1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật việt nam về hóa Đơn Điện tử trong quản lý thuế

154 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật Việt Nam về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế
Tác giả Nguyễn Minh Trí
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thanh Bình
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 6,33 MB

Nội dung

Điều này đặt ra một đòi hỏi cấp thiết là cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và các giải pháp để đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT ở nước ta, bởi HĐĐT không chỉ đơn thuần mang tính kinh tế mà còn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: NGUYỄN MINH TRÍ, sinh năm 1961, là học viên Chương trình Cao

học Luật Kinh tế, khóa 2019-2021, Trường Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, xin cam đoan:

- Nghiên cứu đề tài Luận văn “Pháp luật Việt Nam về hoá đơn điện tử trong

quản lý thuế” một cách trung thực, khoa học, không sao chép nhưng có sự kế thừa

các luận cứ khoa học của các Công trình và Luận văn đã nghiên cứu trước đây

- Nếu có gì không đúng như cam đoan, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

TÁC GIẢ

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

- Hình 1: Mẫu Hóa đơn điện tử (có mã của cơ quan thuế);

- Hình 2: Mẫu Hóa đơn GTGT điện tử (không có mã của cơ quan thuế);

- Hình 3: Mẫu Hóa đơn bán hàng điện tử (không có mã của cơ quan thuế);

- Hình 4: Mẫu Hóa đơn GTGT điện tử (dùng cho tổ chức kinh doanh ngành nghề đặc thù);

- Hình 5: Mẫu Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử (không có mã của cơ quan thuế);

- Hình 6: Mẫu Phiếu thu tiền cước Vietnam Airlines (loại khác của hóa đơn);

- Hình 7: Mẫu Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, khách sạn, nhà thuốc… sẽ phải kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế 24/7;

- Hình 8: Mẫu Hóa đơn bán hàng điện tử (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan);

- Hình 9: Mẫu Hóa đơn bán hàng điện tử theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài Chính;

- Hình 10: Mẫu Hợp đồng dịch vụ về HĐĐT giữa tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử với doanh nghiệp;

- Hình 11: Mẫu Hóa đơn GTGT giấy (loại DN đặt in);

- Hình 12: Mẫu Hóa đơn GTGT điện tử;

- Hình 13: Mẫu Phiếu thanh toán cho HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;

- Hình 14: Mẫu Biên bản điều chỉnh sai sót nội dung HĐĐT (sai giá bán);

- Hình 15: Mẫu HĐĐT điều chỉnh sai sót (thao tác tại phần mềm HĐĐT);

- Hình 16A: Mẫu Biên bản điều chỉnh sai sót thông tin khách hàng (địa chỉ);

- Hình 16B: Mẫu HĐ điện tử số 0000008 bị sai sót thông tin khách hàng;

- Hình 17: Mẫu Biên bản thu hồi hóa đơn để xóa bỏ (hủy bỏ);

- Hình 18A, 18B: Mẫu Hóa đơn điện tử bị sai được thu hồi để xóa bỏ (hủy bỏ);

- Hình 19A,19B: Mẫu Hóa đơn điện tử thay thế cho hóa đơn bị thu hồi để xóa bỏ (hủy bỏ);

- Hình 20: Mẫu Biên bản họp về việc hủy hóa đơn;

Trang 6

- Hình 21: Mẫu Biên bản kiểm kê hóa đơn;

- Hình 22: Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn;

- Hình 23: Mẫu Biên bản tiến hành hủy hóa đơn;

- Hình 24A, 24B, 24C: Các mẫu Thông báo kết quả hủy hóa đơn (TB03/AC);

- Hình 25: Mẫu Thông báo tiếp nhận kết quả hủy hóa đơn (Tổng cục thuế);

- Hình 26: Bảng liệt kê hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả;

- Hình 27: Bảng số liệu về Hóa đơn điện tử được các DN sử dụng từ năm 2012- 2017;

- Hình 28: Ba Biểu đồ về Hóa đơn điện tử được các DN sử dụng từ năm 2012-2017 (nguồn gốc từ Tổng cục thuế);

- Hình 29A, 29B, 29C, 29D, 29Đ, 29E, 29F: Bảy (07) Bảng và Biểu đồ khảo sát về Hóa đơn điện tử do VCCI thực hiện năm 2019;

- Hình 30: Bảng ước tính chi phí đầu tư ban đầu sử dụng HĐĐT;

- Hình 31: Bảng kê bán lẻ theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC;

- Hình 32: Quyết định về việc áp dụng Hóa đơn điện tử;

- Hình 33A và 33B: Mẫu phát hành Hóa đơn giá trị gia tăng điện tử;

- Hình 34: Thông báo phát hành HĐ-GTGT gởi đến cơ quan thuế (TB01/AC);

- Hình 35: Chấp nhận của cơ quan thuế về Thông báo TB01/AC;

- Hình 36: Thể hiện đã đăng ký phát hành HĐ-GTGT điện tử (tại trang web Tổng cục thuế)

Trang 7

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM 7

1.1 Khái quát về hóa đơn điện tử 7

1.1.1 Khái niệm hóa đơn và hóa đơn điện tử 7

1.1.1.1 Khái niệm hóa đơn 7

1.1.1.2 Khái niệm hóa đơn điện tử 7

1.1.2 Đặc điểm của hóa đơn điện tử 9

1.1.3 Các loại hóa đơn điện tử 12

1.1.3.1 Hóa đơn giá trị gia tăng điện tử 13

1.1.3.2 Hóa đơn bán hàng điện tử 15

1.1.3.3 Các loại hóa đơn, chứng từ điện tử khác 16

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa và giá trị pháp lý hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 16

1.1.4.1 Vai trò cơ bản của việc sử dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế: 16

1.1.4.2 Ý nghĩa và giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử: 19

1.1.5 Kinh nghiệm của các nước với việc sử dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 20

Trang 8

1.2 Quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 26

1.2.1 Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 27

1.2.2 Nội dung hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 31

1.2.3 Nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 35

1.2.4 Trường hợp điều chỉnh, thay thế, hủy hóa đơn điện tử trong quản lý thuế 37

1.2.5 Xử lý vi phạm trong việc đăng ký và sử dụng HĐĐT trong quản lý thuế 40

Kết luận Chương 1 43

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ THUẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 44

2.1 Thực tiễn triển khai áp dụng pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 44

2.1.1 Thực trạng triển khai áp dụng pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 44

2.1.2 Những kết quả ban đầu đạt được khi triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 48

2.1.3 Những tồn tại, bất cập và khó khăn khi triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 55

2.1.4 Một số bài học thực tiễn sau thời gian triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 61

2.2 Hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 64

2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 64

2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai áp dụng pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế ở Việt Nam 71

Kết luận Chương 2 77

KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia, trong quá trình thực thi chính sách quản lý thuế, các quốc gia luôn luôn chú trọng cơ chế hành thu theo nguyên tắc phải thu đầy đủ, chính xác và kịp thời Để đạt mục đích này thì việc quản lý các chủ thể, đối tượng, nguồn thu sao cho chặt chẽ, tránh thất thu là yếu tố có tính chất quyết định Trong hệ thống thuế ở nước ta cũng như ở nhiều nước trên thế giới, có một số loại thuế mà việc thu thuế luôn gắn liền với việc thực hiện đầy đủ các quy định về hóa đơn, chứng từ Việc cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính về hóa đơn, chứng từ cũng là hướng ưu tiên trong cải cách các chính sách về thuế của Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ về công nghệ số, công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển bền vững và tạo bước đột phá trong chương trình cải cách hành chính Nhà nước nói chung cũng như trong lĩnh vực quản lý thuế nói riêng

Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, ngành thuế Việt Nam đã cải cách nhiều loại hình thủ tục hành chính đối với các nhóm dịch vụ công trực tuyến và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, giảm thiểu đáng kể chi phí và thời gian, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử và đặc biệt là áp dụng HĐĐT một cách thuận lợi nhất

Trên thế giới, HĐĐT đã được nhiều quốc gia sử dụng với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, nhất là các quốc gia thuộc Liên minh Châu âu (EU) đã

áp dụng HĐĐT từ rất lâu, chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp; nhà phân phối; nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; hệ thống bán lẻ, thông qua các giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp với Chính phủ, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân

Ở Việt Nam, từ năm 2011 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số BTC ngày 14/3/2011 về việc hướng dẫn sử dụng HĐĐT khi mua bán hàng hóa và

Trang 10

32/2011/TT-cung ứng dịch vụ Đây là văn bản pháp lý riêng biệt, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam triển khai, áp dụng HĐĐT

Hóa đơn điện tử ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở xác lập quan hệ mua bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ Mặt khác, HĐĐT còn là một công cụ đắc lực, quan trọng để giúp cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Việc sử dụng HĐĐT góp phần hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như việc cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu thông tin mua bán của các chủ thể kinh doanh

Trên thực tế, mặc dù HĐĐT có rất nhiều ưu điểm so với các loại hóa đơn giấy truyền thống nhưng với sự phát triển tự nhiên vốn có của nó thì HĐĐT chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam Điều này đặt ra một đòi hỏi cấp thiết là cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và các giải pháp để đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT ở nước ta, bởi HĐĐT không chỉ đơn thuần mang tính kinh tế mà còn mang tính pháp lý thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa thu thuế

và nộp thuế, mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế Mặt khác, HĐĐT góp phần mang lại tính thuận tiện, tính lợi ích và tính bảo mật cho các chủ thể kinh doanh

và các chủ thể khác có liên quan, HĐĐT còn góp phần đảm bảo công bằng xã hội và đảm bảo việc thu ngân sách đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật

Từ những lý do nêu trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Pháp luật Việt Nam

về hoá đơn điện tử trong quản lý thuế” làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu hệ thống pháp luật về thuế và quản lý thuế luôn thu hút nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học và người làm công tác thực tiễn quan tâm tìm hiểu Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề sử dụng HĐĐT trong quản lý thuế tại Việt Nam vẫn chưa được tiếp cận nhiều Theo tìm hiểu và trong giới hạn nghiên cứu của mình thì tác giả thấy rằng có một số công trình khoa học và các bài báo có nội dung liên quan gần đến đề tài nghiên cứu của tác giả như sau

Trang 11

• Đề tài nghiên cứu khoa học:

- Nguyễn Đại Trí (2017), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia và giải pháp thúc đẩy sử dụng hóa đơn điện tử”,

Hội đồng nghiệm thu Bộ Tài chính, Hà Nội

Đề tài đã được nghiên cứu rất công phu, có ý nghĩa về khoa học lẫn cả thực tiễn, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về HĐĐT, về cơ sở dữ liệu như: khái niệm kho cơ sở dữ liệu, một số giải pháp cung cấp kho cơ sở dữ liệu Đề tài còn giới thiệu kinh nghiệm áp dụng HĐĐT và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia của một số nước trên thế giới (Hàn Quốc, các nước EU, lãnh thổ Đài Loan), từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất giải pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về HĐĐT cùng với việc đẩy mạnh sử dụng HĐĐT theo 3 nhóm chính: nhóm ngành thuế, nhóm doanh nghiệp và nhóm bên thứ ba là các đơn vị T-VAN cung cấp dịch vụ gia tăng trong lĩnh vực HĐĐT

Tuy nhiên, có một số vấn đề không được nêu ra trong bài nghiên cứu này là: Công trình nghiên cứu chỉ tập trung việc hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia và các giải pháp đẩy mạnh việc sử dụng HĐĐT một cách rộng rãi, không đưa ra lý luận khoa học pháp lý về HĐĐT cũng như các quy định pháp luật về việc triển khai áp dụng HĐĐT Mặt khác, bài nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017, thời điểm mà pháp luật về HĐĐT chưa quy định cụ thể và đầy đủ - thời điểm chưa có Nghị định

số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, chưa có Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ và đặc biệt chưa có Luật Quản lý thuế 2019

• Luận văn cao học:

- Hoàng Thị Thanh Hải (2014), Luận văn Thạc sỹ luật học, “Pháp luật về Hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam”, Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội

Luận văn đã nghiên cứu một cách rất tỉ mỉ, chuyên sâu, mang lại giá trị học thuật và tính ứng dụng cao, do Luận văn đã hệ thống những vấn đề cơ bản của pháp luật về hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện hóa đơn GTGT thông qua các hoạt động sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT

Trang 12

ở Việt Nam Luận văn còn đánh giá sự tác động của quy định pháp luật về hóa đơn GTGT ảnh hưởng đến việc quản lý thuế và thu thuế GTGT, đồng thời đề xuất các giải pháp hướng đến hoàn thiện pháp luật về hóa đơn GTGT cũng như nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật về hóa đơn GTGT Tuy phạm vi không gian nghiên cứu pháp luật ở góc độ Việt Nam nhưng số liệu được thu thập đầy đủ tại thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến 2013 cũng

đã phản ánh khá đầy đủ hiện trạng thực hiện hóa đơn GTGT ở Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu

Còn trong Luận văn của mình, tác giả sẽ đề cập các nội dung sau:

Đối tượng nghiên cứu của tác giả là pháp luật về HĐĐT hoàn toàn khác với pháp luật về hóa đơn GTGT là loại hóa đơn giấy đã được dùng từ nhiều năm trước đây, do đối tượng nghiên cứu khác nhau nên các quy định pháp luật cùng nhiều vấn

đề khác liên quan đến HĐĐT và hóa đơn GTGT cũng khác nhau Hơn nữa, Luận văn của tác giả Hoàng Thị Thanh Hải được hoàn thành vào năm 2014, thời điểm mà quy định pháp luật về quản lý thuế, về hóa đơn, chứng từ chưa ban hành rõ ràng, đầy đủ

và chi tiết như bây giờ

• Bài báo khoa học:

- Kiều Thị Tuấn (2020), “Hóa đơn điện tử và những vấn đề có liên quan”, Tạp chí điện tử Công Thương Việt Nam – Bộ Công Thương, ngày 11 tháng 06 năm 2020;

- Nguyễn Văn Thủy (2017), “Những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện

hóa đơn điện tử”, Tạp chí điện tử Tài chính – Bộ Tài chính, ngày 25 tháng 02 năm

2017;

- Phạm Thị Thu Hồng (2019), "Áp dụng hóa đơn điện tử ở Việt Nam và một

số kiến nghị", Tạp chí điện tử Tài chính – Bộ Tài chính, ngày 27 tháng 04 năm 2019;

Cùng một số công trình nghiên cứu, bài viết khoa học khác nói về hóa đơn, chứng từ, về HĐĐT đã đăng trên các tạp chí và diễn đàn khoa học với nhiều góc nhìn, nhiều khía cạnh và mức độ rộng hẹp, chuyên sâu khác nhau nhằm hỗ trợ nghiệp vụ

kế toán doanh nghiệp hoặc trong lĩnh vực quản lý thuế Nhưng chưa có bất kỳ nghiên

Trang 13

cứu nào đi sâu tìm hiểu pháp luật về HĐĐT trong quản lý thuế và hiện nay đây là nội dung rất đáng được quan tâm để đầu tư nghiên cứu

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến HĐĐT và việc áp dụng HĐĐT vào quản lý thuế hiện nay ở nước

ta

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài có phạm vi nghiên cứu và áp dụng pháp luật trên bình diện chung của Việt Nam và sử dụng số liệu minh họa chủ yếu trong khoảng

thời gian từ năm 2012 đến 2020 trên phạm vi cả nước

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là hệ thống những quy định pháp luật, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về HĐĐT trong quản lý thuế Từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về HĐĐT trong quản lý thuế và các giải pháp

nâng cao hiệu quả sử dụng HĐĐT hiện nay ở nước ta

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề sau:

- Khái quát, phân tích những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến HĐĐT và việc sử dụng HĐĐT trong quản lý thuế;

- Đánh giá đúng thực trạng triển khai áp dụng HĐĐT trong quản lý thuế tại Việt Nam nói chung và tại một số tỉnh, thành lớn nói riêng;

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về sử dụng HĐĐT trong quản lý thuế và kiến nghị những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả sử dụng HĐĐT trong quản lý thuế hiện nay ở nước ta

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, trong luận văn của mình tác giả

đã sử dụng một số phương pháp như sau:

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 để so sánh các

khái niệm, đặc điểm về phương diện lý luận, chỉ ra sự khác nhau trong những quy định pháp luật của các văn bản để giúp người đọc hiểu rõ bản chất của vấn đề, nhận

diện đúng nội dung trong các quy định pháp luật để tiếp cận và xử lý vấn đề tốt nhất;

Trang 14

- Phương pháp diễn giải, quy nạp: Được sử dụng ở Chương 1 và 2 của luận

văn để diễn giải các số liệu thống kê, các nội dung trích dẫn từ quy định pháp luật để minh chứng, làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, giúp người đọc nhìn nhận vấn đề toàn diện, mang tính thuyết phục cao

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Được sử dụng xuyên suốt cả Chương 1

và Chương 2 để tổng hợp và phân tích chuyên sâu về những vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực trạng liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm có 2 Chương:

Chương 1 Khái quát về HĐĐT và quy định của pháp luật về HĐĐT trong quản lý thuế ở Việt Nam

Chương 2 Thực tiễn triển khai áp dụng pháp luật về HĐĐT trong quản lý thuế

và hướng hoàn thiện

Trang 15

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN LÝ THUẾ Ở VIỆT NAM 1.1 Khái quát về hóa đơn điện tử

1.1.1 Khái niệm hóa đơn và hóa đơn điện tử

1.1.1.1 Khái niệm hóa đơn

Hóa đơn là loại chứng từ thương mại thể hiện việc mua bán HH-DV giữa các chủ thể trong đời sống xã hội Ban đầu HĐ chỉ có ý nghĩa đơn giản là ghi nhận việc mua bán giữa hai bên và nếu có tranh chấp thì các bên sẽ tự thương lượng, giải quyết Tiến trình phát triển xã hội, HĐ ngày càng được áp dụng rộng rãi và được XH chấp nhận, từ đó, Nhà nước tham dự vào việc quản lý HĐ để nắm rõ các giao dịch mua bán, hỗ trợ nhiệm vụ thu ngân sách đồng thời làm cơ sở để giải quyết tranh chấp và

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại Ngoài ra, Nhà nước công nhận tính pháp lý của HĐ trong việc chuyển nhượng HH và chứng nhận quyền

sở hữu của người đang nắm giữ HH

Ở góc độ kê khai và quản lý thuế, HĐ là một chứng từ kế toán, một chứng từ thuế bởi DN ghi chép sổ sách kế toán và kê khai thuế hoàn toàn dựa trên chứng từ gốc là các HĐ mua vào, bán ra Sau đó, CQT căn cứ vào các HĐ này để tính thuế GTGT và thuế TNDN

Vậy HĐ được hiểu là chứng từ do người bán ghi nhận thông tin bán

HH-DV theo quy định PL như 1 : Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua; Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá của HH-DV, số tiền chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT, số tiền thuế GTGT; Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ

ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập HĐ

1.1.1.2 Khái niệm hóa đơn điện tử

Trước đây, Việt Nam chỉ sử dụng thuần túy HĐ giấy do CQT đặt in hoặc do

DN tự in, đặt in như: HĐ xuất khẩu; HĐ giá trị gia tăng; HĐ bán hàng; v.v Vào

1

Chính phủ (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày

14 tháng 5 năm 2010 (khoản 1, Điều 3 và khoản 3, Điều 4);

Trang 16

năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định

về hóa đơn bán HH, cung ứng DV và đây là lần đầu tiên CP quy định về HĐĐT được khuyến khích sử dụng bên cạnh các hình thức thể hiện khác của HĐ có nội dung phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Tuy Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014) đã đề cập, khuyến khích và thí điểm áp dụng HĐĐT, nhưng sau 10 năm thực hiện, kết quả đạt được vẫn còn thấp, do nhiều DN chưa quen ứng dụng CNTT trong việc sử dụng và quản lý HĐ,

đa phần là những DN vừa, nhỏ, siêu nhỏ và các hộ KD cá thể

Nhằm góp phần thực hiện chủ trương phát triển Chính phủ điện tử2, ngày 12/9/2018 Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về HĐĐT

khi bán HH, cung cấp DV, trong đó giải thích: HĐĐT là HĐ thể hiện ở dạng dữ liệu

ĐT do người bán lập, ghi nhận thông tin bán HH, cung cấp DV, ký số hoặc ký điện

tử bằng các phương tiện ĐT, bao gồm cả trường hợp HĐ được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu ĐT với CQT 3

Sau đó, Luật Quản lý thuế 2019 quy định mọi tổ chức, cá nhân bán HH, cung cấp DV phải áp dụng HĐĐT thay cho HĐ giấy kể từ ngày 01/7/20224 và ngày 19/10/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP để tổ chức thực hiện

Theo đó, HĐĐT được xác định là HĐ có mã hoặc không có mã của CQT

được thể hiện ở dạng dữ liệu ĐT do người bán lập bằng phương tiện ĐT để ghi nhận thông tin bán HH, cung cấp DV theo quy định của PL về kế toán và thuế, bao gồm cả trường hợp HĐ được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu ĐT với CQT HĐĐT bao gồm các loại: HĐ-GTGT; HĐ bán hàng; Tem ĐT;

2

Chính phủ (2015), Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, ban hành ngày 14 tháng 10 năm

2015;

3 Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành

ngày 12 tháng 9 năm 2018 (khoản 2, Điều 3);

4

Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2019 (khoản

2, Điều 151);

Trang 17

Vé ĐT; Thẻ ĐT; Phiếu thu ĐT; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển ĐT hoặc các chứng từ ĐT có tên gọi khác Trong đó:

- HĐĐT có mã của CQT là HĐĐT được CQT cấp mã trước khi người bán HH, cung cấp DV gửi cho người mua Mã của CQT trên HĐĐT bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của CQT tạo ra và một chuỗi ký tự được CQT mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên HĐ5

- HĐĐT không có mã của CQT là HĐĐT do người bán HH, cung cấp DV gửi cho người mua không có mã của CQT 6, 7

- Dữ liệu ĐT là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương

tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi, nhận được và hiển thị bởi các phương tiện ĐT như: máy tính, thiết bị viễn thông, đường truyền internet và các nguồn ĐT khác Giá trị sử dụng của dữ liệu ĐT được xác định vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi

dữ liệu ĐT, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu ĐT, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác8

1.1.2 Đặc điểm của hóa đơn điện tử

a Về hình thức thể hiện

HĐĐT thể hiện ở dạng dữ liệu ĐT các thông tin bán HH, cung cấp DV thông qua thiết bị ĐT, đây là đặc điểm khác biệt rõ nét nhất giữa HĐĐT và HĐ giấy truyền thống đã và đang sử dụng, nên HĐĐT được lưu trữ trong các dụng cụ lưu trữ dữ liệu khá đa dạng như ổ cứng máy tính, USB, … , được truy xuất, thể hiện dưới dạng nguyên gốc ban đầu khi khởi tạo dữ liệu HĐĐT và được in ra dưới dạng một hóa đơn giấy thông thường Khi DN sử dụng HĐĐT cũng phải thực hiện tất cả các công đoạn như: lập, gởi, điều chỉnh, thu hồi, hủy, thay thế HĐĐT giống như HĐ giấy nhưng thực hiện trên phần mềm và tự chịu trách nhiệm bảo quản dữ liệu của chính mình

Trang 18

Khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan thuế thì DN có nghĩa vụ phải xuất trình những

dữ liệu đó

b Về hình thức lập hóa đơn

- Khác với HĐ giấy thường được lập với ít nhất từ 2 đến 3 liên thì HĐĐT chỉ

có 1 bản điện tử duy nhất mà không có các liên khác HĐĐT đảm bảo nguyên tắc về

số HĐ liên tục và đúng trình tự thời gian, đảm bảo mỗi HĐ được lập và sử dụng một lần tại thời điểm bán HH, cung cấp DV hoàn thành Điều này giúp khắc phục tình trạng người lập HĐ giấy để dành HĐ trống (lập nhảy số thứ tự hóa đơn) hoặc ngày lập hóa đơn giấy bị bỏ trống để điền vào sau, giúp cơ quan thuế quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng HĐ của DN

- Lập HĐĐT không cần phân biệt giá trị từng lần bán HH-DV, điều này khác với HĐ giấy là khi bán HH-DV có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì mới lập HĐ kể

cả khi người mua không yêu cầu, nếu dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không nhất thiết lập HĐ giấy trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao HĐ9

c Về các dạng hóa đơn điện tử

Xuất phát từ yêu cầu QLT thì HĐĐT chia thành 2 dạng: HĐĐT không có mã

và HĐĐT có mã của CQT

DN sử dụng HĐĐT không có mã, hầu hết là những DN đáp ứng các điều kiện như: có cơ sở hạ tầng CNTT, có sử dụng hệ thống phần mềm HĐĐT hoặc có sử dụng

DV cung cấp HĐĐT, có chữ ký số, đảm bảo việc lập, tra cứu, lưu trữ và truyền gởi

dữ liệu HĐĐT đến người mua và đến CQT theo quy định Những DN thuộc các ngành: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, cung cấp nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm,

y tế, kinh doanh siêu thị, đều sử dụng HĐĐT không có mã của CQT

9

Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2014 (điểm

b, khoản 2, Điều 16) & Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông

tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2015

(điểm b, khoản 7, Điều 3);

Trang 19

Đối với HĐĐT có mã thì được CQT cấp mã và số xác thực bởi hệ thống cấp

mã của CQT, làm tăng tính bảo mật, an toàn và thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu của CQT Do vậy, DN không cần phải lập báo cáo tình hình sử dụng HĐ bởi

hệ thống cấp mã của CQT sẽ lưu trữ và bảo quản dữ liệu cho DN Cơ quan thuế và

DN đều có thể kiểm tra trực tiếp HĐĐT trên hệ thống cấp mã xác thực hoặc thông qua website tra cứu Những DN mới đi vào hoạt động, thuộc diện rủi ro cao về thuế hoặc được CQT lựa chọn thì phải tạo và phát hành HĐĐT có mã của CQT Đặc biệt

là các hộ, cá nhân KD bán lẻ hàng tiêu dùng hoặc cung cấp DV trực tiếp đến người tiêu dùng (kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, ) thì phải thực hiện HĐĐT có mã của CQT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu

ĐT với cơ quan thuế

d Về việc hủy, tiêu hủy hóa đơn điện tử

Hủy và tiêu hủy HĐĐT là hai việc hoàn toàn khác nhau, bởi hủy HĐĐT là làm cho HĐ đó không có giá trị sử dụng, còn tiêu hủy HĐĐT là làm cho HĐ đó không truy cập và tham chiếu được những thông tin chứa bên trong nó10

Trong quá trình sử dụng HĐĐT không thể tránh khỏi những sai sót về thông tin được ghi nhận trên HĐ, có thể lỗi từ người bán hoặc lỗi từ người mua cho nên người bán cần phải hủy HĐĐT đã lập Tùy từng trường hợp mà có phương thức xử

lý khác nhau, phụ thuộc vào HĐĐT đó có mã hay không có mã, đã gởi hay chưa gởi cho người mua, đã giao hay chưa giao HH-DV, đã khai thuế hay chưa khai thuế và còn tùy vào nội dung sai sót của HĐĐT đã lập Tuy nhiên, mọi phương thức xử lý đều phải đảm bảo nguyên tắc chung là: hai bên mua bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai sót của HĐĐT, xác định điều chỉnh hay thu hồi HĐĐT bị sai sót

để hủy, lập HĐĐT khác thay thế cho HĐĐT bị hủy và phải thông báo với CQT

Còn tiêu hủy HĐĐT chỉ áp dụng cho các HĐ đã quá thời gian lưu trữ theo quy định PL về kế toán và thuế nếu không có quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền Việc tiêu hủy HĐĐT đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của các

10

Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011 (khoản 3, Điều 11);

Trang 20

HĐĐT chưa bị tiêu hủy, đảm bảo sự ổn định, bình thường của hệ thống HĐĐT và cũng không thể truy cập, tham chiếu được những thông tin chứa bên trong các HĐĐT

bị tiêu hủy bằng các thiết bị và phương pháp kỹ thuật khác nhau

1.1.3 Các loại hóa đơn điện tử

Xuất phát đặc điểm từng loại hình, ngành nghề, quy mô kinh doanh và nhu cầu sử dụng HĐĐT khác nhau mà các DN sử dụng các loại HĐĐT cũng khác nhau Nói cách khác, sự khác nhau trong hoạt động kinh doanh giữa các DN dẫn đến việc

sử dụng loại HĐĐT cũng khác nhau Chẳng hạn, HĐ-GTGT áp dụng cho DN khai thuế theo phương pháp khấu trừ, trong khi đó HĐ-BH áp dụng cho DN khai thuế theo phương pháp trực tiếp

Sử dụng HĐĐT thay cho HĐ giấy là sự cải cách về HĐ nhằm tạo ra những tiện ích cho đối tượng KD và công tác QLT của nhà nước Sự cải cách này, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến nội dung KD, bản chất giao dịch cũng như số thuế nộp ngân sách Vì vậy, các quy định PL liên quan đến HĐĐT đã được ban hành trước đây vẫn tiếp tục thi hành đến ngày 30/6/2022 như: Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 về hóa đơn bán HH, cung ứng DV (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014) và Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018

về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV Riêng Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn, chứng từ sẽ thay thế các Nghị định nêu trên kể từ ngày 01/7/2022

Giai đoạn từ 01/01/2011 đến 30/6/2022 là giai đoạn mà Nhà nước vừa chuẩn

bị về: chính sách, quy định PL, CNTT, đường truyền, nhân lực v.v , vừa tổ chức thí điểm, vừa khuyến khích các tổ chức, cá nhân KD chuyển đổi từ HĐ giấy sang HĐĐT nên lúc này các quy định PL về HĐĐT vẫn còn đơn giản và luôn được cập nhật, bổ sung

Giai đoạn này, các chủ thể kinh doanh sử dụng một số loại HĐĐT như sau:

Trang 21

Có 03 loại HĐĐT chủ yếu là: HĐ-GTGT điện tử; HĐ-BH điện tử và các loại HĐĐT khác gồm: Tem ĐT, Vé ĐT, Thẻ ĐT, Phiếu thu ĐT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển ĐT hoặc các chứng từ ĐT có tên gọi khác11, 12

Tuy nhiên, kể từ 01/7/2022 trở về sau, HĐĐT có thể chia thành 06 loại chi tiết hơn gồm13: HĐ-GTGT điện tử - HĐ-BH điện tử - HĐĐT sử dụng khi bán tài sản thuộc sở hữu NN hoặc sở hữu toàn dân - HĐĐT sử dụng khi bán hàng dự trữ quốc gia - HĐĐT khác gồm: Tem ĐT, Vé ĐT, Thẻ ĐT, Phiếu thu cước vận chuyển hàng không ĐT, Chứng từ thu cước vận tải quốc tế ĐT, Chứng từ thu phí DV ngân hàng

ĐT - Loại chứng từ ĐT được in, phát hành, sử dụng và quản lý như HĐ gồm: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ĐT, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý ĐT

1.1.3.1 Hóa đơn giá trị gia tăng điện tử

Như đã nêu, giữa HĐ-GTGT điện tử và HĐ-GTGT giấy chủ yếu khác nhau về hình thức thể hiện, còn về bản chất thì không thay đổi, cho nên định nghĩa về HĐ-GTGT tại Thông tư 39/2014 trước đây cũng giống như định nghĩa về HĐ-GTGT tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP bây giờ, đó là loại HĐ dành cho các tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán HH, cung ứng DV14 15

Cạnh đó, HĐ-GTGT điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển

DL điện tử với CQT là loại HĐ không bắt buộc phải có chữ ký số, các khoản chi mua HH-DV được ghi nhận từ HĐ này đều được xem là các khoản chi có đủ HĐ-CT hợp pháp khi tính thuế16, 17

Chính phủ (2020), Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ, ban hành ngày 19 tháng

10 năm 2020 (khoản 1, Điều 8) & Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban

hành ngày 31 tháng 3 năm 2014 (điểm a, khoản 2, Điều 3);

15 Hình số 1; 2 và 4 (Phụ lục);

16 Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành

ngày 12 tháng 9 năm 2018 (khoản 5, Điều 4 và khoản 1, Điều 5);

17

Hình số 7 (Phụ lục);

Trang 22

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của HĐ-GTGT điện tử, cần biết thuế GTGT

là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của HH-DV phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng18 nên ở góc độ kế toán và khai thuế thì DN phải tính toán được số thuế GTGT phải nộp cho chính xác thông qua phương pháp khấu trừ thuế Theo đó, số thuế GTGT mà DN phải nộp bằng số thuế GTGT của HĐ đầu ra (khi DN bán HH-DV) trừ đi số thuế GTGT của HĐ đầu vào (khi DN mua HH-DV) Hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra có thể mang lại những rủi ro đối với DN, chẳng hạn: Nếu hóa đơn GTGT đầu vào không hợp pháp thì sẽ không được khấu trừ và bị loại ra khỏi chi phí khi tính thuế TNDN Nếu hóa đơn GTGT đầu ra lập không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về HĐ Do đó, HĐ-GTGT điện tử phải lập và xử lý đúng cách khi bị sai sót, việc ghi nhận HĐ phải đúng với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đúng với từng trường hợp cụ thể như: xuất hàng

để bán; xuất hàng để khuyến mại, quảng cáo, làm mẫu; xuất hàng để cho, tặng, trao đổi, trả thay lương và tiêu dùng nội bộ; xuất hàng để cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả19

Do đặc điểm của HĐ-GTGT là được khấu trừ và hoàn thuế GTGT nên thường

bị kẻ xấu lợi dụng bằng các thủ đoạn như: thành lập công ty để mua bán HĐ, làm giả

HĐ, sử dụng HĐ không hợp pháp … nhằm trục lợi, chiếm đoạt ngân sách Nhà nước

Giữa HĐ-GTGT giấy và HĐ-GTGT điện tử có một số khác biệt là HĐ-GTGT giấy mang tính truyền thống, thủ công trong khi đó HĐ-GTGT điện tử mang tính hiện đại và hội nhập quốc tế trong hoạt động TM điện tử; HĐ-GTGT giấy gồm HĐ chưa xuất và đã xuất cần được lưu trữ trong kho, bảo quản cẩn thận, tránh bị cháy hoặc hư hỏng, trong khi đó HĐ-GTGT điện tử lưu trữ bằng file dữ liệu trên hệ thống của nhà cung cấp HĐ hoặc các DN có thể tự lưu trữ trên các thiết bị của mình; HĐ-GTGT giấy được người bán ký tay và đóng dấu đỏ còn HĐ-GTGT điện tử thì được lập trên

Trang 23

thiết bị điện tử, ký bằng chữ ký số Đặc biệt, HĐ-GTGT điện tử ghi được các mức thuế suất khác nhau cho nhiều dòng danh mục HH-DV khác nhau và ghi được trên nhiều trang liên tục trong cùng một số của HĐ, đây là điểm tiện lợi hơn so với trước, bởi HĐ-GTGT giấy chỉ ghi được một mức thuế suất và chỉ có một trang cho mỗi một

số của hóa đơn20

1.1.3.2 Hóa đơn bán hàng điện tử

HĐ-BH điện tử là loại HĐ dùng cho người bán khai thuế theo phương pháp trực tiếp khi bán HH-DV trong nội địa, xuất khẩu HH-DV ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan21, 22 Và ngược lại, dùng cho người bán từ trong khu phi thuế quan khi bán HH-DV vào nội địa hoặc khi bán HH-DV giữa các đơn vị KD trong khu phi thuế quan với nhau hoặc khi xuất khẩu HH-DV ra nước ngoài nhưng trên HĐ ghi rõ

“Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”23

Tuy trên HĐ-BH không thể hiện số thuế GTGT phải nộp nhưng người bán

HH, cung ứng DV vẫn phải nộp vào ngân sách Nhà nước số thuế GTGT theo quy định như sau: số thuế GTGT phải nộp bằng doanh thu nhân với tỷ lệ để tính thuế GTGT trên doanh thu (tỷ lệ được quy định theo từng hoạt động: phân phối, cung cấp hàng hóa 1%; dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; hoạt động kinh doanh khác: 2%)24

Do HĐ-BH không được khấu trừ thuế, hoàn thuế GTGT nên không thể bị kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạt ngân sách Nhà nước, tuy nhiên, họ có thể dùng HĐ-BH

20 Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2019 (điểm d.2, khoản 1, Điều 3);

Trang 24

bất hợp pháp để hợp thức hóa nguồn hàng, cân đối khống lượng hàng trong kho, điều chỉnh giá vốn hàng hóa nhập kho v.v

1.1.3.3 Các loại hóa đơn, chứng từ điện tử khác

Các loại HĐ-CT điện tử khác gồm: Tem ĐT; Vé ĐT; Thẻ ĐT; Phiếu thu tiền bảo hiểm ĐT… và các loại chứng từ ĐT khác gồm: Phiếu thu cước vận chuyển hàng không ĐT; Chứng từ thu cước vận tải quốc tế ĐT; Chứng từ thu phí DV ngân hàng ĐT…, có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định PL

có liên quan25, 26

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa và giá trị pháp lý hóa đơn điện tử trong quản lý thuế

1.1.4.1 Vai trò cơ bản của việc sử dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế:

a) Đối với cơ quan Nhà nước

- Khi tất cả mọi DN sử dụng HĐĐT thì ngành thuế và hải quan sẽ có hệ thống

cơ sở dữ liệu về HĐĐT, từ đó có thể hỗ trợ cho công tác thanh tra, quyết toán, hoàn thuế, phân tích DL về doanh thu, chi phí để nhận định những bất thường và mức độ rủi ro thuế của từng DN Khi CQT cần xem xét tính khách quan của HĐ thì không cần gởi công văn yêu cầu xác minh một cách thủ công mà chỉ cần tra cứu trên hệ thống của Tổng cục thuế Nhờ việc sử dụng HĐĐT giúp CQT có thể can thiệp ngay lập tức đến hoạt động kinh doanh của DN có biểu hiện bỏ trốn, mất tích, nợ thuế lâu ngày bằng cách ngăn chặn việc sử dụng HĐĐT của DN đó mà không phải trải qua một quy trình nghiệp vụ nhiều phức tạp

- Đặc điểm khó làm giả của HĐĐT đi đôi với việc quản lý chặt chẽ của CQT nên hạn chế tối đa tình trạng HĐ bất hợp pháp Riêng HĐ giấy có những đặc điểm giản đơn, dễ làm giả, khó kiểm chứng, khó quản lý nên kẻ xấu dễ dàng trục lợi, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước bằng nhiều thủ đoạn khác nhau Đơn cử, ngày 18/02/2021, Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt khẩn cấp Lê Thanh Trung (cư trú thành phố Cần Thơ) nằm trong đường dây mua bán HĐ giả, công an thu giữ 6 CPU máy

25 Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2014 (điểm

c, d, khoản 2, Điều 3);

26

Hình 6 (Phụ lục);

Trang 25

tính; 15 thùng tài liệu, hóa đơn; 1 máy tính bảng; 2 điện thoại; 2 xe ô tô và nhiều tiền mặt; 27 con dấu (15 mộc dấu tròn, 12 dấu tên) của nhiều công ty do Trung thành lập

và thuê người khác làm giám đốc công ty27

b) Đối với doanh nghiệp

- Phương thức sử dụng HĐĐT hoàn toàn phù hợp với thương mại quốc tế, tạo điều kiện dễ dàng để DN trong nước giao thương với các nước trong hệ thống chuẩn mực chung, mang tính hiện đại và hòa nhập kinh tế quốc tế, giúp DN rút ngắn thời gian, chi phí, thủ tục và khối lượng giao dịch xuyên biên giới

- Sử dụng HĐĐT giúp cho DN giảm các chi phí in ấn, lưu trữ và bảo quản HĐ; tránh tình trạng làm giả, cạo sửa, cháy, hỏng, mất mát HĐ; giúp DN giảm thiểu thủ tục hành chính do không phải xin duyệt mua từng cuốn HĐ như trước đây; đặc biệt đối với HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế vì tất cả thông tin của HĐ đã được gửi lên và lưu trữ tại máy chủ của Tổng cục Thuế khi xác thực nên DN không cần phải lập báo cáo định kỳ về HĐ Ngoài ra, HĐĐT có thể được in chuyển ra HĐ giấy

để người mua dùng vận chuyển hàng hóa đi trên đường

- Việc sử dụng HĐĐT giúp DN bảo mật thông tin mua bán, tránh mất mát, thất lạc HĐ, hạn chế rủi ro trong kinh doanh; giúp giảm bớt thời gian ghi chép, đánh máy, ký tên và đóng dấu HĐ, không mất thời gian gửi, chuyển giao HĐ đến khách hàng nên tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí cho việc phát hành và chuyển giao HĐ

do tại bất kỳ địa điểm nào và vào bất cứ lúc nào thì DN đều có thể lập HĐĐT để gởi cho khách hàng qua đường truyền internet cùng với smartphone bằng việc đăng nhập app của nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT

- HĐĐT rất tiện ích đối với mô hình hoạt động của DN lớn có nhiều tầng quản trị hoặc có nhiều cơ sở, chi nhánh bởi việc sử dụng HĐĐT của các đơn vị này đều được cơ quan chủ quản giám sát một cách tập trung và chặt chẽ

27 Thế Trịnh (2021), “Vụ xăng giả ở Đồng Nai: Bắt trùm mua bán hóa đơn giả”, Báo điện tử Công

an TP.Hồ Chí Minh, đăng ngày 18 tháng 02 năm 2021 tại

https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/bat-ong-trum-duong-day-mua-ban-hoa-don-gia_107533.html

Trang 26

- Ghi nhận thông tin trên HĐĐT cũng tiện lợi hơn so với HĐ giấy, chẳng hạn: các danh mục HH-DV có thể tương ứng với các mức thuế suất khác nhau (0%; 5%; 10%) và tất cả đều được ghi nhận trên cùng một số HĐĐT (HĐ giấy chỉ ghi đúng một mức thuế suất) Trường hợp chuyển đổi HĐĐT ra HĐ giấy để lưu trữ hoặc để lưu thông HH trên đường mà danh mục HH-DV bán ra nhiều hơn số dòng của 01 trang HĐ thì DN thực hiện lập và in HĐ trực tiếp từ phần mềm (hệ thống phần mềm máy tính cấp tự động) theo cách trên phần đầu trang sau của HĐ có hiển thị đầy đủ

và giống theo trang đầu về: số HĐ; mẫu HĐ; ký hiệu HĐ; tên; địa chỉ; MST của người mua, người bán và dòng ghi chú “tiep theo trang truoc – trang X/Y” (X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của HĐ)28

- Phần mềm HĐĐT có thể kết nối với phần mềm kế toán của DN nên giúp DN không phải mất thời gian, công sức để nhập dữ liệu bán ra một lần nữa, từ đó cũng tránh được sai sót khi nhập dữ liệu Trường hợp, phần mềm HĐĐT không được kết nối vào phần mềm kế toán thì DN có thể kết xuất toàn bộ thông tin bán hàng ra file

dữ liệu (Excel) để chép dán vào sổ sách kế toán

- DN sử dụng HĐĐT sẽ giúp cho khách hàng nhận được kết quả xác thực về HĐĐT bằng các file dữ liệu một cách nhanh chóng qua hệ thống email, tin nhắn SMS, v.v , giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, tránh mất mát, thất lạc trong khâu giao nhận HĐ và tạo thuận lợi cho khách hàng được hoàn thuế tại cửa khẩu khi đi xuất cảnh

Bên cạnh các vai trò to lớn của HĐĐT như đã trình bày thì việc sử dụng HĐĐT cũng phát sinh một số bất cập và rủi ro như:

- DN phải có cơ sở hạ tầng CNTT tốt để triển khai, nếu DN đặt ở vùng sâu, vùng xa, chưa thiết lập đường truyền internet thì sẽ không thực hiện được HĐĐT Đồng thời, DN phải có người hiểu biết cơ bản về CNTT, có thái độ tích cực để tìm hiểu, cập nhật các kiến thức mới một cách kịp thời Nếu cơ sở hạ tầng và trình độ,

28 Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2014 (khoản

1, Điều 19);

Trang 27

năng lực yếu kém có thể dẫn đến các rủi ro về tạo lập, phát hành và sử dụng HĐĐT, mất sự chính xác, quá trình truyền dữ liệu bị chậm trễ do thao tác, xử lý chưa thành thạo

- Chi phí đầu tư ban đầu không rẻ do phải mua phần mềm, mua bản quyền, mua chữ ký số, mua dịch vụ cung cấp HĐĐT và mua sắm các thiết bị, máy tính, …

- Do HĐĐT là dữ liệu điện tử nên các thông tin của DN, khách hàng và cơ quan QLNN có thể bị tấn công, gây trở ngại trong quá trình sử dụng HĐĐT, chẳng hạn: không cho truy cập, làm mất, làm thay đổi tính nguyên vẹn của dữ liệu Tuy

có thực hiện các biện pháp phòng vệ, đề cao sự an toàn và bảo mật nhưng cũng không thể khắc phục hết những lỗ hổng về thiết kế mà cần phải liên tục hoàn thiện bởi sự phát triển của khoa học công nghệ

- Theo quy định pháp luật29, khi HH vận chuyển trên đường, các cơ quan chức năng kiểm tra bằng cách truy cập hệ thống quản lý HĐĐT của CQT để tra cứu Do

DN không phải xuất trình HĐ giấy như trước đây để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ

HH nếu có sử dụng HĐĐT, điều này, có thể bị lợi dụng từ việc HĐĐT được sử dụng nhiều lần trong lưu thông HH khi bị kiểm tra Rủi ro này đã tạo ra khe hở cho gian lận thương mại, buôn lậu và trốn thuế

- Để sử dụng HĐĐT, DN phải có một đơn vị trung gian cung cấp DV phần mềm HĐĐT, sự phụ thuộc vào đơn vị trung gian có thể xảy ra sự cố, rủi ro trong bảo mật các thông tin về mua bán và vấn đề bảo mật càng phải đặt hàng đầu đối với các

DN có tính cạnh tranh cao, nhạy cảm hoặc liên quan đến yếu tố chính trị, an ninh, quốc phòng, v.v …

- Khách hàng là người mua để tiêu dùng thì không có chữ ký điện tử của người mua trên HĐĐT để chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ bán HH-DV Do vậy có thể dẫn đến rủi ro là việc DN cố tình khai khống doanh thu, để phục vụ các mục đích khác nhau

1.1.4.2 Ý nghĩa và giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử:

29

Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành

ngày 12 tháng 9 năm 2018 (khoản 1, Điều 29);

Trang 28

- HĐĐT là một bằng chứng thể hiện những thông tin về giao dịch HH-DV giữa các bên, có giá trị chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của người mua đối với

HH ghi trên HĐ và dùng để đăng ký tài sản (nếu PL có quy định) Khi có tranh chấp thì cơ quan giải quyết buộc các đương sự phải xuất trình, giải thích và làm cơ sở để giải quyết vụ việc

- HĐĐT là bằng chứng không thể thiếu, có giá trị pháp lý để làm cơ sở cho việc ghi chép sổ kế toán, vận chuyển HH trên đường (từ kho bên bán đến kho bên mua), kê khai thuế và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu

- HĐĐT có ý nghĩa trong công tác QLNN nói chung và trong QLT nói riêng, góp phần tích cực xây dựng Chính phủ điện tử, giúp giảm bớt thủ tục hành chính, hạn chế tình trạng trốn thuế và mua bán HĐ bất hợp pháp

- HĐĐT góp phần quan trọng trong sắp xếp lại nguồn lực lao động theo hướng tinh gọn, hợp lý và tiết kiệm tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, các công việc liên quan đến HĐ giấy và kế toán sẽ giảm thiểu đáng kể, giúp giảm chi ngân sách nhà nước và chi phí xã hội trong việc in ấn, chuyển phát, lưu trữ HĐ

- HĐĐT mang ý nghĩa đột phá trong việc phát triển CNTT khi mà các DN thực hiện được giải pháp an toàn, bảo mật thông tin, nâng cao năng lực quản trị, tối

ưu hóa các nguồn lực để đạt lợi thế trong kinh doanh, đặc biệt là thoát khỏi tình trạng

bị gian lận, giả mạo, cạo sửa, thất lạc, hư hỏng HĐ như trong thời kỳ sử dụng HĐ giấy

1.1.5 Kinh nghiệm của các nước với việc sử dụng hóa đơn điện tử trong quản

lý thuế

Theo nghiên cứu của Bộ Tài chính30, các quốc gia đã bắt buộc áp dụng HĐĐT đối với tất cả các giao dịch gồm có: Anh, Argentina, Brazil, Trung Quốc, Croatia, Hy Lạp, Hungary, Indonesia, Ý, Philippines, Bồ Đào Nha, Romania và Venezuela Một

số quốc gia áp dụng HĐĐT theo phân đoạn thị trường như: Áo, Bỉ, Đức, Hà Lan và

30 Lê Thị Mai Liên, Phạm Thị Thu Hồng (2019), “Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh

tế ngầm ở các nước trên thế giới”, Tạp chí điện tử Tài chính – Bộ Tài chính, đăng ngày 02 tháng 9

năm 2019 tại dong-kinh-te-ngam-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-312068.html

Trang 29

https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kinh-nghiem-quan-ly-thue-doi-voi-hoat-Thụy Điển Khi các Chính phủ chuyển sang sử dụng HĐĐT bắt buộc, các DN phải đối mặt với một điều kiện chặt chẽ hơn về tuân thủ thuế Nhiều quốc gia đã triển khai HĐĐT gồm cả lĩnh vực công và tư với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động TMĐT, áp dụng đối với các DN, người bán HH, cung ứng DV, bao gồm chủ yếu 03 loại hình là: giữa

DN với CP (tức B2G), giữa DN với DN (tức B2B) và giữa DN với cá nhân (tức B2C)

Ở châu Âu, các DN lớn đều sử dụng HĐĐT, cụ thể, Thụy Điển, triển khai

HĐĐT từ những năm 80 Uỷ ban châu Âu (European Commission - EC) cho rằng HĐĐT đã trở thành một phần của Châu Âu điện tử Vào năm 2014, Liên minh châu

Âu (European Union - EU) đã yêu cầu chính quyền của 28 quốc gia thành viên đến năm 2018 phải sử dụng HĐĐT đối với các giao dịch giữa DN với CP (tức B2G)

Tại Anh, HĐĐT được áp dụng rộng rãi ở các DN lớn, DN vừa và nhỏ DN lớn

được khuyến khích còn đối với DN nhỏ phải đáp ứng các điều kiện như quy mô DN, tình trạng xuất nhập khẩu hàng hóa, Việc áp dụng HĐĐT tại Anh thường tập trung vào các nhóm sau:

- Nhóm các DN xuất nhập khẩu sử dụng HĐĐT nhiều hơn các DN không có hoạt động xuất nhập khẩu (48,5% so với 27,5%), trong đó các DN xuất khẩu vừa và nhỏ cũng sử dụng HĐĐT nhiều hơn

- Nhóm các DN kinh doanh trực tuyến dễ phát hành HĐĐT hơn do có trang web riêng

- Nhóm các DN thương mại, dịch vụ có tỷ lệ áp dụng HĐĐT cao hơn cả, trong

đó ngành dịch vụ có tỷ lệ cao nhất là 42% Các lĩnh vực về khách sạn, y tế, công tác

xã hội và bán lẻ chỉ có khoảng từ 15% đến 16% các DN vừa và nhỏ sử dụng HĐĐT Các DN có doanh số bán hàng hóa lớn như lĩnh vực sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải và viễn thông được ghi nhận từ 27% đến 31% DN sử dụng HĐĐT

Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, các quốc gia đang triển khai lộ trình áp

dụng HĐĐT theo những phương thức khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế trong việc sử dụng HĐĐT và chấp hành pháp luật thuế

Tại Trung Quốc, thực hiện chính sách cải cách quản lý thuế thì CQT Trung

Quốc đã điện tử hóa con dấu, chữ ký và hóa đơn cùng với công cụ nhận diện chủ thể

Trang 30

giao dịch, đảm bảo độ chính xác về thông tin của HĐ do mỗi HĐ đều có mã QR, dấu của CQT, ký mã hiệu Thông qua HĐĐT, cơ quan thuế có thể để quét thông tin trên từng HĐ để kiểm tra lượng hàng tồn kho của DN, giúp CQT giám sát ngay lập tức, thay vì phải suy đoán để kiểm tra như trước đây Hiện nay, tất cả các DN tại Trung Quốc đều áp dụng HĐĐT và theo lộ trình thì Trung Quốc đang xây dựng ngành thuế điện tử nhằm thực hiện chiến lược số hóa quốc gia

Ở Singapore, ngay từ năm 2003 đã áp dụng HĐĐT, các DN có thể phát hành

HĐĐT mà không cần sự chấp thuận trước của Cơ quan thu nội địa (The Inland Revenue Authority of Singapore - IRAS), nhưng phải tuân thủ hướng dẫn và lưu giữ

hồ sơ đăng ký DN cũng có thể thuê bên thứ ba tạo HĐĐT và tín dụng điện tử Từ tháng 11/2008, các DN cung cấp HH-DV cho Chính phủ đã bắt buộc phải phát hành HĐĐT

Indonesia bắt đầu xây dựng cơ sở pháp lý vào năm 2014 và bắt buộc toàn bộ

các DN triển khai HĐĐT kể từ ngày 01/7/2016 Để sử dụng HĐĐT các DN phải thực hiện một số yêu cầu về cài đặt ứng dụng do Tổng cục Thuế cung cấp, sau đó các DN

sẽ nhận được “chứng chỉ điện tử” Quy định này đã giúp cho Indonesia tránh được tình trạng làm HĐ giả, giảm số tiền hoàn thuế trong khi số thu thuế GTGT lại tăng lên

Theo báo cáo của Bộ Tài chính31, tại Hàn Quốc có khoảng 500 nghìn DN và

2,5 triệu hộ kinh doanh Từ năm 2008, Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu chính sách cũng như mô hình triển khai HĐĐT; Năm 2010 Hàn Quốc bắt đầu triển khai hệ thống E-Invoice, có khoảng 70% các doanh nghiệp tự nguyện tham gia; Năm 2011 tất cả các

DN bắt buộc phải tham gia; Năm 2012 cá nhân đạt doanh thu từ 20 tỷ VNĐ (1 tỷ won) một năm trở lên bắt buộc phải sử dụng HĐĐT; Năm 2014 tăng thêm diện bắt

31

Bộ Tài chính (2017), “Dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định

số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, đăng ngày 25 tháng 4 năm 2017 tại https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=13241&_afrLoop=1072617832896 4748#%40%3F_afrLoop%3D10726178328964748%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D13241

%26leftWidth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHea der%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dbf6ehwz9i_4

Trang 31

buộc sử dụng HĐĐT đối với cá nhân khi đạt doanh thu từ 5,7 tỷ VND (300 triệu won) một năm trở lên và cho đến năm 2017 việc chuyển đổi từ HĐ giấy sang HĐĐT ở Hàn Quốc đã đi vào nề nếp, giúp tiết kiệm được 6.700 tỷ won (134 nghìn tỷ VNĐ) kể từ khi triển khai

HĐĐT được lập và chuyển đến cơ quan thuế Hàn Quốc qua một trong 4 kênh:

- Kênh trang HomeTax, đây là trang web của CQT, áp dụng cho các DN nhỏ với số lượng HĐ ít, khi áp dụng thì HĐĐT được gửi đi ngay lập tức và miễn phí

- Kênh nhà cung cấp dịch vụ trung gian, áp dụng chủ yếu đối với các DN có

số lượng HĐ sử dụng lớn, người nộp thuế phải trả phí sử dụng

- Kênh phần mềm kế toán của DN, áp dụng đối với các DN lớn có hệ thống phần mềm quản trị DN hiện đại

- Kênh điện thoại cố định, sử dụng thẻ bảo mật do CQT cung cấp, người nộp thuế gọi điện thoại và sử dụng thẻ bảo mật do CQT cung cấp để lập và gởi HĐĐT,

áp dụng trong môi trường hạn chế về Internet

Cơ quan thuế Hàn Quốc quy định, một mẫu HĐĐT áp dụng chung cho tất cả các DN, trong đó gồm các nội dung bắt buộc phải ghi như: thông tin của DN bán hàng và DN mua hàng; thông tin về nội dung mua bán (tên HH-DV, đơn giá, số lượng,

số thuế GTGT, ) và ngày lập HĐĐT Sau khi lập HĐ, người bán phải ký điện tử trên HĐ trước và gửi cho CQT hoặc nhà trung gian cung cấp DV (được CQT ủy quyền) để nhận số HĐ Nếu người bán không có chữ ký điện tử, cơ quan thuế sẽ cấp miễn phí thẻ bảo mật để dùng thay cho chữ ký số Riêng người mua không phải ký điện tử trên HĐ

Cơ quan thuế Hàn Quốc có trách nhiệm lưu trữ hóa đơn của DN và thực hiện việc cung cấp DL cho DN và các cơ quan QLNN khác Người bán, người mua đăng nhập vào trang HomeTax của CQT để tra cứu HĐĐT đầu vào, HĐĐT đầu ra và tổng hợp số liệu trên Bảng kê hàng hóa bán ra, mua vào của Tờ khai Giá trị gia tăng

Kinh nghiệm từ các nước áp dụng HĐĐT cho Việt Nam một số bài học thực tiễn, tuy nhiên, Việt Nam cần tìm hiểu và chọn lọc cách thức vận dụng phù hợp với đặc điểm, khả năng, trình độ khoa học kỹ thuật và lộ trình phát triển của mình Bởi,

Trang 32

kể cả những nước có nền KT phát triển hàng đầu và trình độ CNTT tiến tiến thì việc

áp dụng HĐĐT cũng không thể triển khai một cách đồng loạt cho toàn xã hội đối với mọi loại hình và mọi chủ thể KD

Những bài học kinh nghiệm đó là:

Thứ nhất, Các nước đều nhận thức việc áp dụng HĐĐT là rất quan trọng, bởi

đây là yêu cầu bức thiết trong QLNN và trong QLT Mặt khác, HĐĐT còn là một hình thức xác lập giao dịch mua bán mang tính hiện đại và phù hợp với trào lưu thế giới, kèm theo đó là các tài liệu giao dịch như lệnh mua, điều khoản thanh toán và tín dụng được gửi theo phương thức kỹ thuật số giữa các bên có liên quan

Thứ hai, Việc quy định DN sử dụng HĐĐT giúp CQT giảm chi phí quản lý,

dễ dàng truy xuất các số liệu thống kê báo cáo trên hệ thống, có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu đầu ra và đầu vào của các DN, hỗ trợ việc hoàn thuế được thuận tiện và chính xác Do đặc điểm của nền KT kỹ thuật số khiến cho việc thu thuế ngày càng phức tạp hơn nên Chính phủ càng phải tận dụng công nghệ để tăng cường thu thuế gián thu mà biện pháp khả thi nhất chính là HĐĐT Vừa qua, Việt Nam đã ban hành Luật Quản lý thuế 2019, theo đó, quy định rõ ràng về áp dụng HĐĐT là một bước tiến lớn nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLT trong việc kiểm soát được dòng tiền mua bán, điều đó sẽ giúp giảm quy mô của nền KT ngầm32

Thứ ba, Nhà nước cần tuyên truyền đến DN, người dân và đơn vị có liên quan

một cách đầy đủ, chính xác nhất về những lợi ích thiết thực khi áp dụng HĐĐT, cần tác động tâm lý ưa chuộng sự tiện lợi, nhanh chóng, đơn giản để thay đổi nhận thức chung của XH đối với HĐĐT, đồng thời kết hợp vận động với việc chọn ra một số

DN để tổ chức thí điểm áp dụng HĐĐT

Thứ tư, Cơ quan thuế cần xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT, xây dựng trung tâm

DL để tiếp nhận thông tin về HĐĐT do DN gửi đến, đảm bảo đường truyền được kết nối liên tục, thông suốt Hệ thống CSDL này sẽ giúp CQT quản lý chặt chẽ doanh

32 Lê Thị Mai Liên, Phạm Thị Thu Hồng (2019), “Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động kinh

tế ngầm ở các nước trên thế giới”, Tạp chí điện tử Tài chính – Bộ Tài chính, đăng ngày 02 tháng 9

năm 2019 tại dong-kinh-te-ngam-o-cac-nuoc-tren-the-gioi-312068.html

Trang 33

https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/kinh-nghiem-quan-ly-thue-doi-voi-hoat-thu, việc kê khai khấu trừ thuế GTGT và hoàn thuế GTGT của các DN Đồng thời, xây dựng các website để phổ biến chính sách thuế, hỗ trợ các DN trong việc phát hành, lập và sử dụng HĐĐT

Thứ năm, Trong quá trình triển khai áp dụng HĐĐT, CQT phải luôn tiếp nhận

thông tin để kịp thời xử lý những tình huống bất cập nẩy sinh cũng như những hạn chế, vướng mắc về quy định PL cần được khắc phục Khi triển khai HĐĐT cần thực hiện theo lộ trình, nhờ vậy sẽ giúp CQT phát hiện những vấn để chưa phù hợp để sửa đổi cho ngày càng hoàn thiện hơn33

Thứ sáu, Quá trình triển khai thực hiện HĐĐT có thể gồm 4 giai đoạn sau34:

- Giai đoạn 1: Áp dụng hình thức truyền nhận HĐĐT trực tiếp từ người bán đến người mua, với hình thức này người bán HH-DV thực hiện khởi tạo, lập HĐĐT tại hệ thống phần mềm của mình, ký ĐT và truyền trực tiếp HĐ đến người mua theo cách thức truyền nhận HĐĐT đã được hai bên thỏa thuận Nếu người mua HH-DV là đơn vị kế toán thì người mua ký ĐT trên HĐĐT nhận được và truyền lại HĐ có đủ chữ ký của cả hai bên về cho người bán theo cách thức truyền nhận HĐĐT mà hai bên đã thỏa thuận35

- Giai đoạn 2: Áp dụng hình thức hai bên mua bán truyền nhận HĐĐT thông qua tổ chức trung gian cung cấp DV về HĐĐT, tức người bán HH-DV truy cập vào

hệ thống lập HĐĐT của tổ chức trung gian để khởi tạo, lập HĐĐT hoặc người bán HH-DV đưa dữ liệu về HĐĐT đã được tạo từ hệ thống nội bộ vào hệ thống của tổ

33

Kiều Thị Tuấn (2020), “Hóa đơn điện tử và những vấn đề có liên quan”, Tạp chí điện tử Công Thương Việt Nam – Bộ Công Thương, đăng ngày 11 tháng 06 năm 2020 tại

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/hoa-don-dien-tu-va-nhung-van-de-co-lien-quan-72431.htm

34 Bộ Tài chính (2017), “Dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định

số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, đăng ngày 25 tháng 4 năm 2017 tại https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=13241&_afrLoop=1072617832896 4748#%40%3F_afrLoop%3D10726178328964748%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D13241

%26leftWidth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHea der%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dbf6ehwz9i_4

35

Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011 (khoản 2, Điều 8);

Trang 34

chức trung gian để gửi cho người mua HĐĐT đã có chữ ký ĐT của người bán Thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp DV về HĐĐT, nếu người mua là đơn

vị kế toán, khi nhận được HĐĐT có chữ ký ĐT của người bán thì người mua thực hiện ký ĐT trên HĐ nhận được và gửi lại cho người bán HĐĐT có đủ chữ ký ĐT của

cả hai bên36 Với hình thức này, người bán sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư và vận hành vì có nhiều người cùng sử dụng chung một nhà cung cấp DV về HĐĐT

- Giai đoạn 3: Áp dụng liên thông hệ thống quản lý HĐĐT giữa người bán với người mua và giữa các DN với CQT Theo đó, HĐĐT được gửi, nhận và truyền thẳng cho người mua đồng thời cũng gửi cho CQT;

- Giai đoạn 4: Áp dụng rộng rãi HĐĐT và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn HĐ giấy cho mọi đối tượng kinh doanh, trong mọi lĩnh vực cung cấp HH, DV

Thứ bảy, Qua một số nước triển khai HĐĐT, cho thấy có ba xu hướng là37:

- Xu hướng 1: HĐĐT được lập, phát hành theo hệ thống tự thiết lập hoặc thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp DV về HĐĐT mà không có sự tham gia của CQT

- Xu hướng 2: HĐĐT được lập, phát hành giữa hai bên mua bán, có chuyển toàn bộ DL hoặc một phần DL của HĐĐT đến CQT và có sự tham gia của tổ chức trung gian cung cấp DV về HĐĐT hoặc CQT

- Xu hướng 3: HĐĐT được lập, phát hành giữa hai bên mua bán, có chuyển toàn bộ DL hoặc một phần DL của HĐĐT đến CQT để được cấp mã của CQT, thường

có sự tham gia của tổ chức trung gian cung cấp DV về HĐĐT hoặc (và) CQT

1.2 Quy định của pháp luật về hóa đơn điện tử trong quản lý thuế

36 Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011 (khoản 2, Điều 8);

37

Bộ Tài chính (2017), “Dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định

số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP về hóa đơn bán HH, cung ứng DV”, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, đăng ngày 25 tháng 4 năm 2017 tại https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/cd/dtvb/ctdtvb?id=13241&_afrLoop=1072617832896 4748#%40%3F_afrLoop%3D10726178328964748%26centerWidth%3D0%2525%26id%3D13241

%26leftWidth%3D100%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHea der%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dbf6ehwz9i_4

Trang 35

1.2.1 Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thuế

Năm 2010, Nhà nước bắt đầu ban hành một số quy định pháp luật để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh biết, tạo lập và sử dụng HĐĐT Đây là lần đầu tiên, hình thức phát hành HĐĐT được đề cập và sử dụng bên cạnh các hình thức HĐ truyền thống là: HĐ mua tại cơ quan thuế, HĐ tự in và HĐ đặt in (đều là loại HĐ giấy), các quy định pháp luật về HĐĐT lúc này còn rất đơn giản, chưa quy định cụ thể những đối tượng nào được áp dụng HĐĐT mà chỉ nêu lên một cách gián tiếp, tổng quát như38:

Theo đó, Người bán HH-DV có mã số thuế thì được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý HĐĐT trên hệ thống máy tính của mình theo quy định của PL về giao dịch điện tử Lúc này, Nhà nước chỉ khuyến khích sử dụng hình thức HĐĐT nên các tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể sử dụng cùng lúc nhiều hình thức HĐ khác nhau

Bộ Tài chính cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng những đối tượng nào được áp dụng HĐĐT mà chỉ nêu một cách tổng quát 3 đối tượng sau39:

- Đơn vị KD lựa chọn sử dụng HĐĐT khi mua bán HH-DV

- Đơn vị cung cấp DV về HĐĐT, là đơn vị hỗ trợ cho DN trong việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi DL của HĐĐT giữa người bán và người mua HH-DV

- Cơ quan QLT các cấp và các đơn vị khác có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT

Ngày 12/9/2018, lần đầu tiên Chính phủ ban hành một Nghị định chuyên biệt

về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, đó là NĐ số 119/2018/NĐ-CP, trong đó quy định khá chi tiết về các đối tượng áp dụng HĐĐT Cụ thể, tại Điều 2 của Nghị định quy định 4 đối tượng phải áp dụng HĐĐT như sau:

Trang 36

Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã được thành lập theo quy định của PL (bao gồm cả luật chuyên ngành), những đơn vị này có hoạt động chuyển giao quyền sở hữu HH, cung ứng DV cho bên mua và nhận thanh toán theo thỏa thuận tại trụ sở hoặc tại chi nhánh hoặc thông qua giao dịch TMĐT đều là những đối tượng áp dụng HĐĐT

Người bán (trừ trường hợp không đáp ứng điều kiện phát hành HĐĐT được CQT cấp HĐĐT theo từng lần phát sinh) khi lập HĐĐT có mã, không có mã của CQT phải theo đúng định dạng chuẩn DL và nội dung quy định mà “không cần phân biệt giá trị” của từng lần bán HH, cung cấp DV40

- Đơn vị mua hàng hóa – dịch vụ:

Hầu hết các đơn vị mua HH-DV đều cần nhận HĐĐT bởi các đơn vị này đã

có mã số thuế, nhận HĐĐT để làm chứng từ gốc, hạch toán nghiệp vụ mua HH-DV vào sổ sách kế toán và hệ thống số liệu của DN, đối với các cá nhân mua lẻ HH-DV

để tiêu dùng thì Nhà nước luôn khuyến khích họ nhận HĐĐT cho dù không có mã số thuế Mặt khác HĐĐT còn là bằng chứng để người mua chứng minh nội dung giao

dịch khi cần thiết

Trên HĐĐT không cần có chữ ký ĐT của người mua, kể cả trường hợp bán cho người mua ở nước ngoài, trừ trường hợp người mua là cơ sở KD và có sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán về việc người mua phải ký ĐT trên HĐĐT41

- Đơn vị cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử:

Đơn vị cung cấp DV về HĐĐT gồm các: đơn vị cung cấp giải pháp (phần mềm) về HĐĐT; đơn vị cung cấp DV nhận, truyền, lưu trữ DL về HĐĐT và các DV khác liên quan đến HĐĐT

Đơn vị cung cấp DV về HĐĐT khi thực hiện DV truyền, nhận DL về HĐĐT

có mã và không có mã của CQT phải có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp CNTT và giải pháp trao đổi DL điện tử từ 05 năm trở lên; có năng lực tài chính và

40 Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành

ngày 12 tháng 9 năm 2018 (khoản 1, Điều 4);

41

Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2019 (điểm a, khoản 3, Điều 3);

Trang 37

được cam kết bảo lãnh giá trị trên 5 tỷ đồng của tổ chức tín dụng để giải quyết sự cố rủi ro, bồi thường thiệt hại nếu có xảy ra trong quá trình cung cấp DV; có đội ngũ nhân viên trình độ đại học chuyên ngành về CNTT trở lên cùng với kinh nghiệm về quản trị mạng, quản trị CSDL để theo dõi, kiểm tra và xử lý 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống trao đổi DL điện tử và hỗ trợ người sử dụng DV; có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu DL tại trung tâm

DL chính và tại trung tâm DL dự phòng đặt cách xa trung tâm DL chính tối thiểu 20km để sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố; có đường truyền kết nối trao đổi DL về HĐĐT với CQT thông qua kênh thuê riêng gồm: 01 kênh truyền DL chính và 02 kênh truyền DL dự phòng42

Đơn vị cung cấp DV về HĐĐT có hai mối quan hệ chính là: mối quan hệ giữa đơn vị cung cấp DV với người mua DV và mối quan hệ giữa đơn vị cung cấp DV với CQT43

Mối quan hệ giữa đơn vị cung cấp DV về HĐĐT (người bán DV) với khách hàng (người mua DV) dựa trên hợp đồng cung cấp DV, trong đó quy định rõ về quyền

và nghĩa vụ của từng bên44

Đối với CQT thì đơn vị cung cấp DV về HĐĐT phải thực hiện đúng các điều kiện tại thỏa thuận ký với CQT trong hoạt động cung cấp DV

- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các đơn vị khác có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử:

Theo yêu cầu quản lý, CQT sẽ hướng dẫn chi tiết những nội dung cần thiết cho các đối tượng gồm: Đối tượng áp dụng HĐĐT có mã, không có mã của CQT; Đối tượng áp dụng HĐĐT có mã của CQT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển DL điện tử với CQT; Đối tượng áp dụng HĐĐT có mã của CQT theo từng lần phát sinh; Đối tượng áp dụng HĐĐT đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế

42

Bộ Tài chính (2019), Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành ngày 30 tháng 9 năm 2019 (Điều 23);

43 Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành

ngày 12 tháng 9 năm 2018 (Điều 33; 34);

44

Hình 10 (Phụ lục);

Trang 38

CQT có trách nhiệm xây dựng, quản lý, phát triển CSDL và hệ thống thông tin HĐĐT; thu thập, xử lý thông tin và quản lý CSDL về HĐĐT; duy trì việc vận hành, bảo mật, đảm bảo an toàn và an ninh của hệ thống thông tin HĐĐT45; thiết lập

và duy trì sự kết nối Cổng thông tin ĐT của CQT với đơn vị cung cấp DV về HĐĐT

và DN; kiểm tra hoạt động các đơn vị cung cấp DV về HĐĐT để đảm bảo chất lượng

DV và hoạt động đúng quy định PL; cung cấp thông tin cho đơn vị cung cấp DV về HĐĐT để ngăn chặn DN lập HĐĐT bất hợp pháp

CQT công khai các trường hợp sử dụng HĐĐT bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp HĐĐT trên Cổng thông tin ĐT để phục vụ việc tra cứu Trường hợp CQNN, người có thẩm quyền yêu cầu tra cứu thông tin về HĐĐT thì CQT phải phối hợp để cung cấp thông tin

Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hiệu lực thi hành HĐĐT trên cả nước kể từ ngày 01/7/202246, trong đó Nghị định 123/2020/NĐ-

CP vẫn giữ quy định 4 đối tượng phải áp dụng HĐĐT giống như Nghị định 119/2018/NĐ-CP nhưng có bổ sung thêm các cơ quan hải quan Bốn đối tượng đó

là47:

- Đơn vị bán HH, cung cấp DV;

- Đơn vị mua HH-DV;

- Đơn vị cung cấp phần mềm HĐĐT, cung cấp DV hóa đơn, chứng từ ĐT;

- Cơ quan thuế, cơ quan hải quan các cấp từ trung ương đến địa phương và các

tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng HĐ-CT điện tử

45 Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT khi bán HH, cung cấp DV, ban hành

ngày 12 tháng 9 năm 2018 (Điều 25);

46

Quốc hội (2019), Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ban hành ngày 13 tháng 6 năm 2019 (khoản

2, Điều 151) & Chính phủ (2020), Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ, ban hành

ngày 19 tháng 10 năm 2020 (khoản 1, Điều 59);

47

Chính phủ (2020), Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ, ban hành ngày 19 tháng

10 năm 2020 (khoản 1; 2; 6; 7; 8; 9, Điều 2);

Trang 39

1.2.2 Nội dung hóa đơn điện tử trong quản lý thuế

Hầu hết HĐĐT hiện đang lưu hành đều có nội dung quy định theo Thông tư 32/2011/TT-BTC và Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính48 do các quy định mới về áp dụng HĐĐT theo Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP chưa phát sinh hiệu lực (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022) Giai đoạn này,

thủ tục đăng ký và nội dung HĐĐT vẫn còn đơn giản, gồm có: Tên HĐ, ký hiệu HĐ,

ký hiệu mẫu HĐ, số thứ tự HĐ; tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua; tên HH-DV, đơn vị tính, số lượng, đơn giá HH-DV, thành tiền ghi bằng số; thuế suất

và thuế GTGT; tổng cộng tiền thanh toán (viết số và chữ); chữ ký ĐT người bán; ngày, tháng năm lập và gửi HĐ; chữ ký điện tử người mua (nếu người mua là đơn vị

kế toán) HĐ thể hiện chữ tiếng Việt (nếu có chữ nước ngoài thì phải đặt trong ngoặc

đơn hoặc đặt phía dưới dòng tiếng Việt với khổ chữ nhỏ hơn) Ngoài ra, có thể tạo thêm logo, hình ảnh để trang trí hoặc quảng cáo

Để rõ hơn, chúng tôi minh họa: 01 mẫu HĐ-GTGT giấy, 01 mẫu HĐ-GTGT điện tử và 01 bộ mẫu thủ tục đăng ký áp dụng HĐĐT theo Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/201149

Đồng thời, trình bày chi tiết dưới đây nội dung HĐĐT theo Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 88/2020/TT-BTC ngày 30/10/2020), theo đó việc khởi tạo HĐĐT được xem là đầy đủ, đúng PL khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ nội dung của 8 tiêu thức, gồm có50, 51:

- Tiêu thức 1: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa

đơn

48 Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn khởi tạo, phát hành và sử dụng HĐĐT bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011 (Điều 6) & Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP

về hóa đơn bán HH, cung ứng DV, ban hành ngày 31 tháng 3 năm 2014 (Điều 4);

Trang 40

a) Tên hóa đơn là tên của từng loại HĐ, như: HĐ-GTGT; HĐ bán hàng; Tem

ĐT; Vé ĐT; Thẻ ĐT; Phiếu thu ĐT; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển ĐT

b) Ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 để

phản ánh loại HĐ (Số 1 là loại HĐ-GTGT; Số 2 là loại HĐ bán hàng; Số 3 là loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển ĐT; Số 4 là loại HĐ khác gồm: Tem ĐT, Vé ĐT, Thẻ ĐT, Phiếu thu ĐT hoặc các chứng từ ĐT khác nhưng có nội dung của HĐĐT)

c) Ký hiệu hóa đơn gồm 6 ký tự đặt kế tiếp sau Ký hiệu mẫu số hóa đơn:

- Ký tự đầu tiên là chữ C hoặc K (chữ C thể hiện HĐĐT có mã của CQT, chữ

K thể hiện HĐĐT không có mã của CQT);

- Hai chữ số tiếp theo là hai số cuối của năm lập HĐĐT (HĐĐT lập năm 2021 thì thể hiện số 21);

- Chữ cái tiếp theo là chữ T hoặc D hoặc L hoặc M cho biết loại HĐĐT được

sử dụng (chữ T: là HĐĐT dành cho DN, tổ chức, hộ, cá nhân KD đăng ký sử dụng với CQT; chữ D: là HĐĐT dành cho các đơn vị KD ngành nghề đặc thù như: y tế, giáo dục, vận tải, hàng không, hàng hải, xăng dầu, …; chữ L: là HĐĐT dành cho CQT cấp theo từng lần phát sinh; chữ M: là HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền);

- Hai ký tự cuối là chữ in do người bán tự xác định theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để YY

- Ví dụ: “1K21TAA” : là HĐ-GTGT không có mã của CQT lập năm 2021 và

là HĐĐT do DN, tổ chức, hộ, cá nhân KD đăng ký sử dụng với CQT

d) Số HĐĐT là số thứ tự được thể hiện trên HĐĐT khi người bán lập HĐ Số

HĐ có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày 01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng HĐ

và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Số HĐ được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu HĐ và ký hiệu mẫu số HĐ Hệ thống lập HĐĐT phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số HĐ chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số

- Tiêu thức 2: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

Phải ghi đúng theo Giấy chứng nhận đăng ký DN, Giấy chứng nhận đăng ký

hộ KD, của người bán HH và cung ứng DV

Ngày đăng: 16/12/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w