Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những tác động tiêu cực từ hội nhập kinhtế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt:kinh tế; chính trị; văn hóa 32. 2I.P
Trang 1ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác Lê-nin
Đề bài:
1 Phân tích tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trìnhphát triển của Việt Nam?
2 Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những tác động tiêu cực từ hội nhập kinhtế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt:kinh tế; chính trị; văn hóa
3 Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam,bạn hãy đề xuất giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên
Họ và tên:: Lê Thanh Thúy
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I.PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM? 3
1.Hội nhập kinh tế quốc tế 3
2.Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 3
a.Là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế 3
b.Là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay 3
c.Đối với Việt Nam, tính tất yếu ấy được thể hiện 3
3.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam 4
a.Tác động tích cực 4
b.Tác động tiêu cực 4
II.BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ, HÃY CHỈ RA NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRÊN CÁCMẶT: KINH TẾ; CHÍNH TRỊ; VĂN HÓA 5
1.Tác động tiêu cực về mặt kinh tế 5
2.Tác động tiêu cực về mặt văn hóa 5
3.Tác động tiêu cực về mặt chính trị 5
III.Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam, bạn hãy đề xuất giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên 6
1.Giải pháp khắc phục về mặt kinh tế 6
2.Giải pháp khắc phục về mặt văn hóa 6
3.Giải pháp khắc phục về mặt chính trị 7
LỜI KẾT 8
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Tại phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn thúc đẩy phát triển đa phương phải liên kết với các quốc gia khác.
Trong một thế giới hiện đại, dưới sự phát triển của kinh tế thị trường, các quốc gia cần phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Trong bài tiểu luận này, em xin phép trình bày phần bài làm của mình nhằm giải đáp những câu hỏi mà giảng viên đề ra về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại hiện nay:
1 Phân tích tính tất yếu và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam?
2 Bằng dẫn chứng cụ thể, hãy chỉ ra những tác động tiêu cực từ hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam thời gian qua trên các mặt: kinh tế; chính trị; văn hóa
3 Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam, bạn hãy đề xuất giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên
Trang 4I.PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM?
1 Hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 5Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế
a Là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Làm cho các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kình tế toàn cầu HNKTQT trở thành tất yếu khách quan
Trong toàn cầu hóa kinh tế, nếu không HNKTQT, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước, sẽ không có cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều.
b Là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đangvà kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước phất triển cho các nước đang phát triển, từ đó thu hẹp khoảng cách, khắc phục nguy cơ tụt hậu.
Tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập cho các tầng lớp dân cư
c Đối với Việt Nam, tính tất yếu ấy được thể hiện
Việt Nam đang từng bước nỗ lực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đây không phải là nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện tại và tương lai [2]
Trang 6Một quốc gia đi ngược lại xu thế thời đại sẽ bị đào thải, cô lập và sớm muộn cũng bị đào thải trên thị trường quốc tế Hơn nữa, Việt Nam là một nước đang phát triển, vừa trải qua một cuộc chiến tranh tàn khốc và ác liệt…vì thế, cần phải chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới [2]
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp
Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức Nhưng theo chủ trương của Đảng: “Việt Nam là bạn của tất cả các nước”, chúng ta sẽ vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là tất yếu khách quan, mục tiêu trước hết phải là phát triển phân công lao động quốc tế [2]
Sự vận động quốc tế về phát triển phân công lao động đã đưa nền kinh tế của các nước xích lại gần nền kinh tế toàn cầu, hình thành mối quan hệ tổng thể phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho hội nhập kinh tế trở thành xu thế chung trên thế giới Trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam [2]
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi tính khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa diễn ra dưới nhiều hình thức: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất.[2]
3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của ViệtNam
Trang 7a Tác động tích cực
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút khoa học công nghệ hiệu đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.
- Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế - Cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh - Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế
giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc.
- Tạo điều kiện cho cải cách chính trị hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
- Giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế, mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn nhân lực của các nước để
Trang 8giải quyết những vấn đề chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế…
b Tác động tiêu cực
- Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thậm chí là phá sản do áp lực cạnh tranh trong hội nhập.
- Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào bên ngoài, dễ bị tổn thương trước những biến động về chính trị, kinh tế quốc tế.
- Các nước đang phát triển gặp bất lợi trong chuỗi giá trị toàn cầu, dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường
- Phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, có nguy cơ làm tăng mất bình đẳng xã hội.
- Thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và nhiều vấn đề phức tạp xảy ra đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự an toàn xã hội - Có thể làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống.
Gia tăng tình trạng buôn lậu, khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp,
II.BẰNG DẪN CHỨNG CỤ THỂ, HÃY CHỈ RA NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊUCỰC TỪ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂNCỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA TRÊN CÁC MẶT: KINH TẾ; CHÍNHTRỊ; VĂN HÓA
Trang 91 Tác động tiêu cực về mặt kinh tế
- Cạnh tranh không công bằng: Hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa Việt Nam vào cuộc cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển Sự cạnh tranh không công bằng này có thể làm suy yếu các ngành công nghiệp nội địa và các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Mất cơ hội phát triển ngành công nghiệp
- Sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài ngày càng nhiều
- Làm tăng sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Điều này có thể tạo ra rủi ro về tài chính và ảnh hưởng đến chủ quyền kinh tế của Việt Nam.
2 Tác động tiêu cực về mặt văn hóa
Mất bản sắc văn hóa:
- Gây ra sự xâm nhập và ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, dẫn đến mất bản sắc văn hóa của Việt Nam
- Sự lan truyền của các phong cách sống, giá trị và hình thức văn hóa từ các quốc gia khác có thể làm suy giảm giá trị và đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam.
3 Tác động tiêu cực về mặt chính trị
Mất độc lập quyết định:
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt Việt Nam vào tình huống phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế
Trang 10- Làm mất đi độc lập quyết định của Việt Nam và ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.
Mất cân bằng quyền lực:
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra sự mất cân bằng quyền lực giữa các quốc gia Việt Nam, như một quốc gia đang phát triển, có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và đàm phán với các quốc gia có quyền lực kinh tế lớn hơn.
III.Để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam,bạn hãy đề xuất giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực nêu trên
1 Giải pháp khắc phục về mặt kinh tế
Tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa và doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải thiện quy trình sản xuất và quản lý chất lượng.
Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp: Là một giải pháp quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài
- Tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đẩy mạnh đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, và thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ.
Đa dạng hóa nguồn vốn:
- Thu hút đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau.
Trang 11- Tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, cải thiện quy định về đầu tư và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Tăng cường quản lý và kiểm soát đầu tư nước ngoài:
- Thiết lập các quy định và cơ chế kiểm soát hiệu quả để đảm bảo rằng đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích cho đất nước và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế: Tận dụng hội nhập kinh tế quốc tế để tăng cường hợp tác kinh tế với các nền kinh tế phát triển
- Ký kết các hiệp định thương mại tự do, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ.
2 Giải pháp khắc phục về mặt văn hóa
Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống:
- Tăng cường công tác bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống - Tăng cường giáo dục văn hóa, tổ chức các hoạt động văn hóa
truyền thống
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa.
Đa dạng hóa nguồn thông tin và tăng cường quyền truy cập vào các nguồn thông tin đa dạng:
- Phát triển các phương tiện truyền thông đa dạng, khuyến khích sự phát triển của các nền văn hóa địa phương.
Trang 12- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và truyền tải thông tin văn hóa.
Tạo ra môi trường thân thiện với văn hóa địa phương:
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển các hoạt động văn hóa truyền thống.
Tăng cường giáo dục văn hóa:
- Tích cực giới thiệu và giảng dạy văn hóa truyền thống trong các cơ sở giáo dục, tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ngoại khóa, và tuyền truyền về những giải pháp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
3 Giải pháp khắc phục về mặt chính trị
Tăng cường năng lực đàm phán:
- Đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng đàm phán mạnh mẽ.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu:
- Giúp giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường và giảm rủi ro khi phải tuân thủ các quy tắc của một tổ chức quốc tế duy nhất.
Tăng cường năng lực pháp lý và quản lý để đảm bảo tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế
- Đưa ra và thực thi các quy định, luật pháp và chính sách phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia.
Trang 13 Tăng cường hợp tác kinh tế vùng và khu vực:
- Giúp tạo ra một sức mạnh đòn bẩy trong đàm phán với các quốc gia có quyền lực kinh tế lớn hơn.
Tăng cường thông tin và tư vấn đầy đủ cho các doanh nghiệp và người dân về các quy tắc và tiêu chuẩn của các tổ chức quốc tế.
- Giúp tăng khả năng thích ứng và tuân thủ các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
LỜI KẾT
Sau 30 năm đổi mới (1986-2016) về kinh tế, Việt nam đã và đang phát triển ổn định, từ một nước đói nghèo vươn lên trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông thủy sản, bước vào ngưỡng thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.
Sau khi hoàn thành học phần môn Kinh tế chính trị này, em được tích lũy thêm kiến thức về sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác Lê-nin cũng như kinh tế chính trị tại Việt Nam Bên cạnh đó, thông qua bài tiểu luận này, em cũng nắm rõ thêm về kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cùng phương pháp áp dụng học tập để phát triển bản thân nhằm thúc đẩy tinh thần hội nhập quốc tế giúp thúc đẩy nâng tầm giá trị quốc gia trong tương lai.
Qua học phần này, em cũng xin cảm ơn cô Phạm Thị Lý - giảng viên bộ môn Kinh tế chính trị đã dẫn em và các bạn hoàn thành học phần một cách hiệu quả Cùng với những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức đầy bổ ích, cô đã truyền đạt vô cùng dễ hiểu và đầy đủ cho chúng em trọn vẹn kiến thức về học phần này
Em vô cùng biết ơn và xin phép kết thúc bài làm của mình tại đây.
Trang 15TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Tài liệu HDOT KTCT Mác - Lênin (UEH- 2022)