CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH NÀY...2 2.1 Quy định về quyền và nghĩa vụ của côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA LUẬT
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ LUẬT HỌC &
LOGIC HỌC PHÁP LÝ
TỰ DO NGÔN LUẬN THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Giảng viên hướng dẫn:
ThS.Huỳnh Nữ Khuê Các Nhóm sinh viên thực hiệnNhóm: 08
Lớp: 23DLK1C 010107554403
Trang 2-TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA LUẬT
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ LUẬT HỌC &
LOGIC HỌC PHÁP LÝ
TỰ DO NGÔN LUẬN THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Giảng viên hướng dẫn:
THS.HUỲNH NỮ KHUÊ CÁC Nhóm sinhNhóm: 08 viên thực hiện
Lớp: 23DLK1C 010107554403
-TP.Hồ Chí Minh - 2024
Trang 4ĐÁNH GIÁ
ST
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH (%)
Hiền
2311556789
Soạn nội dung, trìnhbày bài tiểu luận 100%
02 Nguyễn NhưAnh 2311556297 Soạn nội dung, thiết kếslide bài thuyết trình 100%
Soạn nội dung, vẽ sơ đồ
Mộng Tuyền
2311558754
Chỉnh sửa bài, thuyết
05 Nguyễn ThịThảo Vi 2311558528 Chỉnh sửa bài, thuyếttrình 100%
i
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp.HCM, ngày tháng năm 202
GIẢNG VIÊN
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin phép gửi đại diện nhóm em gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắcđến Ban giám hiệu Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Ban chủ nhiệm khoa LuậtKinh Tế đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo ThS.Huỳnh Nữ Khuê Các
đã trực tiếp chỉ dẫn nhóm em hoàn thành bài tiểu luận này
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè và đồngnghiệp đã giúp đỡ động viên em hoàn thành tốt bài tiểu luận này
Em xin trân trọng cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 12 tháng 04 năm 2024
Đại Diện Nhóm Sinh Viên
Nguyễn Minh Hiền
iii
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Bài tiểu luận "Tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật hiện hành" là do nhóm tôi tự nghiên cứu và viết Nội dung trong bài viết không vi phạm bất kỳ quy định nào
về đạo đức khoa học Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo trong bài tiểu được trích dẫn đầy đủ và chính xác Tôi là người đại diện cho nhóm xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung được viết và đề cập đến trong bài tiểu luận.
Nhóm tác giả tiểu luận
Trang 8MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
MỞ ĐẦU ii
1 Lý do chọn đề tài ii
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ii
2.1 Mục đích ii
2.2 Nhiệm vụ ii
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ii
3.1 Đối tượng ii
3.2 Phạm vi nghiên cứu ii
4 Phương pháp nghiên cứu ii
5 Kết cấu của tiểu luận ii
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 2
1.1 Khái niệm tự do ngôn luận 2
1.1.1 Hình thức thể hiện 2
1.1.2 Tầm quan trọng của tự do ngôn luận 2
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền tự do ngôn luận 2
1.3 Quy định của Pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận 2
1.4 Giới hạn của quyền tự do ngôn luận 2
1.5 Điểm khác biệt về quy định quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam so với các nước khác trên thế giới 2
v
Trang 9CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH NÀY 2 2.1 Quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận trong luật định 2 2.2 Những bất cập về quyền tự do ngôn luận trong thời kì công nghệ số 2 2.3 Hạn chế của quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay 2 2.4 Thực trạng thực hiện và kiến nghị hoàn thiện quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay 2 KẾT LUẬN 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Hiếnpháp Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế Đây là quyền được bày tỏ ý kiến,quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa,… mà không bịkiềm chế hay trừng phạt Tự do ngôn luận đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
sự phát triển của xã hội, đảm bảo sự công bằng và dân chủ
Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực thi quyền tự do ngôn luận còn gặp nhiều hạnchế Một số người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để đăng tải thông tin sai lệch, kíchđộng bạo lực, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác Vấn đề này đã gây ranhiều tranh luận trong xã hội và đặt ra yêu cầu cần phải nghiên cứu, hoàn thiện hệthống pháp luật và nâng cao nhận thức của người dân về quyền tự do ngôn luận
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
tự do ngôn luận
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng
3.1.1 Các quy định pháp luật về tự do ngôn luận
- Hiến pháp Việt Nam 2013.
Trang 113.1.2 Thực tiễn thực thi quyền tự do ngôn luận
- Hoạt động báo chí.
- Hoạt động trên mạng xã hội.
- Hoạt động biểu tình.
- Các hình thức thể hiện ý kiến khác (phát biểu, hội thảo,…)
3.1.3 Quan điểm, ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia về tự do ngôn luận
- Bài báo, sách, tài liệu nghiên cứu.
- Phỏng vấn, hội thảo.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về tự do ngôn luận trongHiến pháp Việt Nam 2013, Luật Báo chí 2016, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bảnpháp luật liên quan Phạm vi nghiên cứu thực trạng thực thi quyền tự do ngôn luận tậptrung vào một số lĩnh vực như: báo chí, mạng xã hội, hoạt động biểu tình,…
4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong chương I sử dụng các phương pháp sau: Phân tích tài liệu, nghiên cứu sosánh, phương pháp nghiên cứu lịch sử
Trong chương II bao gồm các phương pháp: Nghiên cứu trường hợp, phương phápđịnh tính, phương pháp định lượng, phương pháp logic và phân tích tổng hợp
5 Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu khoa họccủa nhóm bao gồm 2 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận chung và quy định của pháp luật Việt nam về Tự
do ngôn luận theo quy định của pháp luật hiện hành
Chương 2 Thực trạng thực thi pháp luật về Tự do ngôn luận theo quy định củapháp luật hiện hành và một số kiến nghị hoàn thiện quy định này
Trang 12CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Trong chương này chúng ta sẽ làm rõ khái niệm tự do ngôn luận theo quy định củapháp luật Việt Nam, phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự dongôn luận, xác định những giới hạn đối với quyền tự do ngôn luận theo pháp luật ViệtNam, làm rõ mối quan hệ giữa tự do ngôn luận và các quyền cơ bản khác của conngười, và so sánh quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam với các nước khác trên thế giới
1.1 Khái niệm tự do ngôn luận.
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Hiếnpháp và các văn bản luật pháp Việt Nam Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự dobáo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này dopháp luật quy định1 Hệ thống pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền
tự do ngôn luận, đồng thời cũng quy định những giới hạn đối với quyền này
1.1.1 Hình thức thể hiện
Tự do ngôn luận có thể được thể hiện qua nhiều hình thức như nói, viết, in ấn, phátthanh, truyền hình, mạng internet, v.v
1.1.2 Tầm quan trọng của tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, vănminh Nó là nền tảng cho sự phát triển của các quyền tự do khác, là tiếng nói củangười dân, là công cụ để thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Cho phép con người thể hiện bảnthân, chia sẻ ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới vàphát triển của con người Tự do ngôn luận cho phép người dân bày tỏ ý kiến, quanđiểm về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, v.v., từ đó thúc đẩy sự tham giacủa người dân vào đời sống xã hội, góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh.Ngoài ra, còn là công cụ để người dân tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và cộng đồng Tự do ngôn luận cũng
ix
Trang 13tạo điều kiện cho sự trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa các nhà khoa học,nhà nghiên cứu, từ đó thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ và xã hội.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quyền tự do ngôn luận không phải là tuyệt đối Việc thựchiện quyền tự do ngôn luận không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân, không được gây hại cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạođức, văn hóa xã hội
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của quyền tự do ngôn luận.
Quyền tự do ngôn luận, một trong những quyền cơ bản của con người, có lịch sửphát triển sâu rộng và phức tạp Từ những ngày đầu của nền dân chủ Athen cổ đại, nơi
mà nguyên tắc tự do ngôn luận được coi là một phần không thể thiếu của quyền lựcdân chủ, cho đến thời kỳ Cộng hòa La Mã, nơi mà quyền tự do ngôn luận và tôn giáođược xem trọng, quyền này đã trải qua nhiều biến động Trong thời hiện đại, quyền tự
do ngôn luận được công nhận rộng rãi như một quyền con người quan trọng, được ghinhận trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được bảo vệ bởi các hiếnpháp quốc gia cũng như luật quốc tế Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận được ghinhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946
và tiếp tục được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật sau này
Tự do ngôn luận không chỉ là quyền được phát biểu mà còn bao gồm quyền tìmkiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến mà không bị hạn chế bởi biên giớiquốc gia Điều này được thể hiện rõ ràng trong Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhânquyền và được bổ sung bởi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị(ICCPR), nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận đi kèm với "nhiệm vụ và trách nhiệmđặc biệt" và có thể bị hạn chế khi cần thiết để tôn trọng quyền hoặc danh dự của ngườikhác, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức cộng đồng.Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận không phải lúc nào cũng được thực hiện một cáchtrọn vẹn Có những hạn chế chung liên quan đến hành động phỉ báng, tôn giáo, vukhống, tục tĩu, khiêu dâm, tuyên truyền chính trị, kích động, ngôn từ gây hấn, thông tin
Trang 14nhất mà quyền lực có thể được thực thi một cách chính đáng đối với bất kỳ thành viênnào của một cộng đồng văn minh, ngược lại ý chí của anh ta, là nhằm ngăn chặn sự tổnhại cho người khác".
Trong thời đại thông tin, quyền tự do ngôn luận càng trở nên quan trọng khi internet
và các phương tiện truyền thông xã hội mở rộng không gian biểu đạt đến mức chưatừng có Điều này đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới trong việc cân bằnggiữa quyền tự do ngôn luận và các quyền khác, như quyền riêng tư và quyền không bịphỉ báng Việc thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong bối cảnh mới này đòihỏi sự nhạy bén và cân nhắc từ phía các nhà lập pháp và cộng đồng quốc tế
Nhìn lại lịch sử, có thể thấy rằng quyền tự do ngôn luận luôn là một phần không thểtách rời của tiến trình phát triển dân chủ và nhân quyền Nó không chỉ là phương tiện
để mỗi cá nhân thể hiện quan điểm và ý kiến của mình mà còn là nền tảng cho sự pháttriển của xã hội, khoa học và văn hóa Quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ và pháthuy, đồng thời cũng cần được điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo sự tôn trọng vàhài hòa giữa các quyền cơ bản khác Đây là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự thamgia của mọi tầng lớp trong xã hội
1.3 Quy định của Pháp luật Việt Nam về quyền tự do ngôn luận.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định tại Điều 25 "Công dân có quyền tự dongôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình" Điều nàykhẳng định quyền tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của công dân Việt Nam
Luật Báo chí số 88/2016/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, quy định cụ thể vềquyền và nghĩa vụ của các cơ quan báo chí, nhà báo trong việc thực hiện quyền tự dongôn luận Luật Báo chí bao gồm các nội dung chính sau: Về Quyền tự do báo chí các
cơ quan báo chí, nhà báo có quyền thu thập, nhận, sử dụng thông tin; có quyền tìmhiểu, phản ánh các vấn đề xã hội; có quyền bình luận, phê bình các hoạt động của Nhànước, cơ quan, tổ chức, cá nhân Về Nghĩa vụ của cơ quan báo chí, nhà báo sử dụngthông tin một cách trung thực, khách quan; tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin;không lợi dụng quyền tự do báo chí để vi phạm pháp luật
Luật An ninh mạng số 12/2018/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, quy định vềcác hành vi bị cấm trên mạng internet, bao gồm các hành vi vi phạm quyền tự do ngônluận như: Cung cấp, chia sẻ thông tin sai lệch, tin giả; Lăng mạ, xúc phạm người khác;
xi
Trang 15Sử dụng mạng internet để tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam.
Ngoài ra, còn có nhiều văn bản luật khác có quy định về quyền tự do ngôn luậnnhư: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định về quyền nhân thân, quyền tài sản,trong đó có quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Bộ luật Hình sự số100/2015/QH13 quy định về các tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận như tội vukhống, tội lăng mạ Luật Hành chính số 48/2019/QH14 quy định về quyền khiếu nại,
tố cáo, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm quyền tự do ngônluận
Việc quy định rõ ràng quyền tự do ngôn luận trong các bộ luật cũng đóng vai trò vôcùng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả cá nhân và xã hội Quy định
rõ ràng về quyền tự do ngôn luận giúp bảo vệ quyền cơ bản của mỗi cá nhân, cho phép
họ tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa,
mà không lo sợ bị đàn áp hay trừng phạt Tự do ngôn luận tạo điều kiện cho sự traođổi thông tin, ý tưởng, kiến thức một cách cởi mở, minh bạch Từ đó, thúc đẩy sự sángtạo, đổi mới và phát triển trong mọi lĩnh vực, đưa xã hội tiến lên một tầm cao mới Tự
do ngôn luận là nền tảng của một nền dân chủ Khi người dân được tự do bày tỏ ýkiến, tham gia vào đời sống xã hội, giám sát hoạt động của Nhà nước và các tổ chức,
nó sẽ góp phần xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh và công bằng Quy định rõràng về quyền tự do ngôn luận giúp bảo vệ cá nhân khỏi những hành vi xâm phạmdanh dự, nhân phẩm, uy tín Đồng thời, tạo điều kiện để họ tố cáo những hành vi saitrái, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân Việc quy định
rõ ràng về quyền tự do ngôn luận cũng giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của ngườidân trong việc sử dụng quyền này một cách hiệu quả, đồng thời không vi phạm quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác Ngoài ra, việc quy định rõ ràng về quyền tự dongôn luận còn mang lại nhiều lợi ích khác như thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao vịthế quốc tế của Việt Nam, góp phần hội nhập quốc tế
1.4 Giới hạn của quyền tự do ngôn luận.
Trang 16không phải là tuyệt đối và có những giới hạn nhất định Việc đặt ra giới hạn cho quyền
tự do ngôn luận là cần thiết để bảo vệ những lợi ích chung của cộng đồng
Đầu tiên, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội: Ngăn chặn việc sử dụngngôn luận để kích động bạo lực, khủng bố, lật đổ chính quyền, hoặc gây hại cho anninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Thứ hai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân: Ngăn chặn việc sửdụng ngôn luận để xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân; khôngđược vu khống, lăng mạ, làm nhục người khác
Thứ ba, giữ gìn đạo đức, văn hóa xã hội: Ngăn chặn việc sử dụng ngôn luận trái vớiđạo đức, thuần phong mỹ tục, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến nếp sống văn hóa xã hội.Ngoài ra, luật pháp cũng quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động ngôn luậnnhư là việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để tuyên truyền chống lại đường lối, chính sách của ĐảngCộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch
sử, phủ nhận thành quả cách mạng; kích động bạo lực, khủng bố, lật đổ chính quyền.Hay là việc cung cấp, chia sẻ thông tin sai lệch, tin lệc, thông tin sai lệch là thông tinkhông đúng với sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội, hoặc gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân Lăng mạ, xúc phạm người khác hoặc sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác
Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận cần được thực hiện một cách có trách nhiệm,phù hợp với quy định của pháp luật Mỗi cá nhân cần ý thức được những giới hạn củaquyền tự do ngôn luận để sử dụng quyền này một cách hiệu quả, đồng thời không viphạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
1.5 Điểm khác biệt về quy định quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam so với các nước khác trên thế giới.
Để có thể thấy được một số điểm khác biệt, điểm tiến bộ của quyền tự do ngôn luận
ở Việt Nam ta có thể so sánh với Hoa Kỳ Đây là quốc gia có nền dân chủ lâu đời vàđược coi là một trong những quốc gia có quyền tự do ngôn luận rộng rãi nhất trên thếgiới, nên có thể so sánh để làm nổi bật sự khác biệt với Việt Nam
xiii