1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài xã hội trung quốc thời đông chu và sự ra đời của nho giáo quá trình phát triển và nội dung cơ bản của nho giáo

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 63,89 KB

Nội dung

- Nghĩa thứ hai: Từ Ngụy Tấn đến Nam Bắc Triều, Tùy Đường, giáo hóa của Nho học cùng với Phật giáo, Đạo giáo hợp xưng là Tam giáo, trong đó “giáo” của Phật giáo và Đạo giáo chỉ mặt tôn g

Trang 1

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI GIỮA KÌ

Môn học : Lịch sử văn minh thế giới

Đề tài

XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI ĐÔNG CHU VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHOGIÁO, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO

Giảng viên : Lý Tường Vân 21030093 Chu Đoàn Kiên 11/09/2003 QH-2021-X-HN

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2022

Trang 2

2 Xã hội Trung Quốc thời Đông Chu 4

3 Sự ra đời của Nho giáo 5

4 Quá trình phát triển của Nho giáo 6

4.1 Chiến Quốc thời đại 6

4.2 Cuối đời Chiến Quốc và đời nhà Tần 6

4.3 Hán Nho 7

4.4 Nho Giáo đời Tam Quốc và Lục Triều 8

4.5 Nho giáo đời Tùy và đời Đường 9

4.6 Nho giáo đời Tống 9

4.7 Nho giáo đời Nguyên 10

4.8 Nho giáo đời Minh 10

4.9 Nho giáo đời Thanh 10

Trang 3

1 Một số thuật ngữ 1.1.Nho :

Theo Hán tự, chữ Nho do chữ Nhân và chữ Nhu ghép lại Nhân là người, Nhu là cần

dùng Nho là “người đã học biết suốt được lẽ trời đất và người, để dạy bảo người ta ăn ở cho phải đạo luân thường”.

Nho có hai nghĩa:

- Từ đời Hán trở về trước phiếm chỉ cho những người có học thức, có đạo thuật (nghĩa rộng).

Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (Đông Hán): Nho, nhu dã, thuật sỹ chi xưng (Nho lúc

đầu là tiếng gọi chung cho các học giả những người có tri thức trong xã hội cổ trước đời Hán)

- Từ đời Khổng Tử trở về sau: nghĩa của nho thu hẹp lại thành từ chuyên dụng để chỉ

Nho gia

Nho thời kỳ đầu thuộc giai cấp sĩ, sĩ là giai tầng thấp nhất trong quý tộc của thời Chu (Công khanh, đại phu, sĩ) tầng lớp sĩ mang cái học của quý tộc truyền bá cho dân gian

(Khổng Tử) Sĩ thuộc quyền: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, để dùng làm quan coi việc nước.Bởi vậy sách “Hán thư Nghệ văn chí” nói rằng: Nho giáo do ở quan tư đồ mà ra

1.2.Nho giáo

Theo các tác giả công trình Trung Quốc Nho học, từ Nho giáo có hai nghĩa

- Thứ nhất: Nho giáo có nghĩa là đem Nho học để tiến hành giáo hóa (dĩ Nho học

tiến hành giáo hóa)

- Nghĩa thứ hai: Từ Ngụy Tấn đến Nam Bắc Triều, Tùy Đường, giáo hóa của Nho học cùng với Phật giáo, Đạo giáo hợp xưng là Tam giáo, trong đó “giáo” của Phật giáo và Đạo giáo chỉ mặt tôn giáo, còn “giáo” trong Nho giáo mang ý nghĩa chỉ giáo hóa của Nho gia

Trang 4

Theo GS Trần Ngọc Thêm: “Nho giáo là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả”.

Người Việt dùng từ Nho giáo rất phổ biến, chỉ một nội dung học thuyết, một hệ tưtưởng do Khổng Tử khai sáng Nho giáo chỉ toàn khối của Nho, gồm cả nội dung học

thuyết, diễn tiến lịch đại tư tưởng, cả nhìn nhận nó như một học phái.

1.3 Nho gia

Trung Quốc văn hóa sử tam bách đề viết: “Nho gia là một học phái quan trọng củaTrung Quốc cổ đại do Khổng Tử là người sáng lập” Dòng phái của Nho gia đại khái xuất

phát từ quan tư đồ, để giúp cho nhà vua thuận theo âm dương làm sáng tỏ giáo hóa.

2 Xã hội Trung Quốc thời Đông Chu (Giai đoạn Đông Chu tương đương với haithời Xuân Thu và Chiến Quốc)

Nhà Chu kéo dài khoảng 800 năm, là một triều đại tồn tại lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc Từ khi nhà Chu lên nắm quyền, chế độ vẫn theo lối phong kiến, chia thiên hạ ra làm hơn bảy mươi nước, để phong cho những người công thần và các con cháu làm chư hầu Vua Chu nắm quyền trung ương ở Cảo Kinh (gần Tây An ngày nay) Những nước Chư hầu đều có quyền tự chủ, nhưng hàng năm phải triều cống cho Thiên tử nhà Chu, và khi có sự chinh phạt ở đâu, thi phải theo mệnh lệnh Thiên tử đem quân đi tòng chinh.

Khi nhà Chu còn thịnh thì trật tự vẫn được phân minh Cho tới năm 771 TCN, những biến cố về chính trị xảy ra khiến nhà Chu lâm vào tình cảnh suy nhược, buộc phải dời đô tới Lạc Dương, tỉnh Hà Nam hiện nay Sự kiện này đánh dấu giai đoạn Đông Chu bắt đầu, và kết thúc khi bị nhà Tần lật đổ vào năm 256 trước Công Nguyên Trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn này được gọi là "Thời Xuân Thu" (771-403 TCN) và "Thời Chiến Quốc" (403-256 TCN)

Trang 5

Ở giai đoạn Xuân Thu (771-403 TCN), Trung Quốc dần bị phân ra có đến một trăm sáu mươi nước do các vua chư hầu tự cai trị Các vua chư hầu chỉ thần phục Thiên tử nhà Chu trên danh nghĩa, còn thực tế thì họ tự cai trị mà không cần để ý đến mệnh lệnh của nhà Chu, vua nhà Chu không còn đủ uy quyền để kiểm soát các tiểu quốc của mình Chiến tranh ngày càng kịch liệt, cương thường đổ nát, nhân dân đồ thán Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh Các chư hầu mạnh nối nhau trở thành bá chủ như nước Tề, nước Tống, nước Tấn, nước Ngô, nước Việt, … ; phát động chiến tranh thôn tính lẫn nhau, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu.

Sang thời kì Chiến Quốc (sau năm 403 TCN), các chư hầu tự xưng vương ngang hàng với vua nhà Chu Chiến tranh giữa các nước chư hầu mở rộng về quy mô và trở nên tàn khốc hơn Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như Lỗ, Vệ Các chư hầu lớn muốn trở thành bá chủ của cả thiên hạ.

3 Sự ra đời của Nho giáo

Những cơ sở của Nho giáo được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là sự đóng góp của Chu Công Đán

Đến thời Xuân Thu loạn lạc, người đời chạy theo đường công lợi, không quan tâm đến nhân nghĩa nữa Vì vậy mà thế cục biến loạn, dân tình khổ sở, người trong nước mới lo nghĩ tìm cách sửa đổi để cứu vớt thiên hạ, do đó các học thuyết mới hưng thịnh lên.

Khi ấy có Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, đem Nho giáo phát huy ra, lập thành một học thuyết có tôn chỉ rõ ràng, hệ thống phân minh, lấy cương thường mà hạn chế nhân dục, để giữ cái trật tự ở trong xã hội cho vững bền Cho nên về sau nói Khổng giáo tức là nói Nho giáo

*** Về Khổng Tử:

Trang 6

Vào cuối thời nhà Chu, đời vua Linh Vương, năm 551 trước Tây lịch, có Đức Khổng Tử ra đời Khổng Tử (Khổng Khâu/ Khổng Khưu), sinh 551 TCN tại nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông), tự Trọng Ni Ông mồ côi cha năm lên ba, lớn lên làm lụng để giúp mẹ, nhưng rất ham học Từ năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy Từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá tư tưởng Cuối đời, ông tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách Ông mất năm 479 TCN, thọ 73 tuổi Sau Khổng Tử là các thế hệ học trò kế tục.

4 Quá trình phát triển

4.1.Chiến Quốc thời đại (479-220 TCN)

Đến đời Chiến quốc thì Trung Quốc chia ra làm bảy nước Chiến tranh lại càng kịch liệt hơn trước, cũng bởi thời cục như thế, cho nên các nhà tư tưởng mới đem phát huy các học thuyết Vì vậy, thuở ấy Nho giáo, Lão giáo và Mặc giáo đều chen vai mà thịnh hành lên

Sau khi Khổng Tử mất rồi, Nho giáo chia ra phái Tăng tử, phái Tử Hạ, Phái Tử Trương, phái Tử Du, phái Trọng Cung, phái Hữu tử, phái Thượng Cồ, phái Tất Điêu Khai Trong bấy nhiêu phái thì phái Tử Trương, phái Tử Hạ và phái Tăng tử là có thế lực hơn cả

4.2.Cuối đời Chiến Quốc và đời nhà Tần (230-202 TCN): Thời kì trung suy củaNho giáo

Tình thế xã hội Trung Quốc thuở ấy loạn lạc đến cực điểm: luân thường đổ nát, vua chúa các nước chỉ chăm lo việc chiến tranh Hết đời Tuân tử thì trong Nho giáo chỉ còn có một người trứ danh hơn cả là Hàn Phi Vì vậy, Nho giáo truyền đến đầu đời nhà Tần là đã gián đoạn.

*** Sự đốt sách và chôn nho:

Năm 246 TCN , Tần Thủy Hoàng dùng vũ lực thống nhất thiên hạ , áp dụng một chính sách cai trị bằng pháp luật độc đoán (lấy hình pháp mà trị thiên hạ); đối lập hoàn

Trang 7

toàn với chủ trương cai trị bằng tình người dân chủ của Nho gia Mâu thuẫn đó là tất yếu

dẫn đến việc nhà Tần tiêu diệt Nho giáo với hành động đốt sách, chôn Nho

Nhà Tần bỏ cái chế độ phong kiến và đặt ra quận huyện, lập thành một đế quốc trung ương tập quyền rất mạnh

Thừa tướng là Lý Tư tâu rằng: “Người nào cũng cho cái học riêng của mình là phải, mà chê bai những điều kiến lập của người trên Nay hoàng đế đã gồm cả thiên hạ, phân biệt cái đen cái trắng mà định nhất tôn, thế mà những nhà có cái học riêng cứ cùng nhau bẻ bác pháp giáo của nhà vua … Nếu để như thế mà không cấm, thì ở trên thế vua kém đi, mà ở dưới đảng phái lập thành”

- Sách gì không phải là sách của nhà Tần thì đốt hết

- Trong thiên hạ có chứa giấu Thi, Thư, cùng bách gia ngữ, phải đem đến quan thủ úy để đốt Những sách để lại là sách thuốc, sách bói, sách trồng cây.

- “Ai dám nói thầm với nhau sách Thi, Thư, thì cũng chém bỏ xác ngoài chợ, ai lấy đời xưa để chê đời nay thì giết cả họ Kẻ lại thấy hay là biết mà không tố giác, đều phải đồng chịu một tội”

Còn việc chôn nho xảy ra năm 212 TCN Chư sinh thuở ấy phần nhiều là bọn phương sĩ, mượn tiếng nho học mà kiếm lợi lộc, không có mấy người là thật nho Có thể thấy lúc đó Tần Thủy Hoàng chỉ là cấm ngôn luận mà chưa áp dụng hình phạt mãi cho đến khi bọn thuộc sĩ, phương thuật và hữu nho này bị phát hiện dùng phương thuật lừa bịp, phỉ báng nền chính trị mới làm cho Tần Thủy Hoàng nổi giận đem 467 tên thuộc sĩ, phương thuật và hữu nho đi chôn ở Hàm Dương.

4.3 Hán Nho: theo lối huấn hỗ (lối học giải thích, cắt nghĩa từng chữ, từng câu),chuyên sâu vào chú giải kinh điển.

*** Lưỡng Hán (202 TCN- 220 sau Công nguyên)

Nho giáo từ đời Xuân Thu cho đến đời nhà Tần chỉ là một học phái trong các học phái khác, không có cái địa vị nhất tôn như từ đời nhà Hán trở đi Vì có quân chủ bảo hộ, cho nên Nho giáo mới có cái thế lực rất mạnh ở đời nhà Hán và mới lan ra khắp trong xã hội Tàu.

Trang 8

Sau khi Hán vương Lưu Bang diệt được Tây Sở (chiến tranh Hán – Sở), thống nhất thiên hạ, lên ngôi hoàng đế, tức là Cao Tổ nhà Hán Vua Cao Tổ biết rằng mình có thể ngồi trên mình ngựa mà lấy được thiên hạ, nhưng không thể ngồi trên mình ngựa mà trị được thiên hạ, cho nên khi ngài đi qua nước Lỗ, lấy lễ thái lao tế Khổng tử Lệ nhà vua tế Khổng tử khởi đầu từ đó

Tuy vậy, Nho giáo vẫn chưa có thế lực gì mấy vì các học phái khác như Mặc học, Lão học và pháp học còn đang mạnh Trong khoảng hơn sáu mươi năm đầu đời nhà Hán, nho học lúc tiến lúc thoái, phải chống giữ với các học phái khác.

Đến cuối thế kỷ thứ II trước Tây lịch kỷ nguyên, theo lời khuyên của Đổng Trọng

Thư , Hán Vũ đế là ông vua đầu tiên đưa Nho gia lên địa vị quốc giáo Từ đó, Nho giáo

trở thành hệ tư tưởng chính thống và công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt hai nghìn năm lịch sử Không những thế, nó còn được truyền bá khắp các nước Đông Á; Khổng Tử được tôn lên bậc thánh W Durant viết: “Rốt cuộc đạo Khổng thắng Kinh đã mạnh hơn kiếm.”

Kế đến đời Đông Hán vào sau thế kỷ thứ I sau Tây lịch kỷ nguyên, Nho giáo mới thật là cực thịnh Hán nho có công sưu tầm những sách cũ, giải thích các ý nghĩa và xếp đặt ra các kinh truyện, lưu truyền ở đời Song vì Hán nho thiên về cái học chương cú huấn hỗ, bỏ mất cái nghĩa lý sâu xa, thành thử cái tinh thần của Nho giáo có phần sai lầm đi nhiều

4.4.Nho Giáo đời Tam Quốc và Lục Triều (220 - 590)

Cuối đời Đông Hán thì thời đại lại biến loạn, người có thao thủ, giữ danh tiết, đều bị chém giết Đến khi Tào Tháo cầm quyền ở đất trung nguyên, chuyên dùng những kẻ hào hiệp, ngang ngược mà có thuật trị nước dùng binh Thành thử phong tục bại hoại, nhân tâm biến đổi

Đến đời Lục Triều là Lưỡng Tấn và Tống, Tề, Lương, Trần, thì không những là Lão học hưng thịnh lên, mà Phật học truyền sang nước Tàu từ đầu đời Đông Hán, đến bấy giờ cũng có thế lực rất mạnh

Trang 9

Đời Tam quốc (220-265), nước Tàu chia ra làm ba nước là Ngụy, Thục, Ngô, việc học không được mở mang là mấy

Nhà Hậu Ngụy lại có nhiều ông vua tuy sùng đạo Lão hay đạo Phật, nhưng vẫn chuộng Nho giáo

Nhà Bắc tề tin đạo Phật mà bài xích đạo Lão, nhưng vẫn đặt bác sĩ dạy Nho giáo Nhà Bắc Chu rất thích kinh thuật Đến thời vua Vũ đế họp tất cả tam giáo: Nho, Lão, Phật, để Nho ngồi trên, thứ đến Lão, dưới cùng đến Phật Được ít lâu Vũ đế bỏ Lão học và Phật học, bắt những người đạo sĩ và sa môn phải hoàn tục làm dân

4.5.Nho giáo đời Tùy và đời Đường (581-619) - (620-906)

Nhà Tùy làm vua được có hai đời Vua thứ hai nhà Tùy tàn bạo quá độ, cho nên thiên hạ lại loạn

Đến đời nhà Đường thì sự học rất thịnh Trong nước có Nho học, Phật học, Lão học và các tôn giáo ở phương Tây truyền sang Nho học rất thịnh về mặt văn chương và khoa cử, mà Phật học thì rất thịnh về mặt tư tưởng Còn Lão học thì chỉ thịnh về mặt đan đỉnh và phù lục, tức là về mặt tu luyện và phù phép, chứ cái học huyền lý thì rất kém Các tôn giáo ở phương Tây bắt đầu truyền sang Trung Quốc.

Song cái quan hệ đến quốc gia và xã hội mật thiết hơn cả là Nho giáo

4.6.Nho giáo đời Tống

Vua Thái Tổ nhà Tống thấy cái mối loạn thuở ấy thường do bọn võ tướng, không có học, mà lại có nhiều quyền thế, mới tìm cách dùng văn thần để thay võ tướng Đó là nguyên nhân làm cho văn học hưng thịnh lên

Nho giáo truyền đến thế kỷ thứ XI, vào quãng đời vua Nhân Tôn (1023-1064) thì hưng thịnh

 Tống nho (970 - 1209): Nho giáo thời kỳ này được gọi là Tống nho Điểm khác biệt của Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo).

*** Lý học: giải thích về tính – lý (tính người – lý trời)

Trang 10

- Đặc điểm chung của các nhà Nho đời Tống là muốn giải thích nguồn gốc vũ trụ và mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất mà họ gọi là lí và khí Nói chung họ đều cho rằng lí có trước khí, vì vậy họ được gọi là phái lý học.

- Lý học khởi nguồn từ Hàn Dũ và Lý Cao vào đời Đường và cường thịnh vào đời Tống và Minh nhờ Chu Hy

- Lý học Tống Nho đại diện cho Tân Khổng giáo đã có ảnh hưởng lớn tới các nước Đông Bắc Á

4.7.Nho giáo đời Nguyên (1280-1368)

Từ đầu thế kỷ thứ XII, nước Tàu ở phía bắc sông Dương Tử, trước thuộc về nước Kim, sau thuộc về Mông Cổ Vua Mông Cổ là vua Thái Tôn nhà Nguyên dùng những người nho học để mở mang việc học Việc vua Mông Cổ mà sùng thượng nho học có ba nguyên nhân Một là vì cái văn học của người Tàu cao và lại rất thuận tiện cho sự cai trị Hai là vua Mông Cổ vốn có ý kiêm tính cả nước Tàu, cho nên khi lấy được nước Kim rồi, rất chú ý đến sự mở mang việc học để thu phục người Tàu Ba là lúc Mông Cổ mới mở nước có Gia Luật Sở Tài làm tể tướng, rất sùng nho học, ông thường khuyên vua Mông Cổ nên dùng những người nho học để làm quan giúp nước

Nhà Nguyên truyền đến hết đời vua Nhân Tôn, thì trong nước có nhiều sự loạn lạc, giặc cướp nổi lên đánh phá mọi nơi, sự học cũng vì thế mà suy dần

4.8.Nho giáo đời Minh (1368-1648)

Về cuối đời nhà Nguyên, việc triều chính đổ nát, giặc cướp nổi lên khắp mọi nơi Lúc ấy ở đất Giang Tô có Chu Nguyên Chương dấy binh đánh dẹp được giặc ở vùng sông Dương Tử, rồi đánh nhà Nguyên mà lấy lại nước Tàu, lập ra nhà Minh

Chu Nguyên Chương biết rằng việc trị dân trị nước cần phải có nho học Sự học ở trong nước lại hưng thịnh lên

Cuộc thịnh suy của Nho giáo trong đời nhà Minh có thể chia ra làm ba thời kỳ Mỗi thời kỳ có cái học đặc biệt, cho nên ta cần phải biết, để hiểu cho rõ cái tinh thần nho học

Trang 11

4.9.Nho giáo đời Thanh (1644-1911): khảo chứng lại giải thích của các đời trước,căn cứ vào tư liệu mới và phương pháp thâu nhập từ phương Tây vào)

Nhà Thanh đối với Nho giáo: Vua Thái Tổ và vua Thái Tôn đều có chí lớn và rất chú ý đến việc học Lúc đầu người Mãn Châu không có văn tự, nhà vua bèn lấy chữ Mông Cổ hợp với tiếng người bản xứ đặt ra lối chữ riêng, bắt các hoàng tử và con các quan phải học tập đạo Nho

Sự học trong đời Khang Hy rất thịnh, không những các phái trong Nho giáo như phái Hán học và phái Tống học đều rất thịnh hành, mà phái Tây học cũng có thế lực.

Tổng kết

Nho giáo như đã xét từ đời Xuân Thu đến hết đời nhà Thanh (hai nghìn rưởi năm), có lúc thịnh lúc suy, nhưng bao giờ cũng có cái tinh thần rất mạnh để đối phó với thời cục Nhờ có cái tinh thần ấy cho nên học thuật tuy có biến thiên nhiều lần, nhưng cái đặc tính của Nho giáo vẫn không mất, mà lúc nào cũng giữ được cái thái độ rất tôn nghiêm đủ

Về mặt triết học, Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, do đó ông đã thể hiện một thái độ không rõ rệt về trời đất quỷ thần Một mặt, ông cho rằng trời chỉ là giới tự nhiên, trong đó có bốn mùa thay đổi, vạn vật sinh trưởng; nhưng mặt khác, ông lại cho rằng trời là một lực lượng có thể chi phối số phận và hoạt động của con người, do đó con người phải tuân phục mệnh trời Khổng Tử tuy công nhận có quỷ thần, coi trọng việc cúng tế, tang ma nhưng không lấy những việc quỷ thần để đặt ra những điều mê tín, không lấy chuyện sống chết để huyễn hoặc lòng người.

Ngày đăng: 01/05/2024, 17:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w