Các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác than, quy chế bảo vệ môi trường, các nguyên tác trong quản lý CTR, CTNH, các số liệu liên quan đến chất lượng môi trường ở Công ty, lượng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-*** -
ĐOÀN QUỐC HÙNG
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN,
Trang 2L ỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Đoàn Quốc Hùng, học viên cao học khóa 2010, chuyên ngành: Quản lý môi trường, khóa học năm 2010-2012 Qua thời gian học tập và nghiên cứu
tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nguy
hại và đề xuất các giải pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại của Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin” dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Ngô Thị Nga Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, các tư liệu, tài liệu được sử dụng có nguồn dẫn rõ ràng
Trang 3M ỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH M ỤC SƠ ĐỒ
M Ở ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH THAN TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH THAN 4
1.1 Khái quát v ề CTR và CTNH 4
1.1.1 Khái quát về CTR 4
1.1.2 Khái quát về chất thải nguy hại 6
1.1.3 Quản lý CTR và CTNH 8
1.2 Ho ạt động khai thác than 9
1.3 Công tác qu ản lý môi trường trong ngành than 21
1.3.1 Cơ sở pháp lý 21
1.3.2 Bộ máy quản lý môi trường đối với hoạt động ngành than 21
1.3.3 Quảng lý, thu gom, xử lý chất thải 22
1.3.4 Nhân lực 22
1.3.5 Quan trắc môi trường 22
Chương 2: HI ỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY H ẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU - VINACOMIN 29
2.1 Khai thác than l ộ thiên ở mỏ than Hà Tu 29
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin 29
2.1.2 Hiện trạng khai trường mỏ than Hà Tu 30
2.2 Quy trình công ngh ệ khai thác tại mỏ than Hà Tu 34
2.3 Hiện trạng phát sinh CTR và CTNH ở mỏ than Hà Tu: 36
2.3.1 Rác thải sinh hoạt 36
2.3.2 CTR và CTNH phát sinh do hoạt động khai thác than 36
2.4 Hi ện trạng quản lý, thu gom, lưu giữ, và xử lý CTR, CTNH của mỏ than Hà Tu 43
2.4.1 Cơ sở pháp lý 43
Trang 42.4.2 Thu gom, lưu giữ và xử lý CTR, CTNH 43
2.4.3 Hiện trạng hệ thống quản lý CTR, CTNH 46
2.4.4 Quan trắc và giám sát môi trường 47
2.4.5 Hiện trạng ô nhiễm do CTR, CTNH ở mỏ than Hà Tu 47
2.5 Đánh giá thực trạng quản lý CTR, CTNH tại mỏ than Hà Tu 53
2.5.1 Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện tại mỏ than Hà Tu 53
2.5.2 Những tồn tại trong công tác quản lý CTR, CTNH cần khắc phục 55
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO TÁC ĐỘNG CỦA CH ẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU - VINACOMIN 57
3.1 S ự cần thiết phải tăng cường quản lý CTR, CTNH một cách hiệu quả 57
3.1.1 Bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững 57
3.1.2 Góp phần thực hiện các cam kết quốc tế 58
3.1.3 Tăng lợi ích kinh tế và hiệu quả đầu tư 58
3.2 Phân tích nguyên nhân những tồn tại trong công tác quản lý CTR và CTNH ở mỏ than Hà Tu 58
3.2.1 Hệ thống pháp luật còn nhiều hạn chế 58
3.2.2 H ệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý CTR và CTNH còn y ếu kém 59
3.2.3 Nhân l ực còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng 59
3.2.4 Công tác thanh, kiểm tra chưa tốt 59
3.2.5 Nhận thức về bảo vệ môi trường chưa cao 59
3.3 Đề xuất các giải pháp 60
3.3.1 Nguyên tắc quản lý 60
3.3.2 Hoàn thi ện khung pháp lý 61
3.3.3 Nâng cao nh ận thức và giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 62
3.3.4 B ổ sung, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật và phương án xử lý CTR, CTNH 64
3.3.5 Giám sát môi trường, kiểm soát ô nhiễm 75
K ẾT LUẬN 76
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 77
PH Ụ LỤC
Trang 5DANH M ỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
HĐND : Hội đồng nhân dân
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
QĐ-HĐQT : Quyết định - Hội đồng Quản trị
Sự cố MT : Sự cố môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
QLMT : Quản lý môi trường
QĐ-UBND : Quyết định - Ủy ban nhân dân
ĐGTT : Đơn giá Tạm tính
CTR : Chất thải rắn
CTNH : Chất thải nguy hại
Trang 6DANH M ỤC BẢNG
Bảng 1.1 Khối lượng đổ thải tại mỏ lộ thiên khu vực Hòn Gai 2013 - 2015 14
Bảng 1.2 Giải pháp bố trí mặt bằng bổ sung tại khu vực Hòn Gai 16
Bảng 1.3 Mạng điểm quan trắc môi trường không khí - tiếng ồn tại thành phố Hạ Long 23
Bảng 1.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2012 tại thành phố Hạ Long 24
Bảng 2.1 Đặc điểm chất lượng các vỉa than 33
B¶ng 2.2 §Þnh møc sµng tuyÓn than 39
Bảng 2.3 Sản lượng khai thác than và thải đất đá của mỏ than Hà Tu từ năm 2005 - 2012 39 Bảng 2.4 Kế hoạch khai thác than và thải đất đá dự kiến từ 2013 đến 2018 40
B¶ng 2.5 Nguyªn nhiªn liÖu ®Çu vµo chñ yÕu 40
B¶ng 2.6 M¸y mãc thiÕt bÞ cña má 40
Bảng 2.7 Các nguồn gây ô nhiễm, chất thải phát sinh và ảnh hưởng tới môi trường trong hoạt động khai thác than lộ thiên 42
Bảng 2.8 Lượng CTNH năm 2012 của mỏ than Hà Tu 45
Bảng 2.9 Danh mục chất thải nguy hại đăng ký trong Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH 46 Bảng 2.10 Vị trí quan trắc môi trường tại mỏ than Hà Tu 47
Bảng 2.11 Tổng hợp kết quả khảo sát môi trường không khí Công ty Cổ phần than Hà Tu quí IV/2011 48
Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả khảo sát môi trường không khí Công ty Cổ phần than Hà Tu quí II/2012 49
Bảng 2.13 Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước thải ở mỏ than Hà Tu quý 2 năm 2012 51
Bảng 2.14 Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước thải ở mỏ than Hà Tu quý 4 năm 2012 52
Bảng 3.1 Trang thiết bị cần bổ sung mua 64
B¶ng 3.2 C¸c th«ng sè kü thuËt PA CTHN m«i tr-êng 70
Bảng 3.3 Chi phí cải tạo, trồng cây hoàn nguyên môi trường bãi thải Nam Lộ Phong 74
Trang 7DANH M ỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới 9Biểu đồ 1.2 Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới 10Biểu đồ 1.3 Nồng độ bụi tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khoảng sản
(than) năm 2012 25Biểu đồ 1.4 Nồng độ CO tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khai thác
khoáng sản (than) năm 2012 26Biểu đồ 1.5 Nồng độ SO2 tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khai thác
khoáng sản (than) năm 2012 27Biểu đô 1.6 Nồng độ NOX tại khu vực chịu tác động từ hoạt động khai thác
khoáng sản (than) năm 2012 27
Trang 8DANH M ỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Tác động của CTR đối với môi trường 5
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dòng thải 17
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác của Công ty 34
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ sàng sơ tuyển chế biến than nguyên khai 38
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ công nghệ sàng tuyển chế biến than sạch tại mỏ 38
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ công nghệ tuyển tận thu than sạch tại mỏ 39
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tổng thể quản lý CTR, CTNH ở mỏ than Hà Tu 46
Sơ đồ 3.1 Mô hình quản lý chất thải rắn 60
Trang 9M Ở ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản nói chung, trong đó ngành khai thác than nói riêng hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau Tạo nhiều việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận, đảm bảo thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế của hộ gia đình, đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được ngành khai thác than cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về bảo vệ môi trường
Cùng với các Công ty khác trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam, Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin là một trong những đơn vị khai thác than lộ thiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Công ty đã khai thác đạt sản lượng trên 1,6 triệu tấn than/năm (năm 2011, 2012) và vẫn không ngừng phát triển nâng cao năng suất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài Hoạt động khai thác than của Công ty đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng ngàn người lao động, mang lại lợi ích thiết thực về mặt kinh tế xã hội, đóng góp vào ngân sách cho Nhà nước và góp phần cho sự phát triển chung của vùng và là một trong những yếu tố làm lên thành công của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ngày hôm nay Bên cạnh những đóng góp tích cực không thể phủ nhận, hoạt động khai thác than của Công ty đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường không khí, hệ sinh thái, nguồn nước ngầm
Từ thực tế trên, để đánh giá được thực trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại làm ô nhiễm môi trường tại mỏ than Hà Tu và hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường tại đây, tôi đã chọn đề tài cho Luận văn của mình:
“Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và đề xuất các giải pháp thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại của Công ty
cổ phần than Hà Tu - Vinacomin ”
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là khu vực Công ty Cổ phần Than Hà Tu
- Vinacomin tại phường Hà Tu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, hiện trạng phát sinh và ô nhiễm CTR, CTNH, thực trạng quản lý, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý hiện nay tại Công ty
4 Phương pháp nghiên cứu (bao gồm các phương pháp sau):
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là quá trình đi quan sát thực tế khu vực Công ty để đánh giá chất lượng môi trường, nhận dạng các nguồn phát sinh CTR,
CTNH, đánh giá tình hình thực tế thu gom, phân loại và lưu giữ chất tải
- Phương pháp thu thập tài liệu: Các báo cáo khoa học của các tổ chức và cá nhân đã được công bố có liên quan đến khu vực nghiên cứu Các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác than, quy chế bảo vệ môi trường, các nguyên tác trong quản
lý CTR, CTNH, các số liệu liên quan đến chất lượng môi trường ở Công ty, lượng chất thải phát sinh và các thông tin về công tác quản lý hiện nay
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích các số liệu thu được để đánh giá chất lượng môi trường; phân tích công tác quản lý và tình hình thực tiễn
ở khu vực Công ty để đánh giá các ưu, khuyết điểm, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp
- Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: Các số liệu liên quan được thống
kê, tổng hợp và sắp xếp thành báo cáo hoàn chỉnh
Trang 11Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu làm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về các tác động của ngành than tới môi trường và
công tác quản lý môi trường ngành than Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tại mỏ
than Hà Tu Chương 3: Đề xuất các giảm pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do tác
động của CTR, CTNH
Trang 12Chương 1
TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NGÀNH THAN
hoạt động của CBCNV, đất đá thải, các hoạt động sửa chữa thiết bị, máy móc, xây dựng các công trình trong mỏ
c Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của CTR ở mỏ khác nhau, lượng chất thải rắn lớn nhất là đất đá thải, lượng CTR của CBCNV, sửa chữa các thiết bị, máy móc, xây
dựng các công trình trong mỏ là không đáng kể
d Phân loại chât thải rắn
Có nhiều cách để phân loại chất thải rắn: Theo vị trí hình thành, thành phần hóa học và vật lý, theo bản chất nguồn tạo thành CTR, được phân thành các loại, trong đó phân chia theo bản chất nguồn tạo thành, CTR bao gồm các loại sau:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại
Chất thải công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động của sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ch ất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ
Trang 13Ở mỏ than Hà Tu, CTR chủ yếu gồm 2 loại: CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp Theo mức độ nguy hại thì CTR được tách ra thành các loại:
- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe dọa sức khỏe người, động vật và cây cỏ
- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
Trong khuôn khổ đề tài đề cập đến CTR và CTNH ở Công ty cổ phần than
Hà Tu - Vinacomin nên khi nói tới CTR, học viên muốn đề cập đến thành phần CTR thông thường, thành phần CTR nguy hại sẽ bao gồm trong mục CTNH
e Tác động của CTR đối với môi trường và con người
- Tác động của CTR đối với môi trường: được biểu thị trong Sơ đồ 1
Trang 14- Tác động của CTR đối với con người
+ Tác động đầu tiên dễ nhận thấy của CTR là gây mùi, gây khó chịu, ảnh hưởng đến đường hô hấp Nơi chứa đựng chất thải còn là điều kiện sinh sống của các sinh vật gây bệnh cho con người như ruồi, muỗi, bọ, nhặng, chuột Rác thải còn làm mất vẻ đẹp của cảnh quan đô thị, gây cản trở giao thông
+ Con người đưa chất thải vào môi trường gây nên các tác động trong môi trường và chính những tác động này quay trở lại ảnh hường đến con người Sự ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí gây ra nhiều bệnh tật cho con người như các bệnh về đường hô hấp, các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư
+ Sự ô nhiễm của các thành phần môi trường cũng có ảnh hưởng xấu đến trồng trọt, chăn nuôi, gây bệnh ở các loài thực vật, động vật, giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
- Các hoạt động giảm thiểu tại nguồn và tái sinh: Việc áp dụng các hoạt động giảm thiểu tại nguồn sẽ làm giảm lượng và thành phần CTR
- Luật pháp và thái độ chấp hành luật pháp của người dân: Nếu hệ thống pháp luật về quản lý chất thải đầy đủ, hoàn thiện, thái độ chấp hành luật của người dân tốt cũng làm giảm lượng và thành phần CTR
1.1.2 Khái quát về chất thải nguy hại
a Định nghĩa: CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất mang một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ lây nhiễm
và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người
Các chất gây nguy hại điển hình: Axít và kiềm, dung dịch xyanua và hợp chất, chất oxi hóa, dung dịch kim loại nặng, dung môi, cặn dầu thải, amiăng
Ở khu vực mỏ Hà Tu chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thành phần CTNH là dầu thải
và các chất thải lẫn dầu mỡ Ngoài ra còn các CTNH khác như: giẻ lau dính dầu
mỡ, phin lọc dầu, má phanh, bóng đèn huỳnh quang thải
Nguồn chất thải phát sinh: từ hoạt động của các phương tiện máy móc, thiết bị
Trang 15b Phân lo ại
- Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Phân loại theo nguồn thải “phi đặc thù”; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo nguồn thải đặc thù; phân loại theo loại nguy hại; phân loại theo các cách tiếp cận khác đã được sử dụng; phân loại theo nhóm hóa học; phân loại theo thành phần hóa học ban đầu; phân loại theo tình trạng vật lý
- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/7/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại, phân loại CTNH theo loại nguy hại bao gồm những loại sau:
Nhóm 2.4: Chất thải tạo ra khí dễ cháy
+ Loại 3: Oxi hóa
Nhóm 3.1: Chất thải chứa các tác nhân oxi hóa vô cơ
Nhóm 3.2: Chất thải chứa peroxyt hữu cơ
Trang 16+ Loại 6: Độc sinh thái
+ Loại 7: Dễ lây nhiễm
- Tác động tới môi trường:
+ Những vấn đề liên quan tới môi trường cơ ban liên quan tói việc lưu giữ, chôn lấp CTNH không đúng cách
+ Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lưu giữ lâu dài không kiểm soát, chôn lấp tại chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kỹ thuật cụ thể, hoặc dùng để lấp các vùng đất trũng
+ Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được
xử lý đầy đủ, hoặc là do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hoặc do việc thải vào khí quyển những hóa chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu nguy hại
+ Bản chất ăn mòn tiềm tàng của các hóa chất độc hại có thể phá hủy hệ thống cũng như làm ngộ độc môi trường tự nhiên
Việc thải các CTNH chưa được xử lý, thất thoát dầu và các hóa chất khác do
sự cố gây ra đã làm bẩn môi trường đất, nguồn nước, cũng như làm chết, yếu đi các loại thủy sinh; làm gia tăng rủi ro bệnh tật, do ngộ độc kim loại và ung thư do nhiễm các chất gây ung thư, bệnh tim, nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa, viêm da cũng có thể tăng
1.1.3 Quản lý CTR và CTNH
- Mục tiêu quản lý CTR: Đặc điểm của CTR thông thường là đặc tính nguy
hại của chất thải không cao, trong thành phần chất thả lại có rất nhiều thành phần có khả năng tái chế, tái sử dụng: chất hữu cơ (thức ăn thừa, vỏ cây, lá, quả ), nhựa, thủy tinh, kim loại, giấy vụn, carton Nếu toàn bộ lượng lượng chất thải này đem
đi chôn lấp, đốt thì kinh phí sẽ là rất lớn (kinh phí vận hành lò đốt, kinh phí xử lý bãi chôn lấp, diện tích đất chôn lấp ) Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý CTR
là làm sao để lượng CTR mang đi xử lý ở các bước cuối cung (đốt, chôn lấp) là ít
Trang 17nhất và phương pháp đốt, chôn lấp phải hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn môi trường Xu hướng hiện nay là tái sử dụng và tái chế
- Mục tiêu quản lý CTNH: Do đặc tính nguy hại của chất thải, trong công tác
quản lý CTNH, chất thải phải được kiểm soát bắt đầu từ quá trình phát sinh đến quá trình xử lý và cuối cùng là thải bỏ (chôn lấp) CTNH Xu hướng hiện nay là giảm thiểu lượng CTNH phát sinh và giảm thiểu tính độc của chất thải
1.2 Hoạt động khai thác than
* Tình hình khai thác than trên thế giới:
Hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng
Biểu đồ 1.1 Top 10 quốc gia khai thác than trên thế giới
Ngu ồn: nhung-dieu-chua-biet [15]
Trang 18http://pvcoal.com.vn/content/layout/detail-layout/content_node/198-nganh-than -Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030) Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0.9% đến 1.5% từ nay cho đến năm 2030 Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1.5%/năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1%/ năm Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép
và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0.9%.Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than cóchất lượng Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện
Biểu đồ 1.2 Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới
Ngu ồn: nhung-dieu-chua-biet [15]
Trang 19http://pvcoal.com.vn/content/layout/detail-layout/content_node/198-nganh-than -* Tình hình khai thác than t ại Quảng Ninh
Do đặc thù của ngành công nghiệp khai thác than lên tất các các công đoạn khai thác đều phát sinh chất gây ô nhiễm tác động đến môi trường Hoạt động khai thác than là một trong những nguyên nhân là suy giảm môi trường, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh
Trong đó quản lý CTR, CTNH đang là vấn đề rất cấp thiết đối với môi trường
vì nó làm biến đổi địa hình, cảnh quan Những biến đổi mạnh mẽ nhất diễn ra chủ yếu
ở những khu vực có hoạt động khai thác than, đổ thải đất đá tạo lên những quả đồi trọc phá vỡ cảnh quan môi trường, thảm thực vật nhiều moong khai thác lộ thiên như ở các mỏ Cọc Sáu, Hà Tu, Núi Béo có độ sâu từ -50÷-150m dưới mực nước biển đã tạo nên những hồ chứa nước biến đổi lớn về địa mạo khu vực
Mất rừng: Tỷ lệ rừng che phủ bị suy giảm một cách nghiêm trọng do mở rộng khai trường, đổ thải Diện tích rừng tự nhiên bị giảm mạnh, tại các khu vực khai thác than lộ thiên, có nơi mất tới 70 - 80% diện tích rừng tự nhiên và rừng sản xuất như phía Bắc thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả Hiện nay, ở thành phố Hạ Long đất có rừng chỉ còn chiếm khoảng 15%; thành phố Cẩm Phả chỉ còn rừng nguyên sinh trên núi đá vôi khu vực Đèo Bụt, diện tích rừng tự nhiên đã bị tàn phá Tình trạng tương tự xảy ra với vùng Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí, là những khu vực trước kia vốn có nhiều rừng nguyên sinh
Lượng chất thải rắn trong quá trình khai thác than cũng rất lớn khoảng 150 triệu m3/năm Những bãi thải tại Quảng Ninh, nhất là khu vực gần Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long là nguồn gây ô nhiễm bụi và rửa trôi đất đá, bồi lắng dòng chảy Không những vậy, tác động do sự cố môi trường tại các bãi thải, trong quá trình khai thác than xảy ra tai nạn lao động đáng tiếc Các sự cố cháy nổ khí, bục nước, sập lò xảy ra khá nghiêm trọng trên một số mỏ hầm lò
Nước thải: Nước thải của hoạt động khai thác, chế biến than mang tính axit cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng và một số kim loại cao Lượng nước thải từ các mỏ than ước tính khoảng 25 - 30 triệu m3/năm do không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường làm suy thoái nguồn nước mặt và nước ngầm [6]
Trang 20Quá trình hoạt động của các khâu công nghệ trên mỏ lộ thiên đều gây ồn ở mức độ khác nhau và xả nhiều bụi cùng khí độc hại vào môi trường xung quanh Quá trình vận hành của máy khoan tạo ra nhiều bụi đá, đặc biệt là khi thổi phoi bằng khí nén Khi nổ mìn thì không chỉ tạo ra các khí CO, CO2, NO2, bụi, đặc biệt thường gây ra tiếng ồn và chấn động Bụi và chất ô nhiễm dạng khí do nổ mìn thường có phạm vi lan tỏa rộng và cao, nhất là khi có gió mạnh chất ô nhiễm phát tán trong không khí Khâu bốc xúc, vận tải và đổ thải đất đá phát sinh bụi vào môi trường, ngoài ra các sản phẩm khí thừa do động cơ ô tô và máy xúc khi hoạt động thải ra như CO, CO2, NO2 tác động vào môi trường không khí Ở khâu chế biến, sàng tuyển (nghiền, sàng, đập) phát sinh các chất ô nhiễm làm suy giảm môi trường không khí (chủ yếu là bụi), còn chất thải dạng khí chỉ tác động cục bộ
Hàng năm đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác than trên địa bàn khoảng trên 200 triệu m3, đất đá thải tạo nên những quả núi nhân tạo đang làm biến dạng địa hình, địa vật, các bãi thải tích tụ thành núi ở Mạo Khê, Uông Bí, Hạ Long
và Cẩm Phả đang là các điểm ô nhiễm đến mức báo động
* Tình hình khai thác than lộ thiên tại thành phố Hạ Long
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long có 4 Công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang hoạt động khai thác than lộ thiên:
- Công ty cổ phần than Núi Béo (khai thác lộ thiên)
- Công ty cổ phần than Hà Tu (khai thác lộ thiên)
- Công ty cổ phần than Hà Lầm (khai thác lộ thiên và hầm lò)
- Công ty than Hòn Gai (khai thác lộ thiên và hầm lò)
Các hoạt động khai thác than tại các mỏ là nguồn phát sinh chất ô nhiễm làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường thành phố Hạ Long [8]
Để xây dựng ngành công nghiệp khai thác than phát triển bền vững, hạn chế
sự phát thải các chất ô nhiễm vào môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển ngành trong đó có vùng than Hòn Gai (thành phố Hạ Long) cụ thể:
Trang 21Quy hoạch các bãi đổ thải: Hiện nay, các mỏ lộ thiên chủ yếu đều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải sử dụng ô tô - máy gạt, khối lượng đổ thải lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Hòn Gai Việc đổ bãi thải ngoài có nhược điểm cơ bản là chiếm dụng diện tích đất mặt lớn, gây trượt lở bãi thải và bồi lấp hệ thống sông suối, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị như các bãi thải Chính Bắc, bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu, v.v… Công tác đổ thải đất
đá hiện nay là một vấn đề cấp thiết mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang quan tâm giải quyết, đặc biệt quy hoạch đổ thải cụm mỏ vùng Hạ Long giai đoạn 2013 ÷ 2015
Toàn bộ khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên, vùng than Hòn Gai chiếm tỷ trọng 10,92% và vùng Nội Địa chiếm tỷ trọng ≈8,0% Định hướng quy hoạch đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2013-2025 là tập trung khai thác một số khu vực, mỏ lộ thiên như mỏ 917 của Công ty than Hòn Gai, vỉa 14 của Công ty than Núi Béo… để tạo diện tích đổ tại bãi thải trong cho các mỏ lộ thiên để giảm cung độ vận tải, giảm diện tích chiếm đất bãi thải, tạo điều kiện cho việc hoàn nguyên mỏ
Các giải pháp đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2013-2025 cụ thể như sau: [9]
- Mỏ Hà Tu: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 120,172 triệu m3 được đổ thải vào các bãi thải như sau: Bãi thải trong Đông vỉa Trụ (14,8 triệu m3), bãi thải trong vỉa 7+8 (8 triệu m3), bãi thải ngoài vỉa 7+8 (40,9m3), bãi thải trong Tây vỉa Trụ (8 triệu m3), trong vỉa 16 (1,1 triệu m3), bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông mỏ Núi Béo (27,372), bãi thải Chính Bắc (20 triệu m3)
- Mỏ Núi Béo: Tổng khối lượng đất đá thải còn lại 96,47 triệu m3.
Trong đó:
+ Đất đá thải công trường vỉa 14 cánh Đông là 9,69 triệu m3, đổ vào bãi thải chính Bắc 5 triệu m , đổ vào bãi thải trong vỉa 14 cánh Đông 4,96 triệu m
Trang 22+ Đất đá thải của công trường vỉa 14 cánh Tây là 16,33 triệu m3 được đổ vào các bãi thải như sau: bãi thải chính Bắc 9,7 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 cánh Tây 6,63 triệu m3
+ Đất đá thải của công trường vỉa 11, 13 là 60,485 triệu m3 được đổ vào các bãi thải như sau: bãi thải chính Bắc 17,8 triệu m3, bãi trong công trường vỉa 14 cánh Đông 25,6 triệu m3, bãi thải trong công trường vỉa 14 cánh Tây 17,085 triệu m3
- Mỏ than Hà Lầm: Tổng khối lượng đất đá thải là 50 triệu m3 được đổ thải tại các bãi thải Chính Bắc 20 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 cánh Tây mỏ Núi Béo
10 triệu m3 và bãi thải trong khu II vỉa 11 là 10 triệu m3, bãi thải trong vỉa 10 Hà Tu
+ Công trường lộ thiên (CTLT) mỏ Hà Ráng: Tổng khối lượng đất đá thải của CTLT mỏ Hà Ráng là 21 triệu m3, trong đó đổ vào bãi thải trong vỉa 12 là 3,5 triệu m3, bãi thải trong vỉa 13 là 7,0 triệu m3, bãi thải trong vỉa 14 là 5,5 triệu m3 và bãi thải trong vỉa 15 là 5,0 triệu m3
+ Công trường lộ thiên mỏ Tân Lập: Tổng khối lượng đất đá thải của mỏ Tân Lập là 40 triệu m3, trong đó đổ vào bãi thải ngoài phía Bắc 15 triệu m3, đổ vào bãi thải ngoài phía Nam 20 triệu m3 và đổ vào bãi thải trong khu Bù Lù 5 triệu m3
Bảng 1.1 Khối lượng đổ thải tại mỏ lộ thiên khu vực Hòn Gai 2013 - 2015
STT Tên công ty Đơn vị Kh ối lượng Ghi chú
1 Công ty CP than Hà Tu triệu m3 120,172
2 Công ty CP than Núi Béo triệu m3 96,47
3 Công ty CP than Hà Lầm triệu m3 50,00
4 Công ty CP than Hòn Gai triệu m3 108,52
Trang 23- Giải pháp bố trí tổng mặt bằng vùng Hòn Gai được xác định như sau:
+ Các mỏ chủ yếu nằm ở khu vực đồi núi phía Bắc thành phố, ít ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch phát triển thành phố
+ Các mặt bằng hiện có cơ bản giữ nguyên như hiện nay chỉ cải tạo và mở rộng để phục vụ sản xuất than Các mặt bằng xây dựng mới như mỏ Bình Minh, Suối Lại được xây dựng theo hướng tập trung và hiện đại hoá để cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt của CBCNV (diện tích 200 ha)
+ Xây dựng mới mặt bằng nhà máy tuyển Hòn Gai công suất 12 triệu tấn/năm (diện tích 10,5 ha) tại khu vực phường Hà Khánh phía Bắc vùng than Hòn Gai (sau 2015 dừng sàng tuyển than tại nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng) để sàng tuyển cho các mỏ vùng than Hòn Gai
+ Thay đổi hình thức và hướng vận tải than của các mỏ trong khu vực
+ Quy hoạch khu đô thị ngành than (diện tích 63,50 ha) trong khu đô thị Hà Khánh của Thành phố Hạ Long (đã được quy hoạch và đang triển khai xây dựng) để giải quyết chỗ ở cho khoảng trên 3000 hộ dân là công nhân ngành than Khu đô thị
Hà Khánh nằm dọc sông Diễn Vọng, phía Bắc Tỉnh lộ 337 [1]
- Để hạn chế, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do phát sinh bụi từ hoạt động khai thác than (tại các bãi thải, nhà máy sàng tuyển…), Ngành than đã quy hoạch định hướng và xây dựng các giải pháp:
+ Nghiên cứu việc đổ thải một phần đất ra ven biển để tạo quỹ đất xây dựng tạo điều kiện di chuyển các hộ dân trong các khu vực bị ảnh hưởng của bãi thải, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp
+ Quản lý chặt chẽ việc đổ thải của các mỏ theo đúng thiết kế, báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt
+ Tại các khu vực đã kết thúc đổ thải tiến hành cải tạo trồng cây gây rừng khôi phục môi trường sinh thái
- Các giải pháp về quy hoạch sàng tuyển, vận tải và cảng xuất than:
+ Quy hoạch các trung tâm sàng tuyển than tập trung bố trí gần các khu vực khai thác và xa khu dân cư tại phường Hà Khánh Nghiên cứu áp dụng các công nghệ sàng tuyển tiên tiến có khả năng giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực tới
Trang 24môi sinh, môi trường Tăng cường sử dụng nước tuần hoàn để giảm lượng nước thải ra môi trường, bố trí đủ các hồ xử lý nước thải, hồ môi trường cho các nhà máy tuyển
+ Quy hoạch các cảng theo hướng tập trung để có điều kiện cơ giới hoá khâu bốc xếp và xử lý vấn đề môi trường về bụi và nước thải Cho phép chuyển đổi hình thức vận tải từ ô tô sang các hình thực vận tải khác theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường [1]
Bảng 1.2 Giải pháp bố trí mặt bằng bổ sung tại khu vực Hòn Gai
1 Mặt bằng XD mỏ khu vực Bình Minh, Suối
2 Mặt bằng XD nhà máy tuyển Hòn Gai ha 10,5
3 Quy hoạch khu đô thị ngành than ha 63,5
Hoạt động của các khâu sản xuất trên mỏ lộ thiên như khoan nổ mìn, xúc bóc, vận tải, đổ thải đều gây bụi, ồn và phát thải các chất ô nhiễm dạng khí hay khí nhà kính vào môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và cộng đồng dân cư vùng lân cận và tác động dù là rất nhỏ cũng góp phần gây lên sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Hoạt động khai thác than lộ thiên về góc độ bảo vệ môi trường không thể tránh khỏi những tác động xấu nhất định đến môi trường Trong quá trình hoạt động khai thác phát sinh các nguồn chất thải: đất đá thải, xít thải, chất thải nguy hại (dầu mỡ); nước thải sản xuất (nước thải mỏ, nước thải lẫn dầu mỡ); tiếng ồn, rung (phát sinh từ thiết bị hoạt động trong mỏ); bụi, khí thải (phát sinh từ đổ thải,vận chuyển) đây là những tác nhân chủ yếu gây tác động xấu đến môi trường
Khai thác than lộ thiên dẫn đến sự suy giảm môi trường không khí xảy ra chủ yếu do bụi và các chất ô nhiễm dạng khí phát sinh từ nổ mìn và từ hoạt động của các thiết bị mỏ Mỗi mỏ có hàng trăm ô tô tải cỡ lớn vài chục máy xúc, máy khoan
và máy ủi hoạt động, thải ra lượng lớn bụi, các chất ô nhiễm dạng khí như: SO2,
NO2, CO tiếng ồn Bụi và các chất ô nhiễm dạng khí tung vào không khí do nổ mìn, vận tải, xúc bóc, đổ thải Các thành phần này phát tán trong không khí dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường [6]
Trang 25Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dòng thải
chuyển về nhà máy sàng tuyển
Sàng tuyển than
sơ bộ tại
mỏ than
Vận tải than
Vận tải đất đá Thoát
Trang 26* Môi trường thành phố Hạ Long
a Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Vị trí địa lý: Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của Tỉnh Quảng Ninh, với diện tích đất tự nhiên là 271,95 km2, nằm ở phía Tây Bắc
vịnh Bắc Bộ, trên trục đường Quốc lộ 18A, cách Hà Nội 165 km về phía Tây theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70km về phía Tây Nam theo quốc lộ 10, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km theo quốc lộ 18A
+ Về thủy văn: Các con sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Trới đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long, ngoài ra còn có sông Yên Lập đổ vào hồ Yên Lập
Cả sông và suối ở thành phố đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh
+ Về tài nguyên thiên nhiên: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản) Loại than chủ yếu
là than Antraxit và bán Antraxit Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu
xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng kể
Trang 27b Điều kiện kinh tế-xã hội
Trong những năm qua, có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long là rất lớn Quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ Từ một thành phố với nền công nghiệp khai thác than là chủ đạo, nay đã chuyển dịch phát triển cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ, để hướng tới là một thành phố du lịch xanh, sạch đẹp, đạt chuẩn đô thị loại I vào năm 2013
c Hiện trạng môi trường thành phố Hạ Long
Môi trường thành phố Hạ Long có dấu hiệu bị ô nhiễm do hoạt động khai thác than của các Công ty: Công ty cổ phần than Núi Béo, Công ty cổ phần than Hà
Tu, Công ty cổ phần than Hà Lầm và Công ty than Hòn Gai thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Hiện nay, các hoạt động sản xuất than tại thành phố Hạ Long chủ yếu nằm ở ngoại vi thành phố, vì vậy ít nhiều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan môi trường khu vực trung tâm thành phố Hạ Long Là vùng có tiềm năng du lịch đặc biệt, nên rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường, các nguồn phát thải chất ô nhiễm chính là sự hoạt động khai thác lộ thiên của các mỏ than trên địa bàn thành phố:
- Các hoạt động khai thác sản xuất than lộ thiên của các Công ty than: Công
ty Cổ phần Than Núi Béo, Công ty CP than Hà Tu, Công ty CP than Hà Lầm, Công
ty than Hòn Gai trong quá trình sản xuất khai thác than đã phát sinh một lượng không nhỏ chất gây ô nhiễm, tác động trực tiếp đến môi trường, trong đó có môi trường không khí (bụi, các chất ô nhiễm dạng khí, tiếng ồn) và khu dân cư
- Các bãi thải: Bãi thải Nam Lộ Phong phường Hà Phong khu vực đổ thải của Công ty CP than Hà Tu, là nguồn gây bụi, bồi lắng lớn và tiềm tàng các nguy
cơ sạt lở đất đá; bãi thải Chính Bắc thuộc địa bàn phường Hà Khánh, là nơi đổ thải của 2 mỏ than Núi Béo và mỏ than Hà Tu, nguồn phát sinh bụi từ đây và hiện tượng rửa trôi đất đá, bồi lắng các cửa sông Diễn Vọng về phía eo Cửa Lục và Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên của Thế giới, các bãi thải cao vượt các dãy đồi tự nhiên làm
Trang 28cảnh quan môi trường bị biến đổi theo hướng xấu đi như bãi thải dọc đường 337 (các đoạn qua Hà Khánh; Hà Trung đoạn đường 336; dọc theo đường 18A đoạn phường Hà Phong)
- Các đơn vị kinh doanh và chế biến than: Nhà máy tuyển than và cảng Nam Cầu Trắng; cảng kho vận Hòn Gai (thuộc Công ty than Hòn Gai) nằm gần trung tâm hành chính tỉnh Quảng Ninh, bên bờ Vịnh Hạ Long, các bãi thải xít phát sinh từ khâu sàng tuyển là nguồn phát sinh bụi phát tán theo gió, bùn than theo nước mưa chảy tràn xuống nước biển ven bờ vịnh Hạ Long Các cảng bốc xúc, tiêu thụ than chủ yếu nằm rải rác dọc bờ sông Diễn Vọng phường Hà Khánh, tạo bụi giữa các kho than, tại các cảng và quá trình rót than xuống phương tiện, gây ô nhiễm nguồn nước các thành phần gây ô nhiễm được đổ trực tiếp xuống sông Diễn Vọng, chảy ra vịnh Hạ Long Ngoài ra còn một số đơn vị khai thác, chế biến vật liệu xây dựng tại phường Hà Phong chưa có các biện pháp giảm thiểu do đó gây ảnh hưởng tới môi trường, gây ô nhiễm không khí, (bụi đá do nghiền sàng)
Bên cạnh thế mạnh phát triển du lịch - dịch vụ, Ngành công nghiệp khai thác than là ngành công nghiệp trọng điểm trên địa bàn thành phố Hạ Long góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung Hiện nay, các tuyến đường vận chuyển than đã được quy hoạch tại khu vực vành đai của thành phố như: phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Khánh…Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự phát triển kinh tế kèm theo thu hút lao động từ các địa phương khác về Hạ Long dẫn đến nhu cầu nhà ở tăng cao Tại các khu vực phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Khánh đã hình thành các dự án khu đô thị, khu dân cư tập trung khá đông đúc Vì vậy, hoạt động vận chuyển than từ khai trường, khu sàng tuyển ra cảng xuất than, đi qua các khu vực đông dân cư đã gây nhiều bức xúc về chất lượng môi trường không khí (bụi, các chất ô nhiễm dạng khí, tiếng ồn) Ngoài ra sự hình thành các bãi thải mỏ từ quá trình khai thác than lộ thiên không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nguy cơ về ô nhiễm môi trường Các bãi thải cao còn là nguồn phát tán bụi vào không khí, gây sạt lở, xói mòn làm
Trang 29suy giảm chất lượng môi trường của thành phố Hạ Long
1.3 Công tác quản lý môi trường trong ngành than
1.3.1 Cơ sở pháp lý
- Luật pháp Việt Nam về bảo vệ môi trường:
+ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992: Hiến pháp đã quy định
rõ các tổ chức nhà nước, tư nhân và mọi công đan có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo
vệ môi trường, nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường;
+ Luật bảo vệ môi trường năm 2005: Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và có hiệu lực từ ngày 10/01/1994, đây là đạo luật đàu tiên về bảo vệ môi trường ở nước ta, đã được sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2005 tại
kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006;
+ Luật tài nguyên nước: Luật này được thông qua ngày 20/5/1998 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999
Gồm 75 điều, chia làm 10 chương, luật Tài nguyên nước đã khái quát tất cả các dạng của tài nguyên nước cần bảo vệ, phân định chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước Đồng thời, luật cũng đề ra các quy định về chế độ thanh tra, báo cáo và xử lý các vi phạm về môi trường đối với tài nguyên nước
1.3.2 Bộ máy quản lý môi trường đối với hoạt động ngành than
- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chính của Chính Phủ chịu trách nhiệm xây dựng và trình Chính Phủ quyết định chiến lược, chính sách, các văn bản phap luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Vụ môi trường thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường theo chức năng;
Trang 30- Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố giữ vai trò chính trong quản lý môi trường nói chung và hoạt động của ngành than nói riêng tại địa phương Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh các vấn đề liên quan về lĩnh vực tài nguyên, môi trường trong địa phận quản lý;
- Khối doanh nghiệp: Cán bộ lãnh đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh, các
bộ phận chuyên môn tham mưu, kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường
1.3.3 Quảng lý, thu gom, xử lý chất thải
Ngành than ngày càng phát triển nhưng kéo theo đó là lượng chất thải ngày
càng ra tăng, công tác quản lý, thu gom, xử lý chưa được quan tâm đúng mức:
- Các trang thiết bị để khai thác mặc dù vẫn thường xuyên được cải tiến, nhưng vẫn còn nhiều thiết bị cũ kỹ, lạc hậu;
- Một số cảng xuất than đã có phương án thu gom và ứng cứu sự cố tràn dầu nhưng vẫn chỉ là hình thức, không hiệu quả;
- Chất thải rắn, chất thải nguy hại đã được hợp đồng với các đơn vị đủ chức năng để thu gom, xử lý theo quy định;
- Đất đá thải từ hoạt động khai thác, sàng tuyển than đã được quy hoạch đổ
thải dài hạn, nhưng rất nhiều bãi thải vẫn chưa được cải tạo, phục hồi môi trường
1.3.4 Nhân lực
Hàng năm, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam vẫn tổ chức các lớp học đào tạo cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tại các mỏ (1lần/năm) Mặc dù, các Công ty than lớn đã có phòng môi trường và cán bộ chuyên trách nhưng các Công ty con, xí nghiệp cán bộ môi trường chỉ kiêm nhiệm do vậy thay đổi liên tục
1.3.5 Quan trắc môi trường
Để đánh giá hiện trạng môi trường tại các khu vực chịu ảnh hưởng từ hoạt động giao thông, vận tải than Trung tâm quan trắc phân tích môi trường - Sở Tài
Trang 31nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành quan trắc môi trường nhiều điểm trên phạm vi thành phố Hạ Long được thể hiện tại bảng 3
Bảng 1.3 Mạng điểm quan trắc môi trường không khí - tiếng ồn tại
thành phố Hạ Long [10]
Ghi chú:
(I): Khu vực bãi rác nghĩa trang
(II): Xung quanh khu công nghiệp tập trung, khai thác khoáng sản
(III): Khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch
(IV): Các nút giao thông chính; “*”: các điểm quan trắc môi trường nền
Một số tuyến đường vận chuyển than và cảng xuất than đi qua các khu vực đông dân cư của Thành phố do đó gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không
Trang 32khí khu vực phường Hà Tu, Hà Lầm, Hồng Hà, Hà Khánh ngoài ra, vấn đề cần giải quyết tại thành phố Hạ Long là hoàn nguyên môi trường các bãi thải mỏ gây mất cảnh quan môi trường Đây là nguồn phát sinh chất ô nhiễm, yếu tố làm tăng nồng độ bụi trong không khí, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, bồi lắng
Bảng 1.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2012 tại
KK10 Khu dân cư khu 1 P Hà
Trung, giáp tỉnh lộ 336 69,2 24,94 5,228 20,28 301 KK13
Khu dân cư xung quanh
cảng xuất than và nhà máy
tuyển than Nam Cầu
1 phường Hà Trung, giáp tỉnh lộ 336), KK13 (Khu dân cư xung quanh cảng xuất than và nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng); KK18 (khu dân cư phường Cao
Trang 33Xanh, giáp đường 337) vượt giới hạn cho phép theo quy chuẩn QCVN 26:2010 lần lượt là: 1,0; 1,3 và 1,2 lần
Bi ểu đồ 1.3 Nồng độ bụi tại khu vực chịu tác động từ hoạt động
khoảng sản (than) năm 2012
- Nồng độ bụi trong 1giờ đo được tại các vị trí trong năm 2012 có sự chênh lệch không đáng kể
- Nồng độ bụi lơ lửng đặc biệt cao và vượt giới hạn cho phép tại khu vực dân
cư xung quanh cảng xuất than Nam Cầu Trắng (KK13) và khu dân cư phường Cao Xanh (KK18)
- Tại các vị trí KK8, KK9 nồng độ đo được trong năm 2012 đều nằm trong giá trị giới hạn của QCVN 26:2010/BTNMT
- Riêng hàm lượng bụi tại vị trí KK10 - khu dân cư phường Hà Trung, giáp tỉnh lộ 336 nằm trong giới hạn của quy chuẩn trong quý I và III; tăng đột biến trong quý II và IV và vượt giới hạn cho phép 1,0 lần
- Để hạn chế phát tán bụi vào môi trường không khí xung quanh, các đơn vị sản xuất và vận chuyển than cần có biện pháp quản lý các phương tiện vận tải một
Trang 34cách chặt chẽ Đồng thời phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động này
Các chất ô nhiễm dạng khí: Việc quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các khu dân cư lân cận các cơ sở sản xuất công nghiệp; các cơ sở khai thác than nhằm đánh giá tác động của khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất có sử dụng nhiên liệu của các cơ sở này Ngoài ra, khí thải từ hoạt động giao thông của các phương tiện vận chuyển cũng là nguồn thải di động gây ô nhiễm môi trường
Kết quả quan trắc cho thấy: nồng độ các chất khí độc hại: CO; SO2; NOx
trong không khí xung quanh tại các vị trí quan trắc đều có giá trị thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT nhiều lần Có thể tổng hợp kết quả trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 1.4 Nồng độ CO tại khu vực chịu tác động từ hoạt động
khai thác khoáng s ản (than) năm 2012
Trang 35Bi ểu đồ 1.5 Nồng độ SO 2 t ại khu vực chịu tác động từ hoạt động
khai thác khoáng sản (than) năm 2012
Bi ểu đô 1.6 Nồng độ NO X t ại khu vực chịu tác động từ hoạt động
khai thác khoáng sản (than) năm 2012
Trang 36Nhìn chung nồng độ các chất ô nhiễm dạng khí trong không khí xung quanh tại các vị trí quan trắc trong năm 2012 đều thấp hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT nhiều lần và tương đối ổn định
Như vậy, nguồn gây ô nhiễm tác động đến môi trường không khí thành phố
Hạ Long tại những vị trí hoạt động giao thông trên quốc lộ 18A và hoạt động vận tải than qua các khu dân cư: phường Hà Tu, Hồng Hà, Cao Xanh
Trang 37Chương 2
HI ỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY
H ẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN HÀ TU - VINACOMIN
2.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin.
+ Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin
+ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
+ Giám đốc công ty: Hoàng Minh Hiếu
+ Trụ sở chính: Phường Hà Tu - Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh + Địa chỉ Website: www.hatucoal.com.vn
+ Tổng số lao động hiện có: 3.525 người
+ Trong đó số lao động nữ: 1.719 người
+ Cơ cấu tổ chức của Công ty:
- Khối phòng ban: 21 phòng ban chuyên môn
- Khối đơn vị sản xuất: 21 công trường, phân xưởng
Lịch sử hình thành: Mỏ than Hà Tu (nay là Công ty cổ phần than Hà Tu - Vinacomin) được tiếp quản từ thực dân pháp vào năm 1954 Khu vực khai thác chính của công ty nằm trong lòng thành phố Hạ Long, nơi có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
Tháng 9 năm 2000, theo Quyết định số 390/QĐ-HĐQT của HĐQT Tổng công ty than Việt Nam Mỏ than Hà Tu được đổi tên thành Công ty Than Hà Tu Bắt đầu từ thời điểm này Công ty có những bước tiến phát triển vượt bậc và có cơ hội tự khẳng định mình Qua từng năm Công ty đều hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng Công ty than Hà Tu là một trong những đơn vị đi đầu trong khối sản
Trang 38xuất than của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp chuyển sang thành Công ty cổ phần than Núi Béo và niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
Mỏ than Hà Tu thường đổi mới công nghệ thi công khai thác mỏ lộ thiên bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật Đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại qua đó mở rộng khai thác để đạt công suất lớn với chi phí giá thành thấp
2.1.2 Hiện trạng khai trường mỏ than Hà Tu
a Hiện trạng tài nguyên [11]
ngày 10/12/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam; Công ty cổ phần than Hà Tu được khai thác lộ thiên các vỉa 16, 7&8, Trụ cánh Đông, cụ thể đặc điểm cấu tạo của các vỉa như sau:
+ Vỉa 16: Tại khu vực này vỉa than có cấu tạo rất phức tạp qua khảo sát khoan thăm dò trong giai đoạn BCNCKT Qua tài liệu khoan cho thấy:
100% các lỗ khoan cắt vỉa đều có lớp kẹp, phần lớn các điểm cắt vỉa có từ 8÷14 lớp kẹp
Số lớp kẹp lớn nhất là: 16 lớp (LK590, nhỏ nhất là: 1 lớp (LK566), trung bình: 8,93 lớp
Tổng chiều dày các lớp đá kẹp: Lớn nhất 35,52m (LK 580), nhỏ nhất 0,57m (LK 91), trung bình 12,12m
Hệ số đá kẹp trong vỉa: Lớn nhất 79% (LK583), nhỏ nhất 3% (LK566), trung bình: 37%
Chiều dày than tính trữ lượng: Lớn nhất 41,88m (LK537), nhỏ nhất 7,16m, trung bình 20,68m
+ Công trường vỉa 7&8: Là vỉa nằm ở phần cao nhất của mỏ Vỉa thuộc loại vỉa có chiều dày lớn, tương đối ổn định, cấu tạo phức tạp
Chiều dày chung của vỉa từ 0,64m (LKB120) ÷ 78,69m (LKB64) trung bình 27,44m Chiều dày than tham gia tính trữ lượng (T1+T2) từ 0,64m (LKB120)÷36,68 (LKB91) trung bình là 13,58m Số lớp than trong vỉa biến đổi từ 2÷25 lớp
Trang 39Đá kẹp trong vỉa phổ biến là bột kết, sét kết Chiều dày chung của đá kẹp thay đổi từ 0÷46,79m, trung bình là 14,47m Số lớp kẹp thay đổi từ 0÷32 lớp, trung bình 10,46 lớp Đá vách và trụ vỉa là sét kết, bột kết
Tính chất biến đổi chiều dày vỉa theo quy luật tăng dần từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc Sự phân bố của vỉa chìm dần về phía Tây, trụ vỉa cao nhất: +150m (LKB22), thấp nhất +50,83m (LK28) Độ dốc của vỉa thuộc loại thoải đến trung bình, gần lộ vỉa phía Đông độ dốc của vỉa khá lớn Độ dốc của vỉa dao động trong phạm vi lớn từ 6÷650, trung bình 250 Công trường vỉa 7&8 thuộc loại vỉa có cấu tạo phức tạp chứa nhiều lớp kẹp mỏng, loại đất đá mềm nên trong quá trình khai đào làm cho chất lượng than bị giảm
Vỉa trụ cánh Đông: nằm trên vỉa 16 và dưới vỉa 7&8 Lộ vỉa bị đá thải che lấp ở cao trình từ +10÷+70 Chiều dày toàn vỉa từ 0,64÷17,13m, trung bình 4,33m Chiều dày riêng than từ 0,64÷17,13m, trung bình 4,28m Chiều dài vỉa trụ cánh Đông có xu hướng tăng dần từ Bắc xuống Nam theo phương vỉa Theo hướng dốc tại khu vực tuyến V vỉa chỉ duy trì đến cao trình -500, vỉa có cấu tạo trung bình, trong vỉa có từ 0÷14 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp từ 0÷2,72m, trung bình 0,54m Góc dốc trung bình của vỉa 22,850
Chất lượng than của vỉa trụ cánh Đông khá tốt Độ tro trung bình thay đổi từ 4,86÷23,54%, trung bình 14,65% Trọng lượng thể tích của than từ 1,34÷1,52 trung bình 1,45T/m3 Than vỉa trụ cánh Đông có lượng lưu huỳnh không đáng kể nhỏ hơn 0,1%
Hiện tại mỏ than Hà Tu đang khai thác tại tất cả các khai trường Tại các khai trường này để đánh giá phân cấp chất lượng than đã tiến hành phân tích mẫu công nghiệp Do đặc điểm và điều kiện trầm tích của các vỉa than thuộc khoáng sàng Hà
Tu - Hà Lầm hoàn toàn như nhau
than và hướng sử dụng than hợp lý, trong các giai đoạn thăm dò đã lấy các loại mẫu phân tích hoá ở tất cả các công trình khoan, hào thăm dò
Trang 40* Đặc tính vật lý
Than của các vỉa gồm 2 loại than là than cục và than cám:
Than cám có màu đen ánh mờ, than có độ bền thấp, dễ bị vỡ vụn, bở rời
Than cục màu đen, từ bán ánh kim đến ánh kim, vết vỡ dạng bậc thang, rất dòn, sắc cạnh
Kết quả phân tích hoá học các mẫu cho thấy hàm lượng phốt pho (P) dao động trong khoảng 0.001÷0.13%, trong than có lẫn ít lưu huỳnh tồn tại dưới dạng hợp chất sunfua
Qua phân tích thành phần hoá học của tro than kết quả như sau:
SiO2=57%, Al2O3=25%, Fe2O3=14%, CaO=4.5%, MgO=1.5%
* Đặc tính kỹ thuật
- Độ ẩm phân tích (Wpt) của than vỉa 16 thay đổi từ 0,68÷3,26% trung bình 1,70% Than vỉa 7&*, vỉa trụ cánh Đông độ ẩm phân tích (Wpt) thay đổi từ 0,15÷15,68% trung bình 1,81% thuộc loại than có độ ẩm thấp
- Độ tro (Ak) của than ở trạng thái mẫu khô tuyệt đối thay đổi trong phạm vi lớn
từ 0,83÷39,98% trung bình 14,82% thuộc loại than có độ tro trung bình
- Nhiệt lượng: Có nhiều chỉ tiêu về nhiệt lượng than, trong báo cáo này chúng tôi sử dụng nhiệt lượng của than ở trạng thái mẫu khô tuyệt đối (Qk) Than thuộc loại than có nhiệt lượng cao thay đổi từ 3054÷9268 Kcal/kg trung bình 7176 Kcal/kg
- Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy than của mỏ than Hà Tu thuộc loại than có nhiệt lượng cao và xếp than thuộc loại than bán antraxit Chi tiết đặc điểm chất lượng các vỉa than xem bảng 5