Hải Phòng 18 2.2 Kết quả thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải 2.4 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN quận Hải An giai 2.5 Tỷ lệ thực hiện/Dự toán của tổng thu ngân sách n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THẾ HUY
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Văn Hiệp
HẢI PHÒNG – 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng đến thầy giáo PGS.TS Đào Văn Hiệp đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sĩ
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo giảng dạy tại Trường Đại học Hải Phòng - những người đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hải An, Chi cục Thuế quận Hải An, Kho bạc nhà nước quận Hải
An, thành phố Hải Phòng, các đồng nghiệp, đã nhiệt tình tạo điều kiện cho tôi thu thập hồ sơ, tài liệu, có nhiều trao đổi kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Thế Huy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3
1.1 Lý thuyết về ngân sách nhà nước 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước 3
1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước 4
1.1.4 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 4
1.2 Quản lý thu ngân sách nhà nước 6
1.2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước 6
1.2.2 Các nguồn thu ngân sách nhà nước 6
1.2.3 Nguyên tắc của quản lý thu ngân sách nhà nước 7
1.2.4 Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước 8
1.2.5 Nội dung công tác quản lý thu ngân sách 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước 12
1.3.1 Các yếu tố khách quan 12
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 13
1.4 Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho quận Hải An 15
1.4.1 Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh 15
Trang 61.4.2 Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng 15
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho quận Hải An 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 18
2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội quận Hải An 18
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 18
2.1.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội quận Hải An 19
2.1.3 Một số kết quả về thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An 21
2.2 Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An 26
2.2.1 Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước 26
2.2.2 Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước 31
2.2.3 Công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước 35
2.2.4 Công tác thanh, kiểm tra thu ngân sách nhà nước 42
2.3 Đánh giá công tác quản lý thu ngân sách nhà nước địa bàn quận Hải An 46
2.3.1 Những kết quả đạt được 46
2.3.2 Hạn chế 47
2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế 50
CHƯƠNG 3 52
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, TP HẢI PHÒNG 52
3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội quận Hải An giai đoạn 2020-2025 52
3.1.1 Phương hướng phát triển 52
3.1.2 Mục tiêu phát triển 53
3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới 54
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán thu NSNN 54
Trang 73.2.2 Hoàn thiện công tác chấp hành thực hiện dự toán thu NSNN 57 3.2.3 Hoàn thiện công tác quyết toán thu NSNN 58 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tất cả các nguồn thu ngân sách, chống thất thu ngân sách 58 3.2.5 Một số biện pháp khác nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước 66 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh GTGT Giá trị gia tăng
NSTW Ngân sách Trung ương
SXKD Sản xuất kinh doanh
TTHC Thủ tục hành chính
Trang 9DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
2.1 Kết quả thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận
2.2 Tình hình giao dự toán thu NSNN quận Hải An giai đoạn
2.3 Tình hình chấp hành dự toán thu NSNN quận Hải An giai
2.4 Tình hình quyết toán thu ngân sách nhà nước quận Hải An 36
2.5 Tình hình quyết toán một số khoản chính của thu trong cân
đối ngân sách trên địa bàn quận Hải An 39
2.6 Tổng hợp kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An 43 3.1 Dự toán thu NSNN trong giai đoạn 2020-2024 55
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
2.1 Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Hải An, TP Hải Phòng 18
2.2 Kết quả thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải
2.4 Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN quận Hải An giai
2.5 Tỷ lệ thực hiện/Dự toán của tổng thu ngân sách nhà nước
2.6 Tổng số thuế truy thu và nộp phạt thu được qua công tác
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước (NSNN) là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước các cấp quản lý kinh tế, trong thu NSNN thì thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất Thu NSNN cấp huyện là một bộ phận trong bộ máy quản lý của thu NSNN góp phần thực hiện các nhiệm vụ cấp trên giao cho, ngân sách thu được trích lại để đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quản lý thu NSNN vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập như đối tượng nộp thuế tăng lên, cán bộ thu còn thiếu về lực lượng, còn yếu về chuyên môn, kinh nghiệm
Quận Hải An là quận tập trung đông dân cư, có Cảng Hải Phòng và nhiều trung tâm thương mại, doanh nghiệp Ủy ban nhân dân quận luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo các bộ phận làm nghiệp vụ thu NSNN trên địa bàn đảm bảo chỉ tiêu cấp trên giao Việc tổ chức, quản lý ngân sách quận hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết được những vấn đề cần thiết của xã hội trên địa bàn quận Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận, từ đó góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho quận Hải An nơi tôi đang công tác
2 Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước quận Hải An Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Hải An trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An giai đoạn 2015-2019
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại quận Hải An
Trang 12+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách quận Hải An giai đoạn 2015-2019
4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin qua các tài liệu của UBND quận Hải An, phòng Tài chính - Kế hoạch quận; số liệu qua các giáo trình, website, báo cáo khoa học, là cơ sở để phân tích hoàn thiện luận văn
* Phương pháp xử lý số liệu (phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê) Tài liệu sau khi thu thập được, tổng hợp vào bảng xử lý theo yêu cầu của nghiên cứu So sánh, phân tích các số liệu liên quan đến bài luận văn
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài luận văn đã vận dụng lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước
để đánh giá, phân tích thực trạng về công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Hải An, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 Từ đó đề ra quan điểm, biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An trong thời gian tới
Với những kết quả thu được sau khi nghiên cứu, các biện pháp đưa ra trong luận văn có thể áp dụng vào công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng Đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ở một số địa phương khác trên cả nước
Trang 13CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Lý thuyết về ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm
Ngân sách nhà nước là công cụ để Chính phủ điều tiết vĩ mô nền kinh
tế xã hội Ngân sách nhà nước là tiền của nhân dân thông qua các khoản đóng thuế, phí, lệ phí và các khoản viện trợ không hoàn lại
Nhà nước thu ngân sách, lấy ngân sách đó để phục vụ các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Ngân sách nhà nước là tổng thể các mối quan hệ thu, chi giữa Nhà nước và xã hội trong quá trình các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện chức năng quản lý, điều tiết nền kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng dự toán, quyết toán các nhiệm
vụ thu, chi ngân sách bằng tiền trong một khoảng thời gian nhất định
Như vậy khái niệm về Ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.” [10]
1.1.2 Bản chất của ngân sách nhà nước
Với tư cách là công cụ điều tiết nền kinh tế của cơ quan Nhà nước, việc nghiên cứu, xem xét trên các phương diện của ngân sách nhà nước thì NSNN
có góc độ xem xét như sau:
- Ngân sách nhà nước là phạm trù kinh tế - lịch sử Đó là xem xét dưới góc độ khoa học
- Ngân sách nhà nước là phản ánh tổng thể các mối quan hệ KT-XH thông qua quan hệ giữa việc cân đối thu, chi các nguồn lực tài chính trong ngân sách vì mục tiêu phát triển KT-XH
Trang 14- Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất, được sử dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước
- Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước hay là bảng cân đối thu - chi chủ yếu của Nhà nước
- Ngân sách nhà nước là đạo luật tài chính cơ bản trong năm tài chính
Đó là xem xét dưới góc độ pháp lý
Từ cách tiếp cận đó, có thể rút ra về bản chất sâu xa của NSNN:
Ngân sách nhà nước là hệ thống (tổng thể) các quan hệ kinh tế, gắn liền với quá trình phân phối các nguồn lực tài chính của xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định [3]
1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước
Trong thời điểm giai đoạn bước vào nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, ngân sách nhà nước có các vai trò chủ yếu như sau:
- Ngân sách nhà nước huy động nguồn tài chính để đảm bảo thực hiện chi tiêu của Nhà nước
- Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, đồng thời nó cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế
- Ngân sách nhà nước góp phần bù đắp những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, đảm bảo xã hội công bằng, an sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững
1.1.4 Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
Theo tinh thần của Luật NSNN năm 2004 thì NSNN bao gồm ngân sách ở các cấp từ trung ương đến địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Được thể hiện như sơ đồ hình 1.1 dưới đây
Trang 15Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống NSNN ở Việt Nam Trong sơ đồ hình 1.1 trên thì ngân sách nhà nước ở địa phương bao gồm: + Ngân sách cấp Tỉnh gồm: Tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương + Ngân sách cấp Huyện gồm: Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh
+ Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của
Trang 16mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó
+ Ngân sách được bổ sung cho cấp nào thì cấp đó thực hiện nhiệm vụ, không được sử dụng cho cấp khác
1.2 Quản lý thu ngân sách nhà nước
1.2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước gắn liền trực tiếp với các hoạt động kinh tế trong xã hội Các khoản thu vào ngân sách nhà nước phản ánh sự phát triển của nền kinh tế của từng địa phương, cả nước
Nhìn vào kết quả thu ngân sách nhà nước đánh giá được tốc độ, chất lượng và tính bền vững trong phát triển của một quốc gia Nguồn thu nội địa phải chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn thu không dựa vào khác khoản viện trợ từ bên ngoài, khoản vay nợ thì quốc gia mới phát triển bền vững được
Vậy, quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách
mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện [8] 1.2.2 Các nguồn thu ngân sách nhà nước
Phân loại theo nội dung kinh tế trong quản lý ngân sách nhà nước thì các nguồn thu ngân sách nhà nước được chia thành 02 nhóm:
Nhóm I: Thu từ thuế, phí, lệ phí có tính chất thuế
Nhóm II: Thu không mang tính chất thuế
Phân loại theo tính pháp lý thì nguồn thu ngân sách nhà nước được chia thành 2 nhóm:
- Các khoản thu mang tính bắt buộc: bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí
Trang 17- Các khoản thu mang tính chất tự nguyện: bao gồm các khoản thu từ viện trợ, vay nợ, tặng, cho…
Phân loại theo nguyên tắc thăng bằng ngân sách thì nguồn thu ngân sách nhà nước được chia thành 2 loại sau:
- Các khoản thu có tính chất hoa lợi Đó là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của quốc khố nhưng không làm tăng trái vụ của quốc gia; hoặc đó là những khoản thu làm giảm trái khoản của quốc gia mà không làm giảm ngân quỹ
- Các khoản thu không có tính chất hoa lợi Đây là những khoản thu làm tăng ngân quỹ khả dụng của ngân khố nhưng đồng thời cũng làm tăng một số lượng tương ứng các trái vụ của quốc gia Những khoản thu này thường không có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện tình trạng mất cân đối ngân sách
1.2.3 Nguyên tắc của quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định Luật Ngân sách nhà nước như sau:
- Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật Quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo xuất phát từ các Luật, văn bản dưới luật quy định, hướng dẫn thực hiện Nguyên tắc này cũng đòi hỏi các biện pháp quản
lý thu ngân sách nhà nước cũng phải phù hợp với quy định, xu thế chung của quốc tế, đặc biệt là các chính sách tài khóa, Thuế khi chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới
- Thứ hai, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ Quy trình tổ chức
và quản lý thu ngân sách nhà nước ở các cấp đều phải được áp dụng thống nhất trên cả nước Cơ quan thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước không được phép tự đặt ra quy trình thực hiện riêng cho mình, cũng như không được phân biệt các đối tượng nộp ngân sách nhà nước Tất cả đều phải tổ chức thực hiện theo đúng như quy định
- Thứ ba, nguyên tắc công bằng trong quản lý thu ngân sách nhà nước
Trang 18Đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính công, nghĩa là mọi công dân phải có nghĩa vụ vật chất với Nhà nước phù hợp với khả năng tài chính của mình Khi xây dựng biện pháp quản lý thu ngân sách nhà nước phải quán triệt nguyên tắc này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng phát triển đất nước Có như vậy mới động viên sức mạnh của toàn xã hội; qua đó gắn kết nghĩa vụ, quyền lợi của các tổ chức và từng công dân với nghĩa vụ và quyền lợi chung của quốc gia Chỉ có như thế thì sự phát triển mới mang tính chất cộng đồng và bền vững
- Thứ tư, nguyên tắc minh bạch Các khâu trong quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước đối với các đối tượng nộp ngân sách phải được công khai Công tác tuyên truyền, tư vấn, giải thích quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước đến việc tổ chức thực hiện từng khâu trong quy trình này đều phải rõ ràng, dễ hiểu, công khai Hạn chế trường hợp đối tượng nộp ngân sách thiếu thông tin về các quy định về luật ngân sách
Thứ năm, nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thu ngân sách nhà nước Quản lý thu ngân sách nhà nước là những biện pháp mang tính nghiệp vụ và hành chính pháp định Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan hành thu phải xây dựng quy trình quản lý thu ngân sách nhà nước theo luật định một cách hợp lý, phù hợp với tình hình, đặc điểm, điều kiện SXKD, thu nhập phát sinh của người nộp ngân sách
1.2.4 Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
Việc phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước được quy định rõ ràng
cụ thể cho các cấp từ Trung ương đến địa phương như sau:
- Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất sẽ quyết định tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp bội chi; phân bổ ngân sách theo từng loại cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình phát triển kinh tế của đất
Trang 19nước, địa phương
- Bộ Tài chính chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước trình Chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý ngân sách nhà nước; hướng dẫn kiểm tra các
bộ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm trình Chính phủ các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh
tế quốc dân; phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phụ trách
- Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng kế hoạch về tài chính
- Các bộ, ngành khác phối hợp với Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh để lập, phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực phụ trách
- UBND các cấp dưới lập dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và phải báo cáo lên cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp của mình để có phương án thực hiện
1.2.5 Nội dung công tác quản lý thu ngân sách
1.2.5.1 Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp tỉnh xuống, quá trình lập
dự toán tại cấp huyện được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên Thời gian lập dự toán được quy định từ ngày 10 tháng 6 hàng năm Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu ngân sách (ở đây là Phòng Tài chính –
Kế hoạch) phải thực hiện lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp Ủy ban nhân dân
Trang 20cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên Sở Tài chính xem xét dự toán ngân sách các cơ quan cấp tỉnh, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp
và lập dự toán ngân sách nhà nước trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Quy trình lập dự toán thu ngân sách được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán thu ngân sách và thông báo số kiểm tra
- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán thu ngân sách
- Giai đoạn 3: Ra quyết định phân bổ và giao dự toán thu ngân sách Nhà nước
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền của trung ương
1.2.5.2 Công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước
Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cơ quan tài chính vào cuối quý trước
Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN
Trang 21Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí, ) Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống Kho bạc nhà nước
1.2.5.3 Công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước
Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng xác định kết quả thực hiện các khoản thu theo dự toán, kế hoạch đã đặt ra Nó là cơ sở để phân tích, đánh giá việc thực hiện các khoản thu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Quyết toán thu ngân sách nhà nước cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện, chấp hành chỉ tiêu ngân sách qua một đơn vị thời gian (thường là một năm), qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để cho công tác lập kế hoạch ngân sách trong giai đoạn tiếp theo được sát thực, có hiệu quả hơn
Các bước thực hiện quyết toán thu ngân sách cấp huyện như sau:
Bước 1: Các đơn vị thực hiện thu ngân sách gửi báo cáo thu - chi cho đơn vị quản lý (Phòng Tài chính đối với đơn vị thuộc ngân sách cấp huyện; đơn vị dự toán cấp 1 gửi cho Sở Tài chính) Nhận báo cáo quyết toán thu chi ngân sách hàng năm của các xã có xác nhận của cơ quan KBNN (Kèm theo file dữ liệu thu, chi theo mục lục ngân sách) tại bộ phận quản lý ngân sách Phòng Tài chính
Bước 2: Thẩm định và đối chiếu số liệu quyết toán của các đơn vị thực hiện thu ngân sách nhà nước
Bước 3: Tổng hợp báo cáo quyết toán bằng phần mềm Quản lý ngân sách của các xã và các đơn vị khối huyện, thuyết minh quyết toán và đối chiếu với KBNN cấp huyện số liệu thu - chi ngân sách
Bước 4: In quyết toán trình lãnh đạo phòng ký và chuyển KBNN cấp huyện ký xác nhận và gửi báo cáo về Sở Tài chính và Kiểm toán nhà nước.[14]
1.2.2.4 Công tác thanh, kiểm tra thu ngân sách nhà nước
Việc thanh, kiểm tra thu ngân sách nhà nước là nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách, phát hiện
Trang 22những lỗ hồng còn thiếu sót trong cơ chế quản lý nhà nước về công tác thu ngân sách cấp huyện để có cơ sở kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm, bổ sung những thiếu sót nhằm góp nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý ngân sách của cơ quan công quyền
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp quận thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị dự toán và quyết toán ngân sách cấp dưới Sau đó tổng hợp, lập quyết toán ngân sách quận trình UBND quận phê chuẩn, báo cáo Sở Tài chính
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước
1.3.1 Các yếu tố khách quan
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế có tác động trực tiếp và có tính chất quyết định đến nguồn thu ngân sách nhà nước Kinh tế phát triển ổn định thì sẽ là cơ sở để đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo nguồn lực tài chính để phân phối thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, an sinh xã hội
Xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước Khi chính trị - xã hội ổn định thì mọi nguồn lực khác cũng có cơ sở
để phát triển, đây cũng là môi trường thuận lợi để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước Tại Việt Nam, tình hình chính trị - xã hội tương đối ổn định, điều đó có tác động rất tích cực lên nền kinh tế, giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nước khác trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới
* Chính sách và thể chế kinh tế
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thông các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng như thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua; tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, Chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở
“Đa phương hóa, đa diện hóa” đi đôi với hoàn thiện thể chế kinh tế, chính
Trang 23sách điều hành kinh tế vĩ mô, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vượt bậc và đã đưa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nước nghèo nhất sang các nước có thu nhập trung bình của thế giới Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy được hiệu lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững
* Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước
Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước là nhân tố có tác động trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của các cấp Trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ, Quốc hội nên có những xem xét để điều chỉnh, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước giữa các cấp cho phù hợp, mang lại hiệu quả quản lý Đặc biệt là phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, nâng cao quyền tự quyết của ngân sách cấp dưới để đầu tư công ngày càng phát triển phù hợp với xu thế hiện nay
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước các cấp là những người thực thi nhiệm vụ trong hệ thống quản lý ngân sách nhà nước Hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước được thực hiện có mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước Quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán thu ngân sách nhà nước có tác động rất lớn đến quản lý thu ngân sách nhà nước Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý thu ngân sách nhà nước, giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương
Trang 24Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy thu ngân sách nhà nước,
có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách ở các cấp Nếu năng lực của người lãnh đạo tốt, có tầm nhìn chiến lược thì việc quản lý thu ngân sách nhà nước sẽ mang hiệu quả, đảm bảo cân đối giữa các khoản thu – chi ngân sách; tiết kiệm cho ngân sách; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội…
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả thu NSNN Nếu cán bộ quản lý
có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung thu, nguyên tắc thu và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dự toán đã đề ra
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ, công chức cũng cần phải có phẩm chất đạo đức; tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân, thậm chí là sa sút
về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước, gây giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công nghiêm trọng
Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó Không chỉ với các ngành kinh tế, khoa học, kỹ thuật thực tế đã chứng minh, việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học vào trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước ở các cấp sẽ giúp tiết kiệm được công sức cũng như thời gian xử lý các công việc, đảm bảo được tính nhanh chóng, chính xác và thống nhất về mặt
dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách hành chính cũng như cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin
Trang 25học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý thu NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương.[9]
1.4 Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho quận Hải An
1.4.1 Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh
Quận 1 là đơn vị có số thu ngân sách hàng năm lớn nhất trong các quận, huyện của TP Hồ Chí Minh, với nguồn thu chủ yếu là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh
Tại Chi cục Thuế quận 1, các đơn vị kinh doanh trước khi bắt đầu hoạt động đều phải kê khai, đăng ký thuế và nhận một mã số riêng cho từng đơn
vị, được lưu vào hệ thống máy vi tính Mọi hoạt động kinh doanh đều phải được thường xuyên bổ sung vào hồ sơ theo mã số hóa của đơn vị, thuận tiện cho việc tra cứu và xác định các căn cứ tính toán các loại thuế Mọi đơn vị kinh doanh lớn và vừa phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hóa đơn, sổ sách
kế toán Trong hóa đơn ghi rõ mã số của đơn vị bán, mua hàng để thuận tiện cho việc tra cứu khi cần thiết
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ khai thuế được đào tạo chuyên nghiệp
Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc được trang bị đầy đủ: Trụ sở, mạng máy tính từ cơ quan thuế cấp cao nhất đến cấp cơ sở đều được đáp ứng
để cung cấp các thông tin về quản lý thu thuế một cách kịp thời lên cơ quan thuế cấp trên, tạo tiền đề cho quá trình quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao [7] 1.4.2 Quận Lê Chân - Thành phố Hải Phòng
Quận Lê Chân là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của TP Hải Phòng, đây cũng là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước với dân số khá đông, gồm có 12 phường và 3 xã Cơ cấu kinh tế được xác định là: Dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông lâm nghiệp
Công tác quản lý thu NSNN từ thuế được thực hiện trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu được UBND thành phố phê duyệt, Chi cục Thuế thực hiện quản lý thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và
Trang 26các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ; cấp xã, phường tổ chức thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh nhỏ, người trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục Thuế
Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Lê Chân luôn sát sao cùng Chi cục Thuế và các cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách tại các phường trên địa bàn trong việc thực hiện dự toán thu, đảm bảo nhiệm vụ thu cấp trên giao cho
Việc phân cấp nguồn thu cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 5 năm đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng [7]
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho quận Hải An
Hải An là quận đứng trong tốp 3 về thu ngân sách của thành phố Hải Phòng và là một trong ba quận tự chủ ngân sách Trên địa bàn quận tập trung nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt có
hệ thống cảng biển Ngoài những khoản thu ngân sách như những địa phương khác thì từ năm 2015 trở lại đây, quận được UBND thành phố Hải Phòng cho thu thêm khoản thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực các cửa khẩu cảng biển, đây là khoản thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số thu ngân sách trên địa bàn Quận
Qua nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách ở các địa phương trên
có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân, các cơ quan chức năng với cơ quan thuế trong công tác tuyên truyền và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận
Trang 27- Công tác tuyên truyền cần phải có sự phối hợp hơn nữa giữa Ủy ban nhân dân với các cơ quan chức năng, cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến tuyên truyền công tác thu ngân sách nhà nước đến từng thôn, xóm, từng người nộp ngân sách
- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước phải được bồi dưỡng, đào tạo thường xuyên, cập nhật các chính sách mới đầy đủ để thực hiện công tác thu ngân sách được tốt nhất
- Cải tiến quá trình thực hiện công tác kê khai, đăng ký thuế tiến tới vận động người nộp thuế áp dụng kê khai 100% qua mạng internet
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, máy móc làm việc cho cán bộ trong thực hiện thu ngân sách nhà nước để có thể đạt hiệu quả công việc cao nhất
- Tăng cường thực hiện công tác ủy nhiệm thu, điều này vừa tăng thu được cho ngân sách nhà nước, chống thất thu sót hộ, đồng thời tăng cường trách nhiệm của UBND các xã, phường trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước từ thuế, bổ sung cán bộ cho các bộ phận khác trong cơ quan thực hiện thu ngân sách
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội quận Hải An
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Quận Hải An là quận nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng; phía Đông giáp Sông Cấm có cửa Nam Triều đổ ra biển Bắc Bộ và huyện Cát Hải, phía Bắc giáp quận Ngô Quyền và huyện Thủy Nguyên, phía Tây giáp quận Ngô Quyền và sông Lạch Tray, phía Nam giáp sông Lạch Tray và huyện Kiến Thụy
Toàn bộ lãnh thổ quận với diện tích 10.492ha, dân số khoảng 104.070 người được phân thành 8 phường: Đằng Hải, Đằng Lâm, Cát Bi, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải, Thành Tô và Tràng Cát với những đặc điểm tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội và du lịch tương đối đồng đều
Hình 2.1 Quận ủy, UBND quận Hải An thành phố Hải Phòng
Nguồn: Kho Lưu trữ Quận ủy Hải An
Trang 292.1.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội quận Hải An
Quận Hải An có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều cơ hội phát huy tiềm năng, lợi thế, là trọng điểm thu hút đầu tư, phát triển như: cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, có nhiều cảnh quan, môi trường thiên nhiên đẹp, giàu tiềm năng du lịch văn hóa Đồng thời với diện tích đất tự nhiên rộng 10.379,75ha, là đầu mối giao thông của Hải Phòng với các tỉnh lân cận, nên được thành phố, trung ương quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển nhiều
dự án trọng điểm, nhất là các dự án phát triển đường trục giao thông chính như: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường bao phía Đông Nam, đường giao thông đô thị Bắc Sơn - Nam Hải, đường trục chính Tây Nam khu Công nghiệp Đình Vũ… đây là những yếu tố thuận lợi để xây dựng quận thành đô thị văn minh - hiện đại, là điều kiện để quận tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ, huy động các nguồn lực đầu
tư hạ tầng giao thông, đô thị; tạo bước phát triển mới về kinh tế - xã hội, đã tác động tích cực đến tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận
Các nhóm ngành kinh tế của quận ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, bình quân mỗi tăng 27,1% Các chỉ tiêu về kinh tế, thu - chi ngân sách nhiệm kỳ qua được Hội đồng nhân dân quận thông qua đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; tập trung mọi nguồn lực duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao gắn với đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng bền vững, có bước đột phá mới, từng bước tăng trưởng tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; công tác thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước
Kinh tế trên địa bàn quận phát triển khá năng động, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, có bước đột phá theo hướng tập trung quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đã từng bước cụ thể hoá Kết luận số 28-KL/TU ngày 10/3/2015 của Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng về “Xây dựng quận thành khu vực phát triển năng động; là cửa chính ra biển, đầu mối giao thông
Trang 30trong nước và quốc tế của thành phố; là động lực tăng trưởng chủ yếu của thành phố về dịch vụ và công nghiệp; có đô thị văn minh hiện đại, hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao” Tập trung khai thác lợi thế, tạo điều kiện thu hút đầu tư, cơ cấu kinh tế của quận chuyển dịch nhanh theo hướng dịch vụ
và công nghiệp
Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế do quận quản lý: Năm 2016: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 56,06%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 42,02%; Nông, lâm, thủy sản chiếm 1,91% Năm 2017: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 56,4%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 42,2%; Nông, lâm, thủy sản chiếm 1,4% Năm 2018: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 56,47%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 42,53%; Nông, lâm, thủy sản chiếm 1,01% Năm 2019: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 56,35%; Thương mại - Dịch vụ chiếm 42,92%; Nông, lâm, thủy sản chiếm 0,73%
Tổng giá trị sản xuất 3 ngành kinh tế do quận quản lý: năm 2016 đạt 5.300 tỷ đồng; năm 2017 đạt 6.413 tỷ đồng; năm 2018 đạt 7.856 tỷ đồng; ước năm 2019 đạt 9.537 tỷ đồng, ước năm 2020 đạt 11.635,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quận 5 năm đạt 21,4%/năm, vượt 2,11% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (NQ: 19,29%) Tổng giá trị thực hiện 5 năm đạt 40.742 tỷ đồng, vượt 972,2 tỷ đồng so với Nghị quyết đại hội II đề ra
Tập trung khai thác nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn trong dân… Trên địa bàn quận có nhiều dự án trọng điểm của Trung ương và thành phố đầu tư trong thời gian qua: Nâng cấp Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi; dự án Cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến; dự án đường, cầu Tân Vũ
- Lạch Huyện; dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo
Vũ Yên; dự án Đường trục giao thông đô thị Bắc Sơn - Nam Hải; dự án Nút giao khác mức Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ,… Quận luôn nhận được ngân sách thành phố hỗ trợ vốn đầu tư để triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện
Trang 31như: Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông của 08 phường trong quận,
hệ thống các trường học, trụ sở làm việc của phường Các dự án trọng điểm của Trung ương, thành phố đã và đang triển khai tạo cơ hội thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn quận
Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2015-2020 đạt 70.044 tỷ đồng, vượt 7.924 tỷ đồng so với Nghị quyết Đại hội III; tốc độ tăng tưởng bình quân đạt 10,5%/năm Cụ thể: Vốn ngân sách nhà nước đầu tư 9.846 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đầu tư 50.448 tỷ đồng; vốn trong dân cư đầu tư 9.750 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư phát triển do quận quản lý giai đoạn đạt 10.935 tỷ đồng, vượt 1.148 tỷ đồng so với Nghị quyết Đại hội III; tốc độ tăng tưởng bình quân đạt 10,04%/năm Cụ thể: ngân sách quận đầu tư 1.185 tỷ đồng; vốn trong dân cư đầu tư 9.750 tỷ đồng
Hoạt động văn hóa - xã hội được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên các mặt Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển vượt bậc, luôn đứng trong tốp đầu của thành phố Toàn quận hiện có 14/22 trường trường công lập đạt chuẩn quốc gia, bằng 63,6%, (tỷ lệ cao nhất thành phố và tăng hơn tỷ lệ năm 2015 của quận là 6,5%, tăng 02 trường: Trung học cơ sở Tràng Cát, Mầm non Đằng Lâm), có 02 trường: Mầm non Cát Bi, Mầm non Nam Hải đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 Tình hình an ninh chính trị, an ninh tôn giáo, an ninh đô thị trên địa bàn những năm qua ổn định; đảm bảo an ninh trật
tự các hoạt động trong các dịp lễ, tết, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV, Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm 15 năm thành lập quận, các dự án của trung ương, thành phố triển khai trên điạ bàn Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; kiềm chế các hoạt động lợi dụng tôn giáo truyền đạo trái phép
2.1.3 Một số kết quả về thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An
Tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An thời gian qua được tổng hợp qua bảng 2.1 như sau:
Trang 32Bảng 2.1 Kết quả thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An giai đoạn 2015-2019
Đơn vị: triệu đồng
Chênh lệch (+/-) So sánh (%) STT Chỉ tiêu Năm
1 Thu trong cân đối NS 437.138 757.238 1.024.670 1.141.543 1.298.037 320.100 267.432 116.873 156.494 73,23 35,32 11,41 13,71
2 Các khoản thu để lại
Trang 33Đơn vị: triệu đồng
Hình 2.2 Kết quả thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An
Thu ngân sách: Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, khai thác tốt các nguồn thu, nhất là nguồn thu từ đất, đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất, thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển trên địa bàn, chống thất thu ngân sách
Hàng năm Ủy ban nhân dân quận ban hành chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu - chi ngân sách nhà nước và cụ thể hóa chỉ đạo về thu ngân sách, quản lý chi thường xuyên, quản
lý chi đầu tư xây dựng Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các phường chủ động xây dựng chương trình hành động phù hợp với tình hình của mỗi địa phương, đơn vị Chỉ đạo đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất, tập trung đấu giá tiền sử dụng đất các dự án, các khu đất xen kẹp phù hợp với quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất, rà soát các doanh nghiệp còn nợ tiền sử dụng đất, đôn đốc thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước
Trang 34Kết quả cụ thể:
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 701.123 triệu đồng; năm
2016 đạt 1.556.699 triệu đồng; năm 2017 đạt 2.606.820 triệu đồng; năm 2018 đạt 2.772.669 triệu đồng; năm 2019 đạt 3.225.044 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 30,4%/năm Trong đó:
- Thu trong cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2015 đạt 437.138 triệu đồng; năm 2016 đạt 518.133 triệu đồng; năm 2017 đạt 901.047 triệu đồng; năm 2018 đạt 1.074.234 triệu đồng; năm 2019 đạt 1.298.037 triệu đồng Nghị quyết đề ra đến năm 2020 đạt 500 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng bình quân 9,19%/năm, tổng số thu của 5 năm là 2.113.534 triệu đồng Song, ngay từ năm đầu thực hiện (năm 2016) số thu ngân sách đã đạt 518 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra đến năm 2020 Thu ngân sách nhà nước thực hiện 5 năm đạt 4.658.626 triệu đồng, vượt 2.545.092 triệu đồng so với Nghị quyết Đại hội III; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25,22%/năm, vượt cao so với Nghị quyết (9,19%) Thu ngân sách trong giai đoạn này tăng mạnh là do thành phố đổi mới phương pháp xây dựng và giao dự toán thu chi ngân sách,
tỷ lệ điều tiết các khoản thu cũng như chính sách thu thuế vào ngân sách có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến công tác thu trên địa bàn, thêm vào đó năm
2016, 2017 thu ngoài quốc doanh tăng cao là do một số doanh nghiệp có số thu lớn chưa bị điều chuyển về nộp tại Cục Thuế thành phố và các địa phương khác như: Cảng Hải An, Công ty TNHH Hoàng Trường, Công ty TNHH Thái Việt, Công ty TNHH Hoàng Sơn, Công ty TNHH Hoàng Gia, Công ty TNHH Sao Mai…
- Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển năm 2015 đạt 250.000 triệu đồng; năm 2016 đạt 775.333 triệu đồng; năm 2017 đạt 1.574.053 triệu đồng; năm 2018 đạt 1.617.800 triệu đồng; năm 2019 đạt 1.881.088 triệu đồng Tổng thu từ nguồn phí 5 năm ước đạt 6.098.274 triệu đồng Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng cảng biển góp phần tích cực cho thành phố tái đầu tư hệ thống giao thông, các công trình hạ tầng trên địa bàn thành phố, giảm
Trang 35tối đa việc ùn tắc giao thông trong khu vực cửa khẩu cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất kinh doanh
Công tác thu ngân sách đã đảm bảo được quy trình, thủ tục, đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền địa phương các cấp Luôn đạt nhiệm vụ thu đề ra với tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển KT-XH của địa phương
Chi ngân sách: Kiểm soát, quản lý chặt chẽ chi ngân sách, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của quận và đúng quy định pháp luật
Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị, địa phương sử dụng hiệu quả nguồn dự toán được giao, hạn chế tối đa bổ sung ngân sách cho hoạt động chi thường xuyên Tập trung nguồn vốn đầu tư các công trình cấp bách, trọng điểm để thúc đẩy các dự án hoàn thành theo đúng như kế hoạch Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư đảm bảo đúng chế độ, chính sách quy định Từ năm 2017, quận được thành phố giao tự chủ về ngân sách, mặc dù nguồn thu còn gặp nhiều khó khăn nhưng ngân sách quận vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các khoản chi thường xuyên theo
dự toán được duyệt và các khoản chi đột xuất phát sinh Ưu tiên chi chế độ chính sách, an sinh xã hội, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, chi lương và các khoản theo lương
Tổng chi ngân sách năm 2015 năm đạt 430.056 triệu đồng, năm 2016 đạt 480.887 triệu đồng, năm 2017 đạt 644.058 triệu đồng, năm 2018 đạt 644.630 triệu đồng, năm 2019 đạt 735.139 triệu đồng Tổng chi ngân sách 5 năm đạt 293.770 triệu đồng với mức tăng trưởng bình quân đạt 4,73%/năm
Nhìn chung, qua các năm từ năm 2015 đến năm 2019, quận Hải An luôn tăng thu ngân sách và tăng chi ngân sách, nhưng mức tăng thu lớn hơn mức tăng chi gấp 7 lần nên đã đảm bảo cân đối thu - chi ngân sách quận, không để xảy ra tình trạng bội chi ngân sách kể cả những năm ngân sách quận hụt thu
Trang 362.2 Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Hải An
2.2.1 Công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Lập dự toán được xác định là khâu rất quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, đó cũng là căn cứ quan trọng để kiểm soát nguồn thu ngân sách và chi phí hàng năm của NSNN Tại quận Hải An việc phân bổ dự toán thu - chi ngân sách hàng năm thời gian qua
có nhiều tiến bộ Công tác lập dự toán hàng năm được UBND quận ra quyết định phân bổ cho từng đơn vị thụ hưởng NSNN, đảm bảo theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước
2.2.1.1 Các căn cứ lập dự toán thu ngân sách hàng năm
Cơ sở phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách cấp huyện của quận Hải An thực hiện theo Nghị quyết số 25/2014/NQ-HDND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của HĐND thành phố Hải Phòng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2015 đến năm 2020 Trên cơ sở đó, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết số 42/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014
về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương từ năm 2015 đến năm 2019 và áp dụng cho cả năm
2020 Đây là cơ sở đề các cấp chính quyền địa phương thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, quản lý nguồn thu được phân cấp cho mình Quy định về phân cấp nguồn thu dựa chủ yếu trên các tiêu thức đối tượng nộp (các khoản thu thuế), nội dung thu (các khoản thu phí), địa bàn phát sinh (các khoản thu tiền
sử dụng đất, tiền cho thúc đất, các khoản thu khác ) và được áp dụng chung cho tất cả các địa phương trong thành phố
Trong những năm vừa qua, quận Hải An đã coi trọng việc lập dự toán trong công tác quản lý thu NSNN, bởi nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính, đồng thời nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc
Trang 37kiểm soát chi phí hàng năm của NSNN Công tác lập dự toán của quận thường dựa vào một số căn cứ:
- Các văn bản Luật và dưới Luật Ngân sách nhà nước;
- Nghị quyết Đại hội Đảng của quận Hải An;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và 2016-2020;
- Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 22/11/2014 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương thành phố Hải Phòng năm 2015 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND thành phố Hải Phòng về việc điều chỉnh Điểm 3 Mục II Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2014 của thành phố Hải Phòng;
- Quyết định giao dự toán thu ngân sách của thành phố cho UBND quận Hải An các năm 2015-2019
2.2.1.2 Quy trình giao dự toán thu ngân sách trên địa bàn quận Hải An
Sau khi nhận được hướng dẫn dự toán thu chi NSNN và quyết định giao dự toán thu ngân sách hàng năm của UBND thành phố Hải Phòng, Phòng Tài chính - Kế hoạch của quận Hải An chịu trách nhiệm lập kế hoạch
dự toán thu chi NSNN trên địa bàn để báo cáo UBND quận Sau đó UBND quận trình HĐND quận để thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN của HĐND quận Hải An Sau khi có số dự toán chính thức được UBND quận báo cáo thành phố phê duyệt, UBND quận Hải An sẽ phân bổ dự toán thu chi NSNN cho các phường trực thuộc quận
Lập dự toán thu hàng năm là khâu đầu tiên và làm cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho năm kế hoạch Thực trạng công tác quản lý lập dự toán thu ngân sách tại quận Hải An được tổng hợp đánh giá cụ thể như bảng 2.2 dưới đây:
Trang 38Bảng 2.2: Tình hình giao dự toán thu NSNN quận Hải An giai đoạn 2015-2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Chênh lệch (+/-) So sánh (%) STT Chỉ tiêu Năm
I Thu trong cân đối NS 413.884 470.469 984.645 1.046.542 1.243.950 56.585 514.176 61.897 197.408 13,67 109,29 6,29 18,86
1 Thu trên địa bàn 309.600 400.135 703.670 856.480 985.400 90.535 303.535 152.810 128.920 29,24 75,86 21,72 15,05 1.1
Thu ngoài quốc doanh:
2 Bổ sung từ NS cấp trên 104.284 70.334 280.975 190.062 258.550 -33.950 210.641 -90.913 68.488 -32,56 299,49 -32,36 36,03
II Các khoản thu để lại quản
lý qua NS 14.420 15.420 14.970 1.500 45.919 1.000 -450 -13.470 44.419 6,93 -2,92 -89,98 2.961,27 III
Trang 39Đơn vị: triệu đồng
Hình 2.3 Cơ cấu lập dự toán thu NSNN quận Hải An
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy cơ cấu các khoản thu trong cân đối ngân sách và khoản thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu thu ngân sách trên địa bàn quận Hải An
Về thu trong cân đối ngân sách: Trong lập dự toán các khoản thu cân đối ngân sách thì các khoản thu ngân sách trên địa bàn chiếm tỷ trọng lớn trong năm và tăng dần qua các năm Cụ thể năm 2015 dự toán thu trên địa bàn
là 309.600 triệu đồng, chiếm 74,8% trong tổng số thu cân đối ngân sách; năm
2016 là 400.135 triệu đồng, chiếm 85,05% trong tổng số thu cân đối ngân sách, tăng 90.535 triệu đồng so với năm 2015; năm 2017 là 703.670 triệu đồng chiếm 71,46% trong tổng số thu cân đối ngân sách, tăng 303.535 triệu đồng so với năm 2016; năm 2018 là 856.480 triệu đồng, chiếm 81,84% trong tổng số thu cân đối ngân sách, tăng 152.810 triệu đồng so với năm 2017; năm
2019 dự toán là 985.400 triệu đồng, chiếm 79,22% trong tổng số thu cân đối ngân sách, tăng 128.920 triệu đồng so với năm 2018 Trên địa bàn quận Hải
Trang 40An có nhiều doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, vận tải lớn; doanh nghiệp nước ngoài; đất đai rộng rãi chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở nhiều; kinh tế phát triển… nên nguồn thu bền vững tăng đều qua các năm Đảm bảo ngân sách cho khả năng tự cân đối ngân sách trên địa bàn quận được ổn định
Theo số liệu dự toán thu ngân sách của phòng Tài chính - Kế hoạch quận: Nội dung thu từ ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và đều được giao với mức tăng đều qua các năm Cụ thể, số dự toán thu năm 2015 là 115.000 triệu đồng, năm 2016 là 154.135 triệu đồng, năm 2017 là 244.200 triệu đồng, năm 2018 là 251.410 triệu đồng, đến năm 2019 số liệu giao dự toán đối thu từ ngoài quốc doanh tại quận Hải An đã tăng lên đến mức 287.000 triệu đồng Việc lập dự toán với nội dung thu này đã song hành cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ, sự tăng lên nhanh chóng của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực các cửa khẩu cảng biển: Dự toán thu khoản này tăng qua các năm từ 270.000 triệu đồng năm 2015 lên 750.000 triệu đồng năm 2016 với mức tăng 177.78%; năm 2017 dự toán là 1.550.000 triệu đồng tăng 106,67% so với năm 2016; năm 2018, 2019 con số dự toán này là được giao
là 1.800.000 triệu đồng Con số này có bước tăng nhảy vọt vào năm
2017-2019 là do trước đó khoản này quận chỉ thu tạm nhập tái xuất, từ 01/01/2017 thành phố đồng ý cho thu thêm cả hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng cảng biển nên khoản thu này bao gồm cả tạm nhập tái xuất trong đó nên những năm này khoản thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực các cửa khẩu cảng biển tăng mạnh
Thu phí hạ tầng cảng biển là nội dung mới, Hải Phòng là đơn vị đầu tiên thực hiện, nhiều nội dung trong quy chế hoạt động thu chưa quy định cụ thể, do vậy đơn vị thu vừa thực hiện, vừa nghiên cứu và tham vấn các sở,