Gồm có 1 tổng giám đốc và 5 phó tổng giám đốc. Ông Lưu Đức Khánh:Tổng giám đốc.
Bà Trần Thanh Hoa: Phó tổng giám đốc, Tín dụng và quản lý rủi ro. Ông Nguyễn Công Cảnh, Phó tổng giám đốc, Kế toán và kiểm soát nội bộ. Ông Bùi Trung Kiên: Phó tổng giám đốc, Tham mưu cho chủ tịch hội đồng quản trị.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai: Phó tổng giám đốc, Phát triển khách hàng của tập đoàn điện lực Việt Nam, chỉ đạo trực tiếp phòng phát triển mạng lưới khu vực Miền Bắc và Miền Trung, quản lý hành chính khu vực miền Bắc. Ông Nguyễn Quốc Thanh: Phó tổng giám đốc, khối khách hàng doanh nghiệp.
- Ban kiểm soát: Gồm có 1 trưởng ban kiểm soát và 2 thành viên Ông Hoàng Kim Thuận: Trưởng ban kiểm soát. Ông Đào Mạnh Kháng: Thành viên. Ông Võ Hồng Linh: Thành viên.
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
- Tiết kiệm đúng nghĩa - Bảo hiểm trọn đời – YOUlife.
- Tiết kiệm với khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên – YOU.50.
- Tiết kiệm kỳ hạn 1 ngày.
- Tiền gửi thanh toán VND.
- Tiền gửi thanh toán USD.
- Tiết kiệm bậc thang USD.
- Tiết kiệm có kỳ hạn VND.
- Tiết kiệm không kỳ hạn VND.
- Tiết kiệm không kỳ hạn USD.
- Thiết kiệm rút gốc linh hoạt.
- Tiết kiệm thực gửi VND.
- Tiết kiệm thực gửi USD.
- Tiết kiệm có kỳ hạn USD.
- Khuyến mãi mới của ABBANK: Vay tiền được vàng.
- YOUmoney – Cho vay tiêu dung tín chấp.
- YOUbuilding – cho vay xây sửa nhà.
- YOUspend – cho vay tiêu dung có thế chấp.
- YOUshop – Cho vay sản xuất kinh doanh.
- YOUcar – Cho vay mua xe ôtô.
- YOUhouse-Plus – Cho vay mua nhà tặng kèm bảo hiểm.
- YOUstock – Cho vay mua cổ phiếu niêm yết.
- YOUOTC – Cho vay mua cổ phiếu chưa niêm yếu.
- YOUIPO – Cho vay mua cổ phần phát hành lần đầu thuộc EVN.
- YOUstudy – Cho vay du học.
- Cho vay cầm cố STK/Số dư tài khoản.
- YOUshop-Plus – Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Dịch vụ chuyển tiền trong nước.
- YOUhomeTeller - Dịch vụ giao nhận tiền gửi tận nơi.
- YouAutoPay-E- Dịch vụ thanh toán tiền điện tự động.
- Dịch vụ thu tiền điện tại quầy.
- YOUstudy - Dịch vụ chứng minh tài chính du học.
- Dịch vụ nhận tiền kiều hối WESTERN UNION.
- Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua WESTERN UNION.
Thực trạng, kết quả hoạt động đã đạt được trong những năm qua
1.4.1 Kết quả hoạt động sau 15 năm
Sau 15 năm phát triển và trưởng thành, ABBANK đã có sự bứt phá mạnh mẽ về lượng và chất với những cột mốc đáng chú ý sau:
Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của ABBANK với tỷ lệ sở hữu là 15%
ABBANK được trao giải “Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007” do Wachoviabank – một trong bốn ngân hàng lớn nhất của Mỹ trao tặng.
ABBANK được trao giải "Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia 2008" do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng
- Tháng 3/2008: ABBANK ký kết hợp tác chiến lược với Maybank – Ngân hàng lớn nhất Malaysia
- Tháng 10/2007: Tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ đồng
- Tháng 5/2007: ABBANK được ban tổ chức hội chợ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thưởng Quả Cầu Vàng – the Best Banker cho ngân hàng “phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao”
- Tháng 4/2007: ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán
- Tháng 3/2007 : ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lược với Agribank Tháng 1/2007: tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á.
- Tháng 6/12/2006 : Ký hợp đồng triển khai core banking solutions với Temenos và khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội
- Tháng 7/11/2006 : ABBANK đã phát hành công phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital
- Năm 2005: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lược của ABBANK với tỉ lệ góp vốn điều lệ là 30%.
- Các cổ đông lớn khác: Tổng công ty tài chính Dầu Khí (PVFC) , Tổng công ty Xuất nhập khẩu Hà Nội( GELEXIMCO) Để đáng ứng được nhu cầu khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như mong muốn ABBANK ngày càng phát triển Tháng 3 năm 2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư
1.4.2 Kết quả đạt được trong những năm gần đây
Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của ABBANK về tất cả các chỉ tiêu.Lợi nhuận trước thuế năm 2007 của ABBANK là 230,76 tỉ tăng 172% so với năm 2006.Tổng tài sản của ABBANK đã tăng trưởng đáng kể với tỉ lệ tăng trưởng là 452%,đạt mức17.174,117 tỉ Kết quả này sẽ là tiền đề cho sự phát triển của ABBANK trong những năm tiếp theo
- Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008:
Hình 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng TMCP An Bình trong năm 2008
Tầm nhìn chiến lược, phương hướng nhiệm vụ trong thời
ABBANK đang hướng Tài chính – Ngân hàng, hoạt động chuyên nghiệp theo những thông lệ quốc tế tốt nhất với năng lực hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
- Phục vụ khách hàng với sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả và linh hoạt
- Tăng trưởng lợi ích cho cổ đông
- Hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững của Ngân hàng
- Đầu tư vào yếu tố con người làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài
- Phục vụ và chăm sóc khách hàng: Nhân viên thanh lịch, chuyên nghiệp, vì nụ cười khách hàng.
1.5.3 Chiến lược thực hiện trong năm 2008, 2009
- Phát triển các nhóm khách hàng mới, tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu và khách hàng cá nhân.
- Tiếp tục đưa ra các sản phẩm đa dạng, trọn gói, có tính cạnh tranh và hàm lượng công nghệ cao.
- Lấy nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng là trọng tâm của mọi mô hình kinh doanh và cơ cấu tổ chức Bảo đảm chất lượng phục vụ tốt nhất trên nền tảng công nghệ, quy trình chuẩn, và sự chuyên nghiệp của nhân viên.
- Truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu ABBANK để tăng độ nhận biết và khẳng định thương hiệu ABBANK.
- Hoàn thiện thể chế và mô hình tổ chức, khai thác tối đa tính hiệu quả và chuyên nghiệp từ mô hình quản lý tập trung theo ngành dọc về khối kinh doanh dịch vụ và các trung tâm hỗ trợ( Marketing, nhân sự, công nghệ thông tin, kế toán, phát triển mạng lưới theo khu vực địa bàn)
- Trong năm 2009, ABBANK đặt mục tiêu lợi nhuận đạt ít nhất 400 tỉ đồng,thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, đưa ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Tình hình ứng dụng tin học hỗ trợ hoạt động quản lý và nghiệp vụ tại ngân hàng TMCP An Bình
1.6.1 Giới thiệu về trung tâm công nghệ thông tin Ngân Hàng TMCP An Bình
- Ngân hàng có trung tâm công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị của ngân hàng, hỗ trợ và đáp ứng kịp thời quá trình tác nghiệp, toàn bộ quá trình xử lý, thu thập số liệu, thu thập thông tin khách hàng, quảng cáo sản phẩm cũng như lập hợp đồng kinh doanh chủ yếu đều nhờ tin học hoá
- Trung tâm công nghệ thông tin chịu trách nhiệm về hệ thống máy chủ, lưu trữ dữ liệu, vận hành và quản lý hệ thống bảo mật, đưa ra biện pháp, giải pháp xử lý kịp thời cho giám đốc CNTT.
- Đảm bảo cho hệ thống thông tin được vận hành tốt và hiệu quả, thông tin của toàn ngân hàng được bảo mật và lưu trữ tốt Vận hành và quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của ngân hàng, cơ sở dữ liệu, phần mềm liên quan, kết nối hệ thống với các đối tác trên toàn ngành, triển khai các dịch vụ điện tử….
1.6.2 Cơ chế quản lý, điều hành, báo cáo và sơ đồ tổ chức trung tâm công nghệ thông tin Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
- Đứng đầu trung tâm CNTT là giám đốc trung tâm, chịu trách nhiệm duy nhất về điều hành và hoạt động của toàn trung tâm, báo cáo trực tiếp cho ban TGĐ và phó chủ tịch HĐQT.
- Dưới Giám Đốc trung tâm có 01 phó GĐ được uỷ quyền có thời hạn quản lý điều hành 2 phòng chuyên môn của trung tâm CNTT – khu vực miền Bắc, báo cáo hàng tuần cho Giám Đốc trung tâm CNTT và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu Số lượng Phó GĐ toàn trung tâm tối đa là 2 người
- Quan hệ giữa phòng ban trung tâm CNTT là quan hệ theo hàng dọc, hợp tác và cùng làm việc trên các tiêu chuẩn được đưa ra bởi 3 phòng chuyên môn tại Hội sở Ba phòng chuyên môn ở hội sở là 3 phòng có ý kiến quyết định về mảng chuyên môn của phòng, các phòng ở các khu vực sẽ theo chức năng báo cáo về cho phòng tại Hội sở khi có phát sinh cần giải quyết hay khi được yêu cầu Các phòng ở các khu vực sẽ thực hiện công việc chuyên môn trong đúng khu vực mà phòng quản lý
- Các truởng phòng sẽ quản lý điều hành chuyên môn công việc của phòng và báo cáo trực tiếp hàng tuần cho Giám Đốc CNTT Các trưởng phòng (ở khu vực miền Bắc) sẽ đồng báo cáo cho phó Gián đốc CNTT.
- Tuỳ thực tế của từng chi nhánh, sẽ thành lập bộ phận CNTT tại các chi nhánh trực thuộc trung tâm CNTT.
Phòng hạ tầng CNTT Phòng vận hành và hỗ trợ CNTT
Phòng Phần mềm và tích hợp CNTT
CN khu vực miền nam
Phòng PM và tích hợp CNTT
Phòng vận hành và hỗ trợ
CN khu vực miền Bắc Phòng vận hành và hỗ trợ
- Các bộ phận CNTT tại các chi nhánh ở khu vực miền Nam báo cáo chuyên môn cho Trưởng phòng Vận Hành và hỗ trợ tại Hội Sở.
- Các bộ phận CNTT tại các chi nhánh ở khu vực miền Trung báo cáo chuyên môn cho Trưởng phòng Vận hành và Hỗ trợ - Khu vực miền Bắc.
- Trong các phòng sẽ có các bộ phận chuyên trách, các bộ phận này có thể chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình; các chỉnh sửa này được đề xuất bởi trưởng Phòng, sau đó sẽ được xem xét & duyệt thuận bởi Giám đốc Trung tâm CNTT.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm CNTT Ngân hàng TMCP An Bình:
Sơ đồ1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm công nghê thông tin ngân hàng TMCP An Bình.
1.6.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng trực tiếp thực tập – Phòng phần mềm và tích hợp CNTT – Khu vực Miền Bắc(IT Software & Integration Department – North Area)
- Khu vực chịu trách nhiệm khu vực miền bắc của ABBANK trong các dự án phần mềm với các đối tác của ABBANK tại khu vực Miền Bắc.
- Vận hành và quản lý toàn bộ hệ thống phần mềm liên quan đến công nghệ thông tin và những hệ thống phần mềm của các khối/Trung tâm/Phòng/Ban được giao cho Trung tâm CNTT tại Miền Bắc.
- Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu có liên quan đến phần mềm ( như trang bị phần mềm mới, xây dựng các phần mềm hỗ trợ, thuê ngoài và kiểm tra xây dựng các hệ thống phần mềm phục vụ ngân hàng…) phục vụ hoạt động nội bộ của ngân hàng.
- Làm việc và là đầu mối chính với các đối tác của ngân hàng trong các dự án kết nối hệ thống với các đối tác khu vực miền Bắc ( như trong dự án kết nối ABBANK – ABS, Thẻ,EVN_ Finance…).
- Phối hợp triển khai các kênh dịch vụ ngân hàng điện tử với phòng phần mềm và tích hợp CNTT tại Hội sở - các dự án như SMS- banking, e- banking…
- Triển khai các dự án tích hợp hệ thống của ABBANK với các đối tác, các bên cung cấp thứ ba trong dự án về phần mềm và tích hợp hệ thống.
- Đảm bảo tất cả các hệ thống phần mềm đang được quản lý được vận hành tốt,hiệu quả Tiếp nhận và xử lý tất cả các yêu cầu có liên quan đến hệ thống phần mềm này.
- Chịu trách nhiệm phân quyền trong phần mềm, nâng cấp phần mềm, bảo mật hệ thống phần mềm.
- Tư vấn cho Giám đốc CNTT và Phó Giám đốc phụ trách khu vực Miền Bắc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc CNTT và Phó Giám đốc tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thống phần mềm đang quản lý.
Giải pháp phần mềm ngân hàng TMCP An Bình đang sử dụng
1.7.1 Giới thiệu về phần mềm corebanking
- Hiện nay ngân hàng đang triển khai giải pháp phần mềm core banking ( Hệ thống lõi) Giải pháp phần mềm core banking (Ngân hàng lõi) với phiên bản T24 là phiên bản hiện đại nhất của Temenos trong thời điểm hiện nay Đây là một giải pháp phần mềm Ngân hàng toàn diện với tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện tại đều được cung cấp và quản lý trên nền tảng công nghệ T24.
- ABBANK sẽ phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, giàu tính công nghệ để đưa ra thị trường trong thời gian ngắn nhất Đồng thời, với tính mở cửa của giải pháp T24, ABBANK đã phát triển thành công cổng thanh toán tự động trên T24( T24 Gateway) và sẽ phát triển các kênh thanh toán điện tử thông qua cổng kết nối này, như SMSBanking, YouAutoPay, InternetBanking…
Với những nỗ lực to lớn ngân hàng đã triển khai thành công phần mềm Ngân hàng lõi (corebanking) trong thời gian ngắn nhất (11 tháng) ABBANK bắt đầu triển khai dự án T24 từ tháng 2/2007 và chính thức đưa vào sử dụng trên toàn hệ thống vào ngày 03/12/2007 Sau thời gian chạy song song với chương trình cũ, ABBANK đã chính thức sử dụng duy nhất chương trình T24 trên toàn hệ thống từ ngày 14/01/2008.
- Là một ngân hàng hiện đại và năng động, ABBANK xác định công nghệ là một trong những yếu tố then chốt trong việc phát triển kinh doanh và quản trị ngân hàng Do đó, việc lựa chọn phần mềm corebanking của Temenos với phiên bản 24 tối tân là một lựa chọn đúng đắn ABBANK sẽ vận hành hiệu quả corebanking để đáp ứng những nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn, bảo mật và tin cậy….
- Khái niệm về giải pháp phần mềm core banking: Công nghệ phần mềm lõi (core banking) là điều kiện cần để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, mở ra khả năng xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung Tiền, tài sản thế chấp trong ngân hàng thực ra chỉ ở trên giấy, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính chỉ hiển thị bằng thông tin và quản lý tài sản đó thông qua thông tin chứ không thể quản lý tài sản vật lý Lõi banking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng.
- Tiện ích của phần mềm:
+ Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn Trước đây, khi các ngân hàng chưa có "core" hiện đại hoặc dùng "core" lỗi thời, việc quản lý khách hàng rất rải rác và vô cùng bất tiện cho khách hàng Tiền gửi ở đâu, phải đến đó,không thể rút ở điểm giao dịch khác, mặc dù các điểm này đều trong cùng hệ thống một ngân hàng Thậm chí, khách hàng muốn giao dịch ở bao nhiêu điểm thì phải mở bấy nhiêu tài khoản Với sự ra đời của core banking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm và ở bất cứ điểm giao dịch trong cùng hoặc không trong cùng một hệ thống.
+ Ngoài ra, sự ưu việt của phần mềm mới còn ở chỗ chúng chứa tham số rất lớn để mỗi khi ngân hàng muốn phát triển một dịch vụ, sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định nghĩa tham số là có thể tạo sản phẩm mới mà không phải sửa thẳng vào code chương trình Phần mềm mới này cũng giúp cho ngân hàng có thể thực hiện tới 1.000 giao dịch/giây, quản trị tới 50 triệu tài khoản khách hàng và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24h/ngày.
+ Nó là cơ sở để ngân hàng thiết kế và triển khai các sản phẩm dịch vụ, quản lý tài sản và hệ thống khách hàng Năng lực công nghệ của các hệ thống này cũng cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo mật hơn, tốt hơn và nhanh hơn
+ Ứng dụng Core banking, phần mềm máy tính được xây dựng để tiến hành các hoạt động như ghi nhận lại các giao dịch, quản lý sổ sách kế toán, tính toán lãi suất tiền vay, tiền gửi, theo dõi hồ sơ và biến động số dư của từng khách hàng, hỗ trợ hoạt động kinh doanh tiền tệ, đầu tư, thanh toán giữa các ngân hàng trong nước và quốc tế… Phần mềm Core banking được triển khai tới mọi chi nhánh của ngân hàng và kết nối trực tuyến với trung tâm thông qua các kênh thanh toán khác nhau như đường dây điện thoại, vệ tinh, internet, mobile, ATM… giúp cho khách hàng giao dịch tại mọi chi nhánh của ngân hàng.
- Đầu tư core banking cũng rất tốn kém và cần tính toán kỹ càng về mức độ phù hợp với trình độ nhân sự khai thác hệ thống, định hướng phát triển kinhdoanh và xu thế vận động của thị trường.
- Một core-bank hiện đại phải đáp ứng việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ, vận hành nhanh và đáp ứng tính "mở" khi Ngân hàng muốn triển khai thêm một số dịch vụ khác nữa (Mobile Banking, Internet Banking, ATM v.v).
- Hệ thống “core” mới phải thoả mãn yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước. Quy trình nghiệp vụ từ ngân hàng nhà nước rót xuống các ngân hàng thương mại nhiều lúc không tương thích với hệ thống core banking của ngân hàng.
Ví dụ: Khi phân loại tài khoản, có những loại thì phân loại theo tiền, có những loại thì gộp chung Với hệ thống tài khoản nước ngoài là đa tệ và chỉ cần một tài khoản có thể áp dụng với nhiều ngoại tệ khác nhau, nhưng ở Việt Nam, hệ thống tài khoản, mẫu báo cáo thường thay đổi và các core banking nước ngoài rất khó đáp ứng.
- Mặc dù ngân hàng rất mong muốn phát triển mạnh sản phẩm, dịch vụ nhưng trong bối cảnh thói quen sử dụng tiền mặt vẫn phổ biến, cộng với hệ thống hạ tầng chưa tốt nên việc phát triển và kết nối sản phẩm, dịch vụ vô cùng khó khăn.
- Khi sử dụng hệ thống thông tin mới luôn gắn với việc “làm mới” ngân hàng, phải cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc và đó thực sự là quá trình khó khăn, mệt mỏi.
- Quá trình thực hiện còn liên quan tới con người, tập quán, văn hoá, tổ chức và có thể là cả quyền lợi.
Tổng quan về đề tài
1.8.1 Giới thiệu về đề dịch vụ ngân hàng điện tử
- Hiện nay, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các ngân hàng điện tử tại Việt Nam cũng đã có được những bước tiến quan trọng Ngân hàng TMCP An Bình đã mạnh dạn thử nghiệm và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho quý khách hàng, mang lại sự thuận tiện, hiệu quả rất lớn cho khách hàng, cho ngân hàng và cho xã hội
- Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử (eBanking): là những hoạt động của ngân hàng triển khai trên nền internet Ebanking khác banking thường ở chỗ ebanking thì người dùng trực tiếp thực hiện giao dịch , còn banking thường thì nhân viên ngân hàng Đây là dịch vụ với nhiều tính năng và tiện ích đa dạng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, ổn định, an toàn, thân thiện và dễ sử dụng.
1.8.2 Lí do lựa chọn đề tài
Xu thế phát triển chung của hệ thống phân phối ngân hàng là các kênh phân phối truyền thống đang thu hẹp lại và các kênh phân phối hiện đại đang mở rộng và thay thế dần các kênh truyền thống Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời giúp các ngân hàng họat động hiệu quả hơn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh không nhỏ, tiếp cận được thị trường trong và ngoài nước, tạo đà cho sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng mình, bắt nhịp với sự phát triển của ngành thương mại điện tử.
Qua quá trình tìm hiểu tài liệu và một số dịch vụ tại ngân hàng TMCP An Bình em nhận thấy dịch vụ ngân hàng thương mại điện tử là một dịch vụ mới, hiện đại với nhiều tính năng ưu việt đáp ứng nhu cầu sản phấm dịch vụ của khách hàng một cách tối đa Dịch vụ này đã được ứng dụng tại các ngân hàng ở Việt Nam tuy nhiên cũng mới chỉ ở mức ban đầu với những dịch dụ đơn giản và vấn đề bảo mật ở một mức độ nào đó Trong thời gian tới sẽ được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ, tạo nên những tiện ích đa dạng hơn, nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng, quảng bá hình ảnh ngân hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng
Sau khi được sự hướng dẫn của các cán bộ tại Trung tâm CNTT Ngân Hàng
An Bình cùng thầy giáo Nguyễn Anh Phương, kết hợp quá trình nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu tại ngân hàng, để có thêm những kiến thức và hiểu các dịch vụ ngân hàng điện tử em chọn đề tài thực tập là: “Phân tích hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp SMSBanking tại ngân hàng TMCP An Bình”.
Một số phương pháp luận cơ bản ứng dụng vào phân tích hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp smsbanking 23 2.1 Thông tin và vai trò của thông tin trong các tổ chức
Khái niệm thông tin
Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, thông tin càng trở thành một trong những nhu cầu sống còn của con người và khái niệm "thông tin" đang trở thành khái niệm cơ bản, chung của nhiều khoa học Thông tin là một khái niệm trừu tượng và rất khó được định nghĩa một cách chính xác Có hai định nghĩa về thông tin như sau: Thông tin là sự cảm hiểu của con người về thế giới xung quanh ( thông qua sự tiếp xúc với nó ) Như vậy thông tin là sự hiểu biết của con người và càng tiếp xúc với môi trường xung quanh con người càng hiểu biết và làm tăng lượng thông tin thu nhận được
Thông tin là những tin báo và mệnh lệnh giúp loại trừ sự không chắc chắn trong trạng thái của nơi nhận tin Nói ngắn gọn thông tin là cái mà loại trừ sự không chắc chắn Sự không chắc chắn là trạng thái của nơi nhận tin khi đang chờ đợi một sự kiện xảy ra trong một tập các sự kiện.
Thông tin là một hiện tượng vật lý, nó thường tồn tại và được truyền đi dưới một dạng vật chất nào đó Chẳng hạn như âm thanh, dòng điện, sóng điện từ, sóng ánh sáng…
Ngoài những cách tiếp cận theo từng góc độ trên, một số cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn " Thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức ", hay " Thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng " (R.Esbi) hoặc " Thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người " (N.Viner).
Từ góc độ tin học, thông tin là một bản tin, thông báo nhằm cung cấp một hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin.
Vai trò của thông tin trong các tổ chức
Tổ chức: là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể để làm dễ dàng việc đạt mục tiêu bằng hợp tác và phân công lao động
Chủ thể quản lý thu nhận thông tin từ môi trường và từ chính các đối tượng quản lí của mình mà xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch, bố trí cán bộ, chỉ huy, kiểm tra và kiểm soát hoạt động của toàn bộ tổ chức kết quả lao động của cán bộ quản lý chủ yếu là các quyết định tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Có thể nói thông tin vừa là nguyên liệu đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của hệ thống quản lý Thông tin là thể nền của quản lý cũng giống như năng lượng là thể nền của mọi hoạt động Không có thông tin thì không có hoạt động quản lý đích thực.
Hệ thống thông tin
2.2.1 Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường
Những biểu hiện của hệ thống thông tin gồm: con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học Đầu vào ( Inputs) của hệ thống thông tin được lấy từ các nguồn(Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào kho dữ liệu (Storage)
Thu thập Xử lý và lưu giữ Phân phát Đích
Sau đây là mô hình hệ thống thông tin:
Hình 2.1 : Mô hình hệ thống thông tin.
Thông thường, hệ thống thông tin gồm có hai loại:
Thứ nhất, hệ thống chính thức: Một hệ thống thông tin chính thức thường bao hàm một tập hợp các quy tắc và các phương pháp làm việc có văn bản rõ ràng hoặc ít ra thì cũng được thiết lập theo một truyền thống.
Thứ hai, hệ thống không chính thức: Những hệ thống thông tin phi cính thức của một tổ chức bao chứa các bộ phận gần giống như hệ thống đánh giá.
2.2.2 Phân loại các hệ thống thông tin
2 2.2.1 Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra
Có hai cách phân loại các hệ thống thông tin trong các tổ chức hay được dùng. Một cách lấy mục đích phục vụ của thông tin đầu ra để phân loại và một cách lấy nghiệp vụ mà nó phục vụ làm cơ sở để phân loại.
- Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra:
Các hệ thống thường phân biệt nhau bởi hoạt động mà chúng trợ giúp Theo cách này có năm loại: Hệ thống xử lý giao dịch, Hệ thống thông tin quản lý, Hệ thống trợ giúp ra quyết định, Hệ chuyên gia và Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh.
+ Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS ( Transaction Processing System):
Hệ thống này xử lý các dữ liệu đến từ các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, hoặc với nhà cung cấp, những người cho vay hoặc với nhân viên của nó Các giao dịch sản sinh ra các tài liệu và các giấy tờ thể hiện các giao dịch đó.Các hệ thống xử lý giao dịch có nhiệm vụ tập hợp tất cả các dữ liệu cho phép theo dõi các hoạt động của tổ chức, trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp Chúng trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp Một số hệ thống thuộc loại này như: hệ thống trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hóa đơn, theo dõi khách hàng, …
Hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp smsbanking của ngân hàng thương mại cổ phần An Bình là hệ thống xử lý giao dịch, quản lý thông tin khách hàng sử dụng dịch vụ, quản lý thông tin hợp đồng khách hàng và thực hiện các giao dịch với khách hàng về các dịch vụ lien quan tới tài khoản khách hàng.
+ Hệ thống thông tin quản lý MIS ( Management Information System):
Hệ thống này thực hiện việc trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược Chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức Chúng tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu Các báo cáo này tóm lược tình hình về một mặt đặc biệt nào đó của tổ chức Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời của các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp, dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử.
Vì các hệ thống thông tin quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sản sinh từ các hệ xử lý giao dịch do đó chất lượng thông tin mà chúng sản sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay xấu của hệ xử lý giao dịch Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chỉ tiêu, theo dõi năng suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường … là các hệ thống thông tin quản lý.
+ Hệ thống trợ giúp ra quyết định DSS ( DSS (Decision Support System):
Là những hệ thống được thiết kế với mục đích trợ giúp các hoạt động ra quyết định Quá trình ra quyết định thường bao gồm ba giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết và lựa chọn một phương án Về nguyên tắc một hệ thống trợ giúp ra quyết định phải cung cấp thông tin cho phép người ra quyết định xác định rõ tình hình mà một quyết định cần phải ra Thêm vào đó nó còn phải có khả năng mô hình hóa để có thể phân lớp và đánh giá các giải pháp Nói chung đây là các hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình.
+ Hệ thống chuyên gia ES (Expert System):
Hệ thống này có nguồn gốc từ nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó có sự biểu diễn bằng các công cụ tin học, những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó Hệ thống chuyên gia được hình thành bởi một cơ sở trí tuệ và một động cơ suy diễn Có thể xem lĩnh vực hệ thống chuyên gia như là mở rộng của những hệ thống đối thoại trợ giúp ra quyết định có tính chuyên gia hoặc như một sự tiếp nối của lĩnh vực hệ thống trợ giúp lao động trí tuệ.
+ Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage):
Hệ thống thông tin loại này được sử dụng như một trợ giúp chiến lược Khi nghiên cứu một hệ thống thông tin mà không tính đến những lý do dẫn đến sự cài đặt nó hoặc không tính đến môi trường trong đó nó được phát triển, ta nghĩ rằng nó chỉ đơn giản là một hệ thống xử lý giao dịch hệ thống thông tin quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết định hoặc một hệ chuyên gia Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh được thiết kế cho những người sử dụng là những người ngoài tổ chức, có thể là một khách hàng, một nhà cung cấp và cũng có thể là một tổ chức khác của cùng ngành công nghiệp… Hệ thống tăng cường sức cạnh tranh là những công cụ thực hiện các ý đồ chiến lược Chúng cho phép tổ chức thành công trong việc đối đầu các lực lượng cạnh tranh như khách hàng, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp cạnh tranh mới xuất hiện, các sản phẩm thay thế và các tổ chức khác trong cùng ngành công nghiệp.
Hệ thống thông tin ngân hàng với các phần mềm được đầu tư hiện đại mang đến những dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng với chi phí đầu tư cao, với mục đích không những tăng doanh thu cho ngân hàng mà còn tthu hút khách hàng dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh đối trên thị trường.
2.2.2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp
Các thông tin trong một tổ chức được phân chia theo cấp quản lý và trong mỗi cấp quản lý, chúng lại được chia theo nghiệp vụ mà chúng phục vụ Bảng phân loại các thông tin dùng trong một doanh nghiệp sẽ trình bày rõ hơn về cách phân chia này:
Kinh doanh và sản xuất chiến lược
Hệ thống thông tin văn phòng
Kinh doanh và sản xuất chiến thuật
Kinh doanh và sản xuất tác nghiệp
Bảng 2.1: Phân loại hệ thống thông tin theo lĩnh vực và mức ra quyết định.
2.2.3 Vai trò của hệ thống thông tin đối với tổ chức
Phương pháp phát triển hệ thống thông tin
2.3.1 Sự cần thiết phải phát triển một hệ thống thông tin
Mục tiêu cuối cùng của những cố gắng phát triển hệ thống thông tin là cung cấp cho các thành viên của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất, giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, đạt được những mục đích đề ra với những chi phí thấp nhất có thể Một hệ thống thông tin không tốt, không phù hợp với tổ chức sẽ khiến cho việc quản lý các nguồn lực không chính xác, gây ra những tổn thất lớn về tài chính cho tổ chức Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, công nghệ luôn luôn thay đổi, các hệ thống thông tin rất dễ trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu của tổ chức Vấn đề cấp thiết đối với mỗi tổ chức là sự đòi hỏi phải phát triển hệ thống thông tin Ta xem xét cụ thể các nguyên nhân dẫn đến việc đòi hỏi phải phát triển một hệ thống thông tin:
Những yêu cầu mới của nhà quản lý: Những yêu cầu mới của quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án phát triển một hệ thống thông tin mới. Những luật mới của chính phủ mới ban hành, việc ký kết một hợp tác mới, sự mở rộng qui mô sản xuất, những tác động mới của doanh nghiệp cạnh tranh … tất cả những sự thay đổi đó đều có tác động mạnh mẽ đến tổ chức buộc tổ chức phải có những phản ứng thích hợp để có thể đáp ứng được yêu cầu mới đây là một động lực lớn dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin của tổ chức.
Nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi công nghệ: Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một tổ chức phải xem lại những thiết bị hiện cớ trong hệ thống thông tin của mình Khi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời, nhiều tổ chức phải rà soát lại các hệ thống thông tin của mình để quyết định những gì họ phải cài đặt khi muốn sử dụng những công nghệ mới này.
Nguyên nhân từ những thay đổi về chính trị: Những thay đổi về mặt chính trị cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một hệ thống thông tin Chẳng hạn, không phải là không có nhưng hệ thống thông tin được phát triển chỉ vì người quản lý muốn mở rộng quyển lực của mình.
2.3.2 Phương pháp phát triển hệ thống thông tin
Mục đích chính xác của phát triển một hệ thống thông tin là có được một sản phẩm đáp ứng như cầu của người sử dụng, mà nó được hoà hợp vào trong các hoạt động của tổ chức, chính xác về mặt kỹ thuật, tuân thủ các giới hạn về tài chính và thời gian định trước Không nhất thiết phải theo đuổi một phương pháp để phát triển một hệ thống thông tin Tuy nhiên không có phương pháp ta có nguy cơ không đạt được những mục tiêu định trước Việc phát triển một hệ thống thông tin như vậy là rất phức tạp, đòi hỏi nhiều tâm huyết, để có thể làm chủ được công việc này, tiết kiệm được thời gian và công sức, người tiến hành phát triển hệ thống thông tin cần phải tiến hành một cách nghiêm túc và có phương pháp Nhiều phương pháp hiện đại có cấu trúc để phát triển hệ thống thông tin dựa trên ba nguyên tắc cơ sở chung sau:
- Nguyên tắc sử dụng các mô hình:
Trong quá trình phát triển một hệ thống thông tin, cần sử dụng các mô hình để mô tả các đối tượng đang nghiên cứu, việc mô hình hóa các đối tượng như vậy sẽ giúp có một góc nhìn tổng quát về đối tượng và từ đó có thể đưa ra những phương án phát triển phù hợp Trong thực tế, thường sử dụng ba loại mô hình: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong
- Nguyên tắc đi từ cái chung đến cái riêng: Đây thực chất là nguyên tắc của sự đơn giản hóa Để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu các mặ chung trước khi xem xết chi tiết.sự cần thiết áp dụng nguyên tắc này là hiển nhiên Tuy nhiên, khi phát triển, ta cần xem xét việc phát triển từng bộ phận chi tiết của hệ thống rồi sau cùng mới tích hợp các bộ phận lại để giảm sự phức tạp của quá trình phát triển hệ thống.
- Nguyên tắc chuyển từ mô hình vật lý sang mô hình logic khi phân tích và từ mô hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế.
2.3.3 Các bước phát triển một hệ thống thông tin
Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất quyết định sự thành công của một dự án. Một sai lầm phạm phải trong giai đoạn này sẽ rất có thể làm lùi bước trên toàn bộ dự án, kéo theo những chi phí lớn cho tổ chức
Mục đích của giai đoạn đánh giá yêu cầu:
Một dự án phát triển hệ thống thông tin không thể được tiến hành ngay sau khi có bản yêu cầu Vì những dự án như vậy đòi hỏi đầu tư không chỉ tiền bạc, thời gian mà cả nguồn nhân lực, do đó quyết định về vấn đề này phải được thực hiện sau mộ cuộc phân tích cho phép xác định cơ hội và khả năng thực thi Sự phân tích này gọi là sự đánh giá hay thẩm định yêu cầu, đôi khi nó được đặt tên là nghiên cứu khả thi và cơ hội Giai đoạn đánh giá yêu cầu nhằm mục đích:
- Xác định chính vấn đề của hệ thống hiện tại
- Ước đoán độ lớn của dự án.
- Xác định những thay đổi có thể xảy ra đối với tổ chức do việc thực hiện dự án đem lại, đánh giá tác động của những thay đổi đó.
- Đánh giá khả thi của dự án và đưa ra gợi ý cho những người chịu trách nhiệm ra quyết định.
Các công đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu: Đánh giá yêu cầu có bốn công đoạn:
- Chuẩn bị và trình bày báo cáo.
3.3.1.3 Một số lưu ý đối với giai đoạn đánh giá yêu cầu
Mỗi giai đoạn của quá trình phát triển hệ thống cần phải lập kế hoạch cẩn thận.
Về cơ bản thì lập kế hoạch của giai đoạn thẩm định dự án là làm quen với hệ thống đang xét, xác định thông tin phải thu thập cũng như nguồn và phương pháp thu thập thường dùng Số lượng và sự đa dạng của nguồn thông tin phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của hệ thống nghiên cứu.
Mục đích của giai đoạn này là làm cho phân tích viên hiểu đúng yêu cầu của người yêu cầu Xác định chính xác đối tượng yêu cầu, thu thập những yếu tố cơ bản của môi trường hệ thống và xác định khung cảnh nghiên cứu.
Làm sáng tỏ yêu cầu hệ thống đôi khi được thực hiện chủ yếu qua những cuộc gặp gỡ với những người yêu cầu sau đó là với những người quản lý chính mà bộ phận của họ bị tác động hoặc bị hệ thống nghiên cứu ảnh hưởng tới Phân tích viên phải tận dụng những cuộc gặp gỡ cũng như tham vấn từ các tài liệu khác nhau có trong tổ chức để thu thập thông tin về hệ thống và môi trường xác thực của nó. Những thông tin có liên quan tới các mặt kỹ thuật, tổ chức, và tài chính rất cần thiết cho việc tiến hành đánh giá khả năng thực thi của dự án Những cuộc trao đổi cũng cho phép thu nhận cái nhìn của các nhân tố khác nhau về vấn đề nguồn gốc của yêu cầu Tiếp theo phân tích viên phải tổng hợp các thông tin đã thu thập được để tiến hành đánh giá khả thi của dự án
- Đánh giá khả thi: Đánh giá khả thi của một dự án đòi hỏi phân tích viên có sự hiểu sâu vấn đề, có năng lực thiết kế nhanh các yếu tố cửa giải pháp và đánh giá chi phí của các giải pháp Đánh giá khả năng thực thi của một dự án là tìm xem có yếu tố nào ngăn cản nhà phân tích thực hiện, cài đặt một cách thành công giải pháp đã đề xuất hay không Trong quá trình phát triển hệ thống luôn luôn phải tiến hành việc đánh giá lại Cần đánh giá khả thi về các mặt:
- Khả thi về tổ chức đòi hỏi phải có sự hoà hợp giữa giải pháp và dự kiến với môi trường tổ chức.
- Khả thi về kỹ thuật được đánh giá bằng cách so sánh công nghệ hiện có hoặc có thể mua sắm được với yêu cầu kỹ thuật của hệ thống đề xuất.
- Khả thi về tài chính là xác định xem lợi ích hữu hình chờ đợi có lớn hơn tổng các chi phí bỏ ra hay không?
Hệ thống thông tin ngân hàng về dịch vụ ngân hàng điện tử
2.4.1 Giới thiệu về hệ thống thông tin ngân hàng
Thông tin ngày càng có vai trò quan trọng đối với tổ chức, đặc biệt là đối với các ngân hàng Nếu sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ mang đến lợi ích vô cùng to lớn cho ngân hàng và hệ thống thông tin là công cụ hiệu quả để thực hiện chức năng đó
Cũng giống như các hệ thống thông tin khác, hệ thống thông tin ngân hàng là một tập hợp bao gồm con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu… thực hiện các hoạt động thu thập, lưu trữ thông tin dữ liệu, xử lý và phân phối các thông tin đó trong một tập hợp các ràng buộc với môi trường Hệ thống thông tin ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Môi trường kinh tế, pháp lý, trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển của các doanh nghiệp và của khách hàng.
Hệ thống thông tin ngân hàng gồm có hai phần:
Ứng dụng lõi ( core banking ) : đây là hệ thống chính, là một giải pháp phần mềm toàn diện với tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại đều được cung cấp và quản lý trên nền tảng công nghệ T24 Đây chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin ngân hàng
Ứng dụng khác: Là các ứng dụng kết nối với core banking: SMS Banking, HomeBanking, ATM, PhoneBanking…Đây là những ứng dụng mà khách hàng thường thấy vì nó xây dựng nhằm mục đích cho khách hàng sử dụng trực tiếp + Ngày nay vai trò của thông tin đối với các tổ chức vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với loại hình dịch vụ hiện đại như dịch vụ ngân hàng Việc quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng Nắm rõ được điều này, ngân hàng An Bình đã tiến hành xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại với những công nghệ mới nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý, điều hành, thực hiện các hoạt động của toàn ngân hàng, tạo sự liên lạc giữa nhà quản lý và bộ phận tác nghiệp, vạch ra những kế hoạch chiến lược cho hoạt động phát triển của ngân hàng
+ Phát triển một hệ thống thông tin ngân hàng là xu thế tất yếu, khách quan trong nền kinh tế hiện đại, nhập kinh tế quốc tế Đem lại những lợi ích rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế, nhờ tính tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật Những tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng ( phần mềm tối ưu, nhà cung cấp dịch vụ mạng ưu tú, dịch vụ Internet thông thoáng) sẽ thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch , trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng.
+ Có khả năng thu hút rộng về phạm vi khách hàng bất kỳ thời điểm nào (24/24h/ngày) với mọi khoảng cách về không gian, thời gian Chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch Hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng đều được xử lý trên mạng thay vì máy tính đơn lẻ như trước đây, nhiều nghiệp vụ đã được xử lý tức thời và theo hướng tự động hóa.
+ Với hệ thống thông tin hiện đại, giúp ngân hàng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của thị trường Hạn chế rủi ro do biến động về giá cả của thị trường gây ra Ngoài ra còn tạo ra những sản phẩm đa dạng, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là tăng cường khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập.
+ Giúp ngân hàng triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, quản lý tài sản và bảo vệ thiết bị hạ tầng, thông tin khách hàng Năng lực công nghệ cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo mật hơn, tốt hơn và nhanh hơn, kiểm soát rủi ro trong hoạt động, rủi ro trong thị trường và rủi ro tín dụng, đảm bảo hoạt động tài chính lành mạnh
2.4.2 Giới thiệu về dịch vụ ngân hàng điện tử ngân hàng TMCP An Bình
Với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin hiện đại nhằm đạt được những mục tiêu đề ra, ngân hàng đã tiến hàng triển khai và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều tính năng và tiện ích đa dạng, thu hút khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng, tăng cao doanh thu và tạo danh tiếng cho ngân hàng.
2.4.2.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng điện tử (ebanking)
- Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây… Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức:hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet,cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới
- Một khái niệm tổng quát nhất về ngân hàng điện tử được diễn đạt như sau:
“Ngân hàng điện tử là ngân hàng mà tất cả các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng( cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hoá nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng.
- Ngân hàng điện tử chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phương pháp quản lý nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất.
- Dịch vụ ngân hàng điên tử đang được các ngân hàng hiện đại triển khai và phát triển, loại hình dịch vụ này dần sẽ thay thế dịch vụ ngân hàng truyền thống với những tính năng và tiện ích đa dạng của nó Dịch vụ này càng được triển khai mạnh mẽ và thu hút đông đảo khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ở mọi lúc mọi nơi khách hàng có thể nhắn tin tới hệ thống yêu cầu những thông tin mình cần Nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và sự tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ Tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng tham gia các giao dịch tại ngân hàng Nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng mình, thu hút khách hàng tham gia dịch vụ, giảm chi phí phát sinh nâng cao lợi nhuận của ngân hàng
2.4.2.2 Mục đích của dịch vụ ngân hàng điện tử
- Khách hàng mong muốn thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng.
- Giảm thời gian và chi phí đối với khách hàng khi phải chờ đợi tại các quầy để có thể thực hiện các giao dịch.
- Thông tin tài khoản và khả năng thực hiện giao dich ngân hàng ở “Bất cứ đâu
- Cung cấp dịch vụ hiện đại đem lại những giá trị vô hình nhưng vô cùng to lớn cho ngân hàng và nâng cao hình ảnh của ngân hàng.
- Giúp ngân hàng vượt qua hạn chế của hoạt động ngân hàng truyền thống: + Chi phí cao, bảo dưỡng đáng kể.
+ Hạn chế về các địa điểm giao dịch của các chi nhánh.
2.4.2.3 Mục tiêu về triển khai dịch vụ
- Trong giai đoạn đầu triển khai, eBanking của ABBANK sẽ giúp khách hàng thực hiện các giao dịch đơn giản, nhanh chóng, tiện lợi và chính xác với các tiện ích như: truy vấn tài khoản tiền gửi thanh toán; sổ tiết kiệm/tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; truy vấn tài khoản tiền vay, bảng tính gốc, lãi vay
- Đáp ứng nhu cầu giao dịch mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, từ 1/2009, ABBANK đã triển khai dịch vụ “ngân hàng điện tử(eBanking)”.
- Đối tượng: Là cá nhân, tổ chức đăng ký sử dụng dịch vụ eBanking và có tài khoản (tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, tiền vay,…) hiện còn hoạt động tại BBANK
Phân tích hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua kênh giao tiếp smsbanking 50 3.1 Tổng quan về hệ thống dịch vụ SMS Banking của ABBANK
Giới thiệu về dịch vụ smsbanking
Kênh giao dịch thông qua ứng dụng được cài đặt tại hội sở chính của ABBANK. Đây là kênh phân phối dịch vụ cho phép khách hàng( Có tài khoản hay chưa có tài khoản tại ABBANK) dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu quy định của ngân hàng đến tổng đài 997 yêu cầu cung cấp dịch vụ: Thông tin về tài khoản tiền gửi thanh toán, thông tin thẻ, thông tin về tỉ giá, chứng khoán, và thanh toán các hoá đơn, chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán qua thẻ bằng tin nhắn điện thoại di động.
Dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến sau:
- Tóm lược về sản phẩm, dịch vụ đã giao dịch với ngân hàng, xem số dư tài khoản tiền gửi thanh toán( Account Sumary).
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ đã giao dịch.( Transaction History).
- Kiểm tra tình trạng các thẻ ghi nợ, thẻ ghi có( Credit/Debit Card Enquyry).
- Kiểm tra tình trạng các Sec đã phát hành, xem chúng đã được thanh toán chưa hay bị từ chối thanh toán hay đang trong tình trạng chờ đợi chi trả (cheque status enquiry).
Tiện ích của dịch vụ SMSBanking
- Hệ thống SMSBanking cho phép mở rộng kênh thanh toán từ ngân hàng tới người sử dụng thiết bị di động, cung cấp dịch vụ hiện đại đem lại những giá trị vô hình vô cùng to lớn cho ngân hàng và nâng cao hình ảnh ngân hàng Chỉ cần khách hàng có sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn, khách hàng gửi tin nhắn tới hệ thống theo cú pháp có sẵn để thực hiện giao dịch mình cần.
- Tra cứu thông tin các tài khoản tiền gửi mở tại ABBANK: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tài khoản thẻ có kết nối T24…
- Tra cứu thông tin tài khoản tiền vay.
- Tham khảo những thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi của ABBANK.
- Tham khảo về tỷ giá ngoại tệ, lãi suất, biểu phí dịch vụ, mạng lưới ATM, phòng giao dịch của ABBANK.
Mục tiêu của hệ thống dịch vụ
- Tốc độ xử lý giao dịch trực tuyến và giao dịch xử lý lô cao.
- Hỗ trợ khả năng cân bằng tải mà không ảnh hưởng đến việc thay đổi ứng dụng.
- Khả năng chạy liên tục 24x7, giao dịch trong chế độ OffLine.
- Chuẩn hoá giao diện kết nối làm dễ dàng, nhanh chóng tích hợp được với các hệ thống khác.
- Tập trung hoá cơ sở dữ liệu.
- Module hoá các phân hệ nghiệp vụ nhằm linh động trong việc triển khai, nâng cấp các tính năng mới.
- Ghi nhận lại mọi phép thay đổi thông tin của người sử dụng đối với cơ sở dữ liệu.
- Hệ thống sms cho phép mở rộng kênh thanh toán từ ngân hàng tới người sử dụng thiết bị di động.
- Cung cấp dịch vụ hiện đại đem lại những giá trị vô hình nhưng vô cùng to lớn
Phạm vi hệ thống
Mô hình tổng thể của hệ thống:
Management Applications / iBS / SMS/ PBS / APS
- Mở thông tin khách hàng
- Thay đổi trạng thái hợp đồng
- Đảm bảo hệ thống hoạt động
- Đăng ký sử dụng dịch vụ
- Thực hiện các giao dịch với kênh dịch vụ điện tử
- Xem báo cáo giao dịch
Xác định yêu cầu
Sau khi thu thập dữ liệu thông qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn những người có liên quan, quá trình tổng hợp và đánh giá các tài liệu thu thập được đã xác định các yêu cầu đối với hệ thống thông tin mới như sau:
3.2.1 Yêu cầu chung về mô hình hệ thống
- Xây dựng phân hệ quản trị theo kiến trúc Web Based.
- Xây dựng SMSGW kết nối với nhà cung cấp dịch vụ và hệ thống nghiệp vụ ngân hàng dựa trên kiến trúc hướng dịch vụ.
- Đảm bảo thống nhất về các thành phần kiến trúc hệ thống và nghiệp vụ đối với từng kênh dịch vụ.
3.2.2 Yêu cầu chung về môi trường kỹ thuật hệ thống
- Xây dựng hệ thống phù hợp với trang thiết bị và định hướng công nghệ của Ngân hàng An Bình.
- Font tiếng Việt: sử dụng font unicode TCVN 2001: 6909 và có công cụ chuyển đổi từ font ABC sang font Unicode đối với phần chương trình quản trị.
- Môi trường mạng vận hành hệ thống - Mạng WAN/LAN, hệ điều hành mạng Windows NT Server 4.0, Windows 2000 Server, Windows Server 2003.
- Môi trường máy trạm vận hành hệ thống – Web Browser (đề nghị sử dụng IE5.5 hoặc phiên bản mới hơn hoặc có thể dùng Netscape).
- Hệ quản trị CSDL hệ thống – Microsoft SQL Server 2000.
- Công cụ thiết kế và lập trình hệ thống – VB.NET ASPNET.1.0
3.2.3 Yêu cầu chung về an toàn và bảo mật dữ liệu hệ thống
- An ninh bảo mật trở thành vấn đề sống còn của ngành ngân hàng trong thời điện tử hoá An ninh bảo mật cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt Vì vậy nếu thiếu những biện pháp an toàn thì việc phát triển dịch vụ này sẽ không thể thực hiện được Vì vậy vấn đề an toàn và bảo mật cần có những yêu cầu sau:
+ Xây dựng hệ thống tuân thủ các quy chế an toàn và bảo mật hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
+ Đảm bảo an toàn bảo mật, lưu trữ và phục hồi dữ liệu đầy đủ, tin cậy.
+ Các chức năng truyền dữ liệu phải có khả năng tích hợp Module mã hóa và giải mã dữ liệu truyền, Module chữ ký điện tử để áp dụng thống nhất cho hệ thống.
+ Xác thực người sử dụng bằng mã số truy cập, mật khẩu.
+ Nhập sai mật khẩu 5 lần, hệ thống sẽ khoá lại.
+ Xác thực số điện thoại di động đăng ký của khách hàng.
+ Xác thực một ký tự mật mã trong chiều dài mật mã, hạn mức khi khách hàng nhắn tin thanh toán.
- Yêu cầu về bảo mật hệ thống:
+ Mỗi khách hàng được đăng ký sử dụng dịch vụ sms, tương ứng với mỗi hợp đồng sẽ đăng ký một danh sách các số điện thoại có thể sử dụng trong hệ thống.
3.2.4 Yêu cầu chung về chức năng hệ thống
- Thống nhất chức năng, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của các kênh dịch vụ điện tử sms.
+ Chức năng quản trị hệ thống của kênh dịch vụ được thực hiện thông qua chương trình quản lý chung iCMS.
- Hệ thống sms đáp ứng các nhu cầu sau về nghiệp vụ:
+ Giao dịch truy vấn thông tin ngân hàng: Thông tin tỷ giá, thông tin lãi suất, thông tin về địa điểm các chi nhánh, phòng giao dịch, địa điểm đặt ATM…
+ Truy vấn thông tin số dư tài khoản:
+ Thông báo thay đổi số dư tài khoản:
+ Phần quảng bá thông tin, dự thưởng, nhắc nợ…
3.2.5 Các yêu cầu khác của hệ thống
3.2.5.1 Yêu cầu về tính chính xác của hệ thống
- Lưu trữ số liệu trong cơ sở dữ liệu.
- Số tiền VNĐ chính xác đến từng đồng.
- Số tiền USD và nguyên tệ khác chính xác đến 2 số sau số thập phân
3.2.5.2 Yêu cầu chung về giao diện
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng anh Các màn hình xử lý cơ bản có sự tương đồng về hình thức Trong quá trình thiết kế có sử dụng một số công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện nên đảm bảo tính thân thiện và thẩm mỹ cao Ngoài ra hệ thống có các phân hệ theo chức năng tiện lợi và dễ sử dụng đối với người dùng
3.5.2.3 Yêu cầu về triển khai thí điểm hệ thống
- Triển khai thí điểm chương trình tại chi nhánh Hà Nội và các phòng giao dịch Miền Bắc.
- Xây dựng hệ thống đảm bảo quá trình triển khai không ảnh hưởng đến các ứng dụng hiện có.
3.2.5.4 Yêu cầu về phân quyền người sử dụng
Là phân hệ cung cấp cho người quản trị hệ thống, các chức năng được phân quyền theo nhóm người sử dụng Mọi thao tác cập nhật dữ liệu của người sử dụng được ghi nhận trong hệ thống nhật ký theo dõi Gồm có thông tin người dùng, danh sách chức năng hệ thống, Gán quyền cho nhóm những chức năng được phép thực hiện hay không của từng nhóm người dùng:
Gán quyền cho nhóm nghiệp vụ: quản lý phân quyền theo nhóm người sử dụng, phân quyền cho từng nhóm thực hiện các vai trò nghiệp vụ khác nhau trong hệ thống.
Thay đổi mật khẩu: Cho phép người sử dụng thay đổi mật khẩu đăng nhập vào hệ thống.
Phân tích yêu cầu nghiệp vụ
Với ngân hàng điện tử, khách hàng có khả năng truy cập từ xa nhằm thu thập thông tin, thực hiện các kênh giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng, và đăng ký tài khoản sử dụng các dịch vụ mới.
Nhằm đáp ứng các mục tiêu trên, hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử đang bước đầu được hình thành và đang trên đà phát triển với như chức năng chính sau:
3.3.1 Những chức năng chính hệ thống
3.3.1.1 Chức năng truy vấn thông tin số dư tài khoản
- Chức năng cho người sử dụng tra cứu thông tin số dư tài khoản.
- Khách hàng. Điều kiện ban đầu
- Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn.
- Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
Các bước xử lý chính
- Thực hiện gửi tin nhắn truy vấn thông tin số dư tài khoản
+ Người sử dụng gửi tin nhắn tới hệ thống [Số tài khoản] là số tài khoản khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.
Hệ thống nhận tin nhắn SMS thông qua SMSGW.
Kiểm tra tính hợp lệ của chuỗi tin nhắn người sử dụng gửi tới.
Thực hiện thao tác truy vấn thông tin các tài khoản người sử dụng đăng ký truy vấn.
Tạo nội dung tin nhắn bao gồm các thông tin sau: số tài khoản, loại tiền, số dư, trạng thái tài khoản theo cấu trúc trả về (bảng chức năng hệ thống)
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW + Lưu thông tin vào hệ thống
Lưu lịch sử giao dịch của khách hàng
Các bước xử lý ngoại lệ
- Theo quy định chung về xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ.
- Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn. Điều kiện kết thúc
- Thông tin tài khoản khách hàng được hiển thị.
- Tần suất thực hiện: Cao
3.3.1.2 Thông báo thay đổi số dư tài khoản thẻ
+ Chức năng cho người sử dụng biết được thay đổi thông tin của tài khoản.
+ Chương trình tự động tạo ra.
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn.
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính
Thực hiện thao tác truy vấn thông tin các tài khoản người sử dụng đăng ký truy vấn.
Tạo nội dung tin nhắn bao gồm các thông tin sau: số tài khoản, loại tiền, số dư, trạng thái tài khoản theo cấu trúc trả về (bảng chức năng hệ thống).
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW. + Lưu thông tin vào hệ thống
Lưu lịch sử giao dịch của khách hàng.
- Các bước xử lý ngoại lệ
+ Theo quy định chung về xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ.
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn.
+ Thông tin số dư tài khoản khách hàng sau khi đã thay đổi được hiển thị.
+ Tần suất thực hiện: Cao.
3.3.1.3 Chức năng truy vấn thông tin tỷ giá ngoại tệ
+ Chức năng này giúp khách hàng truy vấn được thông tin tỷ giá mới nhất của ngân hàng.
- Tác nhân thực hiện: + Mọi đối tượng khách hàng( kể cả khách hàng có hoặc không có tài khoản tại ngân hàng ABBANK).
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn.
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính
+ Khách hàng gửi tin nhắn tới hệ thống
Hệ thống nhận tin nhắn SMS thông qua SMSGW.
Kiểm tra tính hợp lệ của chuỗi tin nhắn người sử dụng gửi tới.
Thực hiện truy vấn CSDL tạo ra thông điệp trở về với cấu trúc sau.
Mua-CK Ban-CK Mua-TM
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW
+ Lưu thông tin vào hệ thống
Lưu lịch sử giao dịch của khách hàng với các thông tin sau: số điện thoại sử dụng, giao dịch với hệ thống
- Các bước xử lý ngoại lệ
+ Theo quy định chung về xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn.
+ Thông tin mới nhất về tỷ giá ngoại tệ sẽ được hiển thị.
+ Tần suất thực hiện: Cao.
3.3.1.4 Chức năng truy vấn thông tin lãi suất tiền gửi
+ Chức năng này giúp khách hàng truy vấn được thông tin lãi suất tiền gửi mới nhất của ngân hàng.
+ Tất cả khách hàng( kể cả khách hàng có hoặc không có tài khoản tại ngân hàng ABBANK).
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn.
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính
+ Khách hàng gửi tin nhắn tới hệ thống
Hệ thống nhận tin nhắn SMS thông qua SMSGW
Kiểm tra tính hợp lệ của chuỗi tin nhắn người sử dụng gửi tới
Thực hiện truy vấn CSDL tạo ra thông điệp trở về với cấu trúc sau
Thông tin lãi suất mới nhất của ngân hàng theo cấu trúc sau:
Lai suat tien gui : DD/MM/YYYY LoaiTien Ky-han Lai-xuat(%/Nam)
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW
+ Lưu thông tin vào hệ thống
Lưu lịch sử giao dịch của khách hàng với các thông tin sau: số điện thoại sử dụng, giao dịch với hệ thống
- Các bước xử lý ngoại lệ
+ Theo quy định chung về xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn.
+ Thông tin về lãi suất tiền gửi mới nhất của ngân hàng được hiển thị
+ Tần suất thực hiện: Cao
+ Chức năng này giúp khách hàng truy vấn được thông tin giá vàng mới nhất trên thị trường.
+ Tất cả các khách hàng( kể cả khách hàng có hoặc không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng)
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính
+ Khách hàng gửi tin nhắn tới hệ thống:
Khi KH gửi tin nhắn truy vấn giá vàng theo cú pháp như trên tới hệ thống, hệ thống sẽ:
Hệ thống nhận tin nhắn SMS thông qua SMSGW.
Kiểm tra tính hợp lệ của chuỗi tin nhắn người sử dụng gửi tới.
Thực hiện truy vấn giá vàng mới nhất tạo thông điệp với cấu trúc sau.
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW.
+ Lưu thông tin vào hệ thống:
Hệ thống lưu lịch sử giao dịch của KH với các thông tin sau: Số điện thoại sử dụng, giao dịch với hệ thống.
- Các bước xử lý ngoại lệ:
+ Theo quy định chung đối với các trường hợp ngoại lệ.
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn
+ Thông tin giá vàng mới nhất được hiển thị
+ Tần suất thực hiện: Cao
3.3.1.6 Truy vấn các chi nhánh, phòng giao dịch, các địa điểm đặt ATM của ngân hàng
+ Chức năng này cho phép tra cứu thông tin về địa điểm các chi nhánh, phòng giao dịch và các thông tin về địa điểm đặt máy ATM.
+ Chương trình tự động tạo ra
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính:
Khách hàng gửi tin nhắn tới hệ thống:
Khi KH gửi tin nhắn truy vấn thông tin chi nhánh, phòng giao dịch, địa điểm đặt ATM theo cú pháp như trên tới hệ thống, hệ thống sẽ:
Hệ thống nhận tin nhắn SMS thông qua SMSGW.
Kiểm tra tính hợp lệ của chuỗi tin nhắn người sử dụng gửi tới.
Thực hiện truy vấn CSDL thông tin chi nhánh, phòng giao dịch địa điểm đặt ATM của Ngân, hàng sẽ theo cấu trúc.
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW.
+ Lưu thông tin vào hệ thống:
+ Hệ thống lưu lịch sử giao dịch của KH với các thông tin sau: Số điện thoại sử dụng, giao dịch với hệ thống.
- Các bước xử lý ngoại lệ:
+ Theo quy định chung đối với các trường hợp ngoại lệ.
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn.
+ Thông tin mới nhất về chi nhánh, các phòng giao dịch và các địa điểm đặt ATM được hiển thị
+ Tần suất thực hiện: Cao
3.3.1.7 Chức năng gửi thông báo, quảng bá
+ Chức năng gửi cho khách hàng thông tin về những chương trình khuyến mãi, thông báo, quảng cáo, ngày trả nợ vay…
+ Ngoài ra thông qua SMS, ABBANK gửi tin nhắn tới khách hàng nhân các ngày lễ tết (20/10; 8/3; tết dương lịch, tết âm lịch, ) sinh nhật
+ Gửi tin nhắn nhắc nợ tới khách hàng trước hạn trả 2 ngày, hoặc khách hàng đã quá hạn trả nợ 1 ngày
+ Chương trình tự động tạo ra
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính
Nhận các thông tin về chương trình khuyến mại, thông báo, quảng cáo, danh sách khách hàng và ngày trả nợ vay…theo cấu trúc excel file quy định từ các CN/PGD.
Tạo nội dung tin nhắn bao gồm các thông tin sau: nội dung của thông báo, quảng cáo WELCOME TO SMS BANKING OF ABBBANK.
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW + Lưu thông tin vào hệ thống
Lưu lịch sử giao dịch của khách hàng
- Các bước xử lý ngoại lệ
+ Theo quy định chung về xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn.
+ Thông tin về chương trình khuyến mại, thông báo, quảng bá, được hiển thị.
+ Tần suất thực hiện: Cao
3.3.1.8 Chức năng truy vấn số dư tài khoản và các giao dịch gần nhất đối với khách hàng có tài khoản thẻ YOUcard
Chức năng truy vấn số dư tài khoản thẻ YOUcard:
+ Chức năng cho người sử dụng tra cứu thông tin số dư tài khoản thẻ
+ Tất cả các khách hàng (bao gồm khách hàng có tài khoản tại ABBANK và khách hàng không có tài khoản tại ABANK)
+ Khách hàng sử dụng thiết bị di động có thể nhận và gửi tin nhắn.
+ Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS BANKING.
- Các bước xử lý chính :
Thực hiện gửi tin nhắn truy vấn thông tin số dư tài khoản YOUcard:
+ Khách hàng gửi tin nhắn tới hệ thống [Số tài khoản] là số tài khoản khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ sms.
Hệ thống nhận tin nhắn SMS thông qua SMSGW.
Kiểm tra tính hợp lệ của chuỗi tin nhắn người sử dụng gửi tới.
Thực hiện truy vấn cơ sở dữ liệu thông tin số dư tài khoản thẻ YOUcard của khách hàng tại ngân hàng theo cấu trúc trả về.
Thực hiện gửi tin nhắn trả về khách hàng thông qua SMSGW. + Lưu thông tin vào hệ thống:
Lưu lịch sử giao dịch của khách hàng.
- Các bước xử lý ngoại lệ:
+ Theo quy định chung về xử lý đối với các trường hợp ngoại lệ.
+ Trường hợp thông tin đưa ra nếu dài hơn 160 ký tự SMSGW sẽ chia nhỏ thông tin ra thành các tin nhắn nhỏ hơn.
+ Thông tin tài khoản thẻ YOUcard của khách hàng được hiển thị.
+ Tần suất thực hiện: Cao. Đối với chức năng tra cứu lịch sử giao dịch thẻ YOUcard:
Khi khách hàng gửi tin nhắn tra cứu lịch sử giao dịch thẻ YOUcard tới hệ thống Hệ thống sẽ thực hiện truy vấn cơ sở dữ liệu thông tin 5 lần giao dịch thẻ YOUcard gần nhất của khách hàng theo cấu trúc trả về.
3.3.2 Quản lý thông tin khách hàng
Phân hệ quản lý thông tin chi tiết khách hàng, các hợp đồng đăng ký sử dụng kênh dịch vụ Gồm có các chức năng sau:
3.3.2.1 Quản lý thông tin khách hàng Đáp ứng chức năng quản lý khách hàng khi khách hàng tham gia dịch vụ của ngân hàng, lưu giữ thông tin khách hàng, thêm mới khách hàng khi có khách hàng mới tham gia giao dịch tại ngân hàng, chức năng xem thông tin tài khoản, sửa thông tin khách hàng, tìm kiếm khách hàng theo nhiều tiêu chí như: Mã khách hàng, họ tên khách hàng, tên viết tắt, ngày sinh, chứng minh thư, số điện thoại, địa chỉ… đối với những khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng, đồng thời phân loại khách hàng theo thông tin thu thập được từ phía khách hàng khi tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng Khi nhận thông tin khách hàng đăng ký tài khoản, cần phân loại khách hàng theo những tiêu chí đặt ra của ngân hàng Đồng thời quản lý danh mục loại khách hàng như: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân…
3.3.2.2 Quản lý hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ Ngân hàng hiện đại
Bao gồm các chức năng như: Quản lý danh sách các hợp đồng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMSBanking, xem thông tin chi tiết về hợp đồng gồm đầy đủ các thông tin khi lập hợp đồng, hiển thị cả thông tin về danh sách tài khoản thuộc hợp đồng, danh sách số điện thoại của hợp đồng Hỗ trợ tìm kiếm hợp đồng theo nhiều tiêu chí để dễ dàng tìm kiếm thông tin hợp đồng như: Số hợp đồng, mã loại hình dịch vụ, mã khách hàng, mã trạng thái hợp đồng, ngày mở và ngày hết hạn hợp đồng
3.2.2.3 Hỗ trợ tìm kiếm nhanh thông tin khách hàng
Với chức năng hỗ trợ tìm kiếm nhanh thông tin khách hàng, chỉ cần cung cấp mã khách hàng, hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng về thông tin tài khoản, thông tin về hợp đồng khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
3.3.3 Quản lý giao dịch hợp đồng với khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
3.3.3.1 Giao dịch với hợp đồng
Hỗ trợ các chức năng chính sau:
- Giao dịch mở mới hợp đồng cho khách hàng yêu cầu sử dụng kênh dịch vụ SMS Chỉ cần khách hàng có tài khoản tại ngân hàng và yêu cầu mở mới tài khoản. Cung cấp các thông tin cần thiết cho việc mở hợp đồng dịch vụ bao gồm những thông tin bắt buộc như: Mã khách hàng, mã loại hình, số thẻ, số điện thoại… Và những thông tin chi tiết như: Số hợp đồng, ngày mở, ngày hết hạn, ngày đóng hợp đồng…
- Chức năng đối với hợp đồng đã được mở từ trước như: Khi khách hàng đã mở hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, sẽ có một danh sách lưu trữ thông tin về hợp đồng Quản lí chi tiết hợp với các chức năng như: Tra cứu, xem thông tin hợp đồng, tất toán hợp đồng, khoá hợp đồng, tạo pin, kích hoạt lại hợp đồng, gia hạn hợp đồng, sửa thông tin trong hợp đồng như số điện thoại của hợp đồng, số tài khoản thuộc hợp đồng
3.3.3.2 Nhật ký giao dịch ngày
Liệt kê tất cả các giao dịch phát sinh trong ngày theo chi nhánh, tên người dùng, mã các loại giao dịch với các thông tin như: Số giao dịch, thời gian, mã giao dịch, số hợp đồng/ thẻ, giao dịch viên, trạng thái, mô tả giao dịch… Hỗ trợ quá trình thống kê, kiểm tra, kiểm soát một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Lựa chọn giao dịch theo chi nhánh, người sử dụng, mã giao dịch để xác nhận giao dịch đã phát sinh trong ngày.
3.3.3.4 Danh sách tài khoản thuộc hợp đồng
Quản lý thông tin tài khoản từ số hợp đồng tham gia sử dụng dịch vụ, liệt kê tài khoản thuộc hợp đồng, thêm mới tài khoản Khi đăng ký sử dụng, khách hàng đăng ký danh sách tài khoản để sử dụng dịch vụ, có thể phân loại tài khoản theo mục đích dịch vụ: tài khoản thanh toán chuyển khoản…
3.3.3.5 Danh sách số điện thoại thuộc hợp đồng
Quản lý thông tin khách hàng từ số điện thoại của hợp đồng.Hiển thị danh sách các số điện thoại sử dụng dịch vụ, thêm mới số điện thoại thuộc hợp đồng. Một tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ SMSBanking có thể đăng nhiều số điện thoại để sử dụng bao gồm một số chính và các số phụ Để dễ dàng tra cứu thông tin và cung cấp thông tin phục vụ khách hàng khi có khách hàng khi sử dụng điện thoại nhắn tin tới thực hiện giao dịch với ngân hàng
Báo cáo liên quan đến nghiệp vụ phục vụ cho nhân viên hay lãnh đạo ABBANK theo dõi được các thông tin, xem và in các báo cáo về giao dịch, trạng thái giao dịch, thông tin về hợp đồng và trạng thái hợp đồng Danh sách khách hàng sử dụng dịch vụ/ danh sách khách hàng có yêu cầu thay đổi dịch vụ/ Bảng kê giao dịch trong ngày theo từng kênh dịch vụ
- Báo cáo tài khoản khách hàng đang sử dụng
- Báo cáo số lượng sms:
- Báo cáo thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ sms banking:
- Báo cáo chi tiết tin nhắn tiền điện:
- Báo cáo doanh nghiệp đăng ký sử dụng dịch vụ sms banking:
- Báo cáo tin nhắn cho các phòng giao dịch/ chi nhánh(KHCN):
- Báo cáo liệt kê các giao dịch từ ngày đến ngày.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống
Tuỳ theo nhu cầu, với chiếc điện thoại di động, khách hàng soạn tin nhắn theo cú pháp được quy ước cho từng dịch vụ, sau đó nhắn tin đến tống đài 997 sẽ được ngân hàng cung cấp các thông tin cần thiết hoặc được ngân hàng thực hiện lệnh theo yêu cầu Đối với dịch vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị chấp nhận, với yêu cầu bảo mật và đảm bảo tính chính xác của thông tin, một số câu lệnh đề nghị xác nhận giao dịch thể hiện dưới dạng tin nhắn sẽ được lưu chuyển giữa người sử dụng và trung tâm xử lí đặt tại ngân hàng khi thực hiện giao dịch
3.4.1 Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại
Môi trường ngoài: Ngày nay các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đưa ra nhiều tính năng nổi trội nhằm đưa ra nhiều tiện ích cho khách hàng, nâng cao hình ảnh của ngân hàng mình, tăng cao tính cạnh tranh trên thị trường Vì vậy dịch vụ ngân hàng điện tử là một xu thế tất yếu và cần thiết cho các ngân hàng hiện đại Với môi trường cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ, ngân hàng phải luôn luôn cập nhật và phát triển những dịch vụ mới cũng như những công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, bắt nhịp với công nghệ hiện đại và tạo nên những tính năng vượt trội so với các hệ thống ngân hàng khác.
Môi trường tổ chức: Nhiệm vụ của tổ chức là đưa ra hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi,hơn thế nữa đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Với mục tiêu tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng, các mạng lưới chi nhánh càng được mở rộng Các chính sách tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại luôn là mối quan tâm và ứng dụng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất Nắm bắt những công nghệ hiện đại,liên tục bồi dưỡng đào tạo cán bộ nhân viên đáp ứng yêu cầu của công nghệ mới.Hơn nữa ngân hàng luôn có những chính sách chiến lược, đầu tư hợp lý vào công nghệ hiện đại để phát triển các loại hình dịch vụ, nâng cao hình ảnh của ngân hàng,thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ nhằm nâng cao doanh thu và thị phần của tổ chức mình
Môi trường vật lý: Phục vụ cho các loại khách hàng khác nhau từ cá nhân tới doanh nghiệp, ngoài ra ngân hàng còn mở rộng các chi nhánh để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng hơn, để khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ của ngân hàng Các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng ngày càng nhiều và được phân bố rộng rãi, vì vậy nên việc triển khai dịch vụ là hoàn toàn hợp lý và thận lợi.
Hệ thống phần mềm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền corebanking, dữ liệu được xử lý tập trung và dễ dàng cập nhật, tra cứu, công nghệ bảo mật ngày càng được quan tâm và đảm bảo thông tin cho khách hàng.
Phân tích chi tiết hệ thống
3.5.1 Phân tích các thông tin vào ra của hệ thống Đối với bất kỳ một hệ thống thông tin, không thể thiếu được thông tin, dữ liệu, thực hiện quá trình lưu trữ và xử lý yêu cầu dịch vụ Đó chính những thông tin vào ra của hệ thống như:
3.5.1.1 Các thông tin đầu vào
- Với các thông tin thu thập được từ khách hàng như thông tin về khách hàng, tài khoản sử dụng, thông tin hợp đồng khách hàng và các yêu cầu về thực hiện thay đổi, cập nhật thông tin trong hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ Khách hàng cung cấp cho các giao dịch viên Các tin nhắn của khách hàng sử dụng điện thoại gửi tới ngân hàng yêu cầu thực hiện các giao dịch như tra cứu thông tin tài khoản Tin nhắn của khách hàng được gửi tới VASC, VASC phân loại các thông tin đó và gửi nội dung tin nhắn về hệ thống xử lý trung tâm của ngân hàng qua một đường truyền riêng chờ xử lý.
3.5.1.2 Các thông tin đầu ra
Bao gồm các thông tin sau khi thực hiện giao dịch với khách hàng, hệ thống sẽ trả về những thông tin về tài khoản khách hàng, hợp đồng khách hàng đã thực hiện,
Thời điểm Hệ thống - icms Ban Giám đốc -
Yêu cầu tạo tài khoả n, tha y đổi thông ti n tà i khoả n h o dịc u gia u cầ yê tin về Thông
Nhận thông tin phân loại thông tin
GDV thực hiện cung cấp số tài khoản và số hợp đồng, kết quả thay đổi trạng thái của hợp đồng. Ngoài ra, khi đã xử lý các yêu cầu giao dịch từ tin nhắn do khách hàng gửi tới, hệ thống trả lại thông tin đã xử lí theo yêu cầu bằng việc gửi nội dung tin nhắn trả lời thông tin tới VASC để gửi lại thông tin phản hồi về cho khách hàng
3.5.1.3 Quá trình xử lý chính
Hệ thống xử lý trung tâm nhận được tin nhắn từ VASC, một chương trình cài đặt tự động sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin Đầu tiên hệ thống kiểm tra xác nhận khách hàng bằng việc tra số điện thoại vừa nhắn đến có trùng với người đã đăng ký sử dụng dịch vụ hay không Nếu thấy mọi việc đã ổn định, chương trình sẽ tiến hành xử lý thông tin theo yêu cầu của khách hàng và trả về cho khách hàng thông tin cần truy vấn.
3.5.1.4 Sơ đồ luồng thông tin trong hệ thống
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng quản lý thông tin khách hàng:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Thông tin tr ả lờ i của ngâ n hà ng
BC áo cập nhật da nh sá ch khách hàng
Tạo tài khoản cho K.Hàng, thay đổi thông tin tài khoản
Sau một thời gian ngắn
Thời điểm Hệ thống - icms Ban Giám đốc -
Yêu cầu mở, tha y đổi trạng thái hợ p đồng h o dịc u gia u cầ yê tin về Thông
Cập nhật thông tin, kiểm tra tài khoản khách hàng
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ luồng thông tin quản lý danh mục khách hàng.
- Sơ đồ luồng thông tin quản lý giao dịch hợp đồng:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Thông tin tr ả lờ i của ngâ n hà ng
BC áo cập nhật hợ p đồng khách hàng Lưu và o CSD
L da nh sác h khách hnà g
Sau một thời gian ngắn
Thực hiện yêu cầu mở, gia hạn, tất toán hợp đồng
Thời điểm Hệ thống Ban Giám đốc -
Tin nhắn truy vấn t.tin h o dịc u gia u cầ yê tin về Thông
Nhận tin nhắn qua hệ thống SMSGW
K.Hàng nhắn tin tới yêu cầu t.tin
Sơ đồ 3.3 : Sơ đồ luồng thông tin quản lý giao dịch hợp đồng.
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng tra cứu thông tin lãi suất, tỉ giá ngoại tệ, địa điểm các phòng giao dịch, chi nhánh và địa điểm đặt ATM:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Tin nhắ 6 n trả lời của ngân hà ng
BC áo giao dịch được thự c hiệ n o CSD Lưu và
L da nh sác h khách hnà g
Sau khi hệ thống xử lý xong
Soạn và gửi tin nhắn trả lời cho khách hàng
Thời điểm Hệ thống Ban Giám đốc -
Gửi tin nhắn truy vấn t.tin về s ố dư tà i khoả n h o dịc u gia u cầ yê tin về Thông
Nhận tin nhắn qua hệ thống SMSGW
Kiểm tra tính hợp lệ của tin nhắn, số
K.Hàng nhắn tin tới yêu cầu t.tin
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ luồng thông tin chức năng tra cứu thông tin lãi suất, tỉ giá ngoại tệ, tỉ giá vàng, địa điểm các phòng giao dịch, chi nhánh và địa điểm đặt ATM
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng truy vấn số dư tài khoản:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Tin nhắ n trả lời của ngân hà ng
BC áo giao dịch được thự c hiệ n Lưu t hông tin và o hệ thống
Sau khi hệ thống xử lý xong
Tạo nội dung tin nhắn, gửi tin nhắn trả lời cho khách hàng
Thời điểm Hệ thống Ban Giám đốc
Thông tin về yê u cầ u gia o dịc h
Khi có biến động số dư tài khoản của khách hàng
Truy vấn thông tin tài khoản đăng ký sửdụng dịch vụ
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ luồng thông tin chức năng truy vấn số dư tài khoản.
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng : Thông báo thay đổi số dư tài khoản
BC áo giao dịch được thự c hiệ n Lưu t hông tin và o hệ thống xong
Thời điểm Hệ thống Ban Giám đốc -
Thông tin về yê u cầ u gia o dịc h
Nhận thông tin theo cấu trúc file excel từ CN_ PGD
Khi nhận được thông tin mới từ chi nhánh-
Sơ đồ 3.6: Sơ đồ luồng thông tin chức năng thông báo thay đổi số dư tài khoản.
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng gửi thông báo, quảng bá, các chương trình khuyến mại, sản phẩm mới của ngân hàng, tin nhắn chăm sóc khách hàng, nhắc nợ:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Tin nhắ n thông t in c ủa ngâ n hàng
BC áo giao dịch được thự c hiệ n
Sau khi hệ thống xử lý xong
Gửi tin nhắn tới khách hàng có tài khoản tại ngân hàng
Lưu t hông tin và o hệ thống
Thời điểm Hệ thống Ban Giám đốc
Gửi tin nhắn tra cứu số dư, thông tin gia o dịc h h o dịc u gia u cầ yê tin về Thông
K.Hàng nhắn tin tới yêu cầu t.tin
Nhận tin nhắn qua hệ thống SMSGW
Sơ đồ 3.7: Sơ đồ luồng thông tin chức năng gửi thông báo quảng bá, các chương trình khuyến mãi, sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng, nhắc nợ.
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng tra cứu số dư tài khoản, lịch sử giao dịch thẻ YOUCard với cả khách hàng có và không có tài khoản tại ngân hàng:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
9 0 Tin nhắ n trả lời của ngân hà ng
BC áo giao dịch được thự c hiệ n o CSD Lưu và
L da nh sác h khách hnà g
Sau khi hệ thống xử lý xong
Kiểm tra tính hợp lệ, truy vấn CSDL
Gửi tin nhắn trả lời cho khách hàng
Thời điểm Hệ thống - icms
Yêu cầu các thông tin về khá ch hàng, hợ p đồng, gia o dịc h
Gửi yêu cầu về thông tin
Nhận thông tin theo yêu cầu
Sơ đồ 3.8: Sơ đồ luồng thông tin chức năng tra cứu số dư tài khoản, lịch sử giao dịch thẻ YOUcard với cả khách hàng có hoặc không có tài khoản tại ngân hàng.
- Sơ đồ luồng thông tin chức năng báo cáo- thống kê:
Thông tin bá o cá o the o yê u cầ u
L da nh sác h khách hnà g
Khi nhận được báo cáo
Dịch vụ NHĐT qua kênh giao tiếp smsbanking
Quản lý thông tin khách hàng
Giao dịch hợp đồng khách hàng Giao dịch nghiệp vụ
Báo cáo giao dịch- Thống kê
Thu thập thông tin khách hàng
Thu thập thông tin hợp đồng Tra cứu lãi suất, tỉ giá, giá vàng, Báo cáo danh sách khách
Sơ đồ 3.9: Sơ đồ luồng thông tin chức năng báo cáo thống kê
3.5.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh( BFD)
3.5.2.1 Sau đây là sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống dịch vụ
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Quản lý thông tin chi tiết theo từng loại khách hàng
Tìm kiếm nhanh thông tin kháchhàng
Khai báo SĐT, tài khoản sử dụng hợp đồng
Tìm kiếm thông tin hợp đồng
Thông báo thay đổi số dư tài khoản
Gửi thông báo quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng
Báo cáo chi tiết tin nhắn sms
Báo cáo đăngký sử dụng dịch vụ
Tin nhắn với K.Hàng có tài khoản thẻ YouCard
Sơ đồ 3.10: Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống.
3.5.2.2 Mô tả chức năng sơ đồ chức năng kinh doanh
Sau khi phân tích yêu cầu của người sử dụng ta nhận thấy hệ thống cần có các chức năng chính: Quản lý thông tin khách hàng, quản lý các giao dịch với hợp đồng khách hàng, quản lý các giao dịch nghiệp vụ, và chức năng tổng hợp, báo cáo thông tin Trong mỗi chức năng bao gồm các công việc cụ thể sau:
Chức năng quản lý danh mục khách hàng gồm các công việc: Quản lý việc thu thập thông tin của khách hàng khi đăng ký tài khoản tại ngân hàng, sau khi thu thập thông tin, sẽ tiến hành phân loại các thông tin đó đối với từng loại khách hàng doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân và tiến hành lưu trữ thông tin vào hệ thống bằng việc thực hiện chức năng tạo mới hoặc thay đổi thông tin khách hàng, Ngoài ra còn giúp tìm kiếm thông tin khách hàng và thông tin hợp đồng một cách nhanh chóng nhờ chức năng hỗ trợ tìm kiếm nhanh thông tin khách hàng
Chức năng quản lý giao dịch với hợp đồng khách hàng: Bao gồm việc thu thập thông tin về việc sử dụng hợp đồng, thực hiện tạo mới hợp đồng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ, xem thông tin về hợp đồng, thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng như yêu cầu thông tin hợp đồng, yêu cầu thay đổi trạng thái hợp đồng, kích hoạt tài khoản mới, tất toán hợp đồng, khoá hợp đồng, khai báo, thay đổi số điện thoại, tài khoản sử dụng trong hợp đồng Ngoài ra còn hỗ trợ chức năng tìm kiếm về thông tin trong hợp đồng để tiện việc tra cứu và theo dõi thông tin
Chức năng giao dịch nghiệp vụ: Đây là chức năng chính của hệ thống và cung cấp trực tiếp thông tin tới cho khách hàng cần truy vấn thông tin Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ như tra cứu lãi suất, tỉ giá, giá vàng, thông tin các địa điểm các chi nhánh, các phòng giao dịch và các địa điểm đặt máy ATM Truy vấn số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, thông báo thay đổi số dư tài khoản tới cho khách hàng, thông báo quảng cáo, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, truy vấn số dư tài khoản, lịch sử giao dịch với khách hàng có tài khoản thẻ YOUcard Hệ thống nhặn tin nhắn từ phía khách hàng gửi tới cũng như những thông tin từ các chi nhánh, phòng giao dịch gửi về, tạo tin nhắn và trả về thông tin cho khách hàng theo những chức năng trên
Chức năng tổng hợp báo cáo: Báo cáo tổng hợp về danh sách khách hàng, thông tin tài khoản khách hàng, thông tin hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ, thông tin về các giao dịch trong ngày đã được thực hiện, số lượng tin nhắn sms của khách hàng và kết quả thực hiện giao dịch trong một khoảng thời gian nào đó
3.5.3 Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống Đăng ký sử dụng dịch vụ Thực hiện giao dịch
Yêu cầu hệ thống, báo cáo thông tin
Ban giám đốc_ ban quản lý
Kết quả giao dịch được thực hiện
Báo cáo thông tin khách hàng, hợp đồng, lịch sử giao dịch.
Yêu cầu thông tin, phản hồi khi nhận được thông tin Cung cấp thông tin cập nhật về tỉ giá
3.5.3.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh của hệ thống
Sơ đồ 3.11: Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh của hệ thống.
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Trong một hệ thống bất kỳ không thể thiếu thiết kế cơ sở dữ liệu.Việc thiết kế này là rất cần thiết để xây dựng một hệ thống thông tin ngân hàng Hầu hết các dữ liệu ngân hàng khi sử dụng phần mềm corebanking đều ở trong hệ thống phần mềm T24 Đây chỉ là một phần dữ liệu phục vụ việc quản lý khách hàng, giao dịch và hợp đồng của dịch vụ ngân hàng điện tử.
3.6.1 Xác định các thực thể
Việc xác định các thực thể là một việc rất cần thiết cung cấp dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra Danh sách các thực thể:
Danh sách các thực thể thuộc nhóm chức năng nghiệp vụ:
Tên thực thể Diễn giải
1 ContractStatus Trạng thái hợp đồng
3 ContractPhone Số điện thoại thuộc hợp đồng
4 ContractAcc Số tài khoản thuộc hợp đồng
5 Current Danh sách tiền tệ
6 Account Tài khoản khách hàng
7 Acctype Loại tài khoản (Kỳ hạn, không kỳ hạn, cho vay…)
8 AccStatus Trạng thái tài khoản
10 LisenceType Loại giấy tờ tuỳ thân
Bảng 3.1: Danh sách các thực thể thuộc nhóm chức năng nghiệp vụ
Danh sách các thực thể thuộc nhóm quản trị:
Tên thực thể Diễn giải
1 UserStatus Trạng thái người sử dụng
3 Rights Danh sách chức năng
4 Groups Danh sách nhóm người sử dụng trong hệ thống
5 TLTX Danh sách giao dịch
6 Branch Danh sách chi nhánh
7 Type Loại hình nghiệp vụ ( SMS,Phone,Internet)
8 TXJournal Danh sách giao dịch lịch sử
Bảng 3.2: Danh sách các thực thể thuộc nhóm quản trị
3.6.2 Các mối quan hệ giữa các kiểu thực thể và mức của các mối quan hệ đó
STT Quan hệ Tên quan hệ Mức quan hệ
Bảng 3.3 Mối quan hệ giữa các thực thể và các mức giữa các thực thể.
Sơ đồ quan hệ thực thể nhóm chức năng nghiệp vụ:
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thu Hoài Lớp: Tin học kinh tế 47A
Sơ đồ 3.22 : Sơ đồ quan hệ thực thể chức năng nghiệp vụ.
Sơ đồ quan hệ thực thể nhóm chức năng quản trị:
Sơ đồ 3.23: Sơ đồ quan hệ thực thể nhóm chức năng quản trị
Từ sơ đồ quan hệ thực thể trên ta có thể tách các thực thể có mối quan hệ n-n thành mối quan hệ 1- n bằng việc thêm vào các bảng sau đây:
Tên thực thể Kiểu thực thể
1 ContractAcct Số tài khoản thuộc hợp đồng
2 GroupTLTX Danh sách nhóm giao dịch
3 GroupRight Danh sách nhóm chức năng
4 DayLog Danh sách nhật ký truy cập ngày
5 HisLog Danh sách nhật ký truy cập lịch sử
Bảng 3.4: Các thực thể bổ sung vào cơ sở dữ liệu
Từ các thực thể trên ta có sơ đồ cấu trúc dữ liệu của hệ thống như sau:
Mối quan hệ n-n của các thực thể được giải quyết bằng cách thêm các thực thể ContractAcct, GroupTLTX, GroupRight, DayLog, HisLog Ngoài ra để phục vụ cho quá trình cập nhật thông tin và tiện lợi cho việc thu thập và xử lý dữ liệu cũng như quản trị hệ thống ta thêm vào một số bảng sau: tblJuornal tbl Gold tblGoldUnit tblLanguage tblTerm
Ta có các bảng cơ sở dữ liệu sau đây:
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 ContractNo Char(12) Số hợp đồng
2 PhoneNo Char(20) Số điện thoại của tài khoản
3 Pos Char(1) Loại số phone( P: Chính;S:Phụ)
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 CurentID Char Mã tiền tệ
2 CurrentName Char Tên tiền tệ
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 TypeID Varchar Mã loại hình
2 TypeName Nvarchar Tên loại hình
3 AppType Char Loại ứng dụng dịch vụ
4 CardType Char Loại thẻ chỉ có thông tin này khi
AppType là ATM lưu thông tin thẻ ghi nợ hay tín dụng
5 CardRank Char Phân hạng thẻ gồm: B: Thẻ chuẩn;
G: Thẻ vàng; D: Thẻ đặc biệt
6 CardPos Char P: Thẻ chính; S: Thẻ phụ
7 CardFon Char Hình thức phát hành: F: Nhanh;
8 CurrID Char Mã tiền tệ của tài khoản tương ứng hợp đồng Tbl4: ContractStatus
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 StatusID Varchar Mã trạng thái hợp đống
2 StatusName Nvarchar Tên trạng thái hợp đồng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 TransactionID Varchar Mã trạng loại giao dịch
2 TransactionName Nvarchar Tên trạng loại giao dịch
3 Desc Char Mô tả về giao dịch
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 ContractNo Char Số hợp đồng
2 TypeID Char Loại hình hợp đồng
3 CustID Char Mã khách hàng
4 CustName Varchar Tên khách hàng
5 CurrID Char Mã tiền tệ
6 Rdate datetime Ngày mở hợp đồng
7 Vdate Datetime Ngày hiệu lực
8 Edate Datetime Ngày hết hạn
9 StatusID Char Trạng thái hợp đồng N: Mới mở; A: đã kích hoạt
10 Lastdate datetime Ngày thao tác cuối cùng với hợp đồng
11 AppType Char Mã loại hình hợp đồng ( S: SMS; P:
12 CardType Char Loại tài khoản thẻ ( C: Credit, D: Debit)
13 CardRank Char Hạng thẻ (N: Thẻ thường; G: Thẻ vàng;
14 CardPos Char Thẻ chính hay phụ ( P : Thẻ chính; S:
15 PinNum Char Số pinmailer của thẻ
16 CardFon Char Thẻ phát hành ( F: nhanh, N: Bình thường)
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 CustTypeID Char Mã loại khách hàng
2 CustTypeName Char Tên loại khách hàng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 CustID nvarchar Mã khách hàng
2 FullName nvarchar Tên đầy đủ khách hàng
3 ShortName nvarchar Tên viết tắt của khách hàng
5 ADDR_HK nvarchar Địa chỉ hộ khẩu
6 ADDR_TT nvarchar Địa chỉ thường trú
8 NATION Char Mã Quốc gia
9 TEL Nvarchar Số điện thoại
11 Email Nvarchar Địa chỉ mail của khách hàng
12 LicenseTypeID Char Loại giấy tờ tùy thân Passport, CMT…
13 LicenseID nvarchar Số của giấy tờ tùy thân
14 IssueDate Datetime Ngày cấp của giấy tờ tùy than
15 IssuePlace Nvarchar Nơi cấp giấy tờ tùy thâ
16 GhiChu Nvarchar Thông tin ghi chú về khách hàng
17 Job Nvarchar Nghề nghiệp khách hàng
18 OfficeAddr Nvarchar Địa chỉ văn phòng
19 OficePhone Nvarchar Số điện thoại văn phòng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 LicenseTypeID nvarchar Mã loại giấy tờ tùy thâ
2 LicenseTypeName Char Tên của giấy tờ tùy thâ
3 IssueDate Datetime Ngày cấp giấy tờ tùy thâ
4 IssuePlace Char Nơi cấp giấy tờ tùy thân
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 ID Numberi c Mã hợp đồng tài khoản
2 ContractNo Char Số hợp đồng
3 AcctNo Char Số tài khoản
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 AcctTypeID Char Mã loại tài khoản
2 AcctTypeName Char Tên loại tài khoản
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 StatusAcctID Char Mã trạng thái tài khoản
2 StatusAcctName Char Tên trạng thái tài khoản
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 AcctNo Char Số tài khoản
2 AcctTypeID Char Mã loại tài khoản
3 CustID Nvarchar Mã khách hàng
4 VDate Datetime Ngày mở thẻ
5 EDate datetime Ngày hết hạn
6 LastDate Datetime Ngày thực hiện thao tác với thẻ
7 StatusAcctID Char Trạng thái của thẻ
8 VBORC Char Loại thẻ vàng: G, chuẩn: B; đặc biệt:
9 Type Char Loại thẻ ghi nợ hay tín dụng
10 Pors Char Thẻ chính hay phụ
11 Pinmailer Nvarchar Số ghi trên phiếu PIN
12 Pinchange int Số lần đổi PIN
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 BranchID Char Mã chi nhánh
2 BranchName Char Tên chi nhánh
3 TLTXID Varchar Mã giao dịch nghiệp vụ
4 DescBranch Char Mô tả thông tin chi nhánh
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 TLTXID Varchar Mã giao dịch nghiệp vụ
2 TXDesc Varhar Mã tả mã giao dịch nghiệp vụ
3 Offline Varhar Trạng thái thực hiện giao dịch 1: online; hay offline: 0;
4 OVRRQD Smallint Giao dịch có phải duyệt hay không
5 OVRLEV smallint Nhóm nghiệp vụ được phép thực hiện giao dịch
6 Chain Varhar Giao dịch thực hiện qua giao dịch khác
7 Direct Varhar Giao dịch thực hiện trực tiếp
8 TXType Varhar Loại giao dịch
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 GroupID Mã nhóm chức năng
2 TLTXID Varchar Mã nghiệp vụ giao dịch
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 GroupID Char Mã nhóm chức năng
2 GroupName Char Tên nhóm chức năng
3 Desc Char Mô tả nhóm chức năng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 GroupID Char Mã nhóm chức năng
2 RightID nvarchar Mã của chức năng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 RightID Nvarchar Mã chức năng
2 RightName Nvarchar Tên chức năng
3 RightDesc Nvarchar Mô tả chức năng
4 SubRightNum Int Số chức năng phụ
5 RightORD Int Thứ tự sắp xếp các chức năng
6 ParentID Nvarchar Mã chức năng cha
7 RightLink Nvarchar Đường dẫn liên kết chức năng
8 Status Char Trạng thái hoạt động của chức năng
9 RightLevel int Mức hiển thị của chức năng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 UserID Int Mã người sử dụng
2 RightID Nvarchar Mã chức năng
3 DateLog Datetime Ngày giờ thực hiện
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 UserID Int Mã người sử dụng
2 RightID Nvarchar Mã chức năng
3 DateLog Datetime Ngày giờ thực hiện
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 UserID Int Mã người sử dụng
2 Name Varchar Tên người sử dụng
4 Email Varchar Địa chỉ mail
5 FirstName Varchar Tên của người sử dụng
6 LastName Varchar Họ của người sử dụng
Thời gian hiện reset mật khẩu
8 PassExpireDate datetime Thời gian mật khẩu hết hạn
9 Active Int Trạng thái hoạt động của người sử dụng:
1: đang hoạt động 0: Không hoạt động 2: Mật khẩu hết hạn sử dụng
10 LastLogin datetime Thời gian thực hiện đăng nhập lần cuối
11 LastLogout Int Thời gian thực hiện thoát khỏi hệ thống lần cuối
12 Loggedin Int Trạng thái đang đăng nhập hệ thống hay chưa 1: đã đăng nhập; 0: chưa đăng nhập.
13 GroupID Int Mã nhóm chức năng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 TXNumID int Mã tuần tự của giao dịch
2 BranchID Char Mã chi nhánh
3 TXDate datetime Ngày thực hiện giao dịch
4 TXTime Char Thời gian thực hiện giao dịch
5 Status Char Trạng thái của dòng dữ liệu
6 wsName Char Tên người thực hiện giao dịch
7 OVRRQS Varchar Tên người thực hiện duyệt giao dịch
8 TXNum Char Số tuần tự của giao dịch
9 TLTXCD Char Mã giao dịch
10 TLTXDesc Varchar Mô tả giao dịch
11 Char1-20 Varchar Các trường thông tin chi tiết của giao dịch
12 Reserve Varchar Thông tin cũ
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 GoldID Char Mã loại vàng
2 GoldName Char Tên loại vàng
3 DescGold Char Mô tả từng loại
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 GoldUnitID Char Mã đơn vị vàng ( Lượng, chỉ…)
2 GoldUnitName Char Tên đơn vị vàng
STT Tên trường Kiểu Mô tả
1 TermID Char Mã kỳ hạn
2 TermName Char Tên kỳ hạn
3 Desc Char Mô tả thông tin kỳ hạn
7.3: Các bảng của cơ sở dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng:
Hình 3 2: Quan hệ giữa các bảng chức năng nghiệp vụ
Hình 3 3: Quan hệ giữa các bảng chức năng quản trị
Một số phướng án - giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử qua kênh giao tiếp sms banking của ngân hàng TMCP An Bình trong những năm tới
Ngân hàng đã triển khai thành công giải pháp phần mềm Corebanking của hàng temenos với phiên bản T24 Trên nền tảng T24 , ABBANK sẽ triển khai các sản phẩm dịch vụ mang tính công nghệ đưa ra phục vụ khách hàng trong thời gian tới ABBank sẽ phát triển các kênh thanh toán điện tử thông qua cổng kết nối này như SMSBanking, YouAutoPay, Internetbanking Trong tương lai dịch vụ SMSBanking sẽ tiếp tục được phát triển và hứa hẹn mang tới nhiều lợi ích cho ngân hàng cũng như khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
3.7.1 Các bước tiến của dịch vụ:
Hệ thống SMSBanking mới chỉ được triển khai ở ngân hàng vào cuối năm
2008, tuy nhiên đã có những ảnh hưởng đáng kể và thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ Tuy nhiên dịch vụ chỉ mới ở những dịch vụ rất cơ bản(Basic) như truy vấn số dư, thông tin tài khoản và tỉ giá, lãi suất, địa điểm giao dịch, đặt máy ATM Với mong muốn triển khai hệ thống dịch vụ trên nền core- banking là phần mềm dịch vụ ngân hàng hiện đại Ngân hàng sẽ tiếp tục có nhưng phương án để mở rộng dịch vụ với nhiều tính năng và tiện ích phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
Ngân hàng có kế hoạch để phát triển thêm SMSBanking bằng những kế hoạch dài hạn của mình Theo đó, khách hàng của ABBANK còn có thể thông qua chiếc điện thoại của mình để yêu cầu ngân hàng thực hiện các giao dịch như thanh toán hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm, tiền mua sắm hàng hóa dịch vụ tại các đại lý Mobile Banking không cần dùng tiền mặt, đặt lệnh giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, hầu hết vẫn đang trong quá trình xây dựng. Để triển khai dịch vụ sms banking, hệ thống chia làm 2 loại hình dịch vụ chính:
Thứ nhất là áp dụng cho mọi đối tượng khách hàng có thuê bao di động (kể cả các khách hàng không đăng ký sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng) Loại hình dịch vụ này mang tính tra cứu các thông tin tĩnh của ngân hàng và không liên quan tới tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng VD: Dịch vụ tra cứu địa điểm ATM, Xem thông tin về lãi suất của ngân hàng qua SMS Loại hình dịch vụ này tương đối đơn giản.
Thứ hai là áp dụng cho khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng Khách hàng muốn sử dụng phải đăng ký tại quầy giao dịch theo biểu mẫu của Ngân hàng (nhằm mục đích liên kết số tài khoản với số điện thoại của khách hàng) Các thông tin tra cứu thường là biến động theo tài khoản của khách hàng.
VD: Tra cứu số dư tài khoản qua SMS, tra cứu lịch sử giao dịch của khách hàng (liệt kê 05 giao dịch gần nhất), tự động thông báo thay đổi số dư tài khoản, và đặc biệt là các dịch vụ mang tính đột phá sẽ được ngân hàng triển khai Chẳng hạn như dịch vụ chuyển khoản trên điện thoại mà ngân hàng sẽ dự kiến tung ra trong thời gian tới… Những dịch vụ như thế này tương đối phức tạp vì phải tích hợp với hệ thống CoreBanking của ngân hàng.
SMS Banking sẽ đi 3 qua giai đoạn:
Bước đầu chỉ mới đảm nhiệm chức năng thông báo: Cụ thể là ngân hàng chủ động thông báo cho khách hàng (Ví dụ thông báo cho khách hàng biết bạn đã chi quá mức hay chưa?)
Bước 2: Báo cáo kiểm tra số dư, 5/10 giao dịch gần nhất… đây là bước đầu của thị trường thanh toán qua mobile.
Bước 3: Bước ngân hàng hóa SMS Banking cho phép chuyền tiền quốc tế, báo nợ, thực hiện các thanh toán cá nhân và các thanh toán giữa các ngân hàng. Đây là bước thực hiện đặc biệt vì giúp cho việc thanh toán quốc tế Tại Việt Nam có tới 90% khách hàng chưa sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hàng Và đây chính là tiền đề để giúp các hình thức thanh toán khác được phát triển: Như mua các loại vé xem phim,thể thao…
Hiện nay ngân hàng chỉ mới triển khai dịch vụ smsbanking tới khách hàng vì vậy nên chỉ ở mức cơ bản Ngân hàng đã thực hiện thành công bước đầu của hệ thống dịch vụ, đang dần hoàn thiện bước 2 và trong thời gian tới ngân hàng sẽ sớm triển khai các dịch vụ mới phù hợp với tình tình thực tế và nhu cầu của khách hàng để hoàn thành các giai đoạn của hệ thống Nhằm cung cấp sản phẩm hiện đại và tiện lợi nhất cho khách hàng
3.7.2 Một số dịch vụ phát triển phù hợp với ngân hàng:
Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là mong muốn của ngân hàng để thu hút khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo bước tiến mới trong quá trình phát triển của ngân hàng Vì vậy ngân hàng sẽ liên tục đưa ra những dịch vụ mới phù hợp với điều kiện công nghệ, tình hình thực tế của ngân hàng mình Với giải pháp phần mềm ngân hàng hiện đại, ngân hàng hoàn toàn có thể tự tin về những bước phát triển tiếp theo của mình Các dịch vụ, tiện ích mới sẽ được phát triển trong tương lai như:
- Thanh toán hoá đơn( Điện, nước, điện thoại…).
- Chuyển khoản cùng hệ thống.
- Chuyển khoản ngoài hệ thống.
- Nhận thông báo kết quả giao dịch chứng khoán.
- Mua thẻ trẻ trước và liệt kê giao dịch thẻ trả trước.
- Tham khảo thông tin về tỉ giá chứng khoán.
- Nhận tin nhắn số dư khi tài khoản thay đổi.
- Nhận tin nhắn kết quả giao dịch chứng khoán.
- Đăng ký vay tín chấp.
- Mở/ khoá tài khoản thẻ.
3.7.3 Một số yếu tố ảnh hưởng - khó khăn khi triển khai dịch vụ đối với ngân hàng: Để phát triển một dịch vụ cụ thể phải đầu tư rất tốn kém và đó là những khoản đầu tư kỳ vọng trong tương lai vì hầu hết các dịch vụ hiện hay đều miễn phí. Ngoài ra còn chịu ràng buộc bởi nhiều yếu tố trong và ngoài hệ thống như:
- Điều kiện về pháp lý: Việc sử dụng công nghệ mới vào dịch vụ đòi hỏi khuôn khổ pháp lý mới, các dịch vụ chỉ có thể triển khai được hiệu quả và an toàn khi các dịch vụ này được công nhận về mặt pháp lý Phải tuân thủ chặt chẽ theo những văn bản pháp luật hiện hành ban hành của ngân hàng nhà nước
- Điều kiện công nghệ: An ninh bảo mật đã trở thành vấn đề sống còn đối với các ngân hàng trong thời điện tử hoá Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng khi quyết định lựa chọn hình thức thanh toán phi tiền mặt Vì vậy nếu thiếu những biện pháp an toàn bảo mật thì việc phát triển dịch vụ này là không thể thực hiện được Các công nghệ bảo mật đều được nhập khẩu khá tốn kém trong khi hầu hết các dịch vụ đều miễn phí Ngân hàng phải chấp nhận đầu tư lâu dài cho tương lai.
- Mã hoá đường truyền: Để giữ bí mật khi truyền tải thông tin giữa 2 thực thể nào đó người ta tiến hành mã hoá chúng Đây là công nghệ an toàn bảo mật thông tin trên các ứng dụng của dịch vụ Việc mã hoá đường truyền sẽ đảm bảo thông tin truyền ra ngoài được an toàn
- Chữ ký điện tử: Chữ ký số là dữ liệu đã được ký và mã hoá bởi và chỉ duy nhất người chủ sở hữu Đây là công nghệ cấp mã bất đối xứng mã hoá dữ liệu trên đường truyền và xác định rằng: Về phía khách hàng được xác nhận là đang giao dịch, về phía ngân hàng được xác nhận là đang thực hiện giao dịch với khách hàng