1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thương mại ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆP ĐỊNH EVFTA VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC

37 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 264,38 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆP ĐỊNH EVFTA VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI - LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

MÔN HỌC TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆP ĐỊNH EVFTA VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC

Niên khoá : 2020 - 2024

Giảng viên hướng dẫn :

Bình Dương, tháng 03/2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

***********

MÔN HỌC TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆP ĐỊNH EVFTA VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC

Niên khoá : 2020 - 2024

Giảng viên hướng dẫn :

Bình Dương, tháng 03/2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm tác giả xin cam đoan đây là sản phẩm được tạo thành từ nhữngthành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn của Cô.Các kết quả phân tích vànhững chi tiết có được trong bài tiểu luận này đều là trung thực Việc tham khảocác nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo theo đúng quyđịnh Nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Bình Dương, ngày 23 tháng 03 năm 2024

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại họcThủ Dầu Một đã đưa môn Chính sách thương mại quốc tế vào chương trìnhgiảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn

Cô đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thờigian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của Cô, chúng em đã cóthêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu và là hành trang để chúng em cóthể vững bước sau này

Môn Chính sách thương mại quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và

có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thựctiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năngtiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưngchắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cònchưa chính xác, kính mong Cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em đượchoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN ii

ĐIỂM THÀNH VIÊN TRONG NHÓM CHẤM iii

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

PHẦN A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

6 Bố cục của bài báo cáo 3

PHẦN B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Tổng quan về hiệp định  EVFTA 4

1.1.1 Khái quát về hiệp định EVFTA 4

1.1.2 Lộ trình đàm phán và những mốc thời gian chính 5

1.1.3 Các đối tác tham gia 6

1.2 Các nội dung chính của EVFTA đối với hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Đức 7

1.3.2 Thách thức 11

Trang 6

1.4 Cơ hội và thách thức về xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường

Đức trước khi ký hiệp định EVFTA 12

1.4.1 Cơ hội 12

1.4.2 Thách thức 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC 13

2.1 Phân tích giá xuất khẩu hồ tiêu 13

2.2 Phân tích sản lượng hồ tiêu 15

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 17

2.4 Đánh giá ưu nhược điểm xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang Đức theo hiệp định EVFTA 18

2.4.1 Ưu điểm 18

2.4.2 Nhược điểm 18

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 23

3.1 Xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản xuất khẩu 23

3.2 Cần phải đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tìm hiểu thêm các thị trường ngách trong EU 23

3.3  Khuyến khích người dân chú trọng quá trình trồng trọt và đảm bảo chất lượng sản phẩm 24

PHẦN C KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮT

Hiệp định thương mại tự

do Việt Nam – EU EVFTA

European-Vietnam FreeTrade Agreement

Tổ chức Thương mại Thế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Cam kết của EU đối với một số nhóm hàng hóa xuất

khẩu quan trọng của Việt Nam 7

Bảng 1.2: Quy định tồn dư tối đa cho phép theo tiêu chuẩn EU 9

Bảng 2.1: Giá xuất khẩu tiêu đen 13

Bảng 2.2: Giá xuất khẩu tiêu trắng 14

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ về sản lượng xuất khẩu hồ tiêu sang Đức  15

Trang 10

PHẦN A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

  Trên thực tế cho thấy trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam

(VN) đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước do chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi

cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển mạnh mẽ Và đúc kết kinh nghiệm từcác nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam chọn xuất khẩu hàngnông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược pháttriển kinh tế xã hội Trong đó hồ tiêu được coi là một trong mười nông sản xuấtkhẩu chủ lực của nước ta Thị trường xuất khẩu hồ tiêu ngày càng được mở rộng

và đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, gópphần ổn định kinh tế và xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đóigiảm nghèo ở Việt Nam

Hiện nay, trong giới kinh doanh về nông sản trên khắp thế giới không aikhông biết đến hồ tiêu của Việt Nam Họ biết đến hồ tiêu Việt Nam như là mộtnhà sản xuất và xuất khẩu số 1 trên thế giới Ngành Hồ tiêu VN đã thể hiện được

ưu thế của mình trong nhiều năm do chi phí nhân công thấp hơn so với các nướctiêu khác Vì thế hồ tiêu của Việt Nam có lợi thế về giá trong cạnh tranh và nắm

vị thế chủ đạo trong xuất khẩu hiện nay

Vì vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói chung

và hồ tiêu Việt Nam nói riêng sang thị trường thế giới đang được xem là địnhhướng chiến lược hết sức quan trọng của Đảng và Chính phủ trong quá trình táicấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Bối cảnh Việt Namđang ngày càng hội nhập sâu rộng với các tổ chức khu vực và quốc tế sẽ phảithực hiện đầy đủ các cam kết, quy định theo các chuẩn mực quốc tế như các quyđịnh về hàng rào kỹ thuật (TBT), hệ thống kiểm dịch động thực vật (SPS), vấn

đề sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định tự dothương mại thế hệ mới như: CPTPP, EVFTA… đang đặt ra những cơ hội vàthách thức đối với xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực của hồ tiêu tại ViệtNam

Trong bối cảnh triển khai EVFTA, việc phát triển hàng xuất khẩu nôngsản chủ lực hồ tiêu ở thị trường Việt Nam đòi hỏi các cấp chính quyền địaphương, doanh nghiệp, hộ nông dân không chỉ tập trung vào quy trình sản xuất

mà cần phải có những hiểu biết hơn về thị trường quốc tế, nắm vững các quy

Trang 11

định của Hiệp định thương mại, thị hiếu khách hàng… để có thể đề ra nhữngchiến lược, cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm đưa những sản phẩm của địa phươngmình tiếp cận được thị trường quốc tế rộng lớn Vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu

chọn đề tài “Phân tích hiệp định EVFTA về xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường

Đức” nhằm đánh giá thị trường xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam hiện nay sang thị

trường Đức, qua đó tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về việcxuất khẩu hồ tiêu và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu

2 Mục tiêu nghiên cứu

        Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệp định EVFTA

        Tìm hiểu và đánh giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Đứcqua hiệp định EVFTA thông qua phân tích

Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện việc xuất khẩu hồ tiêu ViệtNam sang thị trường Đức thông qua hiệp định EVFTA

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan về hiệp địnhEVFTA xuất khẩu thị trường hồ tiêu tại Việt Nam sang thị trường Đức

3.2 Phạm vi nghiên cứu

 Về thời gian: Nghiên cứu thực hiện từ

 Về không gian: Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu tại Việt Nam sang thị trườngĐức thông qua hiệp định EVFTA

 Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xác định thực trạng bao gồm những bấtcập và hạn chế, đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện việc xuấtkhẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Đức thông qua hiệp định EVFTA

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Nhóm tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu thu thập số liệuthứ cấp: tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài nghiên cứu về xuất khẩu hồtiêu sang thị trường Đức thông qua các báo cáo từ các tạp chí khoa học, hiệpđịnh EVFTA, tài liệu nghiên cứu khoa học, sách, báo, mạng internet nhằm tổngquan được lý thuyết để phục vụ cho luận văn.

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Thông qua việc đánh giá thực trạng xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thịtrường Đức về hiệp định EVFTA trên cơ sở các tiêu chí như tổ chức bộ máyquản lý Nhà nước, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo liên quan

và giám sát hoạt động quản lý Nhà nước về dịch vụ xuất khẩu tại Việt Nam, bàinghiên cứu sẽ chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế, những yếu tố nào tác độngtích cực hoặc tác động tiêu cực đối với tình hình xuất khẩu thị trường hồ tiêu ởViệt Nam

6 Bố cục của bài báo cáo

Ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

đề tài còn có phần nội dung được trình bày theo 3 chương như sau:

  Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phân tích và đánh giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thịtrường Đức

  Chương 3: Đề xuất giải pháp.

Trang 13

PHẦN B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về hiệp định  EVFTA

1.1.1 Khái quát về hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA trong tiếng Anh được gọi là European-Vietnam FreeTrade Agreement (hay còn được gọi là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU), viết tắt là EVFTA Hiệp định bắt đầu được đàm phán từ năm 2012, sau 3năm đàm phán và chỉ sau 4 tháng tuyên bố kết thúc cơ bản, EVFTA sẽ sớmđược ký kết, làm thủ tục phê chuẩn hiệp định và đi vào thực thi cam kết Vàongày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày01/02/2016 văn bản hiệp định được công bố Ngày 26/06/2018, một bước đimới của EVFTA được thống nhất Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệpđịnh, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu

tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý đối với Hiệpđịnh EVFTA Tháng 08/2018, quá trình rà soát pháp lý đối với EVIPA cũngđược hoàn tất (Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, 2023)

Hai Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019 EVFTA và EVIPA đượcphê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội ViệtNam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng đãthông qua EVFTA Đối với EVFTA, do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệpđịnh này đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 EVFTA là Hiệp định toàndiện thế hệ mới, và là FTA đầu tiên mà EU ký kết với quốc gia có mức thu nhậptrung bình như Việt Nam (Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, 2023)

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị địnhthư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mạihàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất

xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thựcphẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ(gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệthương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sởhữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực,các vấn đề pháp lý - thể chế (Thu Huyền, 2020)

Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối vớikhoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt

Trang 14

Nam sang EU Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuếnhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU camkết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạnngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang

EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn Cho đến nay, đây làmức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đãđược ký kết Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thịtrường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay

Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quanngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kimngạch nhập khẩu) Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1%kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu

Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm99,8% kim ngạch nhập khẩu) Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của

EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạnngạch thuế quan theo cam kết WTO

1.1.2 Lộ trình đàm phán và những mốc thời gian chính

Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đãđồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA

Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại

EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA

Tháng 12 năm 2015: Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý đểchuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định

Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật

Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dungbảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư(ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một sốvấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự docủa EU hay từng nước thành viên Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thànhhai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

Trang 15

Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện naynhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài VớiHiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư

và giải quyết tranh chấp đầu tư Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của

cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thựcthi

Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc táchriêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –

EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộquá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dungcủa Hiệp định IPA

Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA

Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông quaEVFTA và IPA

Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép kýHiệp định

Ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA

và IPA

Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh Châu

Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA

Ngày 30 tháng 3 năm 2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp địnhEVFTA

Ngày 08 tháng 6 năm 2020: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp địnhEVFTA và EVIPA

01/8/2020: Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực

1.1.3 Các đối tác tham gia

EVFTA là hiệp định thương mại tự do của Việt Nam và 27 quốc thuộcLiên minh Châu Âu (EU) Các thành viên bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia,Đảo Síp, Séc (Czech), Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Đức,Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, BaLan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển

Trang 16

Sau Hoa Kỳ, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam Quan hệthương mại Việt Nam - EU đã phát triển rất nhanh chóng và hiệu quả; kimngạch hai chiều tăng hơn 12 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên gần 50 tỷUSD năm 2020; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng gần 13 lần từ2,8 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD năm 2020 Năm 2020, Việt Nam tiếp tục là nướcxuất siêu sang thị trường EU với thặng dư thương mại 29.307,1 triệu USD Cácđối tác xuất khẩu chính của Việt Nam tại thị trường EU trong thời gian qua tậptrung vào các thị trường truyền thống như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia, Áo, Bỉ,Tây Ban Nha, Ba Lan và Thụy Điển Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhậpkhẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, không mang tính cạnh tranhđối đầu trực tiếp (Ngọc Hân, 2021)

1.2 Các nội dung chính của EVFTA đối với hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Đức

Đối với vấn đề cắt giảm thuế quan, hai bên thống nhất áp dụng công thức90/7, có nghĩa là hai bên sẽ đưa thuế nhập khẩu của 90% dòng thuế nhập khẩu

về 0% tối đa trong vòng 7 năm và hồ tiêu thuộc nhóm 2 được xoá bỏ thuế ngaysau khi kí hiệp định EVFTA

Bảng 1.1: Cam kết của EU đối với một số nhóm hàng hóa xuất

khẩu quan trọng của Việt Nam

Nhóm 3 Sản phẩm từ gạo Xóa bỏ thuế sau 3-5 năm

Rau củ quả chế biến Xoá bỏ thuế quan ngay

(Nguồn: Bùi Việt Hưng và Đỗ Hương Lan, 2020)

Trang 17

Trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng hồ tiêu: Hai bên cam kết không áp

dụng trợ cấp xuất khẩu đối với mặt hàng hồ tiêu từ một bên sang bên kia nếu mặthàng hồ tiêu đã được nước nhập khẩu xóa bỏ thuế quan

Quy tắc xuất xứ sản phẩm: Cả hai bên có chung mối quan tâm cùng nhau

hướng đến bộ quy tắc trên cơ sở đạt được sự hài hòa, lợi ích cho cả hai và đảmbảo tuân thủ các quy định khác như lao động, sở hữu trí tuệ, minh bạch thông tin

về hồ tiêu,…Và theo quy định tại Hiệp định EVFTA, vào ngày EVFTA có hiệulực, hàng hóa đang ở tại một Nước thành viên hoặc trong quá trình vận chuyển,lưu kho tạm thời, trong kho ngoại quan hoặc trong khu phi thuế quan có thểđược hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định với điều kiện nộp chứng từ chứngnhận xuất xứ phát hành sau cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhậpkhẩu. 

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý:  EU cam kết bảo hộ 39 chỉdẫn địa lý của Việt Nam là các mặt hàng nông sản, thực phẩm nổi tiếng và cótiềm năng xuất khẩu cao Trong đó thương hiệu hồ tiêu nổi tiếng của Việt Nam

là thương hiệu hồ tiêu Chư Sê tại Gia Lai Cam kết về chỉ dẫn địa lý sẽ tạo điềukiện cho việc khẳng định thương hiệu cho các loại hàng hóa trên tại thị trườnghai bên Hai bên cùng thống nhất một cơ chế cho phép bổ sung các chỉ dẫn địa lýmới trong tương lai

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT): Hai bên thỏa thuận tăngcường thực hiện các quy tắc của Hiệp định TBT trong WTO Đối với các biệnpháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận

về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đốivới các sản phẩm động vật, thực vật

Thống nhất các cơ quan quản lý SPS ở mỗi bên: Việt Nam và EU đềuthống nhất thủ tục và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu và côngnhận tương đương: Mỗi bên áp dụng nhằm giảm bớt rào cản về kiểm dịch đốivới hàng nông thủy sản, thực phẩm xuất khẩu từ bên này sang bên kia và quy tắc

áp dụng các biện pháp SPS nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa thúc đẩy thươngmại và việc bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật trên lãnh thổ củamỗi bên Về tổng thể, các điều khoản của SPS trong EVFTA được xây dựngtrên cơ sở các nguyên tắc của Hiệp định SPS của WTO và các tiêu chuẩn, hướngdẫn, khuyến nghị của các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc tế

Trang 18

Ngoài ra, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang EU nói chung và thị trườngĐức nói riêng có một số quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phảiđáp ứng các tiêu chuẩn mới được nhập khẩu vào thị trường này.

Bảng 1.2: Quy định tồn dư tối đa cho phép theo tiêu chuẩn EU

MRL (mg/kg) TT Hoạt chất

MRL (mg/kg)

(Nguồn: Dương Thị Oanh và Nguyễn Quang Ngọc, 2019)

1.3 Cơ hội và thách thức đối với hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Đức sau khi ký Hiệp định EVFTA

1.3.1 Cơ hội

Ngày đăng: 13/12/2024, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w