1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật việt nam pháp luật một số quốc gia điển hình về chống ô nhiễm không khí và kinh nghiệm cho việt nam

57 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

BO MON LUAT QUOC TE

DAI HOC QUOC GIA HA NOI

TRUONG DAI HOC LUAT

Khai phóng - Chất lượng cao - Phát triển bền vững

Nhóm tác giả: Nguyễn Hiệp Thành - 21062110 Nguyễn Thế Hiển - 21062030 Lò Thế Đức - 21062024

PHÁP LUẬT VIỆT NAM, PHÁP LUẬT MỘT SÓ

QUOC GIA DIEN HiNH VE CHONG O NHIEM

KHONG KHi VA KINH NGHIEM CHO VIET

NAM

Giảng viên hướng dân: TS GVC Nguyễn Lan Nguyên

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

5 Y NGHIA LY LUAN VA THUC TIEN

1.1 CAC NGUYEN TAC CUA PHAP LUAT QUOC TE VE BAO VE MOL TRUONG 6 1.2 MOT SO CÔNG ƯỚC QUỐC TE QUAN TRONG VE BAO VE MOI TRUONG KHONG

2.1 PHÁP LUẬT CUA MOT SO QUOC GIA BIEN HINH VE CHONG 6 NHIEM KHONG

2.2 THUC TRANG 6 NHIEM KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỌI - VIỆT NAM 21 2.3 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VẺ CHÓNG Ô NHIÊM KHÔNG KHÍ 25 2.4 TIẾP THU KINH NGHIỆM CUA MOT SO QUOC GIA BIEN HINH 34

Trang 4

NHUNG HAN CHE, BAT CAP VA MOT SO GIAI PHAP NHAM HOAN THIEN PHAP LUAT VE CHONG O NHIEM KHONG KHIiI TREN DIA BAN

3.1 NHUNG HAN CHE, BAT CAP CUA PHAP LUAT TRONG VIỆC CHÓNG Ô NHIỄM KHONG KHi TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI 36 3.2 GIẢI PHÁP HOAN THIEN PHAP LUAT VE CHONG Ô NHIÊM KHONG KHi TREN DIA

3.2.1 TIÊU CHÍ CẢN THIẾT TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE CHONG O NHIEM KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỌI 38

3.2.2.1 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE HE THỐNG QUY CHUAN KỸ THUẬT MOI TRUONG VA DANH GIA MOI TRUONG CHIẾN LƯỢC (ĐMC), ĐÁNH GIÁ TÁC DONG MOI TRUONG KHONG KHi (DTM), KE HOACH BAO VE MOI TRUONG KHONG

3.2.2.4 MOT SO DE XUAT KHAC NHAM NANG CAO HIỆU QUÁ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VE CHONG Ô NHIÊM KHÔNG KHÍ 44

Trang 5

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề nghiêm trọng đặc biệt

tại các thành phố lớn Việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường, mặc dù đã được nỗ lực, nhưng van còn nhiều hạn chế và bất cập đặc biệt là trong việc kiểm soát ô nhiễm

không khí Tham khảo pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của các quốc gia khác có thê là một phương án đề hoàn thiện hệ thống pháp luật trong việc chống ô nhiễm không

khí tại Việt Nam trong tương lai

Chúng tôi cho răng việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật một số quốc gia điển hình về chống ô nhiễm không khí và kinh nghiệm cho Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết hiện nay trong pháp luật về bảo vệ môi trường tại Việt Nam, đồng thời làm phong phú hơn lý luận của khoa học Luật quốc tế trong lĩnh vực chống ô nhiễm môi trường không khí tại các quốc gia

2 Mục dích nghiên cứu

Hiện nay, nghiên cứu về pháp luật bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi

trường không khí đang thu hút sự quan tâm lớn do tình trạng ô nhiễm ngày càng tram trọng Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu sử dụng góc nhìn từ thực tiễn và

kinh nghiệm quốc tế đề hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam vẫn còn hạn chế Thách thức

lớn đối với pháp luật là phải đảm bảo bao quát các yếu tô đặc biệt của ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn Việc thiếu khoa học và sự không linh hoạt trong quy định có thế gây ra những bất cập trong thực thi pháp luật

Do vậy mục đích của đề tài là: đi sâu vào phân tích, so sánh pháp luật quốc tế

và các quốc gia đã từng phải đối mặt với ô nhiễm không khí nhăm rút ra kinh nghiệm

trong việc xây dựng pháp luật nhằm chống ô nhiễm không khí tại các đô thị ở Việt Nam Từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về chống ô nhiễm không khí trước thực trạng môi trường không khí đang bị suy thoái trầm trọng tại các đô thị lớn của nước ta hiện nay, điện hình là Hà Nội

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thực trạng ô nhiễm không khí; những quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường không khí; pháp luật của một số quốc gia

điển hình về chống ô nhiễm không khí; các quy định của pháp luật Việt Nam về chống

ô nhiễm không khí và thực tiễn áp đụng pháp luật trong việc chống ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó rút kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn

thiện pháp luật về chống ô nhiễm không khí

Phạm vĩ nghiên cứu

Phạm vi bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi đi sâu nghiên cửu các Công ước quốc tế, pháp luật của một số quốc gia điển hình, quy định của pháp luật Việt Nam về chống ô nhiễm không khí Từ đó rút ra kinh nghiệm và phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí tại Việt Nam

Song, trong khuôn khổ một nghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôi tập trung chủ yếu khai thác các vấn đề về chỗng ô nhiễm không khí trên địa bàn

Thành phố Hà Nội trong thời gian gần đây, khi chất lượng không khí đang ngày càng

suy giảm ở mức báo động 4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu dựa trên mục đích, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, vì vậy trong bài nghiên cứu khoa học chúng tôi sử dụng đồng bộ các phương pháp sau đây:

Phương pháp mô tả: Phương pháp mô tả được đưa vào nghiên cứu luận án vi nhiệm vụ của khoa học là mô tả, giải thích và đưa ra dự báo

Phương pháp so sánh: Trong nghiên cứu phải có phương pháp so sánh mới xác định rõ hơn được đặc điểm và bản chất của van dé nghiên cứu, vì các vấn đề nghiên cứu nằm trong sự đối lập với nhau Chúng tôi tập trung so sánh, phân tích những quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số quốc gia trên thế giới về chống ô nhiễm không khí, dé tìm ra những mâu thuẫn, hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp để hoàn

thiện pháp luật Việt Nam về chống ô nhiễm không khí phù hợp với nguyên tắc và tiêu

Trang 7

chuân chung về ô nhiễm không khí theo quy định quốc tế và hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam

Phương pháp đánh giá, thông kê: Nhằm kiểm tra những quy định của pháp luật quốc tế về chống ô nhiễm không khí đã và đang được các quốc gia trên thế giới vận dụng như thế nào, từ đó để đưa ra nhận định chính xác về việc thực thi các công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống ô nhiễm không khí thế nào, đồng thời dựa vào các dữ liệu thống kê để đưa ra đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Phương pháp duy vật biện chứng: quan điểm, lý luận lịch sử luôn được đề cập, quán triệt trong quá trình nghiên cứu, đánh giá, phân tích làm rõ tình hình thực tiền đề có một cái nhìn toàn diện về lịch sử và sự phát triên

5 V nghĩa lý luận và thực tien

Với những kết quả nghiên cứu được, đây là công trình khoa học nghiên cứu

một cách có hệ thống, toàn điện về pháp luật chống ô nhiễm không khí, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về chỗng ô nhiễm không khí tại Việt Nam nói

chung và trọng tâm là thành phố Hà Nội nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về chống ô nhiễm không khí, những đóng góp tiêu biểu thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

a) Ý nghĩa lý luận

Thứ nhất, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của pháp luật về chống ô nhiễm không khí

của cả quốc g1a và quốc tê bao gôm các khái niệm, vai trò, thực trạng pháp luật Thứ hai, đánh giá được những bất cập, hạn chế của pháp luật trong việc chống ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thứ ba, làm rõ hơn dưới góc độ luật học những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường không khí, đánh giá một cách tương đối toàn điện pháp

luật về chống ô nhiễm không khí, cũng như hiện trạng vi phạm pháp luật bảo vệ môi

trường không khí trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trang 8

Thứ tư, luận án góp phần bồ sung, hoàn thiện lý luận về chỗng ô nhiễm không

khí, có thế là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc hoàn thiện pháp luật về chống ô nhiễm không khí

b) Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta nhận thức chính xác, cụ thể hơn về tinh trạng

ô nhiễm không khí và pháp luật về chống ô nhiễm không khí Từ đó nâng cao hiệu

quả áp dụng các quy định pháp luật về chống ô nhiễm không khí trên địa bàn thành

phố Hà Nội

Kết quả nghiên cứu có thế được dùng đề định hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí và làm cơ sở đề xuất cho cơ quan nhà nước có thâm quyền trong quá

trình hoàn thiện pháp luật về chống ô nhiễm không khí

Nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm đáng giá từ pháp luật của một số quốc

gia điển hình về chống ô nhiễm không khí Đồng thời, giúp Việt Nam tham gia hiệu

quả vào các Công ước quốc tế về môi trường, biến đổi khí hậu 6 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan vấn đề nghiên cứu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nghiên cứu khoa học này sẽ gồm 3 chương:

Chương |: Tổng quan về ô nhiễm không khí và một số công ước quốc tế trong lĩnh vực môi trường không khí

Chương 2: Pháp luật một số quốc gia điển hình, pháp luật Việt Nam về chống ô

nhiễm không khí và việc tiếp thu kinh nghiệm của một số quốc gia điển hình

Chương 3: Những hạn chế, bất cập về ô nhiễm không khí ở Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chống ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 9

CHUONG 1

TONG QUAN VE O NHIEM KHONG KHi VA MOT SO CONG UOC QUOC TE TRONG LINH

VUC MOI TRUONG KHONG KHi

1.1 Các nguyên tắc của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường

Các hoạt động của con người và tự nhiên đã làm tăng lượng khí gây ô nhiễm cho môi trường khí quyên, gây ra những vấn đề đe dọa đến cuộc sống trên trái đất như mưa axit, sự nóng lên của hành tinh, và tăng số lượng người mắc các bệnh hiểm nghèo Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí cụ thê đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người Nhận thức này đã khiến các quốc gia trên thế giới thấy cần thiết phải hợp tác đề bảo vệ môi trường và đảm bảo cuộc sống lành mạnh cho con người

Đề thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường cả toàn cầu và trong từng quốc gia, các quốc gia đã ký kết hoặc tham gia các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường Cộng đồng quốc tế đã xây dựng nhiều văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường, trong đó có các công ước về bảo vệ không khí Tham gia vào các công ước này, các quốc gia thế hiện sự quan tâm và trách nhiệm của mình đối với vấn đề chung của thế 2101, déng thời có cơ hội nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế Các hội nghị quốc tế cũng là cơ hội để các quốc gia thảo luận va tìm ra giải pháp chung cho các vấn đề môi trường

Pháp luật quốc tế về môi trường là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng, nhằm điều chỉnh quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực môi trường Đây là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung không phân biệt vị thế của quốc gia

Mặc dù chưa có văn bản pháp lý cụ thê ghi nhận đầy đủ các nguyên tắc và quy phạm về bảo vệ môi trường ở mức độ toàn câu, nhưng nhiêu nguyên tắc được đề cập

Trang 10

trong các công ước quốc tế như Tuyên bé Stockholm nam 1972, Tuyên bố của hội nghị Liên hợp quốc năm 1992 Những nguyên tắc này bao gồm: nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc bình đăng, nguyên tắc ngăn ngừa và giảm thiêu tổn hại môi trường, và nguyên tắc hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực môi trường Các nguyên tắc này là cơ sở cho việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm việc quản lý nhà nước, kiểm soát ô nhiễm, bảo tổn thiên nhiên và xử phạt hành chính Đảm bảo cho người dân sống trong môi trường an toàn là ưu tiên hàng đầu

a)_ Nguyên tắc phát triển bền vững

Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng của luật môi trường quốc tế Theo Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (WCED) năm 1987, phát triển bền vững “?è sự phát triển đáp ứng được yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cẩu của các thể hệ mai sau `

Nguyên tắc phát triển bền vững được để cập trong Tuyên bồ Rio (Nguyên tắc 3 Đảm bảo bình đăng về phát triển và môi trường của thế hệ hiện tại và tương lai; nguyên tắc 4 Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành, không tách rời của quá trình phát triển và nguyên tắc 25 Hòa bình, phát triển và bảo vệ môi trường quan hệ chặt chẽ với nhau và không chia tách) Thêm nữa, tại Khoản 4, Điều 3 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đôi khí hậu có quy định “Các bên có quyền và phải đầy mạnh sự phát triển bên vững Những chính sách và biện pháp đề báo vệ hệ thống khí hậu chống lại sự biến đổi do con người gây nên phải thích hợp với những điều kiện riêng của mỗi Bên và phải được kết hợp với những chương trình phát triển quốc gia, lưu ý rằng sự phát triển kinh tế là cốt yếu với việc chấp nhận những biện pháp đổi

,

phó với biến đổi khí hậu `

Nội dung của nguyên tắc này như sau:

- Cac quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ môi trường dé dam bảo cho thế hệ hiện tại và mai sau được sống trong một môi trường trong lành Sự ghi nhận quyển này dựa trên quan điểm cho răng, con người là trung tâm của các mỗi quan tâm

8

Trang 11

b)

phát triển bền vững và họ được quyền có một cuộc sống hữu ích và lành mạnh,

hài hoà với thiên nhiên Xét về bản chất pháp lý, quyền nói trên xuất phát từ

bản chất của quyền con người về cả phương điện các quyền cá nhân và quyền tập thế, tức quyền của dân tộc, quốc gia, đã được thừa nhận trong luật quốc tế về quyền con người Vì vậy, quyền được sống trong môi trường trong sạch và phát triển bền vững là một trong những quyền cơ bản của con người, suy rộng ra là quyền của các thế hệ hiện tại và tương lai

Công nhận quyền được phát triển của tất cả các quốc gia trên cơ sở bình đăng chủ quyền Theo đó, các quốc gia đang phát triển có quyền được hưởng các ưu dai dé dam bảo quyền phát triển và các quốc gia phát triển có nghĩa vụ phải hợp tác, giúp đỡ các quốc gia đang phát triển cả về phương diện tài chính và kỹ thuật

Phải xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau của các khía cạnh xã hội, kinh tế, môi trường và quyền con người trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo có một sự phát triển bền vững từ cả hai góc độ, kinh tế-xã hội và môi trường, để không làm tôn hại đến môi trường, đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau và hiện tại, phủ hợp với các nguyên tắc chung của luật quốc tế

Các quốc gia có nghĩa vụ phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thuộc quyên tài phán quốc gia cũng như nằm ngoài quyên tài phán quốc gia Đối với các quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng bởi các thiệt hại môi trường xuyên biên giới có thê áp dụng các biện pháp tự vệ bảo vệ môi trường của mình trên cơ sở tôn trọng chủ quyên và toàn vẹn lãnh thô của quốc gia nơi các mỗi de doa va thiệt hại tiềm ân về môi trường xuất phát

Trang 12

- _ Các quốc gia có quyền bình đăng và trách nhiệm chung Mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ và tận tâm, các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hoà bình cùng các quốc gia khác

- _ Sự đại diện công bằng theo khu vực địa lý giữa các thành viên của các tô chức quốc tế trong việc đề xuất và thực hiện các chính sách liên quan đến môi trường

- _ Chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm không gây tốn hại tới

môi trường của các quốc gia khác hoặc các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là một nội dung quan trọng của nguyên tắc bình đăng áp dụng đối với mối quôc gia

Nghĩa vụ không gây hại không có nghĩa là tuyệt đối không gây hại hay gây ra những rủi ro nào mà là ngăn ngừa và làm giảm các tác động gây hại đáng kế hay gây ra rủi ro cho các quốc gia khác Trong trường hợp gây tốn hại tới môi trường của các quốc gia khác, quốc gia có hành vi vi phạm luật môi trường quốc tế phải có nghĩa vụ chấm dứt ngay các hành vi gây hại và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về các hành vi đó

c)_ Nguyên tắc ngăn ngừa và giảm thiểu tôn hại môi trường

Nguyên tắc này khuyến khích việc ngăn chặn tổn hại môi trường trước khi nó xảy ra, thay vì tập trung vào việc khắc phục sau khi đã gây ra tổn hại Các biện pháp ngăn chặn này nhằm giảm thiêu nguồn gây hại môi trường từ ban dau, thay vi chỉ xử lý hậu quả sau đó Việc thay đôi quy trình sản xuất đề giảm thiểu chất gây hại từ đầu được ưu tiên hơn việc đầu tư vào hệ thống xử lý sau khi sản xuất Áp dụng nguyên tắc này cũng giúp ngăn chặn sự lan truyền tổn hại môi trường giữa các vùng hoặc chuyên đôi từ trạng thái tôn hại môi trường này sang trạng thái tôn hại khác

Tại cấp quốc gia, nguyên tắc này yêu cầu việc ban hành luật pháp hiệu quả về môi trường, tiêu chuẩn môi trường, và mục tiêu quản lý, phản ánh nội dung môi trường và phát triển Các biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng cho cả các hoạt động công cộng và tư nhân có thê gây ra tôn hại môi trường Khuyến khích sự tham gia của công

Trang 13

dân trong giải quyết các vẫn đề môi trường và đánh giá tác động của biện pháp được áp dụng cũng là một yêu câu của nguyên tắc này

Các quốc gia có thê áp dụng các biện pháp tự vệ dé bao vệ môi trường của mình trên cơ sở tôn trọng chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ Điều này đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng bởi tôn hại môi trường xuyên biên giới

d)_ Nguyên tắc hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực môi trường

Nguyên tắc hợp tác toàn cầu trong lĩnh vực môi trường bao gồm các nội dung sau: Thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Hợp tác đề thực hiện các biện pháp như thông báo trước, tham khảo ý kiến và đàm phán, đánh giá tác động môi trường Mục tiêu là bảo vệ môi trường, tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn, giảm thiểu tôn hại môi trường

Chuyến giao công nghệ và cung cấp tài chính: Hợp tác trong việc chuyên giao công nghệ và cung cấp tài chính dé thực hiện các cam kết trong các điều ước quốc tế về môi trường

Nghiên cứu khoa học và quan trắc: Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và quan trắc môi trường có hệ thống

Thông tin: Hợp tác trong việc chia sẻ thông tin về môi trường

Xây dựng quy định pháp lý thống nhất: Hợp tác đề xây dựng những quy

định pháp lý thống nhất về môi trường

Sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên xuyên biên giới: Hợp tác đề sử dụng công bằng và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách xuyên biên øIới

e)_ Một số nguyên tắc khúc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp quốc tế về môi trưởng

“TIranh châp môi trường" là xung đột giữa các tô chức, cá nhân hoặc cộng đông về quyên và lợi ích liên quan đến môi trường Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế nhân mạnh việc giải quyết bằng phương pháp hòa bình Sự can thiệp của công

11

Trang 14

quyên trong việc giải quyết tranh chấp môi trường cần được xem xét một cách cân nhắc Nguyên tắc phòng ngừa đặt ra việc định hướng giải quyết tranh chấp từ khi mới bắt đầu có nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người

1.2 Một số công ước quốc (ẽ quan trọng về bảo vệ môi trường không khí Sự tác động xấu tới môi trường không khí ở khu vực nảy rất có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khu vực kia của trái đất Ngược lại, sự cải thiện điều kiện môi trường của khu vực nảy cũng có thê có tác động tích cực tới môi trường ở khu vực khác

Chính vì những lí do trên, vì lợi ích của mỗi quốc gia, việc thiết lập các quan hệ quốc tế, nhất là pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường không khí là nhu cầu tất yếu, khách quan của tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, tôn giáo, trình độ

phát triển kinh tế, khoa học-kĩ thuật

Đề giải quyết vẫn đề toàn cầu, các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế phải có những hành động thiết thực nhăm loại bỏ những nguyên nhân khiến cho môi trường không khí toàn cầu ngày càng xấu di và đồng thời cải thiện tình hình đó Đề đạt được mục tiêu này, các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ và hành động theo một hướng chung: cải thiện môi trường không khí toàn cầu Một trong những biểu hiện cụ thể là việc hình thành một chế độ pháp lý quốc tế ngăn ngừa và giảm thiêu các hiện tượng thảm

họa về môi trường không khí nói riêng và môi trường nói chung

Tuyên bố Stockholin 1972 về môi trường con người

Năm 1972, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi Trường con người được tô chức tại Stockholm, Thụy Điển, với sự tham gia của 113 quốc gia trên toàn thế giới Từ hội nghị này, Chương trình Môi Trường Liên Hợp Quốc (UNEP) ra đời và ngày 5/6 được công nhận là Ngày Môi Trường Thế Giới Hội nghị nhận thức về sự xuống cấp của môi trường toàn cầu và đề xuất biện pháp cần thiết đề bảo vệ và cải thiện môi trường,

12

Trang 15

vi nó ảnh hưởng đên phúc lợi của mọi dân tộc và phat trién kinh té toan cau Tuyén bo Stockholm với 7 điểm và 26 nguyên tắc quan trọng đã đặt nên móng cho chính sách toàn câu về bảo vệ và cải thiện môi trường sông của con người, đồng thời nhân mạnh trách nhiệm của con người trong việc này

Công ước Giơnevơ năm 1979 về ô nhiễm khí quyền xuyên biên giới

Công ước Giơnevơ, được ký vào năm 1979 bởi 32 quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ và Canada, ban đầu nhằm giải quyết vấn đề mưa axit, đã trở thành một mô hình hợp tác môi trường quốc tế hiệu quả Hơn 5l quốc gia đã tham gia Công ước và các giao thức hoặc thỏa thuận quốc tế đã được bồ sung đề giải quyết một loạt vấn đề về môi trường và sức khỏe Các cam kết của Công ước đã được cụ thể hóa trong hai Nghị định thư bồ sung, quy định nghĩa vụ của các quốc gia hạn chế lượng khí thải độc vào khí quyền Công ước này đã xây đựng một khung pháp lý cho sự hợp tác môi trường quốc tế và tạo tiền đề cho việc phát triển biện pháp bảo vệ môi trường không khí Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ôzôn

Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ôzôn là một khung quy định các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia liên quan đến việc giám sát, nghiên cứu và trao đôi thông tin, ban hành các văn bản pháp luật và các biện pháp hành chính cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại từ các hoạt động làm thay đổi tầng ôzôn Nội dung chính của Công ước này bao gồm:

- Hop tac trong quan trắc, nghiên cứu và trao đôi thông tin về ảnh hưởng của các hoạt động con người đến tầng ôzôn và sức khỏe con người

- _ Chấp nhận và thi hành các biện pháp pháp lý hoặc hành chính đề kiểm soát, giảm bớt hoặc ngăn chặn các hoạt động gây hại cho tầng ôzôn

- _ Hệ thống hoá các biện pháp, thủ tục và tiêu chuẩn đề thực hiện Công ước - Hợp tác với cơ quan quốc tế đề thí hành hiệu quả Công ước và các Nghị định

thư

Trang 16

- Han ché sir dung cac chất khí làm suy giảm tầng ôzôn

- Báo cáo việc sản xuất, nhập khâu và xuất khâu các chất làm suy giảm tầng ôzôn

- _ Chuyến giao công nghệ và hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển đề thực hiện Công ước

Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia, được nêu ra trong Công ước Viên mà Việt Nam với tư cách là thành viên phải thực hiện:

Thứ nhất, Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát sinh từ những hoạt động của con người Các biện pháp được nhắn mạnh là ngăn ngừa đề kiếm soát cũng như hạn chế việc sử dụng một số hóa chất hay chất khí có thể làm suy giảm tầng ôzôn (các chất có chứa Cacbon, các chất Nitrogen, các chất Clorin, Hydrogen )

Thứ hai, Việt Nam, khi thích hợp và phù hợp với Công ước - phải đảm nhiệm và hợp tác với các quốc gia khác thực hiện các nghiên cứu khoa học, quan trắc có hệ thống liên quan tới tầng ôzôn, sự biến đổi tầng ôzôn, những chất làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn cũng như những chất thay thể cần hợp tác trong lĩnh vực pháp lý, khoa học và kĩ thuật nhằm hạn chế sử dụng một số chất khí nhất định, phải tiến hành báo cáo việc sản xuất, nhập khâu hay xuất khâu các chất làm suy giảm tầng ôzôn cho Ban thư

Trên cơ sở các cam kết cơ bản này, các quốc gia thành viên Công ước đã thông qua Nghị định thư Montreal năm 1987 về các chất làm giảm tầng ôzôn Hiệp ước này được mở cho việc ký kết vào ngày l6 tháng 9 1987, và đã có hiệu lực từ ngày 01 tháng một năm 1989, theo sau một cuộc họp đầu tiên tại Helsinki, thang 5 năm 1989

Kế từ đó, nó đã trải qua bay stra déi, trong nam 1990 (London), 1991 (Nairobi), 1992

(Copenhagen), 1993 (Bangkok), 1995 (Vién), 1997 (Montreal), 1999 (Bac Kinh) Người ta tin rằng nếu các thỏa thuận quốc tế được tôn trọng, tầng ozone đự kiến sẽ phục hồi vào năm 2050 Do thông qua thực hiện rộng rãi và đã được ca ngợi là một ví dụ về hợp tác quốc tế đặc biệt, với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lúc đó là Koñ Annan

Trang 17

được trích đẫn nói rằng "có lẽ thỏa thuận quốc tế thành công nhất cho đến nay đã đạt được trên thế giới là Nghị định thư Montreal" Nghị định đã được 196 quốc gia phê duyệt

Công ước Montreal năm 1987 về các chất làm giảm tầng ôzôn đã điều chỉnh và bố sung các điều khoản mới vào năm 1990 nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng các chất gây suy giảm tầng ôzôn Các quốc gia phát triển cũng phải thành lập một quỹ tài chính dé hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện các quy định của nghị định thư này Ngoài ra, nghị định thư nay cắm buôn bán các chất thuộc phạm vi điều chỉnh của nó, đồng thời yêu cầu các quốc gia không phải là thành viên hạn chế phổ biến các chất nảy ở các quôc gia thử ba

Công ước khung của Liên Hợp Quốc năm 1992 về biến đối khí hậu nhắn mạnh

trách nhiệm của các quốc gia phát triển phải đóng vai trò đi đầu trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng tiêu cực của nó Các quốc gia này phải chịu

trách nhiệm chính trong việc giảm lượng phát thải khí nhà kính và phải hỗ trợ tài

chính và kỹ thuật cho các quốc gia đang phát triển để thực hiện các cam kết của Công ước Công ước cũng nhân mạnh sự khác biệt trong trách nhiệm giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, nhưng đồng thời cũng đề xuất các nguyên tắc và cam kết chung cho tat cả các quốc gia tham gia đề giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Nghị định thư Kyoto năm 1997

Nghị định thư Kyoto năm 1997 là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đôi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính Đây được coi là sự cố gắng cao độ của nhân loại trong hoạt động hợp tác bảo vệ môi trường Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn Việt Nam tham gia phê chuẩn Nghị định thư từ ngày 25/09/2002 Cơ quan đầu mối thực thi Nghị định thư này là Bộ Tài nguyên và Môi trường Với Nghị định thư Kyoto, các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC chấp nhận chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thê về cắt giảm phát thải khí nhà kính Mục tiêu cắt giảm của tất cả các Quốc gia thành viên này được liệt kê ở Phụ lục B của Nghị định thư Chúng được tính toán sao cho tổng lượng phát thải của các nước này giảm ít nhất

15

Trang 18

5% so với mức cơ sở của năm 1990, được dùng làm năm cơ sở Mục tiêu cắt giảm phải đạt được cho giai đoạn cam kết 5 năm lần thứ nhất, từ năm 2008 đến năm 2012 Nghị định thư Kyoto là một điều ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường, khả năng thực hiện được phụ thuộc chủ yếu vào các nước phát triển đứng đầu là Mỹ Tuy nhiên, hành vị rút khỏi Nghị định thư của Mỹ năm 2001 đã đe dọa sự tồn tại của nhân loại và đã gây làn sóng phản đối Mỹ từ nhiều quốc gia, kế cả các nước đồng minh thân

cận của Mỹ

Công ước UNECE năm 2001 về Tiếp cận thông tin, Tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định và Tiếp cận công lý đối với các vấn đề môi trường (hay còn goi là Công ước Aarhus) Điều 4 của Công ước quy định rằng, các Chính phủ phải ban hành và thực thí pháp luật cho phép các công đân được quyền tiếp cận các thông tin (bao gồm cả các tài liệu) về môi trường do các cơ quan Chính phủ đang nắm giữ Các thông tin về môi trường bao gồm các thông tin chỉ tiết về tình trạng của môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng môi trường, tình trạng an toàn và sức khỏe của con người, điều kiện của đời sống con người, các khu vực văn hóa, các công trình bị ảnh hưởng bởi môi trường Công ước cũng quy định về việc các quốc gia phải quy định các thủ tục thực thi chỉ tiết trong pháp luật của mình

Công ước đã được 44 quốc gia ký kết và được 37 quốc gia phê chuẩn và gia nhập, là nhân tố quyết định yêu cầu nhiều quốc gia trong khu vực ban hành Luật Tự do thông tin Vì vậy, cho đến nay, đã có 36 quốc gia ban hành Luật Tự do thông tin quy định toàn diện về vấn đề này Ngoài ra, Liên minh châu Âu EU cũng đã nội luật hoá Công ước này vào một Chỉ thị của mình, do đó Công ước có giá trị áp dụng đối với các quốc gia thành viên EU Công ước kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện biện pháp nhăm tăng cường tính minh bạch trong hệ thống hành chính quốc gia, bao gồm việc cân nhắc áp dụng các thủ tục hoặc quy định cho phép các thành viên của cộng đồng, khi thích hợp, có được thông tin về tô chức, chức năng và quá trình ra quyết định của các cơ quan hành chính, trong đó có sự quan tâm thích đáng đến những lợi ích thiết yếu như sự riêng tư

Trang 19

Hiệp định ASEAN năm 2002 về khói mù xuyên biên giới Đê giải quyết tinh trang 6 nhiễm khói mù xuyên biên giới, cuối năm 1997, các Bộ trưởng Môi trường ASEAN

đã nhất trí Kế hoạch hành động khói mù khu vực (RHAP) nhằm thực hiện các nỗ lực

chung trong việc quan sát, ngăn ngừa và giảm tình trạng ô nhiễm khói mù xuyên biên

giới do nạn cháy đất, cháy rừng gây ra Tiếp đó, Hiệp định ASEAN về ô nhiễm khói

mù xuyên biên giới đã được ký kết vào tháng 6/2002 và có hiệu lực vào tháng 11/2003 sau khi được 6 nước thành viên ASEAN phê chuẩn Đây là Hiệp định quan trọng

nhăm ngăn ngừa, theo dõi tình hình ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do các đám

cháy rừng và đất Đây là những vấn đề cần phải được giảm thiếu thông qua những nỗ lực của khu vực, là mục tiêu theo đuôi trong bối cảnh phát triển bền vững chung của khu vực trước xu hướng biến đối khí hậu diễn ra trên toàn cầu, tình trạng khô hạn và những thiên tai xảy ra thường xuyên Bên cạnh những hoạt động được triển khai theo RHAP, đã có những bước tiến lớn trong việc thực thi Hiệp định ASEAN về nhiễm khói mù xuyên biên giới Đến nay, đã có 9 nước thành viên ASEAN, gồm Brunei Darussalam, Campuchia, CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan,

Việt Nam và Philipin đã phê chuân hiệp định này Hiệp định ASEAN về khói mù

xuyên biên giới đã được các nước thành viên thực hiện nghiêm túc, cụ thể là các vụ cháy đất và cháy rừng trong khu vực được quan trắc liên tục

Cuối cùng, chúng ta cần đề cập tới 72ođ ước Paris năm 2015 về biến đồi khí hậu toàn cầu Đê cụ thê hoá các nguyên tắc ứng phó biến đôi khí hậu mà các quốc gia thoả thuận trong Công ước khung của Liên hợp quốc năm 1992, cho đến nay thì mỗi năm một lần các quốc gia thành viên của Công ước mỗi năm đều tô chức Hội nghị để bàn về việc tạo ra các cam kết pháp lý quốc tế để ứng phó với biến đôi khí hậu trên toàn cầu Hiệp định Paris về biến đôi khí hậu (Paris Agreement) là một thỏa thuận tại Hội

nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước

khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp

giảm cacbon đioxit từ năm 2020 Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được kí kết tại

Paris vào ngày 22 thang 4 nam 2016

Mục tiêu của Hiệp định nhằm tăng cường và phối hợp nỗ lực phản ứng của tất cả các nước trên thê giới, chồng lại môi đe dọa biên đôi khí hậu Mục tiêu cụ thê của nó

17

Trang 20

là giữ nhiệt độ trung bình trong thế kỷ 21 tăng không quá 2 độ C so với nền nhiệt của thời kỳ tiền công nghiệp vào giữa thế kỷ 18, và cỗ găng giới hạn mức tăng ở ngưỡng 1,5 độ C Gần đây nhất, tháng 11/2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố

rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu Tuy nhiên, Tông thống Mỹ kế nhiệm

là ông Joe Biden đã từng cam kết đảo ngược quyết định này và đưa nội dung xử lý khủng hoảng khí hậu thành vấn đề ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ Vì

thể, ngày 19/2/2021 Mỹ đã chính thức tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đôi khí

hậu Tổng thống Joe Biden cũng thông báo kế hoạch sẽ chủ trì một hội nghị cấp cao về khí hậu vào ngày 22/4/2021 Mục đích của hội nghị là nhằm kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thực hiện cam kết giảm lượng khí thải gây ra tình trạng ấm lên toàn cau

Trên đây là một số Công ước quốc tế quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, đây là một trong những nguồn cơ bản, quan trọng của pháp luật quốc tế hiện đại Theo Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế quy định: “Điều ước quốc tế là một sự thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được luật pháp quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó Điều ước quốc tế còn có nhiều tên gọi khác như: Công ước, hiệp ước, hiệp định, nghị định, thỏa thuận Những công ước này góp phân tích cực trong việc hình thành nên một hệ thống khung pháp lý mang tính quy chuẩn và chất lượng trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí, giúp cho việc cải thiện môi trường không khí đảm bảo được thực thi một cách có hệ thông, nâng cao hiệu quả áp dụng

Việt Nam đã phê chuân các điêu ước quôc tê khác nhau nhắm kiêm soát ô nhiễm môi trường không khí, cụ thể là:

- Công ước Viên năm 1985 về bảo vệ tầng ôzôn: Việt Nam gia nhập công ước nay vảo ngày 26 thang 4 nam 1994

- Neghi dinh the Montreal ndm 1987: Viét Nam tham gia ký kết Nghị định thư nay vao ngay 25 thang 9 nam 2002

Trang 21

- Céng woc khung cia Lién hop quéc nam 1992 về thay đổi khí hậu: Việt Nam tham gia ngày | thang 6 nam 1992, va dugc phé chuan ngay 16 thang 11 nam

1994

- Nghi dinh the Kyoto ném 1997 về biến đổi khí hậu: Việt Nam đã ký Nghị định

thư ngày 3 tháng 12 năm 1998, và được phê chuẩn vào ngày 25 tháng 9 năm

Trang 22

khí quyền và lưu thông gió Ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng đến nhiều lĩnh

vực của xã hội như sức khỏe, kinh tế, văn hóa và xã hội Do đó, chống ô nhiễm không khí là một vấn đề quan trọng, được quốc gia nào cũng quan tâm và cộng đồng quốc tế đồng lòng Pháp luật về chống ô nhiễm không khí, mặc dù có nhiều sự khác biệt, nhưng đều nhằm giảm thiêu tác động tiêu cực của hoạt động con người lên môi trường không khí, phản ánh tính thần của các công ước quốc tế và là cơ sở cho pháp luật của từng quốc gia Việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia điện hình có ảnh hưởng đối với pháp luật chống ô nhiễm không khí ở Việt Nam, giúp rút ra bài học kinh nghiệm

20

Trang 23

và áp dụng vào quá trình xây dựng pháp luật tại Việt Nam, đồng thời thúc đây quá trình "nội luật hóa" để đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế và quốc gia

Pháp luật về chống ô nhiễm môi trường không khí ở Anh

Năm 1952 là thời điểm lịch sử khi sự kiện “Đại sương mù” tại London đã diễn

ra và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người Điều này đã dẫn đến sự ra đời của đạo luật bảo vệ không khí sạch (Clean Atr Act), một trong những đạo luật bảo vệ không khí đầu tiên của thế giới Trải qua gần một thế kỷ, nước Anh đã áp dụng nhiều đạo luật về môi trường không khí nhằm đảm bảo sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường Các đạo luật này quy định trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, doanh nghiệp, và cá nhân trong việc chỗng ô nhiễm môi trường không khí

London đã áp dụng các biện pháp như yêu cầu các xe diesel phải đáp ứng tiêu chuân phát thải cụ thé hoặc trả phí hàng ngày để tiễn vào Greater London từ 2008 đến

2012 Năm 2019, London triển khai khu vực khí thải siêu thấp, áp dụng thu phí cho

các xe dùng xăng diesel và xe tải không đáp ứng tiêu chuẩn Euro 6 mới nhất Luật Clean Air Act 2019 được áp dụng tại Anh đề giải quyết các nguồn gây ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ thiên nhiên Chính phủ Anh yêu cầu các bang, thành phố công bố kế hoạch cụ thê để cải thiện chất lượng không khí cho dân cư Luật cũng cắm bán các nhiên liệu gây ô nhiễm như gỗ và than, và trao quyền hạn mới cho chính quyền địa phương để hành động trong các khu vực có mức ô nhiễm

cao

Pháp luật về chống ô nhiễm môi trường không khí ở Nhật Bản

Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí (APCA) của Chính phủ Nhật Bản được ban hành vào năm 1968 và sau đó được sửa đối vào năm 1996 và 2006, nhằm bảo vệ sức

khỏe cộng đồng và môi trường sống khỏi ô nhiễm không khí APCA quy định và kiểm

soát lượng khí thải, bụi, khói, các chất hữu cơ bay hơi, hạt trôi nỗi từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà máy và cơ sở kinh doanh Các cơ sở cần phải đăng ký nguồn gây ô nhiễm, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và tuân thủ các quy định pháp lệnh Trách nhiệm pháp lý của các cơ sở gây ô nhiễm bao gồm bồi thường thiệt hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường theo quy định của luật dân sự

21

Trang 24

Quy định trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm

không khí: Tô chức, cá nhân vi phạm Luật Kiểm soát ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cô môi trường, gây thiệt hại cho tô chức và cá nhân khác, có trách

nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hỗồi môi trường, bồi thường thiệt hại và tùy theo tính

chất và mức độ vi phạm; hậu quả của hành vi đã thực hiện gây thiệt hại cho tô chức và

cá nhân, APCA quy định 05 mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về ô

nhiễm không khí như sau: Phạt tù đến 01 năm hoặc phạt tiền lên đến 1.000.000 yen

(Điều 33); Phạt tù đến 06 tháng hoặc phạt tiền lên đến 500.000 yên (Điều 33-2); Phạt tù đến 03 tháng hoặc phạt tiền lên đến 300.000 yên (Điều 34); Phạt tiền 200.000 yên

(Điều 35); Phạt tiền đến 100.000 yên (Điều 37)

Pháp luật về chống ô nhiễm môi trường không khí ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã ban hành nhiều luật liên quan đến bảo vệ môi trường và kiêm soát không khí, như Luật Bảo vệ không khí sạch, Luật Kiểm soát tiếng ồn và độ rung, Luật Cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị, Luật Ngăn ngừa mùi hôi, và Luật đặc biệt về cải thiện chất lượng không khí đô thị tại Seoul năm 2013 Các biện pháp cụ thê đã được triển khai, bao gồm ưu tiên xử lý ô nhiễm không khí ở các khu vực nghiêm trọng, thiết lập hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực và khu vực, và mở rộng nguyên tắc quản lý khí thải trong lĩnh vực giao thông

Chính sách Hàn Quốc xanh 2006 nhăm xây đựng một quốc gia bền vững và giảm lượng khí thải carbon Quốc gia đã thành lập Quỹ đối phó với biến đổi khí hậu và tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển về vấn đề này Biện pháp khác bao gồm đánh thuế và thu phí đối với các cơ sở phát thải nhiều, tăng cường hệ thống giao thông công cộng, và quy định nhãn hàng hóa phải có chứng chỉ về khí thải carbon

Đề giảm ô nhiễm từ xe diesel, chính phủ triển khai Chương trình xe cơ giới sử dụng khí ga ở các vùng đô thị, với kế hoạch thay thể xe diesel bằng xe khí ga và xây dựng trạm tiếp ga Các khuyến khích tài chính được cung cấp cho người mua xe khí øa và những người kinh doanh trong lĩnh vực này Chính sách này dự kiến mang lại lợi ích lớn cho cả môi trường và kinh tế Hàn Quốc cũng áp dụng chế độ trao đôi tiêu

chuân khí thải để quản lý hiệu quả hơn

22

Trang 25

2.2 Thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội - Việt Nam

Trải qua hơn một thập kỷ liên tục đổi mới và phát triển, Việt Nam đã gặt hái được những thành tựu đáng kế trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là ô nhiễm không khí trên địa bàn Thủ đô Hà Nội liên tục được nêu tên trong bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm nhất thế giới Tuy nhiên, với hơn 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, vấn đề này đã tồn tại rất lâu ở thủ đô, chỉ những năm gần đây mới thực sự chạm tới đỉnh điểm và có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng

Trong giai đoạn 2010 - 2021, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã thu hút

được nhiều nghiên cứu của các chuyên gia khác Kết quả chung chỉ ra rằng, chất lượng không khí của Hà Nội “không có dấu hiệu được cải thiện”

Ta có thể phân tích qua các hiện tượng điển hình sau VE HIEN TUONG BUI MIN - HAT MIN (PM2.3)

Bụi là một hỗn hợp phức tạp gồm các hạt vô cơ và hữu cơ lơ lửng trong không khí, bao gồm sulfate, nitrat, amoni, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng vả nước Các hạt này được gọi là Particulate Matter (PM), với các loại kích thước khác nhau như PMI0, PM2.5 và PMI.0, tùy thuộc vào đường kính của hạt Trong thực tế, nồng độ các chất ô nhiễm dạng bụi như PM2.5 và PMI10 thường cao hơn giới hạn quy định Đặc biệt, PM2.5 được xem là loại ô nhiễm gây nhiều tác động đến sức khỏe nhất, với các nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực lâu dài Tổ chức Y tế Thế ĐIỚI đề xuất giá tri

tham chiếu cho PM2.5 là 10 nig/m3, trong khi nhiều thành phố ở Việt Nam có nồng độ

cao hơn nhiều so với giới hạn này Nếu không có biện pháp ứng phó hiệu quả, chất lượng không khí sẽ tiếp tục suy giảm trong tương lai do tác động của tăng trưởng kinh tê và 6 nhiém

23

Trang 26

Legend (yg/m3) as vs > m

VE HIEN TUONG NGHICH NHIET

Trong khí tượng học, nghịch nhiệt là một hiện tượng sự biến đổi tính chất khí quyền theo độ cao bị thay đổi Thông thường, nhiệt độ khí quyên giảm khi độ cao tăng Trong nghịch nhiệt, không khí nóng được giữ ở trên không khí lạnh; mối liên hệ binh thường giữa nhiệt độ và độ cao bị đảo ngược

Nguyên nhân của tình trạng này là do không khí lạnh suy yếu, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn, gây ra hiện tượng nghịch nhiệt Trong quá trình diễn ra

nghịch nhiệt, bụi mịn không thoát lên cao được mà lơ lửng ở tầng khí thấp, tạo thành

một lớp sương mờ đục bao phủ bầu trời Hà Nội Tình trạng này sẽ diễn ra trong vài ngày tới, khi có đợt không khí lạnh tăng cường hoặc nhiệt độ tăng cao, mặt trời đánh tan lớp sương và khuếch tán chất ô nhiễm lên cao

Các nhà khoa học cũng tìm ra quy luật: mùa hè (tháng 5-9) ở Hà Nội thường có mức độ ô nhiễm dạng hạt thấp hơn nhiều so với mùa đông (tháng 10-2) Hiện tượng nghịch nhiệt, nhất là vào mùa đông, khiến mức độ ô nhiễm ban đêm có thé cao hơn khoảng 2 lần so với ban ngày Vốn dĩ đây là một hiện tượng quen thuộc và đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên, với mật độ dân số đông đúc và lượng phương tiện lưu thông

24

Trang 27

quá tải như ở Hà Nội, hiện tượng này càng trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn so với bất kỳ thành phố nào khác

CHI SO CHAT LUONG KHONG KHI DANG BAO DONG

Sự kết hợp giữa các yếu tố như ô nhiễm bụi đô thị, ô nhiễm bụi trong nhà, phát thải SO2, NO, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, và vượt ngưỡng ozone đã gây ra những tác

động nghiêm trọng đến chất lượng không khí tại thủ đô Hà Nội Các chỉ số môi trường

đang tăng, đặc biệt là lượng bụi và các chất phát thải khác, khiến cho chất lượng không khí từ trung bình đến xấu Theo hệ thống đánh giá, nhiều điểm quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội đã đạt ngưỡng "rất xấu", ghi nhận vào đầu năm 2021, theo công thông tin quan trắc môi trường của UBND TP Hà Nội

từng xếp Hà Nội vào top 4 thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI lên đến

259 Còn theo ứng đụng PamAir, chỉ số chất lượng không khí có nhiều điểm ở ngưỡng nguy hại Chỉ số này cũng cho chúng ta dự đoán được những tác hại của môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của công dân tại thủ đô Người nhạy cảm về sức khỏe hay có bệnh lý nền rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp

25

Trang 28

2.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về chống ô nhiễm không khí

Vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường không khí là một thách thức đối với

mọi quốc gia, bao gồm cả những quốc gia đang phát triển như Việt Nam Trong bối cảnh này, bảo vệ môi trường không khí đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp và chính sách để can thiệp vào hoạt động của cá nhân và tô chức, nhằm ngăn chặn ô nhiễm Một trong những biện pháp quan trọng nhất là sử dụng pháp luật đề điều chỉnh hành vi của con người Hiến pháp Việt Nam 2013 đã rõ ràng quy định quyền và nghĩa vụ của mọi người trong việc bảo vệ môi trường không khí Cụ thể, mọi người có quyền sống trong môi trường trong lành và đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ môi trường Ngoài ra, các tô chức và cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm, cũng như bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Điều này cho thấy vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường không khí và tạo ra sự thay đôi tích cực trong hành vi của con người đề đảm bảo sự bền vững của môi trường

Đặc biệt, đầu tiên phải kế đến quy chuẩn kỹ thuật về môi trường vừa là công cụ kỹ thuật, vừa là công cụ pháp lý giúp Nhà nước quản lý môi trường không khí một cách có hiệu quả

Căn cứ vào Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “y chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thâm quyên ban hành theo quy định của pháp luật về tiếu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật” Cơ quan nhà nước sử đụng hệ thông quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí đề đánh giá chất lượng không khí và mức độ ô nhiễm, cũng như xác định hành vi vi phạm và áp dụng biện pháp xử lý Các quy chuẩn này giúp cá nhân và tổ chức đánh giá mức độ trong lành của môi trường không khí mà họ sống trong đó Cụ thê, hệ thống quy chuẩn này có thê bao gồm các thông số về chất lượng không khí hoặc hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong khí thải Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về môi trường không khí của Việt Nam được điều chỉnh và bổ sung trong các văn bản

pháp luật như Luật bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, Quyết

định số 35/2002/QĐ-BKHCNMIT, và nhiều văn bản khác Quy chuẩn này bao gồm hai

26

Ngày đăng: 09/08/2024, 19:13