Quản trị rủi ro trong kinh doanh[1] - Quản trị rủi ro được định nghĩa là “Sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch vụ ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐẶNG THỊ THÚY HÀ
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP 7- CÔNG TY
DUYÊN HẢI-BỘ QUỐC PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 2ĐẶNG THỊ THÚY HÀ
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP 7- CÔNG TY DUYÊN HẢI-
BỘ QUỐC PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8.34.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Bùi Bá Khiêm
HẢI PHÒNG - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả nội dung của Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Bùi
Bá Khiêm
Những số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn
Hải Phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tác giả
Đặng Thị Thúy Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới:
- Trường Đại Học Hải Phòng, khoa sau đại học cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Bá Khiêm - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này
- Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn khích lệ, động viên
và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ, bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót; tôi rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2019
Tác giả
Đặng Thị Thúy Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.1 Khái niệm rủi ro 4
1.1.2 Khái niệm về rủi ro kinh doanh 5
1.1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh 5
1.2 Các nội dung lý thuyết liên quan đến hoàn thiện công tác quản trị rủi ro 5 1.2.1 Phân loại rủi ro 5
1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro 6
1.2.3 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro 7
1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro 8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro 12
1.3.1 Nhân tố khách quan 12
1.3.2 Nhân tố chủ quan 13
1.4 Tiêu chí đánh giá công tác quản trị rủi ro 14
1.5 Kinh nghiệm công tác quản trị rủi ro của 1 số công ty 19
1.5.1 Kinh nghiệm công tác quản trị rủi rocủa Công ty cổ phần cơ giới và xây lắp Hùng Giang 19
1.5.2 Kinh nghiệm công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Châu Giang Hải Phòng 21
1.6 Đặc trưng rủi ro và quản trị rủi ro của lĩnh vực sản xuất của xí nghiệp 7, công ty Duyên Hải 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP 7-CÔNG TY DUYÊN HẢI - BỘ QUỐC PHÒNG 24
Trang 62.1 Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải 24
2.1.1 Quá trình hình thành,phát triển Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải 24
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải 26
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải 27
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải 5 năm gần nhất 28
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Xí nghiệp 7–Công ty Duyên Hải 30 2.2.1 Những rủi ro thường gặp trong kinh doanhtại Công ty 30
2.2.2 Thực trạng thực hiện quy trình Quản trị rủi ro kinh doanh của Xí nghiệp 7 – Công ty Duyên Hải 34
2.3 Đánh giá chung thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Xí nghiệp 7 – Công ty Duyên Hải 45
2.3.1 Thành công và những nguyên nhân 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 47
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP 7 – CÔNG TY DUYÊN HẢI 49
3.1 Định hướng hoạt động chung trong thời gian tới của Xí nghiệp 7 -Công ty Duyên Hải 49
3.2 Giải quyết các vấn đề nghiên cứu 50
3.3 Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Xí Nghiệp 7 -Công ty Duyên Hải 51
3.3.1 Nhóm biện pháp nhằm hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro 51
3.3.2 Nhóm các biệnpháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích rủi ro 55
3.3.3 Nhóm các biệnpháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro, và tài trợ rủi ro 56
3.4 Một số kiến nghị 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
Trang 82.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 7 - Công
ty Duyên Hải 5 năm 2014– 2018
Thống kê thăm dò về sự hiểu biết về quản trị rủi ro và
sự cần thiết của quản trị rủi ro đối với xí nghiệp 7-
Công ty Duyên Hải
2.7 Kết quả thăm dò những biện pháp kiểm soát và tài trợ
được Xí nghiệp 7 -Công ty Duyên Hải sử dụng
43
2.8 Chiến lược đối với từng nguồn lực của xí nghiệp 54
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài:
Việt Nam sau bao nhiêu năm đổi mới nền kinh tế, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại trên thế giới nhất là từ khi Việt Nam gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO đến nay…Nền kinh tế hiện đại của chúng
ta đang chứng kiến rất nhiều sự thay đổi, từ sự thay đổi trong cách thức kinh doanh đến cách thức tổ chức và quản trị Bên cạnh đó, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ cũng dẫn đến nhiều sự biến đổi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN
Sự biến động của thị trường, của nền kinh tế thế giới cũng làm thị trường, kinh tế Việt Nam biến động và các DN của Việt Nam cũng vì thế biến động theo Trong sự biến động đó, luôn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro…Chính vì sự tiềm ẩn nguy ngơ rủi ro đó, đòi hỏi các DN Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn về quản trị rủi ro cũng như nỗ lực hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro để phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất của rủi ro Từ đó, tìm ra cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo sự phát triển bền vững cho DN của mình
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Xí Nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng”
là hết sức cần thiết
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài:
Đề tài “Giải pháp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty TNHH Vạn Lợi”
Luận văn tốt nghiệp của học viên Đào Thu Hương, K39E Khoa Thương Mại Quốc Tế, 2007
Tác giả đưa ra một số lý thuyết vềrủi ro, và tổn thất Tác giả cũng đề ra một số biện pháp ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu nguy cơ gây tổn trong thực hiện khâu hợp đồng
Trang 10Đề tài “ Giải pháp kiểm soát rủi ro trong công tác mua mặt hàng dầu ăn của Công ty cổ phần tập đoàn A-Z”
Luận văn tốt nghiệp của học viên Ngô Thu Trang, khoa Quản Trị Doanh Nghiệp Thương Mại, trường Đại Học Thương Mại, 2008
Tác giả tập trung phân tích những rủi ro và đưa ra kết luận và đề xuất kiểm soát rủi ro trong công tác mua hàng mặt hàng dầu ăn của Công ty cổ phần tập đoàn A-Z…
Toàn bộ những bài luận văn trên đã đóng góp cho tôi những cơ sở lý luận về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Tuy nhiên chưa có bài viết nào, đề tài nào nghiên cứu về “ Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng”
3 Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại xí nghiệp 7 – Công ty Duyên hải/Bộ Quốc Phòng
4 Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Giai đoạn 2014 - 2018
Không gian: Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng
5 Phương pháp nghiên cứu:
1/ Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
2/ Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
Trang 116 Kết cấu đề tài:
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, và phần mở đầu Khóa luận được trình bày gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro, quản trị rủi ro
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại tại Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng
Chương 3: Đề xuấtbiện giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại
Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng
Trang 12CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO TRONG KINH DOANH
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm rủi ro [1]
Trong cuộc sống thường ngày hay trong hoạt động kinh doanh, khi nói đến rủi ro người ta thường hay nghĩ ngay đến những tổn thất, những thiệt hại
“rủi ro” tồn tại trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của con người Khi rủi ro xảy ra thường làm cho hoạt động của con người gặp khó khăn, không ít thì nhiều gây tác động xấu đến hiệu quả của hoạt động đó Dù không ai muốn nhưng rủi ro luôn có thể xảy ra bất cứ lúc nào Vậy rủi ro là gì? Cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất
về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra các định nghĩa rủi ro khác nhau Những định nghĩa rất đa dạng, phong phú nhưng tựu chung lại có thể chia thành trường phái lớn: trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa
Theo trường phái tiêu cực:
Rủi ro được coi là sự không may, tổn thất, mất mát, nguy hiểm.Thực tế cho thấy, chúng ta đang sống trong thế giới mà rủi ro luôn tiềm ẩn và ngày càng tăng theo hiều hướng khác nhau Xã hội loài người càng phát triển hoạt động của con người ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp thì rủi ro của con người cũng ngày càng nhiều và đa dạng hơn, mỗi ngày qua lại xuất hiện những loại rủi ro mới chưa từng có trong quá khứ Con người cũng quan tâm hơn đến việc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp quản trị rủi ro, trong quá trình nghiên cứu đó, nhận thức của con người về rủi ro cũng thay đổi, trở nên khoan dung, trung hòa hơn
Trường phái trung hòa:
Theo trường phái trung hòa “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” Rủi ro có tính hai mặt: vừa có tính tích cực, vừa có tính tiêu cực Rủi
ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm, nhưng chính rủi ro
Trang 13cũng có thể mang đến cho con người nhũng cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, quản trị rủi ro người ta không chỉ tìm ra được những biện pháp phòng ngừa, tránh né rủi ro thuần túy, hạn chế thiệt hại
do rủi ro gây ra mà còn có thể “lật ngược tình thế” biến thủ thành công, biến bại thành thắng, biến thách thức thành những cơ hội trong tương lai
1.1.2 Khái niệm về rủi ro kinh doanh[2]
Là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinh doanh, gây khó khăn cho quá trình thực hiện mục đích kinh doanh của DN, tàn phá các kết quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình
1.1.3 Quản trị rủi ro trong kinh doanh[1]
- Quản trị rủi ro được định nghĩa là “Sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất”
- Mục tiêu chính của quản trị rủi ro:
+ Né tránh các tổn thất
1.2 Các nội dung lý thuyết liên quan đến hoàn thiện công tác quản trị rủi ro
1.2.1 Phân loại rủi ro[1]
- Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội:
+ Rủi ro sự cố: là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (gắn liền với các yếu tố bên ngoài)
+ Rủi ro cơ hội: là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể Nếu xét theo quá trình ra quyết định thì rủi ro cơ hội bao gồm: Rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định, rủi ro trong quá trình ra quyết định, rủi ro liên quan đến giai đoạn sau khi ra quyết định
- Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán:
Trang 14+ Rủi ro thuân túy: là rủi ro tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng có lợi cho chủ thế
+ Rủi ro suy đoán: là rủi ro tồn tại khi có 1 cơ hội kiếm lời cũng như 1 nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất
- Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán:
+ Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro
+ Rủi ro không thể phân tán là những rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc hay tài sản không có tác dụng gìđến việc giảm bớt tổn thất cho người tham gia vào quỹđóng góp chung
- Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp gồm:
+ Giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận
+ Giai đoạn trưởng thành: Rủi ro tốc độ tăng trường của kết quả Pmax không tương hợp với tốc độ phát triển của CFmin
+ Giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản
- Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh bao gồm: Luật pháp, kinh tế, văn hóa- xã hội, khoa học-kỹ thuật,…
- Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang:
+ Rủi ro theo chiều dọc là rủi ro theo chiều chức năng chuyên môn truyền thống của doanh nghiệp
+ Rủi ro theo chiều ngang là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chuyên môn như: nhân sự, tài chính, marketing,…
1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro[2]
- Quản trị rủi ro bảo đảm cho doanh nghiệp có được trạng thái an toàn
- Quản trị rủi ro giúp cho DN được các đối tác và các tổ chức tài trợ vốn tin cậy
Trang 15- Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và kết quả kinh doanh như mong đợi
- Quản trị rủi ro góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro giúp giảm thiểu những sao sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro giúp phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro góp phần tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
- Giảm được thời gian phục hồi sau sự cố gây gián đoạn DN
- Giúp DN tuân thủ các quy định
- Khi DN có kế hoạch duy trì hoạt động cả cộng đồng sẽ có lợi
1.2.3 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro
Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tránh khỏi rủi
ro Vì vậy, trong từng bước phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể gặp phải
Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn liền với trách nhiệm của nhà quản trị Trong mỗi doanh nghiệp, nhà quản trị luôn đóng vai trò chủ đạo Công tác quản trị rủi ro của Công ty cũng được lãnh đạo bởi nhà quản trị: nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro Qua đây có thể thấy, trách nhiệm của nhà quản trị đối với công tác quản trị rủi ro là rất lớn
Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn liền với các hoạt động của tổ chức Các hoạt động kinh doanh luôn ẩn chứa nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt sẽ tận dụng được cơ hội hiếm có Các hoạt động không thể tranh khỏi rủi ro Vì vậy, doanh nghiệp cần
Trang 16huy động toàn bộ nhân viên cũng như ban lãnh đạo tích cực góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro[2]
Nhận dạng rủi ro ->Phân tích rủi ro ->Kiểm soát và tài trợ rủi ro
b Cơ sở của nhận dạng rủi ro:
- Dựa trên các số liệu thống kế
- Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường
- Dựa trên phân tích hoạt động của doanh nghiệp
- Dựa trên kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị
c Phương pháp nhận dạng rủi ro
- Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong các tình huống nhất định,
để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử lý các đối tượng rủi
ro Thực chất của phương pháp sử dụng bảng liệt kê là phương pháp phân tích SWOT
- Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Bằng cách phân tích bản báo cáo hoạt động kinh doanh, bản dự báo về tài chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tài liệu bổ trợ khác, nhà quản trị có thể xác định được các nguy cơ rủi ro về tài sản, trách nhiệm, pháp lý,…
- Phương pháp thanh tra hiện trường: Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro
Trang 17- Phương pháp lưu đồ: Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu
đồ diễn tả các hoạt động diễn ra trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà quản trị có điều kiện phân tích những nguyên nhân, liệt
kê các tổnthất tiềm năng về tài sản, về trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực
- Phương pháp làm việc với các bộ phận khác: Nhà quản trị có thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với các cá nhân và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, hoặc thông qua hệ thống tổ chức không chính thức Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập bằng văn bản hay bằng miệng
- Phân tích nguyên nhân rủi ro: Dựa trên 3 quan điểm:
• Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người
• Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro
• Kết hợp cả 2 nguyên nhân trên: Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phụ thuộc vào yếu tố con người
c Phương pháp phân tích rủi ro
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm
- Phương pháp xác xuất thống kê
- Phương pháp chuyên gia
Trang 18- Phương pháp sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng
- Phương pháp phân tích cảm quan
1.2.4.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro:
a.Kiểm soát rủi ro:
Kiểm soát rủi ro là sử dụng các công cụ các biện pháp kỹ thuật, chương trình đẻ né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu tổn thất hoặc những ảnh hưởng không tốt đến cho doanh nghiệp
- Vai trò của kiểm soát rủi ro:
Kiểm soát rủi ro giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, nắm bắt có hiệu quả những cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, đảm bảo an toàn cho
có thể có nếu như chấp nhận rủi ro đó Hơn nữa, trong nhiều trường hợp không thể né tránh rủi ro vì rủi ro và cơ hội thường song song tồn tại Trong kinh doanh nếu né tránh hoàn toàn các rủi ro thì cũng có nghĩa là đã từ bỏ hoàn toàn các cơ hội sinh lợi Một rủi ro lại không tồn tại trong một môi trường cụ thể nên tránh rủi ro này lại làm tăng hoặc phát sinh những rủi ro khác
+ Ngăn ngừa rủi ro:
Trang 19Đây là sử dung các biện pháp làm giảm thiểu tần suất xuất hiện của các rủi ro bằng cách tác động vào đối tượng chịu rủi ro hay tác động vào môi trường có rủi ro
+ Giảm thiểu tổn thất:
Nghĩa là làm giảm bớt giá trị của hư hại khi tổn thất xảy ra nói cách khác là làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất Đây là những biện pháp được tiến hành sau khi tổn thất đã xảy ra Các biện pháp này cũng chứng tỏ một số tổn thất đã xảy ra mặc dù đã có những nỗ lực ngăn chặn nhất định Do vậy, các biện pháp này cần được tiến hành một cách nghiêm túc và chặt chẽ
+ Chuyển giao rủi ro:
Là biện pháp tìm các chủ thể khác để cùng gánh chịu rủi ro
+ Đa dạng rủi ro:
Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhau Tận dụng sự khác biệt, dùng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất cho các hoạt động khác
b Tài trợ rủi ro:
- Khái niệm:
Tài trợ rủi ro là việc cung cấp những phương tiện để bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra
- Các biện pháp tài trợ rủi ro:
+ Tự khắc phục rủi ro: Việc các nhân hoặc tổ chức tự thanh toán các chi phí tổn thất
+ Chuyển giao rủi ro: Biện pháp chuyển các chi phí tổn thất cho các các nhân hoặc tổ chức kinh tế khác
+ Bảo hiểm: Biện pháp trong đó hang bảo hiểm chấp nhận chịu một phân hoặc toàn bộ các tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra
Trang 201.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro
1.3.1 Nhân tố khách quan[1]
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Suy thoái kinh tế, khủng hoảng kinh tế, thâm hụt ngân sách, mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài, lạm phát cao, không kiểm soát được giá cả, những biến động bất lợi về ngoại tệ, tỷ giá hối đoái,… được coi là các rủi ro lớn cho các Doanh nghiệp Không chỉ vậy, sự hình thành và phát triển của các liên minh kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế Thế giới làm cho các Doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn vì phải cạnh ttranh với các Doanh nghiệp nước ngoài
1.3.1.2 Các cơ chế chính sách của nhà nước:
Một đặc điểm đặc trưng rất dễ nhận thấy của ngành điện đó là tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp ở ngành này là rất cao và đặc điểm này cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành Hiện nay, khi mà tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, tuy Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ vay vốn cho khối doanh nghiệp nhưng để tiếp cận được nguồn vốn này thì các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khúc mắc Đó chính là việc phải trải qua rất nhiều cơ quan, thực hiện các thủ túc khác nhau mới có thể vay được vốn, trong khi đó nguồn vốn này rất quan trọng trong công tác sản xuất của các Công ty, việc chậm trễ, kéo dài thời gian khi vay cũng ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp
1.3.1.3 Môi trường tự nhiên:
Do đặc điểm khí hậu gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ cao cộng với việc độ
ẩm trong không khí lớn đã gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp trong ngành trong công tác dự trữ Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, các sản phẩm rất dễ bị han gỉ, ăn mòn, giảm chất lượng nếu như công tác dự trữ không được thực hiện tốt, đặc biệt là nhà kho dự trữ không đủ các cơ sở vật chất Hàng năm, các doanh nghiệp thép luôn phải chịu tổn thất do một số lượng không nhỏ do sản phẩm không đạt điều kiện chất lượng nhưđã quy định
Trang 211.3.2 Nhân tố chủ quan[1]
Tác động của các nhân tố chủ quan tới quản trị rủi ro trong kinh doanh doanhchính là sự ảnh hưởng của các nguồn lực bên trong Công ty bao gồm:
1.3.2.1 Nhận thức và thái độ của nhà quản trị đối với quản trị rủi ro
Có thể nối đây là yếu tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng Bởi nhận thức quyết định đến hành động của nhà quản trị với công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Nếu như nhà quản trị có sự quan tâm nhất định tới công tác quản trị rủi ro thì trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóđều được tính toán tới các rủi ro có thể xảy ra và có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các rủi ro từ đóđạt được hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu như công tác quản trị rủi ro không được nhà quản trị để tâm tới thì hoạt động của doanh nghiệp đôi khi sẽ gặp phải các rủi ro không đáng
có và làm giảm hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp đó
1.3.2.2 Nhận thức của nhân viên
Để công tác quản trị rủi ro được tốt thì vai trò của nhân viên là rất lớn.Vì chung quy công tác quản trị rủi ro có tốt hay không phụ thuộc vào sự phối hợp của nhân viên với nhà quản trị, nhà quản trị nếu nhưđưa ra các cơ chế, chính sách kiểm soát rủi ro tốt mà nhân viên không thực hiện hoặc thực hiện một cách khiên cưỡng thì hiệu quả công tác quản trị rủi ro sẽ không cao Đội ngũ nhân viên cần có sự hiểu biết sâu về công tác của mình cũng như phải nhận thúc được các rủi ro có thể xảy ra đối với công việc mình đang làm
để có thể thực hiện tốt nhất các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro cho tốt Điều này tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp, thông thường các doanh nghiệp cần tổ chức bồ dưỡng, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên để phòng ngừa và giảm thiểu tối đa rủi ro gặp phải
1.3.2.3 Khả năng tài chính của DN
Bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp, để có thể hình thành, duy trì và phát triển đều cần có một nguồn tài chính nhất định Là một hoạt động của
Trang 22doanh nghiệp, quản trị rủi ro cũng chịu sự ảnh hưởng của tài chính Doanh nghiệp muốn thực hiện được công tác nhận dạng rủi ro thì cần phải có tiền để
có thể sử dụng các phương pháp điều tra và tổng hợp thông tin, muốn thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng cần phải có vốn để nâng cao chất lượng máy móc, trang thiết bị, cho nhân viên đi học các khóa nâng cao kỹ năng hoặc muốn tài trợ rủi ro thì doanh nghiệp cũng cần phải có tài chính thì mới có thể mua bảo hiểm hoặc trích lập các quỹ dự phòng rủi ro được Như vây, khả năng tài chính có tác động rất lớn tới công tác quản trị rủi ro
1.3.2.4 Trang thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp
Đây cũng có thể coi là một trong số các nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất, nếu được trang bị các thiết bị sản xuất hiện đại thì sẽ giảm được rủi ro trong quá trình sản xuất (lỗi, hỏng, thiếu sản phẩm, ) hoặc giảm được rủi ro về con người (về tai nạn lao động) Đối với doanh nghiệp thương mại, việc được cung cấp các thiết bị như camera giám sát, máy nhận mã vạch, máy thanh toán thẻ thì không những giảm được các rủi ro trong nhập hàng, thanh toán, tránh bị mất cắp hàng, mà còn nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
1.4.Tiêu chí đánh giá công tác quản trị rủi ro
1.4.1 Tiêu chí về con người[10]
- Từ 02 người chết trở lên
-Từ 05 người bị thương nặng trở lên
Mức độ cực kỳ cao, không thể chấp nhận
- 01 người chết
- Từ 02-05 người bị thương nặng
Mức độ cao, cần kiểm soát mức độ rủi
ro cao -01 người bị thương nặng ( phải tạm
thời nghỉ việc hoặc hạn chế làm việc)
Mức độ trung bình, cần kiểm soát rủi
ro -Có người bị thương cần điều trị y tế Mức độ rủi ro thấp, cần kiểm soát rủi
Trang 23( bởi nhân viên y tế) ro
-Có người bị thương nhẹ (chỉ cần sơ
cứu bởi sơ cứu viên cơ sở)
Mức đội rủi ro chấp nhận được
1.4.2 Tiêu chí về tài chính[6]
-Tạm thời ngừng toàn bộ sản xuất trên 1 tháng
- Tạm thời ngừng một phần sản xuất nhưng ở khu vực
hoặc nghành hàng quan trọng trên 1 tháng
- Chi phí sửa chữa thiết bị hư hỏng trên 1 triệu USD
- Tổng thiệt hại về chi phí do sự cố 1 triệu USD
Mức độ cực kỳ cao, không thể chấp nhận
-Ngừng toàn bộ sản xuất trong thời gian đến 1 tháng
- Tạm thời ngừng một phần sản xuất trên 1 tháng
nhưng ở khu vực hoặc ngành hàng không quan trọng
-Chi phí sửa chữa thiết bị hư hỏng từ 500 ngàn đến
dưới 1 triệu USD
-Tổng thiệt hại về chi phí do sự cố từ 500 ngàn đến
dưới 1 triệu USD
Mức độ cao, cần kiểm soát mức độ rủi ro cao
-Tạm thời ngừng 1 phần sản xuất đến 1 tháng nhưng ở
khu vực hoặc nghành hàng không quan trọng
-Chi phí sửa chữa thiết bị hư hỏng từ 200 ngàn đến
dưới 500 ngàn USD
-Tổng thiệt hại về chi phí do sự cố từ 200 ngàn đến
dưới 500 ngàn USD
Mức độ trung bình, cần kiểm soát rủi ro
-Chi phí sửa chữa thiết bị hư hỏng từ 50 ngàn đến dưới
200 ngàn USD
Mưc độ rủi ro thấp, cần kiểm soát rủi ro
Trang 24-Tổng thiệt hại về chi phí do sự cố từ 50 ngàn đến dưới
1.4.3 Tiêu chí về môi trường[10]
-Sự gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng
cho môi trường xung quanh
- Sự cố ô nhiễm môi trường được phát hiện và đưa
thông tin rộng raĩ trên các phương tiện thông tin đại
-Sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm
trọng cho môi trường nội bộ
-Sự cố ô nhiễm môi trường được phát hiện và đưa tin
bởi các phương tiện thông tin đại chúng
-Sự cố môi trường được phát hiện và
xử phạt bởi cơ quan chức năng và mức xử phạt từ 30
ngàn triệu đến dưới 40 ngàn USD/ mỗi hành vi
Mức độ cao, cần kiểm soát mức độ rủi ro cao
-Sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng giới hạn
cho môi trường nội bộ
Mức độ trung bình, cần kiểm soát rủi ro
Trang 25-Sự cố môi trường được phát hiện và
xử phạt bởi cơ quan chức năng và mức xử phạt từ300
triệu đến dưới 30 ngàn USD/ mỗi hành vi
-Sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng giới hạn tại
1 khu vực nội bộ
-Sự cố môi trường được phát hiện và xử phạt bởi cơ
quan chức năng và mức xử phạt từ 5 ngàn đến dưới 15
ngàn USD/ mỗi hành vi
Mưc độ rủi ro thấp, cần kiểm soát rủi ro
-Được xếp loại là sự cố môi trường tuy nhiên chưa gây
ảnh hưởng đến môi trường tại khu vực và nội bộ
-Sự cố môi trường được phát hiện và xử phạt bởi cơ
quan chức năng và mức xử phạt dưới 5 ngàn USD/
mỗi hành vi
Mức đội rủi ro chấp nhận được
1.4.4 Tiêu chí về chất lượng[10]
-Sự cố chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
DN và yêu cầu việc thu hồi sản phẩm trong phạm vi cả
nước
- Sự cố chất lượng bị phát hiện và đưa tin rộng rãi bởi
các phương tiện thông tin đại chúng
- Sự cố chất lượng gây ảnh hưởng tức thì đến doanh
thu bán hàng và trên diện rộng
Mức độ cực kỳ cao, không thể chấp nhận
-Sự cố chất lượng gây ảnh hưởng đáng kể đến DN và
yêu cầu việc thu hồi sản phẩm trong quy mô nhất định
- Sự cố chất lượng bị phát hiện vàđưa tin rộng rãi bởi
Mức độ cao, cần kiểm soát mức độ rủi ro cao
Trang 26các phương tiện thông tin đại chúng
- Sự cố chất lượng gây ảnh hưởng nhất định đến doanh
thu bán hàng
-Sự cố chất lượng bị phát hiện nội bộ, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất
- Sự cố chất lượng do lỗi hệ thống, và có nguyên nhân
liên quan đến nhiều bộ phận chức năng
- Sự cố yêu cần được điều tra quy mô và chi tiết bởi
nhóm điều tra và báo cáo
Mức độ trung bình, cần kiểm soát rủi ro
-Sự cố chất lượng được phát hiện nội bộ và ngay lập
tức trên dây chuyền sản xuất
-Sự cố chất lượng không phải do lỗi hệ thống
Mưc độ rủi ro thấp, cần kiểm soát rủi ro
-Sự cố chất lượng bị phát hiện nội bộ và ngay lập tức
trên dây chuyền sản xuất và có tính chất đơn lẻ
Mức đội rủi ro chấp nhận được
1.4.5 Tiêu chí về tần suất xảy ra rủi do[12]
-Rủi ro, sự cố chắc chắn xảy ra (theo chủ quan đánh
giá) nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp
- Rủi ro, sự cố có tính chất lặp đi lặp lại
- Rủi ro, sự cố xảy ra ít nhất 2 trường hợp/ năm (trong
lịch sử hoạt động của DN)
Mức độ cực kỳ cao, không thể chấp nhận
-Rủi ro, sự cố hoàn toàn có thể xảy ra (theo chủ quan
nhóm đánh giá) nếu không có biện pháp kiểm soát phù
hợp
- Tuần suất rủi ro 2-5 năm/ trường hợp
Mức độ cao, cần kiểm soát mức độ rủi
ro cao
Trang 27-Rủi ro, sự cố xảy đã từng xảy ra trong cùng ngành,
cùng quy mô hình sản xuất hoặc công nghệ ( dưới 5
năm)
-Rủi ro, sự cố có thể xảy ra( theo chủ quan nhóm đánh
giá) nếu không có biện pháp kiểm soát phù hợp)
- Tần suất rủi ro 5-10 năm/ trường hợp (trong lịch sử
hoạt động của DN)
-Rủi ro, sự cố xảy đã từng xảy ra trong cùng ngành,
cùng quy mô hình sản xuất hoặc công nghệ ( 5- dưới
10 năm)
Mức độ trung bình, cần kiểm soát rủi ro
-Rủi ro, sự cố khó có khả năng xảy ra
- Tần suất sự cố ít nhất 10 -20 năm/ trường hợp ( trong
lịch sử hoạt động của DN)
-Rủi ro, sự cố đã từng xảy ra trong nước hoặ trên thế
giới ở các ngành khác nhưng có thể có 1 vài yếu tố
tương tự
Mứcđộ rủi ro thấp, cần kiểm soát rủi ro
-Rủi ro, sự cố hầu như không có khả năng xảy ra
-Tần suất rủi ro ít nhất 20-50 năm/ trường hợp ( trong
lịch sự hoạt động của DN)
Mức đội rủi ro chấp nhận được
1.5 Kinh nghiệm công tác quản trị rủi ro của 1 số Công ty
1.5.1 Kinh nghiệm công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phầncơ giới và xây lắp Hùng Giang
Trang 28người trong lao động sản xuất cho toàn thể nhân viên gián tiếp,
và công nhân viên trực tiếp
- Khi tham gia lao động được trang bị các loại quần áo,
mũ, giày, các trang thiết bị chuyên dụng: giầy phải có mũi vàđế lót thép để tránh đâm xuyên hay những vật nặng rơi vào chân như vậy sẽđảm bảo được đôi chân an toàn Trên đầu phải đội mũ bảo hộ bằng nhựa cứng để bảo vệ cho đầu tránh bị vật nặng rơi vào, những bộ quần
áo bảo hộ, áo phản quang, găng tay, gậy chỉ huy Dây an toàn, hay những chi tiết nhỏ như bo chân an toàn… Trong công trường cần phải có những biển báo, dải chắn đường để cảnh báo cho người ngoài phạm vi được biết
để tránh những tai nạn không đáng có; cung cấp găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện, găng tĩnh điện…cho các nhân viên làm việc trực tiếp với điện 2.Về tổn thất tài
chính
- Đối với rủi ro thanh khoản: Doanh nghiệp luôn quản lý dòng tiền, hoạch định các khoản “vào”, “ra” trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn
-Rủi ro tỷ giá:DN luôn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi
Hạn chế mức tối đa mua hàng bằng ngoại tệ
- Rủi ro về tín dụng: Đối với các khoản nợ ngân hàng,
DN luôn thanh toán đúng kì hạn tránh bị ngân hàng cho vào nợ xấu
-Rủi ro về nợ xấu: DN luôn kiểm soát các khoản nợ của khách hàng đảm bảo hạn chế tối đa nhất các khoản nợ đọng của khách hàng
Trang 29-Rủi ro lãi suất: DN hạn chế vay tiền ngân hàng với lãi suất thả nổi, phòng tránh lãi suất tăng cao bất thường -Rủi ro hợp đồng: DN luôn làm các hợp đồng chặt chẽ nhất có thể tránh gây bất lợi về mặt nghiệm thu, thanh toán hay thu tiền )
3.Tổn thất về môi
trường
Khi tham gia xây dựng các dự án mới DN luôn thực hiện đầy đủ các quy định về vi phạm đến môi trường, nguồn nước, bầu không khí…
4 Tổn thất về
thương hiệu
Công ty luôn đưa chất lượng công trình, cũng như chất lượng các dịch vụ lên hàng đầu trong quá trình hình thành và phát triển DN từ năm 2003 đến nay tạo niềm tin cho khách hàng và tạo sự phát triển bền vững cho DN
5 Tổn thất về chất
lượng
Như đã nói trên, từ khi thành lập đến nay đã 15 năm…vì đưa chất lượng công trình lên hàng đầu nên DN chưa phải nhận bất kì sự phàn nàn gì từ chất lượng cũng như dịch vụ các công trình mà DN đã cung cấp cho khách hàng
1.5.2 Kinh nghiệm công tác quản trị rủi ro của Công ty cổ phần xây dựngvà thương mại Châu Giang Hải Phòng
Trang 30bài học về an toàn lao động cho bản thân trong mỗi năm Công
ty luôn mời các DN hàng đầu tại Hà Nội về kiểm định an toàn xuống Hải Phòng để đào tạo cho cán bộ cũng như nhân viên 2.Về tổn
thất tài
chính
- Ngăn ngừa rủi ro thanh khoản:
Doanh nghiệp có kế hoạch dòng tiền cả trong ngắn hạn và dài hạn, không chủ quan kể cả Công ty đang làm ăn sinh lời
-Ngăn ngừa rủi ro pháp lý:
DN luôn“nắm trong tay” hệ thống pháp luật tài chính, kế toán
và cóý thức tuân thủ pháp luật.Chỉ cần doanh nghiệp sai phạm
và thiếu tuân thủ pháp luật như chuẩn mực kế toán, quy định về tài chính… cũng có thể gây ra những hậu quả không lường Không ít doanh nghiệp còn cố tình vi phạm pháp luật trong quá trình vay vốn, khai báo thuế, lập báo cáo tài chính thiếu chính xác
Ngoài ra, DN có một Công ty tư vấn hỗ trợ
-Ngăn ngừa rủi ro biến động yếu tố giá cả thị trường:
Sự biến động của yếu tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hoá hoặc chứng khoán cũng tạo nên những rủi ro tài chính Những rủi ro này có thểđược ngăn ngừa bằng cách sử dụng các công cụ tài chính phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi ) -Ngăn ngừa rủi ro hệ thống quản lý tài chính:
DN luôn xây dựng, rà soát, hiệu chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tiền, hàng, tài sản, vật tư , bịt kín các lỗ hổng trong các giao dịch, thu, chi, xuất nhập hàng hóa Những rủi ro liên quan đến con người có thểđược ngăn ngừa từ khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, giáo dục ý thức kỷ luật, khơi gợi lòng chính trực song song với các biện pháp kiểm soát quá
Trang 31trình, kiểm soát chéo, kiểm tra đột xuất, định kỳ
1.6.1 Đặc trưng rủi ro:
Là 1 DN sản xuất, và xây dựng nên rủi ro là điều khó tránh đối với DN Hiện tại, DN thường gặp phải những rủi ro sau:
- Rủi ro cháy nổ
- Rủi ro máy móc, trang thiết bị
- Rủi ro nguồn nhân lực
- Rủi ro về giá
1.6.2 Quản trị rủi ro của xí nghiệp 7 cho những đặc trưng trên:
- Rủi ro cháy nổ: Hiện tại DN mới chỉ trang bị bình cứu hỏa mini tại các
xưởng sản xuất
- Rủi ro máy móc, trang thiết bị: Xí nghiệp mới dừng lại ở khâu kiểm tra định
kỳ máy móc, trang thiết bị
- Về nguồn nhân lực: Xí nghiệp cũng trang bị nhiều thiết bị bảo hộ an toàn lao động cho công nhân lao động trực tiếp, cho cán bộ tham gia các khóa học an toàn, mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân
-Về giá cả: Trên thực tế, xí nghiệp hay gặp phải rủi ro về giá nguyên vật liệu tăng theo thời vụ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của xí nghiệp, nhưng xí nghiệp cũng chưa giải quyết được một cách triệt để
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI XÍ NGHIỆP 7-CÔNG TY
DUYÊN HẢI - BỘ QUỐC PHÒNG 2.1 Giới thiệu khái quát vềXí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng
Tên Công ty: XÍ NGHIỆP 7-CÔNG TY DUYÊN HẢI/BQP
Mã số thuế: 0105753635-001
Số tài khoản: 2631100640004 - Tại Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội, chi nhánh Bắc Hải Phòng
Điện thoại: +84-0225-3676425 - Số máy Fax: 84-0225-3876404
Địa chỉ: 238 Lê Duẩn - Kiến An - Hải Phòng
Website: xinghiep7dhbqp.com -Email: xn7duyenhai@gmail.com
- Quá trình hình thành:Xí nghiệp 7 -Công ty Duyên Hải/ Bộ Quốc Phòng được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh lần đầu ngày 17/02/2012, thay đổi lần thứ 2 ngày 03/01/2017 có trụ sở chính tại 238 Lê Duẩn, phường Lê Duẩn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng
- Quá trình phát triển:
* Xí nghiệp 7 thành lập ngày 20/10/1970, C4-D27 thuộc phòng Công binh Quân khu Tả ngạn, được Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo tách ra thành lập một đơn vị mới, mang phiên hiệu Xưởng 7 Địa điểm đóng quân tại Kiến An, Hải Phòng, có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng Cơ khí - Mộc, phục vụ xây dựng doanh trại bộ đội và phục vụ chiến đấu
* Cuối năm 1976 được điều động về thuộc Cục Kinh tế Quân khu, có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng Cơ khí - Mộc phục vụ sản xuất, đời sống, chính sách cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân khu và một số đơn vị ở khu vực
Trang 33phía Bắc, đồng thời sản xuất một số cầu kiện bê tông, cốt thép, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới vùng Đông Bắc
* Ngày 01/01/1988 Xưởng 7 được Bộ Tư lệnh Quân khu 3 điều về Sư đoàn 319
* Ngày 3-4-1989, Sư đoàn 319 đổi tên thành Công ty xây dựng 319
* Tháng 8 năm 1993 Bộ Quốc phòng quyết định Xưởng 7 thành “Xí nghiệp Cơ khí - Mộc 7” thuộc Công ty XD 319/Quân khu 3, có tư cách pháp nhân đầy đủ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.Đơn vị đã mở rộng ngành nghề và địa bàn hoạt động, từ chuyên sản xuất các mặt hàng truyền thống Cơ khí - Mộc đã mở thêm ngành nghề xây dựng cơ bản, địa bàn hoạt động chủ yếu trong Quân khu với các công trình Quốc phòng
* Ngày 22/4/1996 Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 564/QĐQP quyết định chuyển đổi Xí nghiệp Cơ khí - Mộc 7 thành Xí nghiệp 7 trực thuộc Công ty Xây dựng 319 Kinh doanh các ngành nghề chủ yếu: Xây dựng dân dụng; Công nghiệp, giao thông, thủy lợi, dò tìm và xử lý bom mìn vật liệu nổ
* Ngày 23/8/2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 3037/QĐ-BQP, thành lập Tổng Công ty 319hoạt động theo hình thức Công ty
mẹ - Công ty con trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH MTV 319
* Ngày 10/12/2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 4798/QĐ-BQP, Hợp nhất Xí nghiệp 7, Xí nghiệp 19, Xí nghiệp 359, Xí nghiệp 487, Xí nghiệp Vạn Chánh, Xí nghiệp TK21, Công ty Sông Hồng thuộc Tổng Công ty 319 và chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Duyên Hải (viết tắt là Công ty Duyên Hải)
Trang 34* Ngày 10/12/2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 4799/QĐ-BQP điều chuyển Tổng Công ty 319 thuộc Quân khu 3 về trực thuộc Bộ Quốc Phòng và Công ty Duyên Hải về trực thuộc Quân khu 3 Từ đây Chi nhánh Công ty trách nghiệm hữu hạn một thành viên 319 – Xí nghiệp 7đổi tên là Chi nhánh Công ty TNHH MTV Duyên Hải – Xí nghiệp 7
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải Chức năng:
- Xây dựng nhà các loại
- Sản xuất đồ gỗ xây dựng
- Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ, vật liệu tết, bện
- Sản suất các cấu kiện kim loại
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
- Xây dựng các công trình công ích
- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Hoàn thiện công trình xây dựng, hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
- Vận tải hàng hóa đường bộ, cho thuê xe có cơ động cơ
- Cho thuê máy móc thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
- Khảo sát, dò tìm và xử lý bom, mìn, vật liệu nổ…
Nhiệm vụ:
- Đối với khách hàng
- Đối với nhà nước
- Đối với nhân viên
Trang 352.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải
(Nguồn: của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải ) Bảng2.1: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải
Trang 362.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải5 năm gần nhất:
Qua các báo cáo và so sánh kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014đến năm 2018 ở bảng trên, nhân thấy hai năm 2014 và 2016 DN kinh doanh khá tốt, có sự phát triển đi lên Doanh thu bán hàng năm 2015 so với năm 2014 tăng 29.02% tương đương 68,463.488 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 24.35% tương đương 930.953 triệu đồng Doanh thu bán hàng năm
2016 so với năm 2015 tăng 41.95% tương đương 127,696.321 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 14.50% tương đương 689.291 triệu đồng Tuy nhiên, từ năm 2017, kết quả kinh doanh của DN cho thấy rằng Công ty đang trong giai đoạn khó khăn về thị phần kinh doanh, doanh thu của Công ty có xu hướng giảm liên tục: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 giảm 4,42% (19.068,17 triệu đồng)so năm 2016 và đến năm 2018 thì giảm mạnh hơn với tỷ lệ 8,83% (36.428,82 triệu đồng) so với năm 2017
Tương tự như vậy, giá vốn hàng bán năm 2017 giảm 4,88% (20.065,31 triệu đồng) so với năm 2016 và năm 2018 giảm 8,20% (32.091,97 triệu đồng) so với năm 2017
Có thể thấy doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của DN qua các năm
có sự biến động tương đối với nhau, tỷ lệ giảm của hai chỉ tiêu này tương đồng nhau qua các năm
Chỉ tiêu doanh thu tài chính giảm mạnh qua các năm, năm 2017giảm 96,93% (1.653,53 triệu đồng) và năm 2018 giảm 37,98% (19 triệu đồng) Năm 2017 chi phí tài chính tăng mạnh, tăng 172,06% tuy nhiên về giá trị chỉ tiêu này chỉ tăng 132,64 triệu đồng so với năm 2016, chi phí này năm 2018 gần như không có biến động so với năm 2017
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2017 tăng nhẹ 5,42% (807,78 triệu đồng) so với năm 2016, tuy nhiên đến năm 2018 chi phí này giảm mạnh với
tỷ lệ 22,70% (3.563, 20 triệu đồng) so với năm 2017 cho thấy DN đã có những thay đổi trong chính sách nhằm tiết kiệm khoản chi phí này
Trang 37Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp 7 (2014 -2018)
CHỈ TIÊU Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015 Năm 2014 Số lượng 2018 và 2017 % Số lượng 2017 và 2016 % Số lượng 2016 và 2015 % Số lượng 2015 và 2014 %
10 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 4,638,948,781 5,432,337,491 7,029,159,039 5,601,509,507 4,901,891,539 -793,388,710 -14.6 -1,596,821,548 -22.72 1,427,649,532 25.49 699,617,968 14.27
17 Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp 3,710,167,430 4,294,890,460 5,443,597,486 4,754,428,691 3,823,475,400 -584,723,029 -13.61 -1,148,707,026 -21.1 689,168,795 14.50 930,953,291 24.35
(Nguồn: Báo cáo KQKD của Xí nghiệp 7- Công ty Duyên Hải 2014-2018)
Trang 38Do sự sụt giảm về các khoản doanh thu cao hơn so với sự giảm các khoản chi phí dẫn đến lợinhuận sau thuế của DN giảm qua các năm
Năm 2017 lợi nhuận sau thuế của DN giảm 21,10% (1.148,70 triệu đồng)
so với năm 2016 Năm 2018 lợi nhuận sau thuế của DN giảm 13,61% (584,73 triệu đồng) so với năm 2017
DN cũng cố gắng cắt giảm các khoản chi phí quản lý chung nhằm duy trì hiệu quả hoạt động để đạt được lợi nhuận tốt nhất
Với sự phân tích trên, chúng ta có cái nhìn toàn diện về kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong 5 năm gần đây
2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Xí nghiệp 7 – Công ty Duyên Hải
2.2.1 Những rủi ro thường gặp trong kinh doanhtại Công ty
2.2.1.1 Rủi ro trong quá trình sản xuất:
-Rủi ro về máy móc, thiết bị sản xuất của Công ty bị hỏng hóc: Hiện tại, xí nghiệp 7 có khoảng 15 đầu mục về các thiết bị máy móc cho xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp; 9 đầu mục máy móc cho các công trình giao thông; 12 đầu mục cho rà soát bom mìn; và các dây chuyền sản xuất khác Hầu hết các máy móc,thiết bị của xí nghiệp 7 là hàng nhập ngoại chuyên dụng cho ngành xây dựng và sản xuất, các thiết bị trong nước ít có khả năng thay thế Cụ thể tại phân xưởng sản xuất gỗ, tháng 12/ 2016 dây chuyền sản xuất, chế biến gỗcủa Đức bị hỏng hệ thống bóc gỗ do trong quá trình sản xuất bị chập mạch điện dẫn đến Công ty phải ngừng sản xuất trong vòng 3 ngày để chờ nhập thiết bị thay thế về, tổng chi phí mà xí nghiệp bỏ ra
để sữa chữa là 450 triệu Ngoài thiệt hại về tài chính, uy tín của DN cũng bị ảnh hưởng rất lớn
Tháng 5/ 2017 tại công trình xây dựng trên Lai Châu,tải của cần trục tự hành bị va chạm mạnh với các thiết bị máy móc tại công trình do buộc tải không cân dẫn đến công trình cũng phải ngừng thi công trong 2 ngày tổng