1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bằng quy định pháp luật hiện hành hãy làm sáng tỏnhận định sau quá trình phát triển của luật đất đai qua cácthời kì có xu hướng ngày càng quan tâm

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bằng quy định pháp luật hiện hành, hãy làm sáng tỏ nhận định sau: "Quá trình phát triển của luật đất đai qua các thời kì có xu hướng ngày càng quan tâm mở rộng các quyền cho người sử dụng đất"
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Bộ Tư Pháp
Chuyên ngành Luật Đất Đai
Thể loại Bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

song không trực tiếp khai thác, SDĐ mà đóng vai trò là người tổ chức quá trình SDĐ, như: bỏ vốn, công nghệ đầu tư vào đất đai, thuê người lao động trực tiếp SDĐ v.v...Như vậy có thể hiểu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT ĐẤT ĐAI

ĐỀ BÀI: Bằng quy định pháp luật hiện hành, hãy làm sáng tỏ

nhận định sau: "Quá trình phát triển của luật đất đai qua các thời kì có xu hướng ngày càng quan tâm mở rộng các quyền cho người sử dụng đất" Anh (chị) có nhận định, đánh giá gì

về tổ chức thi hành quyền của người sử dụng đất trên thực tế thời gian qua?

LỚP: 4635A NHÓM: 4

MỤC LỤC

1

Trang 2

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 3

I Một số khái niệm cơ bản về người sử dụng đất và quyền của người sử dụng đất 3

1 Khái niệm người sử dụng đất 3

2 Khái niệm quyền của người sử dụng đất 3

II Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ có xu hướng ngày càng quan tâm mở rộng các quyền cho người sử dụng đất 4

1 Quyền chung của người sử dụng đất qua các văn bản luật đất đai 4

2 Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, 4 tặng cho, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 4

3 Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề 6

4 Quyền của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử 6 dụng đất 6

5 Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài 7

có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng 7 đất 7

6 Quyền của tổ chức trong nước sử dụng đất 9

III Nhận định, đánh giá về việc tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất trên thực tế thời gian qua 10

1 Những điểm tích cực trong tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất trên thực tế thời gian qua 10

2 Những điểm hạn chế trong việc tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất trên thực tế thời gian qua 11

3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất gtreen thực tế thời gian qua 12

KẾT LUẬN 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

MỞ ĐẦU

2

Trang 3

Luật Đất đai đã phát triển qua các thời kỳ, thể hiện sự tiến bộ và thích ứng của xã hội với thách thức quản lý và sử dụng đất Hiện nay, có thể nhận thấy một

xu hướng rõ ràng đó là mở rộng quyền cho người sử dụng đất, nhằm đảm bảo công bằng, bền vững và phát triển kinh tế Trên thực tế, tổ chức thi hành quyền đất đai đã trở thành yếu tố quan trọng, đánh giá hiệu quả và công bằng của hệ thống quản lý đất đai Mặc dù có nhiều sự thay đổi tích cực, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức như sự phức tạp của thị trường đất đai, không đồng đều trong thực hiện chính sách, và biến động địa phương Bài tập nhóm tập trung nghiên cứu thách thức và cơ hội của tổ chức thi hành quyền đất đai trong bối cảnh mở rộng pháp luật đất đai, đồng thời đề xuất giải pháp để tối ưu hóa quản lý đất đai, đóng góp vào sự bền vững và công bằng trong sử dụng đất

NỘI DUNG

I Một số khái niệm cơ bản về người sử dụng đất và quyền của người sử dụng đất

1 Khái niệm người sử dụng đất

Khái niệm NSDĐ được đề cập ở đây không chỉ là người được NN giao đất hoặc cho thuê đất để trực tiếp sử dụng mà còn bao gồm cả những người được giao đất, cho thuê đất song không trực tiếp khai thác, SDĐ mà đóng vai trò là người tổ chức quá trình SDĐ, như: bỏ vốn, công nghệ đầu tư vào đất đai, thuê người lao động trực tiếp SDĐ v.v

Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản: "NSDĐ là các tổ chức, hộ gia đình,

cá nhân được NN cho phép SDĐ bằng một trong các hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận chuyển QSDĐ hoặc công nhận QSDĐ; có quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định trong thời hạn SDĐ."

2 Khái niệm quyền của người sử dụng đất

Theo lí luận NN và pháp luật thì quyền chủ thể được hiểu "là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành Nói cách khác, quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định được pháp luật cho phép Nói là khả năng có nghĩa là chủ thể có thể lựa chọn giữa việc xử sự theo cách thức mà

nó được phép tiến hành hoặc không xử sự như vậy."

Hay có thể kết luận, quyền của NSDĐ là khả năng mà pháp luật cho phép NSDĐ được thực hiện những hành vi nhất định trong quá trình SDĐ nhằm SDĐ đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao

3

Trang 4

II Luật Đất đai Việt Nam qua các thời kỳ có xu hướng ngày càng quan tâm

mở rộng các quyền cho người sử dụng đất

1 Quyền chung của người sử dụng đất qua các văn bản luật đất đai

Theo Điều 3 LĐĐ 1987 về các quyền của NSDĐ chỉ nêu nguyên tắc:

“NN

bảo đảm cho NSDĐ được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao” So với Luật cải cách ruộng đất 1953, có thể thấy ở LĐĐ 1987, QSDĐ của NSDĐ đã được quy định cụ thể và chi tiết hơn tương đối rõ ràng về quyền lợi (Điều 49)

LĐĐ 1993 đã mở rộng thêm một số quy định sau: “Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.” Ngoài ra, theo Khoản 1, Điều 73 LĐĐ 1993 NSDĐ lần đầu được cấp GCNQSDĐ Bên cạnh đó, theo quy định của LĐĐ 1987 chỉ cho phép thực hiện giao dịch với tài sản gắn liền trên đất thì nay đã được mở rộng theo Khoản 3, Điều 73: “Được chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật” LĐĐ 2003 dành Chương IV quy định về quyền và nghĩa vụ của NSDĐ Theo đó, mọi đối tượng SDĐ đều được pháp luật cho hưởng các quyền và nghĩa vụ chung của NSDĐ được quy định tại Điều 105 và Điều 107

LĐĐ 2013 đã có sự bổ sung, thay đổi ở Khoản 1, Điều 166 GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để NN xác nhận QSDĐ, QSH nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có QSDĐ, QSH nhà ở và QSH tài sản khác gắn liền với đất Việc thay đổi tên GCN này nhằm mở rộng quyền được xác nhận tài sản của NSDĐ

2 Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Ngoài các quyền chung như đã nêu trên, NSDĐ còn được quyền thực hiện các giao dịch dân sự về quyền SDĐ

Ngoài các quyền chung như đã nêu trên, NSDĐ còn được quyền thực hiện các giao dịch dân sự về quyền SDĐ

Trong thời điểm LĐĐ 1987 có hiệu lực thi hành, việc mua, bán đất đai là hành vi bị cấm Vì đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao đất cho người dân, nhưng người dân không được mua bán, không được xem đất đai

là tài sản của mình, không được để lại thừa kế Theo quy định của Luật Đất đai

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

năm 1987, hành vi mua, bán đất là hành vi trái pháp luật, hành vi này có thể được xem là hành vi phạm tội

Năm 1991, khi Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Nhà ở, chủ sở hữu nhà ở có quyền chuyển quyền sở hữu nhà ở cho người khác thông qua hợp đồng mua bán nhà ở (điều 17) Theo quy định của điều 31, Pháp lệnh Nhà ở năm

1991, thì: “Việc mua bán nhà ở thuộc mọi hình thức sở hữu đều phải được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán nhà ở” và “Đất có nhà ở không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở Người được chuyển quyền sở hữu nhà ở được quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai”

Mặc dù quy định này một lần nữa nhấn mạnh các bên chủ thể không được bán, mua đất đai, đất đai không phải là đối tượng của hợp đồng mua bán, nhưng

do đặc tính của loại tài sản này gắn liền với nhà ở, nên người nhận chuyển quyền sở hữu nhà ở cũng có quyền sử dụng đất gắn liền với nhà

Khi LĐĐ 1993 có hiệu lực, Văn bản này ra đời đã tạo sự đột phá trong các quy định về quyền của người sử dụng đất NSDĐ đã có quyền chuyển QSDĐ, được ghi nhận trong khoản 3 Điều 73 LĐĐ 1993 Theo quy định hướng dẫn, đất ở được tự do chuyển nhượng còn đất nông nghiệp phải đáp ứng điều kiện luật định (Điều 8, Điều 9 Nghị Định 17/1999/NĐ-CP)

Ngày 01 tháng 07 năm 2004, Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, chính thức thay thế Luật Đất đai năm 1993 Đây là văn bản tiếp nối sự đột phá trong việc mở rộng quyền của chủ thể sử dụng đất, mở rộng phạm vi các loại hợp đồng mà chủ thể quyền sử dụng đất có thể thực hiện Theo Luật Đất đai năm

2003, người sử dụng đất có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất Tại LĐĐ 2003 thì khái niệm “chuyển QSDĐ” được thay thế bằng

“quyền chuyển nhượng QSDĐ” Quyền chuyển nhượng được quy định trong một điều luật riêng lẻ, cùng với các quyền chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp QSDĐ được phép chuyển nhượng (Điều 106) LĐĐ

2003 không phân biệt về việc chuyển nhượng giữa đất ở và đất nông nghiệp

Do đó, cả đất nông nghiệp, đất ở, phi nông nghiệp, nếu phù hợp với quy định tại Điều 106 thì có quyền được chuyển nhượng cho người khác có nhu cầu SDĐ hay mục đích khác Quy định về trình tự, thủ tục chuyển nhượng QSDĐ (Điều 127) có phần chặt chẽ hơn so với quy định tại LĐĐ 1993 Về căn bản, việc lập Hợp đồng chuyển nhượng được thay đổi theo hướng Hợp đồng mua bán nhà ở, phải có công chứng tại Công chứng NN hoặc chứng thực tại UBND cấp xã

Đến LĐĐ 2013, NSDĐ được thực hiện các quyền như khoản 1 Điều 106

5

Trang 6

LĐĐ 2003 (trừ quyền được bồi thường) nhưng không bị giới hạn bởi các điều

kiện như luật này Thời điểm để NSDĐ thực hiện các quyền giao dịch là khi

có GCN (khoản 1 Điều 168) Sự mở rộng này tạo điều kiện hơn cho NSDĐ tự

do định đoạt QSDĐ của mình, thúc đẩy môi trường bất động sản năng động hơn Ngoài ra, LĐĐ 2013 quy định thêm quyền của nhóm SDĐ và việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của NSDĐ (khoản

2,3 Điều 167) Như vậy, so với các luật trước, việc bổ sung như ở LĐĐ 2013 tạo sự chặt chẽ hơn, giúp cho NSDĐ thực hiện quyền được minh bạch, tránh xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp

3 Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được quy định tại Điều

171 LĐĐ hiện hành, gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước, tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các

nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề Đây là quy định

mới trong LĐĐ 2013 tạo điều kiện cho NSDĐ, đảm bảo việc đi qua các vùng

đất lân cận, thực hiện việc lắp đặt và vận hành đường dây tải điện, thông tin liên lạc, cấp, thoát nước cũng như các nhu cầu khác một cách hợp lý Việc

bổ sung điều khoản này cũng hạn chế được các tranh chấp giữa những NSDĐ

4 Quyền của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử dụng đất

Quyền của hộ gia đình, cá nhân SDĐ bắt đầu được đề cập trong LĐĐ

1993, đến LĐĐ 2003 quyền này được tách thành mục riêng và bổ sung quy định về cộng đồng dân cư

Đầu tiên, quyền đối với hình thức SDĐ lần đầu tiên được quy định tại LĐĐ 2003 Đối với hộ gia đình, cá nhân có sự phân chia tách bạch về quyền đối với đất thuê trả tiền một lần trong thời gian thuê và đất thuê trả tiền hàng năm tại khoản 1, 2 Điều 179 LĐĐ 2013 Trong khi LĐĐ 2003 gọi chung là đất thuê (Điều 114) Sự bổ sung và phân chia này không chỉ tạo sự chặt chẽ,

6

Trang 7

rõ ràng mà còn thể hiện sự tôn trọng của NN đối với hộ gia đình, cá nhân trong việc lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất

Thứ hai, đối với hộ gia đình, cá nhân, LĐĐ sửa đổi bổ sung năm 1998 không chỉ quy định cho phép các hộ gia đình, cá nhân được NN giao đất ổn định, lâu dài mới được quyền chuyển nhượng QSDĐ mà các hộ gia đình, cá nhân được NN cho thuê đất mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm cũng được chuyển nhượng QSDĐ Với các quy định của LĐĐ

2003, phạm vi chủ thể được quyền chuyển nhượng QSDĐ còn được mở rộng hơn, theo đó hộ gia đình, cá nhân SDĐ không phải là đất thuê được quyền chuyển nhượng đất, riêng đối với đất nông nghiệp thì phải trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác

Thứ ba, bắt đầu từ LĐĐ 2003 và tiếp đến là luật hiện hành đã quy định thêm quyền của hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích SDĐ từ loại đất không thu tiền SDĐ sang loại đất có thu tiền SDĐ hoặc thuê đất Quy định như vậy nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của chủ thể SDĐ, khai thác triệt để giá trị SDĐ; giảm sự áp đặt của NN nhằm đáp ứng mục đích sử dụng đa dạng của NSDĐ Thứ tư, LĐĐ 2003 và 2013 cũng quy định thêm về quyền của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo SDĐ Mặc dù không được tự do định đoạt QSDĐ thông qua các giao dịch về chuyển QSDĐ nhằm phù hợp với mục đích tôn trọng và giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống, văn hoá tín ngưỡng; tuy nhiên, khi tồn tại với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, việc SDĐ của cơ sở tôn giáo và cộng đồng dân cư thể hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của NN ta

5 Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài

có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất

Nhóm chủ thể này lần đầu tiên được quy định tại LĐĐ 1987 như một dạng chủ thể đặc biệt, tách biệt hoàn toàn so với các chủ thể khác Trải qua các lần sửa đổi, bổ sung, thay thế, LĐĐ 2013 đã có quy định khá toàn diện về địa vị pháp lý của các chủ thể mang yếu tố nước ngoài được SDĐ ở Việt Nam

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Chủ thể này lần đầu được quy định tại LĐĐ 1993, song mới chỉ cho đối tượng này được quyền thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo Điều 80.Tiếp đó, Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật đất đai 2001 đã sửa đổi Điều 80 bổ sung thêm quy định: “người Việt Nam định cư ở nước ngoài vềđầu tư lâu dài có nhu

7

Trang 8

cầu về nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam thì được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở theo quy định của Chính phủ.”

LĐĐ 2003, đã dành nguyên Mục 4 Chương IV (mục mới) để quy định vềquyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cánhân nước ngoài SDĐ để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam; SDĐ trongkhu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; được mua nhà ở gắn liềnvới QSDĐ ở tại Việt Nam Nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn lúc đó, LĐĐ2003 sửa đổi bổ sung 2009 đã mở rộng thêm đối tượng người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 121)

Các quy định về quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài SDĐ ở Việt Nam nay được quy định cụ thể tại Mục 4 Chương 11 LĐĐ

2013 đã góp phần tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khắc phục những bất cập của Luật cũ nhằm tạo điều kiện cho họ về đầu tư dễ dàng hơn

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn ĐTNN được ghi nhận từ rất sớm ngay trong LĐĐ 1987, nhưng mới chỉ mang tính khái quát và chưa được rõ ràng Theo quy định này, doanh nghiệp có vốn ĐTNN được nhận QSDĐ thông qua hình thức NN giao đất và do Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nay là Chính phủ) quyết định

LĐĐ 1993 đã dành riêng một chương quy định về chủ thể này, bổ sung mới những nội dung cơ bản như: Thẩm quyền quyết định cho thuê đất thuộc

về Chính phủ; thủ tục và căn cứ được thuê đất; thời hạn thuê đất, quyền và nghĩa vụ của chủ thể thuê đất Quyền tiếp cận đất đai của doanh nghiệp có vốn ĐTNN được pháp luật quy định một cách rõ ràng hơn với những nội dung đầy đủ và cụ thể hơn trước, khắc phục cơ bản những hạn chế của tư duy

cơ chế bao cấp trong LĐĐ 1987

Theo quy định của LĐĐ 2003: Với phương thức tiếp cận đất đai từ NN, doanh nghiệp có vốn ĐTNN được lựa chọn thuê đất ở hai hình thức: hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền một lần cho cả thời gian thuê Với phương thức tiếp cận đất đai từ thị trường, doanh nghiệp có vốn ĐTNN có thể nhận QSDĐ qua các hình thức: thuê hoặc thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; nhận góp vốn bằng QSDĐ từ tổ chức kinh tế; thuê QSDĐ của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân Những nội dung đổi mới đột phá này đã thể hiện sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận nguồn lực đất đai giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN và doanh nghiệp trong

8

Trang 9

nước, phản ánh rõ nét tính chất thị trường trong quan hệ pháp luật đất đai LĐĐ 2013 kế thừa và phát huy các đạo luật trước nhưng quy định theo hướng mở rộng hơn những hình thức nhận QSDĐ của doanh nghiệp có vốn ĐTNN Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam ghi nhận hình thức nhận QSDĐ từ

NN của doanh nghiệp có vốn ĐTNN bằng hình thức giao đất có thu tiền SDĐ

để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở nhằm mục đích để bán hoặc kết hợp bán và cho thuê Những hình thức nhận QSDĐ từ thị trường của doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng được LĐĐ 2013 quy định mở rộng và thông thoáng hơn so với các LĐĐ trước đó Những quy định này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong việc tiếp cận đất đai và SDĐ ổn định, lâu dài để thực hiện các dự án đầu tư

Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao

Đây là đối tượng mới được quy định tại Điều 118 LĐĐ 2003 Sau đó, Luật đất đai 2013 đã tiếp tục kế thừa và phát huy các quyền của tổ chức nước ngoài

có chức năng ngoại giao SDĐ như LĐĐ 2003

6 Quyền của tổ chức trong nước sử dụng đất

Trước đó, quyền của tổ chức trong nước SDĐ lần đầu được đề cập trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LĐĐ năm 1993 năm 1998 và năm 2001; đến LĐĐ 2003 thì được quy định thành mục riêng, nới lỏng thêm một

số quyền cho các tổ chức trong nước trong quá trình SDĐ Sang đến LĐĐ 2013, nội dung này về cơ bản kế thừa quy định của LĐĐ 2003, tuy nhiên có một số đổi mới nhằm mở rộng hơn về quyền cho tổ chức SDĐ như sau: Thứ nhất, quy định tại Điều 174, Điều 175 LĐĐ 2013 đã cho thấy sự tách bạch rõ ràng về quyền của tổ chức được NN cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và quyền của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập SDĐ thuê trả tiền thuê đất hàng năm so với quy định Điều 111 LĐĐ 2003 Thứ hai, Điều 174 LĐĐ 2013 cho phép tổ chức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê thế chấp QSDĐ Trong khi, Điều 111 LĐĐ 2003 chỉ cho phép tổ chức thuê đất thực hiện hoạt động này nếu có mục đích vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật Thứ ba, LĐĐ 2013 bắt đầu quy định về quyền của tổ chức sự nghiệp công lập được NN cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách NN (khoản 3 Điều 174); quyền của tổ chức được NN giao đất, cho thuê đất nhưng được miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất (khoản 4 Điều 174); quyền của tổ chức kinh tế được thuê đất để xây dựng công trình ngầm (Điều 178)

Như vậy, LĐĐ 2013 đã cho phép tổ chức trong nước tự do hơn trong quá

9

Trang 10

trình SDĐ Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các tổ chức trong hoạt động kinh doanh mà còn khai thác triệt để giá trị SDĐ

III Nhận định, đánh giá về việc tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất trên thực tế thời gian qua

1 Những điểm tích cực trong tổ chức thực thi quyền của người sử dụng đất trên thực tế thời gian qua

1.1 Trong việc người sử dụng đất thực hiện quyền của mình trên thực tế từ các quy định của pháp luật

Tình hình thực hiện QSDĐ của NSDĐ diễn ra sôi động Tỷ lệ thực hiện các QSDĐ của NSDĐ, đặc biệt là chuyển nhượng QSDĐ có làm đầy đủ các thủ tục với CQNN có thẩm quyền tuy chưa đạt như kỳ vọng nhưng đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực Điều này một mặt phản ánh nhận thức của người dân về pháp luật đất đai ngày càng tiến bộ hơn, mặt khác cũng cho thấy công tác quản lý NN về đất đai có nhiều chuyển biến tích cực Những khu vực diễn ra sôi động là những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang công nghiệp, thương mại dịch vụ

1.2 Trong việc nhà nước bảo đảm quá trình thực thi quyền của người sử dụng đất trên thực tế

- Những quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ được quy định từ Điều 52 đến Điều 60, chương V LĐĐ 2013; Điều 52 quy định cụ thể công tác giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ phải căn cứ vào

kế hoạch SDĐ hàng năm của CQNN có thẩm quyền Đây là biện pháp hữu hiệu của NN nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của NSDĐ trong SDĐ, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện,ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội

- Trên cơ sở các quy định của LĐĐ 2013, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành quy định tương đối đầy đủ và chặt chẽ về giao đất, cho thuê đất, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai có hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất của

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư, NSDĐ và NN Trình tự, thủ tục,thẩm quyền giao đất, cho thuê đất được phân cấp phù hợp với quá trình đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương theo quy định Về cơ bản, đất được giao, cho thuê, được chuyển mục đích sử dụng phù hợp với quy

10

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w