Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, với các vùng trồng chủ yếu tại Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Nguyên.. Sự biến động của giá cả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
…. ….
BÀI TẬP NHÓM MÔN: Thị Trường Nông Sản Thế Giới
Đề Tài: Phân tích cung, cầu, giá cả của Hạt Điều trên thị trường thế giới
và ở VN Đánh giá tiềm năng, thách thức và đề suất giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu Hạt Điều của Việt Nam
Thành viên Mã Sinh Viên Nghiêm Tiến Đức 11221368 Bùi Xuân Quyền 11225496
Hà Nội – 2024
Trang 2Mục Lục
A Giới thiệu về nghành hạt điều hiện nay 2
B Tình hình cung cầu, giá cả thị trường Hạt Điều ở Việt Nam và trên Thế giới .3
1 Trên Thế giới 3
1.1 Tình hình Cung Hạt Điều trên Thế giới 3
1.2 Tình hình Cầu Hạt Điều trên Thế giới 6
1.3 Biến động giá cả Hạt Điều trên thế giới 8
2 Ở Việt Nam 9
2.1 Tình hình Cung Hạt Điều tại Việt Nam 9
2.2 Tình hình Cầu Hạt Điều trong nước 10
2.3 Biến động giá cả Hạt Điều trong nước 11
C Đánh giá tiềm năng và thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu Hạt Điều .13
1 Tiềm năng xuất khẩu nghành Hạt Điều Việt Nam 13
2 Thách thức của Việt Nam trong xuất khẩu Hạt Điều 14
D Đề xuất giải pháp tăng giá trị xuất khẩu Hạt điều cho Việt Nam 15
A Giới thiệu về nghành hạt điều hiện nay
Hạt điều, với hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích sức khỏe, đã trở thành một trong những mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường quốc tế Loại hạt này chứa nhiều protein, chất béo không bão hòa,
vitamin và khoáng chất, rất có lợi cho tim mạch, hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể Trên thị trường thế giới, hạt điều được ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn vì tính đa dạng trong sử dụng, từ việc ăn trực tiếp, làm bơ, đến chế biến trong các món ăn và sản phẩm bánh kẹo Việt Nam hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, với các vùng trồng chủ yếu tại Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Tây Nguyên Sản lượng hạt điều của Việt Nam liên tục
Trang 3tăng trưởng nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi, đất đai phù hợp và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Trên thị trường quốc tế, các quốc gia sản xuất hạt điều lớn khác bao gồm
Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Nigeria và Brazil Nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng cao tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Trung Đông, do người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe và tìm kiếm các sản phẩm dinh dưỡng, lành mạnh Tuy nhiên, giá cả hạt điều thường biến động do các yếu tố như cung cầu, chi phí sản xuất, biến đổi khí hậu và chính sách thương mại quốc tế.
Tại Việt Nam, ngành hạt điều phát triển mạnh mẽ từ khâu trồng trọt, chế biến đến xuất khẩu Phần lớn sản lượng hạt điều của Việt Nam được xuất khẩu, trong khi nhu cầu tiêu thụ nội địa vẫn còn hạn chế Sự biến động của giá cả trên thị trường quốc tế cũng ảnh hưởng đến giá cả hạt điều trong nước, tạo ra những thách thức cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến.
Ngành hạt điều Việt Nam có tiềm năng lớn nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi và diện tích trồng rộng lớn Tuy nhiên, ngành này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất tăng cao, cạnh tranh từ các nước sản xuất khác và yêu cầu về chất lượng ngày càng khắt khe từ các thị trường nhập khẩu Để thúc đẩy xuất khẩu hạt điều, Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào công nghệ hiện đại, đạt các chứng nhận quốc tế về chất lượng, khai thác thêm thị trường mới và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách tài chính và đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển để cải thiện giống cây trồng và phương pháp canh tác.
Với sự chú trọng vào chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ
và tăng cường công nghệ, ngành hạt điều Việt Nam có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế Trong các phần tiếp theo, bài phân tích sẽ đi sâu vào phân tích tình hình cung, cầu
và giá cả của hạt điều trên thị trường thế giới và tại Việt Nam, đánh giá chi tiết các tiềm năng và thách thức mà ngành này đang đối mặt, cũng như đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hạt điều của Việt Nam.
Trang 4B Tình hình cung cầu, giá cả thị trường Hạt Điều ở Việt Nam và
trên Thế giới
1 Trên Thế giới
1.1 Tình hình Cung Hạt Điều trên Thế giới
Theo thống kê từ tổ chức ITC, tổng số lượng điều thô xuất khẩu trên thế giới năm
2020 là 1,768 triệu tấn, tương đương 2,051 tỷ USD Trong đó, 10 nước đứng đầu
trong mảng xuất khẩu điều thô theo thứ tự lần lượt là Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire),
Ghana, Tanzania, Guinea-Bissau, Nigeria, Benin, Indonesia, Burkina Faso, Togo,
Senegal (Bảng 1) với tổng sản lượng chiếm 90,79% tổng lượng xuất khẩu toàn thế
giới Như vậy, hạt điều thô nguyên liệu được xuất khẩu chủ yếu từ các nước châu
Phi với 9 đại diện nằm trong top 10 (trừ Indonesia) Điều này cho thấy vùng
nguyên liệu của hạt điều thế giới hiện đang nằm chủ yếu ở châu Phi, đây cũng là
vấn đề khá khó khăn cho ngành điều Việt Nam khi nằm xa vùng nguyên liệu so với
một số nước khác
Bảng 1 Sản lượng điều thô xuất khẩu của các nước trên thế giới
Năm 2020
Số lượng (Tấn)
Nguồn: Pagacas tổng hợp từ ITC - trademap.org
Trang 5Còn riêng đối với thị trường EU, Hà Lan, Đức, Bỉ là 3 nhà cung ứng điều lớn nhất cho thị trường nội khối ở khu vực này Theo tính toán từ số liệu của Eurostat, giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ nhập khẩu hạt điều của EU từ thị trường nội khối tăng trưởng bình quân 2,03%/năm (tính theo lượng) và tăng 4,74%/năm (tính theo trị giá), từ 49,21 nghìn tấn, trị giá 325 triệu EUR năm 2015 tăng lên 54,05 nghìn tấn, trị giá 392,38 triệu EUR năm 2020
Đối với thị trường ngoại khối tại EU, bên cạnh Việt Nam và Ấn Độ là hai nước cung ứng điều lớn nhất tại thị trường ngoại khối EU, lần lượt chiếm thị phần 54,06% và 8,05% năm 2020 thì nhập khẩu hạt điều của EU từ một số thị trường ngoại khối khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng rất cao trong giai đoạn 2015 –
2020, như: Braxin, Anh, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Gana, Mozambique, …
Trang 71.2 Tình hình Cầu Hạt Điều trên Thế giới
Với xu hướng toàn cầu đang ưa chuộng chế độ ăn thuần chay và thực vật Những người áp dụng chế độ ăn thuần chay dựa trên thực vật ưu tiên các nguồn protein thay thế cho các nguồn protein
từ động vật, dẫn đến nhu cầu tăng cao đối với các loại hạt và thực
phẩm chế biến từ hạt Theo Reuters, nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu đạt 9,94 tỷ USD năm 2018 và dự kiến đạt 13,48 tỷ USD vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2% trong giai đoạn 2018 – 2024
Nếu như hạt điều thô nguyên liệu được tiêu thụ chủ yếu ở các quốc gia mạnh về sản xuất như Việt Nam và Ấn Độ thì thị trường nhập khẩu hạt điều thành phẩm lại tập trung chủ yếu ở các quốc gia và vùng lãnh thổ có thu nhập và trình độ phát triển cao Có khoảng hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đã và đang có nhu cầu nhập khẩu hạt điều thành phẩm trên thế giới Năm quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu hạt điều năm 2020 gồm Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Trung Quốc và Anh, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng mạnh vào các dịp lễ, tết, Trong đó, Hoa Kỳ, Đức và Hà Lan luôn nằm trong nhóm 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt điều thành phẩm giai đoạn 2016 - 2020 (Số liệu thống kê từ ITC - trademap.org)
Trong năm 2020, tổng lượng nhập khẩu hạt điều thành phẩm trên thế giới đạt 4,025
tỷ đô, tương đương 596,291 tấn hạt điều, trong đó nhóm 3 quốc gia đứng đầu là Hoa Kỳ 27,4%, Đức chiếm 12,2% và Hà Lan chiếm 8,5% thị phần toàn cầu
Trang 8Bắc Mỹ là nhà nhập khẩu hạt điều lớn nhất toàn cầu Do yếu tố địa hình, khí hậu không thuận lợi cho việc sản xuất hạt điều, do
đó khu vực này phụ thuộc vào nhập khẩu
Tương tự, châu Âu cũng phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, nhập khẩu hạt điều của các nước thành viên EU ngày càng gia tăng, trong đó Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Bỉ và Tây Ban Nha là các thị trường nhập khẩu hạt điều có quy mô lớn nhất Giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ nhập khẩu hạt điều của hầu hết các thành viên EU đều ghi nhận mức tăng trưởng rất cao, ngoại trừ Luxembua
Châu Á - Thái Bình Dương là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng hạt điều trong chế độ ăn uống thông thường và các món nhẹ ăn liền lành mạnh Sự gia tăng số lượng các nhà sản xuất thực phẩm dựa trên hạt điều đã khiến cả người tiêu dùng trẻ tuổi và người lớn tuổi quan tâm tới sản phẩm; ví dụ, hạt điều rang và tẩm gia vị, hấp dẫn khẩu vị địa phương, đã được giới thiệu ở Ấn Độ Nhu cầu đối với hạt điều ở châu Á liên tục tăng, nhập khẩu hạt điều có vỏ tăng mạnh từ 2.317 tấn năm 2016 lên
Trang 910.771 tấn năm 2018 tại Trung Quốc Trung Quốc dẫn đầu khu vực về nhập khẩu hạt điều, tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan và Ấn Độ
1.3 Biến động giá cả Hạt Điều trên thế giới
Giá cả hạt điều trên thị trường thế giới trong những năm gần đây đã trải qua nhiều biến động đáng kể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Vào năm 2020, giá hạt điều đã giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm nhu cầu tiêu thụ Tuy nhiên, từ năm 2021, giá hạt điều bắt đầu phục hồi nhờ nhu cầu tăng cao từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, và Trung Quốc, khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm dinh dưỡng và lành mạnh Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ mức trung bình khoảng 8,500 USD/tấn vào năm 2020 lên khoảng 9,800 USD/tấn vào cuối năm 2021 Sự tăng giá này cũng phần nào phản ánh sự gia tăng chi phí sản xuất, bao gồm giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển
Ngoài ra, biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và lũ lụt đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt điều ở các nước sản xuất lớn như Việt Nam, Ấn Độ, và Bờ Biển Ngà Ví dụ, hạn hán kéo dài ở Đông Phi trong năm
2021 đã làm giảm sản lượng hạt điều của Tanzania, một trong những nước sản xuất hàng đầu, dẫn đến giá cả tăng cao trên thị trường thế giới Những yếu tố này cho thấy rằng giá hạt điều không chỉ phụ thuộc vào cung cầu thị trường mà còn bị chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố ngoại vi như thời tiết và chi phí sản xuất
Tuy nhiên hiện nay, xuất khẩu hạt điều cũng gặp nhiều khó khăn khi thị trường chủ lực Mỹ và Trung Quốc giảm nhập khẩu do dư thừa nguồn cung từ các nước sản xuất khác như Bờ Biển Ngà, Ghana và Tanzania Khoảng thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, biến động từ chiến tranh của Nga – Ukraine… dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo nhu cầu tiêu thụ hạt điều của các thị trường xuất khẩu lớn, các nước phát triển như Mỹ, Châu và Nhật Bản giảm so với trước , Giá hạt điều trên thị trường quốc tế tại thời điểm năm 2024 dao động trong khoảng từ 4.000 – 5.000 USD/tấn, phụ thuộc vào chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, trong quý I/2024, các nước Châu
Âu như Anh nhập khẩu hạt điều từ thế giới đạt 6,06 nghìn tấn, trị giá gần 33,48 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 14,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023 Giá nhập khẩu hạt điều của Anh từ thế giới trong quý I/2024 đạt mức 5.521
USD/tấn, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, giá nhập khẩu hạt điều của Anh từ Việt Nam giảm 3,3%, xuống còn 5.484 USD/tấn; từ Bờ Biển Ngà giảm
Trang 1019,8%, xuống còn 5.223 USD/ tấn; từ Ấn Độ giảm 19,4%, xuống còn 7.170
USD/tấn…
2 Ở Việt Nam
2.1 Tình hình Cung Hạt Điều tại Việt Nam
Nguồn cung hạt điều ở Việt Nam đến từ nguồn cung nội địa và nhập khẩu
Về nhập khẩu, mặc dù đứng đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu điều hạt trong nhiều năm qua nhưng Việt Nam lại phải gia tăng nhập khẩu điều thô nguyên liệu trong những năm trở lại đây Hiện nay, 5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam, gồm: Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Ghana và Tanzania Trong đó hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà và Campuchia chiếm 54,7% tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành điều
Năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 2,75 triệu tấn điều, tăng 45,7%, với trị giá 3,17 tỷ USD, tăng 18,9% Theo Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), 6 tháng đầu năm
2024, xuất khẩu hạt điều của Campuchia sang Việt Nam đạt 430,65 nghìn tấn, trị giá 476,26 triệu USD, tăng rất mạnh, đạt 3.626,2% về lượng và tăng 3.056,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023 Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam chiếm 99,55% tổng lượng xuất khẩu của Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2024, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 4,94% trong 6 tháng đầu năm 2023 7 tháng đầu năm
2024, Việt Nam đã phải bỏ ra 2,2 tỷ USD để nhập khẩu trên 1,8 triệu tấn điều chủ yếu phục vụ sản xuất và một phần tiêu dùng trong nước, tăng 6,0% về lượng và 3,3% về trị giá
Việc Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập hạt điều về nước là do hầu hết các doanh nghiệp chế biến điều hiện nay chưa chủ động được về nguồn nguyên liệu, nguồn cung hạt điều thô trong nước chưa đáp ứng đường nhu cầu chế biến của các doanh nghiệp Thực trạng trên khiến diện tích cây trồng này ở nước ta giảm dần đều qua từng năm Từ 440.000 ha năm 2007, đến niên vụ 2019-2020, diện tích điều trên cả nước chỉ còn 302.500 ha, sản lượng khoảng 339.800 tấn Năm 2022, theo kế hoạch sản xuất, tổng diện tích điều cả nước duy trì ổn định 305.000ha Năng suất bình quân đạt 1,25 tấn/ha, sản lượng điều thô (hạt khô) ước đạt 370.000 tấn
Còn về nguồn cung nội địa, hiện nay, Việt Nam có khoảng 300.000 ha diện tích trồng điều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, và Bình Thuận, với sản lượng hạt điều thô đạt khoảng 350.000 tấn mỗi năm Riêng đối với Tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” điều của Việt Nam, chiếm hơn 50% lượng điều chế biến xuất khẩu của cả nước Theo bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước, cho biết trên địa bàn tỉnh có 1.416 cơ sở chế biến điều, mỗi
Trang 11năm đóng góp 27% - 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Năm 2022, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Bình Phước đạt 1,045 tỷ USD
Nhìn chung những năm gần đây, các nước chuyên cung cấp điều nguyên liệu cho Việt Nam (như Bờ Biển Ngà, Campuchia), một mặt, đầu tư vào chế biến xuất khẩu
để cạnh tranh với Việt Nam, mặt khác, tăng giá bán nguyên liệu lên cao ngất ngưởng
Do lo ngại thiếu nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến điều nước ta từng có những thời điểm ồ ạt nhập khẩu nguyên liệu bất chấp giá tăng cao Điển hình như năm 2021, ngành điều Việt Nam chi tới 4,1 tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu, trong khi cùng năm xuất khẩu điều chế biến chỉ được 3,6 tỷ USD, dẫn đến hàng triệu tấn nguyên liệu không chế biến kịp, tồn kho lâu ngày, bị giảm chất lượng Tình trạng này tiếp diễn vào năm 2022, khối lượng điều nguyên liệu nhập khẩu vẫn lớn hơn tổng sản lượng điều thô toàn ngành chế biến trong một năm, dẫn đến hậu quả, trong nửa đầu năm 2023, phần lớn các doanh nghiệp không còn chế biến từ điều thô sang điều nhân như trước kia nữa, mà phải tái chế lại hàng tồn kho Đó là
lý do khiến giá thành hạt điều tăng cao, nhưng phải xuất khẩu sản phẩm với giá thấp hơn do chất lượng sản phẩm giảm
2.2 Tình hình Cầu Hạt Điều trong nước
Trong cơ cấu khách hàng của hạt điều Việt Nam có thể thấy rằng, các khách hàng lớn chủ yếu là các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Đức, Anh,… Không chỉ là các khách hàng lớn của Việt Nam, đây cũng là các thị trường tiêu thụ điều lớn nhất thế