1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN Quản trị học - PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP COCA – COLA

54 67 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,87 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN Quản trị học PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP COCA – COLA TIỂU LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP COCACOLA KHOA KINH TẾ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô, người đã tặng tìnhcung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốtquá trính nghiên cứu và thực hiện đề tài

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một,quý Thầy, Cô là giảng viên Trường Đại học Thủ Dầu Một - những người đã truyền đạtcho chúng em những kiến thức về môn Quản trị học

Cuối cùng, chúng em xin cảm ơn bạn bè, các thành viên của nhóm đã chung sức

và nỗ lực hoàn thành bài tiểu luận

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN ii

RUBRICS CÁC BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Thang điểm 10) iv

MỤC LỤC ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT xii

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH xiv

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA – COLA 1

1.1 Giới thiệu về Công ty Coca – Cola 1

1.2 Lịch sử phát triển của Coca- Cola tại Việt Nam 2

1.3 Ý nghĩa của logo 4

1.4 Loại hình doanh nghiệp 5

1.5 Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lỗi của Coca-Cola 6

1.5.1 Tầm nhìn 6

1.5.3 Giá trị cốt lõi 7

1.5.4 Slogan 7

1.6 Sản phẩm của Coca-Cola 7

1.7 Trách nhiệm của phòng ban 9

1.7.1 Phòng tài chính 10

1.7.2 Phòng sản xuất 10

1.7.3 Phòng marketing 11

1.7.4 Phòng bán hàng 11 KHOA KINH TẾ

CTĐT: LOGISTICS & QLCCU

Trang 4

1.7.5 Phòng nhân sự 12

1.7.6 Bộ phận công nghệ thông tin 12

1.8 Cơ cấu tổ chức 13

1.9 Các thành tựu đạt được và nguyên nhân thành công của Coca-Cola tại Việt Nam 13

1.9.1 Các thành tựu đạt được 13

1.9.2 Nguyên nhân thành công 14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP 15

2.1 Môi trường vi mô 15

2.1.1 Đối thủ cạnh tranh 15

2.1.2 Sản phẩm thay thế 16

2.1.3 Khách hàng 17

2.1.4 Nhà cung cấp 18

2.2 Môi trường vĩ mô 19

2.2.1 Yếu tố kinh tế 19

2.2.2 Yếu tố chính trị - pháp luật 20

2.2.3 Yếu tố văn hóa – xã hội 21

2.2.4 Yếu tố công nghệ 22

2.2.5 Yếu tố nhân khẩu học 23

2.2.6 Yếu tố toàn cầu 24

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH SWOT 25

3.1 Điểm mạnh 25

3.2 Điểm yếu 26

3.3 Cơ hội 27

3.4 Thách thức 29

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 31

Trang 5

4.1 Đề xuất chiến lược Marketing Mix cho dịch vụ mới ở thị trường Việt Nam.31

4.1.1 Chiến lược sản phẩm 31

4.1.2 Chiến lược về giá 34

4.1.3 Chiến lược về phân phối 34

4.1.4 Chiến lược xúc tiến 35

4.2 Đánh giá về tính khả thi của sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam 40

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CEO Chief Executive Officer – Tổng Giám Đốc

R&D Research and Development – Nghiên cứu và phát triển

TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Danh mục sản phẩm của Coca-Cola tại thị trường Việt Nam 8

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.3 Các phiên bản khác nhau của logo Coca Cola 4

Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 19Hình 2.3 Chỉ số tiêu dùng CPI 6 tháng đầu năm 2021 20Hình 2.4 Biểu đồ dân số Việt Nam từ năm 1950 – 2020 23Hình 2.5 Cơ cấu chi tiêu trung bình hàng tháng của người tiêu dùng VN 24

Hình 4.2 Các sản phẩm đồ uống mới của Coca-Cola Việt Nam 32

Hình 4.5 Thử thách Coca- Cola “Kết thân hàng xóm, cho Tết thêm xôm” 42

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA – COLA

1.1 Giới thiệu về Công ty Coca – Cola

Coca-Cola được thành lập vào năm 1886 tại Atlanta bởi John Pemberton. Trongvòng vài năm, Coca-Cola đã trở thành thương hiệu được công nhận, nổi tiếng và đượcphân phối rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện tại, James Quincey là CEO của tập đoànlớn này

Hình 1.1: Logo Coca – Cola

Tên giao dịch: Công ty TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT COCA-COLA VIỆT NAM Tên nước giao dịch nước ngoài: Coca-Cola Indochine Pte.Ltd., Singapore

Tên viết tắt: Coca-Cola

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và đóng chai nước giải khát có gas mang nhãn

hiệu Coca-Cola

Địa chỉ: Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh

Website: www.coca-cola.vn

Số điện thoại: 84 8961 000 Số fax: 84 (8) 8963016

Hình thức đầu tư: 100% vốn nước ngoài

Tổng vốn đầu tư: 358.611.000 USD

Vốn pháp định: 163.836.000 USD

Mục tiêu: sản xuất các loại nước giải khát Coca-Cola, Fanta, Sprite,…

Trang 10

Hình 1.2: Trụ sở Công ty Coca – Cola tại Việt Nam

(Nguồn: Bảo Linh, 2013)Tập đoàn Coca-Cola (mã giao dịch trên sàn chứng khoán New York: KO) là công

ty nước giải khát lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 500 thương hiệu nước giải khát chongười tiêu dùng tại hơn 200 quốc gia 19 trong 21 thương hiệu có giá trị tỷ đô của công

ty là các sản phẩm ít và không có đường nhằm giúp người tiêu dùng điều tiết lượngđường tiêu thụ Bên cạnh các sản phẩm Coca-Cola, một số các thương hiệu dẫn đầukhác trên toàn thế giới còn có: nước giải khát từ đậu nành AdeS, Trà xanh Ayataka,Nước đóng chai Dasani, Trà và cà phê Gold Peak, Nước ép Minute Maid juices, Nướcuống thể thao Powerade,…

Tại Việt Nam, Công ty Coca – Cola hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm vớinhững mặt hàng nổi tiếng như Coca-Cola, Fanta, Sprite, nước cam ép Splash, nướcuống đóng chai Joy, nước tăng lực Samurai, Schweppes, bột giải khát Samurai, bộtsunfill với các hương cam, dứa, dâu

1.2 Lịch sử phát triển của Coca- Cola tại Việt Nam

Giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam (VN) từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2năm 1994 sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại

Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam

Trang 11

Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâudài.

Tháng 8/1995: Liên doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và Công

ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc

Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty NướcGiải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola vàCông ty Chương Dương của Việt Nam

Tháng 1/ 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung Coca-ColaNon Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tạiViệt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải khát Đà Nẵng.Tháng 10/1998: Chính phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty liên doanh trởthành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các liên doanh của Coca-Cola tại ViệtNam lần lượt thuộc về quyền sỡ hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương và sựthay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương –miền Nam

Tháng 3/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sởhữu tương tự

Tháng 6/2001: Do sự cho phép của Chính phủ tại Việt Nam, ba Công ty Nước giảikhát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). 

Từ ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, mộttrong những Tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới

Coca-Cola Việt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, ĐàNẵng và Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo sốlượng việc làm gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình Vớiđịnh hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng,công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chấtlượng, bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu

Trang 12

mã và mở rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi Các nhãn hiệu nước giảikhát của Coca-Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-Cola, Coca-Cola Light, Coke Zero,Sprite, Fant,…

1.3 Ý nghĩa của logo

Logo Coca Cola được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng của tuổi trẻ Mỹ Dùthay đổi nhiều phiên bản logo nhưng các thiết kế vẫn mang những biểu tượng cốt lõi,

dễ dàng nhận diện Với 12 lần thay đổi logo, 12 phiên bản logo khác nhau, yếu tốchính của thiết kế vẫn là sự uốn lượn của font chữ

Hình 1.3: Các phiên bản khác nhau của logo Coca Cola

(Nguồn: Kim Dũng, 2020)Logo vào giai đoạn từ 1886 - 1940 sử dụng gam màu đen chủ đạo, đó cũngchính là màu của nước giải khát siro Coca Cola Thiết kế Coca-Cola logo nhấn vào 2chữ C uốn lượn, uyển chuyển tựa như dòng nước mềm mại Font chữ trong thiết kếnhư chữ viết tay gần gũi, quen thuộc

Logo Coca Cola giai đoạn từ năm 1950 trở đi chuyển từ màu đen sang màu chữtrắng trên nền đỏ Nguyên nhân lựa chọn những màu sắc này là vì chúng có khả nănggây được sự chú ý rất lớn ở khách hàng Hai gam màu đỏ, trắng kết hợp mang đến sựvui tươi, sảng khoái Màu đỏ thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết trong khi màu trắng thểhiện sự quyến rũ Hai gam màu tương phản tạo sự nổi bật

Trang 13

Hình 1.4: Logo Coca-Cola năm 1950

(Nguồn: hdicon,2010)

Logo Coca-Cola hiện nay khá đơn giản với font chữ uốn lượn, nhưng lại rực rỡthu hút với màu sắc và kích thích vị giác Màu đỏ trắng của logo Coca-Cola vừa trẻtrung vừa quyến rũ Mặc dù theo như một số chuyên gia Marketing, logo Coca-Cola là một sự thất bại, nhưng bù lại sản phẩm bán chạy và có vị trí hàng đầu tronglòng người tiêu dùng, cách xây dựng thương hiệu đã mang đến thành công cho hãng

Hình 1.5: Logo Coca Cola hiện nay

(Nguồn: Kim Dũng, 2020)Ngày nay, Coca Cola đã đẩy mạnh việc đồng bộ hóa sắc đỏ trắng trên khắp cácsản phẩm và sự kiện của mình Đối với công chúng, sắc đỏ trắng trong logo CocaCola là một trong những biểu tượng gây ấn tượng nhất mọi thời đại

1.4 Loại hình doanh nghiệp

Coca-Cola là công ty kinh doanh và sản xuất nước có gas và không gas nhưCoca, Fanta,…và đóng chai sản phẩm hoạt động trên phạm vi nhiều nước

Ngoài ra, Coca-Cola còn tham gia vào một cuộc chạy đua điên cuồng đangdiễn ra trên mạng Internet giữa các tập đoàn công nghệ thông tin và kinh doanh thế

Trang 14

giới, nhằm giành giật lấy một mẫu nhỏ trong miếng bánh hấp dẫn của thị trườngdownload nhạc hợp pháp đẩy tiềm năng lợi nhuận Mà Coca-Cola là hãng mới nhấttham gia vào cuộc tranh giành này bằng việc tung ra dịch vụ âm nhạc trực tuyến cónhãn hiệu của mình với hơn 250.000 bài hát trực tuyến được bán qua mạng với giá 80cent/ bài

Và hầu như mọi đối thủ của Coca-Cola, từ các nhãn hiệu nước ngọt nổi tiếngđến các công ty mới thành lập đều đang cố gắng lao theo thành công của Coca-Colavới mục đích bắt kịp và chiếm lĩnh thị trường của Coca-Cola Nhưng để làm được việcnày không hề dễ dàng chút nào, bởi Coca-Cola đã là một “tượng đài” quá vững chắctrên thị trường thế giới

1.5 Tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lỗi của Coca-Cola

1.5.1 Tầm nhìn

Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích, khơi gợi cảmhứng về cả thể chất lẫn tinh thần Đồng thời, phát triển một cách bền vững và hướngđến một tương lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộcsống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới

Trang 15

1.6 Sản phẩm của Coca-Cola

Coca Cola có tới 500 nhãn hiệu nước ngọt tại hơn 200 quốc gia khác nhau và chiếmtới 4 trên 5 sản phẩm đồ uống bán chạy nhất thế giới Ngày nay, tập đoàn Coca Cola đãthành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhauban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nướcsuối, trà và một số loại khác

Hình 1.7: Các sản phẩm của Coca-Cola

(Nguồn: Tâm Trần, 2020)Hiện nay, Coca-Cola đang cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam nhiềuthương hiệu nước giải khát nổi tiếng

Trang 16

Bảng 1.1: Danh mục sản phẩm của Coca-Cola tại thị trường Việt Nam

1 Coca-Cola Chai thuỷ tinh, lon và chai nhựa

2 Fanta Cam Chai thuỷ tinh, lon và chai nhựa

3 Fanta Dâu Chai thuỷ tinh, lon và chai nhựa

4 Fanta Trái cây Chai thuỷ tinh, lon và chai nhựa

7 Schweppes Tonic Chai thuỷ tinh và lon

8 Schweppes Soda Chanh Chai thuỷ tinh, lon và chai nhựa

10 Nước uống đóng chai Joy Chai 500ml và 1500ml

11 Nước uống tăng lực Samurai Chai thuỷ tinh, lon và bột

(Nguồn: The Coca-Cola Company, 2021)Thành phần chính của Coca-Cola bao gồm: Nước bão hòa CO2, đường mía,đường HFCS, màu thực phẩm (150d), chất tạo độ chua (338), hương liệu tự nhiên và cafein

Sản phẩm của Coca-Cola được công ty đầu tư và thiết kê một cách đơn giản nhưng đểlại ấn tượng sau sâu sắc cho người tiêu dùng, thông qua cách thiết kế bao bì sản phẩm (packaging):

Màu sắc đặc trưng trên bao bì giúp khách hàng nhận diện thương hiệu nhanh

chóng: Màu đỏ của Coca-Cola truyền thống, màu trắng của Diet Coke, màu xanh

Sprite, màu cam Fanta… Bảng màu nhận diện là những tông màu cơ bản nhưng quenthuộc và nổi bật nên khách hàng dễ dàng nhận ra các sản phẩm của Coca-Cola, thậmchí không cần đọc kỹ các thông tin được in trên bao bì sản phẩm

 Tính linh hoạt trong cách thiết kế bao bì sản phẩm: Coca-Cola luôn tái thiết

Trang 17

kế bao bì của thương hiệu và sử dụng đa dạng chất liệu như thủy tinh, thiếc, nhựa… đểđóng gói sản phẩm nhằm tối ưu các tiện ích khi sử dụng cho khách hàng và đồng thờicũng hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường Vào những ngày, sự kiện đặc biệt,Coca Cola cũng giới thiệu những mẫu chai mới để đánh dấu cột mốc và sử dụng chúngnhư một công cụ để branding

Ví dụ: Cách thiết kế bao bì Coca-Cola với ý tưởng biến lon Coca-Cola đỏthường thấy thành màu trắng để góp phần kêu gọi bảo vệ môi trường sống của loài gấuBắc cực

Mỗi lon hay mỗi chai sẽ có thêm dòng mô tả thành phần ở mặt trước để khách hàng dễnhận biết hơn

Ví dụ: Sản phẩm Coke Zero được giới thiệu là loại sản phẩm không có đường

và calo; dòng sản phẩm Coke truyền thống thì không có dòng mô tả, chỉ có dòng

“since 1886”

 Cách thiết kế bao bì sản phẩm luôn bắt kịp các xu hướng: Những cải tiến về

thiết kế bao bì sản phẩm của Coca Cola đều là nhằm mục tiêu mang đến cho người tiêudùng cảm giác mới mẻ, độc đáo và thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng Bên cạnh đó,thương hiệu này cũng không quên bắt kịp các xu hướng nổi bật tại mỗi thời điểm

Ví dụ: Trong dịp Tết, Coca-Cola sử dụng họa tiết, hình ảnh “chim én” trongnhiều loại sản phẩm: Coca-Cola, Sprite, Fanta,… Chim én thể hiện ý nghĩa của ngàytết, gợi lên không khí rộn ràng của năm mới,… nên ít nhiều sẽ thu hút sự chú ý và tạothiện cảm tốt cho người tiêu dùng, từ đó gia tăng thêm doanh số trong dịp tết đồng thờicủng cố thêm định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng

Qua đó, thấy được bao bì sản phẩm có mức độ ảnh hưởng nhiều cả chức năngđịnh vị đơn thuần Nó có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lòng trung thành của kháchhàng, đảm bảo giá trị lâu dài từ khách hàng

1.7 Trách nhiệm của phòng ban

Hoạt động của các phòng chức năng Coca-Cola đã xxaay dựng và đang hoànthiện mạng lưới phân phối thông suốt và đạt hiểu quả cao Do đặc tính của mặt hàng là

Trang 18

tiêu dùng nhỏ lẻ, thông thường và đảm bảo chi phí thấp nhất và mang đến sự uy tín củaCoca-Cola trong khi mạng lưới phân phối của Coca-Cola rộng khắp thế giới Công tyCola-Cola nói chung được chia làm hai bộ phận hai hoạt động riêng biệt: The Coca-Cola Company (TCC) và The Coca-Cola Bottler (TCB).

+ TCC chịu trách nhiệm về sản xuất và cung cấp nước cốt Coca-Cola cho cácnhà máy và chịu trách nhiệm khuếch chương và quản lý thương hiệu

+ TCB chịu trách nhiệm dự trữ, sản xuất, phân phối, kho bãi và cung cấp dịch

vụ cho sản phẩm Coca-Cola

 Điều đó cho thấy TCB chịu trách nhiệm về 1P (Place) còn TCC chịu tráchnhiệm 3P còn lại (production, price, promotion) và mô hình này đã được áp dụngthống nhất trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam

Ở Việt Nam có 3 văn phòng đại diện cho TCC và ba nhà máy đóng chai ở 3miền, tất cả các điểm này hoạt động theo một hệ thống thống nhất theo trụ sỡ chính tạiTP.HCM và bao gồm các phòng chức năng như:

1.7.1 Phòng tài chính

Phòng này có những chức năng chính như sau:

 Phân tích tình hình tài chính của Công ty

 Nhận định và dự báo các cơ hội kinh doanh của Công ty

 Xây dựng các phương án tiết kiệm chi phí

 Đảm bảo các hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật và hoàn thànhnghĩa với Nhà nước

Hoạt động tài chính chủ yếu được thực hiện tại TP.HCM còn tại các chi nhánhkhác chủ yếu chỉ thực hiện nghiệp vụ kế toán ghi sổ sách và chuyển số liệu cho trụ sởchính để tổng hợp

1.7.2 Phòng sản xuất

Phòng sản xuất hoạt động trên cả 3 miền với những chức năng như sau:

 Lập kế hoạch sản xuất: dựa trên kế hoạch sản lượng tiêu thụ, bộ phận này sẽ

Trang 19

lập kế hoạch từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào ban đầu cho đến khi hoàn thành sảnphẩm với khoảng thời gian và chi phí nhất định.

 Mua sắm vật tư: Bộ phận này trực tiếp làm việc với các nhà cung cấp nguyênvật liệu, thiết bị, bao bì để đảm bảo cung cấp đúng, đủ và kịp thời

 Kỹ thuật: Lập kế hoạch thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì toàn bộ máy móc vàdây chuyền sản xuất

 Kho vận và điều phối: Nhận đơn đặt hàng và xử lý các đơn đặt hàng, phân phốiđến các điểm giao hàng đúng thời gian, chất lượng, số lượng và địa điểm

 Quản lý chất lượng: Đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra theo đúng công thứctiêu chuẩn Quốc tế

 Sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất và đưa ra các sáng kiến để nâng cao hiệuquả sản xuất và đảm bảo sản phẩm đúng chất lượng

1.7.3 Phòng marketing

Phòng này tại các chi nhánh thường nằm trong bộ phận bán hàng nhưng vẫnhoạt động với chức năng riêng biệt là đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp vớitừng thị trường như quảng cáo, khuyến mãi, nghiên cứu thị trường, quảng bá sảnphẩm Trong hoạt động marketing được phân thành 2 bộ phận: Quản lý thương hiệu

và quản lý hoạt động Marketing

1.7.4 Phòng bán hàng

Phòng bán hàng thực hiện chiến lược của công ty về tiếp thị và bán hàng, đồngthời đảm bảo trước công ty về doanh số, phân phối, giá cả, trưng bày sản phẩm, thunhập thông tin phản hồi, truyền đạt thông tin, xử lý thông tin tiêu thụ, thu hồi vỏchai.Hệ thống bán hàng của Công ty được phân thành hai loại: Bán hàng trực tiếp vàbán hàng gián tiếp

 Hệ thống bán hàng trực tiếp: Là hệ thống bán hàng mà trong đó sản phẩmđược vận chuyển từ nhà sản xuất đến tận tay người mua cuối cùng trong kênh Ngườimua này có thể là người tiêu dùng hoặc là người mua đi bán lại cho các nhóm đốitượng khác mà công ty không kiểm soát được Nhóm khách hàng này chủ yếu là cácquán ăn, nhà hàng, siêu thị,…Nhóm khách hàng này có đặc điểm là khối lượng tiêu

Trang 20

thụ lớn, thường xuyên Ngoài ra, trong một số trường hợp kênh phân phối kênh trựctiếp còn phục vụ các nhóm đối tượng tiêu dùng nhỏ lẻ nhưng chi phí rất cao và bây giờtrường hợp này không còn được duy trì nữa

 Hệ thống bán hàng gián tiếp: Là hệ thống bán hàng mà trong đó hàng hóađược vận chuyển từ nhà sản xuất qua các trung gian thương mại, nhà phân phối và cácđại lý, các tổ chức ngoài công ty để đến người tiêu dùng cuối cùng Hệ thống kênh nàyphục vụ cho nhóm đối tượng người tiêu dùng nhỏ lẻ Sử dụng hệ thống này giúp khắcphục nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp khi phục vụ nhóm đối tượng tiêu dùngnhỏ lẻ vì tiết kiệm được chi phí và tận dụng được các nguồn lực sẵn có của các trunggian phân phối

 Hệ thống bán hàng của Coca-Cola Việt Nam phân theo 3 miền Bắc, Trung,Nam, mỗi miền này do một cấp quản lý cao nhất là RSM (Regional Sales Manager),trong mỗi miền lại phân thành nhiều khu vực và mỗi khu vực do một người quản lý(Business Unit Manager - BUM)

1.7.5 Phòng nhân sự

Chức năng chính của Phòng này là:

 Có trách nhiệm lên các kế hoạch, chính sách nhân sự, trả lương thưởng

và các khoản phúc lợi, đề bạt và sa thải

 Đào tạo, tuyển dụng và tạo lập mối quan hệ lao động giữa các nhân viên

và phát triển nguồn nhân lực

 Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên

Ngoài những chức năng chính như trên, công ty thường xuyên tổ chức các chươngtrình đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề, trình độ chuyên môn, tổ chức các cuộc thinhằm phát huy năng lực có sẵn và đào tạo nguồn lực mới, tham gia các chương trìnhkhuyến học và từ thiện

1.7.6  Bộ phận công nghệ thông tin

Bộ phận này quản lý mạng lưới thông tin trong công ty và liên kết thông tin vớicác chi nhánh khác của Coca-Cola

1.8 Cơ cấu tổ chức

Trang 21

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Coca-Cola 1.9 Các thành tựu đạt được và nguyên nhân thành công của Coca-Cola tại

chiến lượcQuản lí

R&D

Marketing Tài chính R&D Quản lí chiến lượcKế hoạch

Giám đốc cáckhu vực

Châu Âu Thái Bình Dương Mỹ Latinh Á, Âu &

Châu PhiBắc Mĩ

Quản lí

khu vực

Quản líkhu vực

Quản líkhu vực

Quản líkhu vực

Quản líkhu vực

Trang 22

Thương hiệu Coca-Cola luôn là thương hiệu nước ngọ bán chạy hàng đầu mà tất

cả người dân Việt Nam đều yêu thích, nó cũng là một trong những loại thức uống hấpdẫn nhất của cả tập đoàn

Cho tới hiện tại, Coca-Cola đã có những thành tích đáng kể từ các công ty liêndoanh, hiện nay Coca-Cola đã trở thành công ty 100% từ vốn nước ngoài- Coca-ColaViệt Nam với doanh thu mỗi năm lên đến 38,500 triệu USD

Với những chiến lược kinh doanh và chiến lược Marketing của Coca-Cola tại ViệtNam độc đáo, hấp dẫn Coca-Cola đã tạo được ấn tượng tốt đẹp cho người tiêu dùngViệt Nam đặc biệt là giới trẻ hiện nay

Năm 2007, vượt qua hơn 13,000 doanh nghiệp khắp cả nước, Coca-Cola giànhgiải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do đại diện của Bộ Thương mại, Bộ Kinh

tế, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Người tiêu dùng Việt Nam bình chọntrong 3 năm liền Điều này có ý nghĩa lớn lao trong việc duy trì giá trị thương hiệu đốivới khách hàng Đến thời điểm hiện tại, Coca-Cola vẫn luôn giữ vững thương hiệuhàng đầu, bỏ su Pepsi hay bất cứ một hãng nước giải khát nào tồn tài ở thị trường ViệtNam

1.9.2 Nguyên nhân thành công

Mẫu mã sản phẩm của Coca-Cola liên tục được đổi mới và cải tiến tạo nên sự mới

mẻ trẻ trung gây sức hút với khách hàng đặc biệt là giới trẻ hiện nay

Tuyệt đối giữ kỉ bí mật công thức pha chế

Biết cách giữ khách hàng, thị trường hiện tại, thị trường phân phối rộng khắp cảnước phù hợp với đặc tính sản phẩm của nước giải khát

Biết cách tận dụng kênh thông tin: Truyền hình, Internet, băng rôn, áp phích, báotạp chí, các buổi giao lưu,…

Trang 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG DOANH NGHIỆP2.1 Môi trường vi mô

2.1.1 Đối thủ cạnh tranh

 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp:

Thị trường nước giải khát Việt Nam hiện đang hoạt động sôi nổi với sự thamgia của các thương hiệu như Pepsi, Coca, Tribeco, Tân Hiệp Phát, Wonderfarm,…Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Coca-Cola trên thị trường hiện nay làPepsico, các công ty còn lại chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ

Hình 2.1: Đối thủ cạnh tranh của Coca-Cola

(Nguồn: Bích Ngọc, 2021)

 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể đe dọa, phân chia bớt thịphần của công ty dựa trên những lợi thế cạnh tranh mới Chính vì vậy, nếu các đối thủcạnh tranh xuất hiện càng nhiều, cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt Tuynhiên, để có thể gia nhập thị trường và cạnh tranh với thương hiệu nước giải khátCoca-Cola, các đối thủ tiềm ẩn cần vượt qua các rào cản xâm nhập mà thương hiệu tạora

Vì khách hàng mục tiêu mà cả hai công ty hướng đến đều là giới trẻ Và haicông ty đều kinh doanh cùng một mặt hàng chủ yếu là nước ngọt có gas Giá cả, chất

Trang 24

lượng của Coca-Cola và Pepsi tương đương nhau, vì vậy sản phẩm của hai công tyluôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng.

Xét riêng dòng sản phẩm của Pepsi, ngay từ khi ra đời đã tạo áp lực cho dòngsản phẩm của công ty Coca-Cola vì sự giống nhau đáng kể về màu sắc và hương vị.Hai dòng sản phẩm này cạnh tranh nhau từng chút một, từ tên sản phẩm, tới khẩu hiệu,chiến dịch quảng cáo,… để giành giật thị phần của nhau Cuộc chiến cạnh tranh giữaCoca-Cola và Pepsico luôn diễn ra gay gắt trên thị trường và mang lại nhiều lợi íchcho người tiêu dùng

Tuy khởi đầu Pepsico có vị thế yếu hơn nhưng rất nhanh đã nâng được vị thếcủa mình Vì thế, Coca-Cola không được chủ quan đối với đối thủ lớn hiện tại vànhững đối thủ tiềm ẩn khác trên thị trường Ngoài ra, Coca còn có các đối thủ cạnhtranh ngầm là Red Bull, Lipton, Gatorade, Mountain Dew, Monster, Càng nhiều đốithủ cạnh tranh trong ngành, cường độ áp lực cạnh tranh càng cao Áp lực cạnh tranh từcác đối thủ hiện tại khiến Coca-Cola khó có thể nâng giá thành sản phẩm, bị giới hạn

về lợi nhuận Để giảm sự cạnh tranh gay gắt trong ngành nước giải khát, đòi hỏi Cola phải nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động của mình để đảm bảo thị phần thị phần và

Coca-mở rộng thị trường hơn tại Việt Nam

2.1.2 Sản phẩm thay thế

Trên thị trường hiện nay, có hơn 3000 sản phẩm thức uống khác nhau Vì thế,những sản phẩm có khả năng lớn thay thế cho các sản phẩm của Coca-Cola như nướctinh khiết, nước khoáng đóng chai, loại nước có gas khác khác trên thị trường, sữa, tràthảo mộc, detox,… Vì hiện nay, đa phần khách hàng hướng tới những sản phẩm bảo

vệ sức khỏe, bảo vệ sắc đẹp, những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ

 Nước tinh khiết đóng chai

Báo cáo Nghiên cứu thị trường của Euromonitor cho biết Thị trường nướcuống đóng chai toàn cầu có thể tăng gần gấp đôi lên 319 tỷ USD về trị giá vào năm

2022 Tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2016, tốc độ tăng trưởng của ngành nướcuống đóng chai đạt xấp xỉ 16%/năm Sức mua tăng do số người tiêu dùng nhận thấy hướng tích cực của việc sử dụng nước uống đóng chai là vô cùng tiện lợi, không gây

Trang 25

tốn quá nhiều thời gian và giá thành cũng phù hợp với tiêu chuẩn của mọi người.Ngoài ra do yếu tố môi trường vì nguồn nước sạch hiện nay dần bị nhiễm bẩn, ô nhiễmnặng và điều này trở nên cấp bách ở những đô thị lớn Tiêu biểu trong trong thị trườngnước tinh khiết đóng chai có Lavie, Aquafina, Dasani và Laska.

 Các loại nước giải khát có gas khác trên thị trường

Các sản phẩm nước ngọt có gas của các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trườngnhư 7 up, Sting, Mirinda,… khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho nước giải khát cógas trên thị trường nên sự cạnh tranh càng gay gắt hơn

 Các loại nước giải khát khác

Các loại nước uống khác được khách hàng lựa chọn nhiều không kém các sảnphẩm nước có gas như trà xanh không độ, nước ép trái cây, các loại sữa tươi, sữa chuauống liền… có tác dụng bổ sung năng lượng, tăng cường sức khỏe

Qua đó ta thấy rằng nhu cầu sử dụng loại thức uống bảo đảm sức khỏe đangđược chú trọng rất nhiều Áp lực cạnh tranh lên Coca-Cola cũng không hề ít Vì vậy,Coca-Cola cần có những chiến lược mới, cải tiến các sản phẩm nước giải khát tốt chosức khỏe người tiêu dùng trong tương lai gần và có thể tạo sự khác biệt cho thươnghiệu của mình qua các hoạt động truyền thông

2.1.3 Khách hàng

Coca-Cola tập trung phân phối sản phẩm theo 2 tiêu thức:

Về địa lý: Coca-Cola Việt Nam phân phối sản phẩm với mạng lưới dày đặc trênkhắp mọi miền đất nước đặc biệt chú trọng phân phối sản phẩm tại những vùng đôngdân cư Sản phẩm của công ty luôn hiện diện trong đời sống thường ngày của ngườitiêu dùng từ các cửa hàng, quán nước đến các bữa ăn trong gia đình

Về đặc điểm dân số học: Nước giải khát Coca-Cola tập trung chủ yếu vào giớitrẻ năng động, sáng tạo, đam mê khám phá những điều mới lạ Coca-Cola đã thànhcông trong việc không ngừng cải tiến đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ, tốt cho sứckhỏe người tiêu dùng và được đón nhận nhiệt tình

Trang 26

Coca-Cola chấp nhận chịu chi phí cao để các sản phẩm của mình được bày bán

ở những nơi ngang tầm mắt khách, ngay trước những hành lang hoặc những nơi bắtmắt tại cửa hàng bán lẻ và các siêu thị

Một yếu tố khác mang lại thành công cho Coca-Cola là sự trình bày sản phẩm.Coca-Cola được đựng trong lon nhôm hoặc trong chai thuỷ tinh, bên ngoài dán nhãnhiệu màu đỏ tươi với hai chữ Coca-Cola viết hoa theo chiều nghiêng 45 độ Với màu

đỏ đặc trưng và những đường chữ cong trắng uyển chuyển, Coca-Cola đã thành côngtrong việc hấp dẫn và lôi cuốn khách hàng

2.1.4 Nhà cung cấp

Việt Nam có lợi thế lớn trong việc cung cấp nguyên liệu giá rẻ, nhân công cótrình độ tay nghề cao Hầu hết các nguyên liệu sản xuất ở Việt Nam đều có thể đáp ứngyêu cầu của doanh nghiệp Ở đây với các thành phần cấu tạo sản phẩm, Coca-Colacũng tìm cho mình những nhà cung cấp tương ứng

 Công ty TNHH Dynaplast Packaging VN cung cấp vỏ chai chất lượng cao

 Công ty chế biến Stepan tại Mỹ cung cấp lá coca

 Công ty Cổ phần Biên Hòa cung cấp thùng carton, hộp giấy cao cấp

 Nhà máy đường KCP cung cấp đường tinh luyện

Do có một số nguyên liệu không có sẵn trong nước nên công ty phải nhập khẩu

từ nước ngoài để cung cấp cho công ty Coca-Cola Việt Nam Ban quản trị công tycũng chú ý theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi vì việc tăng giá các nguyên liệumua về có thể buộc phải nâng giá sản phẩm Thiếu một chủng loại nguyên liệu nào đó

sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong khâu sản xuất, gây rối loạn về cung ứng sản phẩm chokhách đặt hàng Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ và trong kếhoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty Những nguyênliệu nhập khẩu từ nước ngoài về cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

+ Chính sách xuất nhập khẩu của Chính phủ: Chính phủ kiểm soát việc xuất nhậpkhẩu nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu Vì thế có thể gặp phải các chính sách thuếkhóa nhằm hạn chế nhập khẩu Vì thể Coca-Cola nên xem xét kỹ lưỡng trước việcnhập nguyên vật liệu vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Trang 27

+ Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài.

+ Tỷ giá hối đoái: biến động của tình hình thị trường thế giới và Việt Nam làm ảnhhưởng đến chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu Do đó Coca-Cola Việt Nam nên có kếhoạch cụ thể và dự đoán sự biến động tỉ giá hối đoái để có những hướng đi phù hợp

2.2 Môi trường vĩ mô

2.2.1 Yếu tố kinh tế

Việt Nam tiếp tục chính sách hội nhập sâu rộng thông qua hàng loạt hiệp địnhthương mại tự do có quy mô lớn như CPTPP, EVFTA hay AEC Đồng thời, Nhà nướccũng thúc đẩy nhiều đổi mới sáng tạo, khuyến khích cộng đồng startup phát triển Vớinền tảng ổn định, bức tranh kinh tế Việt hiện tương đối lạc quan, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 6,8% nằm trong 10 quốc gia tăng trưởng cao nhấtthế giới Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 đạt 5,99%, năm 2020 kinh tế vẫnkiên cường duy trì tăng trưởng dương trong khi kinh tế thế giới suy thoái nghiêmtrọng, đạt 2,91%, đưa Việt Nam nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhấtkhu vực

Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

(Nguồn: Anh Đào, 2021)Năm 2020, quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với 2015, đạt trên 340 tỷ USD.Trong 5 năm qua, Việt Nam đã tạo ra tổng số khoảng 1.300 tỷ USD giá trị tăng thêm

Ngày đăng: 15/12/2024, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w