Các hoạt động du lịch mới như du lịch sinh thái, thể thao dưới nước và tham quan các di tích văn hóa tại địa phương chưa được phát triển đa dạng, khiến Long Hải thiếu đi những sản phẩm d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DU LỊCH -🕮 -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI
BIỂN LONG HẢI, HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
SINH VIÊN : LÊ THỊ MỸ CHÂU
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
-🕮
-LÊ THỊ MỸ CHÂU
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI
BIỂN LONG HẢI, HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOÁ: 2021 – 2024 CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Th.S NGUYỄN HOÀNG LONG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 09 năm 2024
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Hoàng Long
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 5
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, tôi đã nhận rất nhiều sự giúp
đỡ từ Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô, gia đình, bạn bè, và các anh chị
em đồng nghiệp
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất và bày tỏ lòng biết ơn tới thầy Thạc
sĩ Nguyễn Hoàng Long, thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi chu đáo nhiệttình và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt khóa luận trong thời gianqua
Tôi xin kính gửi lời biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường Đạihọc Nguyễn Tất Thành, Khoa Du lịch tận tình truyền đạt kiến thức, chia sẻkinh nghiệm, hướng dẫn tận tình các phương pháp nghiên cứu trong suốt quátrình học tập
Do còn nhiều hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm nên bài khoá luậnnày không thể tránh được những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự góp ý,chỉ dẫn của quý thầy cô để tôi hoàn thiện hơn trong việc hoàn thiện bài khoáluận
Trân trọng cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 09 năm 2024
TÁC GIẢ
Lê Thị Mỹ Châu
Trang 6MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5
6.1 Về mặt lí luận 5
6.2 Về mặt thực tiễn 5
7 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 6
1.1 Một số khái niệm 6
1.1.1 Du lịch 6
1.1.2 Du lịch biển 8
1.2 Vai trò và đặc điểm của du lịch biển 9
1.2.1 Đặc điểm của du lịch biển 9
1.2.2 Vai trò của du lịch biển 11
Trang 71.3 Các loại hình du lịch biển 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI BIỂN LONG HẢI, HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 17
2.1 Giới thiệu tổng quan về biển Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
2.1.2 Điều kiện văn hóa 18
2.1.3 Tài nguyên du lịch 20
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Biển Long Hải 22
2.2.1 Lượng khách du lịch 22
Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường biển chưa được thực hiện tốt, dẫn đến tình trạng rác thải trên bờ biển và trong nước biển, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan và sức hấp dẫn của địa điểm Các hoạt động du lịch mới như du lịch sinh thái, thể thao dưới nước và tham quan các di tích văn hóa tại địa phương chưa được phát triển đa dạng, khiến Long Hải thiếu đi những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút và giữ chân du khách lâu dài 23
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển Long Hải 23
2.3.1 Lượng khách du lịch và doanh thu 23
2.3.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch biển tại biển Long Hải,huyện Long Điền, tinhr Bà rịa-Vũng tàu 25
2.3.2.4 Dịch vụ ăn uống: 29
2.3.2.6 Sự thân thiện của người dân 35
2.3.2.7 An toàn và an ninh: 36
2.3.3 Các vấn đề và thách thức hiện tại 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 46
Trang 8CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI BIỂN LONG HẢI, HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
48
3.1 Định hướng phát triển du lịch biển trong tương lai 48
3.2 Các giải pháp phát triển du lịch biển tại biển Long Hải 50
3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tại đây 50
3.2.2 Bảo vệ môi trường và các dịch vụ tại đây 53
3.2.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 55
3.2.4 Đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến du lịch 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
Trang 9MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch biển hiện nay đã và đang trở thành một trong những ngành kinh
tế quan trọng với tốc độ phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu Với lợi thế sở hữu
bờ biển dài cùng những cảnh quan thiên nhiên đa dạng và tuyệt đẹp, ViệtNam đã khẳng định vị thế của mình như một điểm đến lý tưởng cho du lịchbiển quốc tế Trong số các khu vực giàu tiềm năng, biển Long Hải thuộchuyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã dần nổi lên như một trongnhững vùng đất mang lại cơ hội to lớn cho sự phát triển ngành du lịch biển.Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long Hải có những lợithế đặc biệt về địa lý, khí hậu và cảnh quan tự nhiên Nơi đây được biết đếnvới những bãi biển dài trải cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh và khíhậu nhiệt đới ôn hòa quanh năm Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển đadạng các loại hình hoạt động du lịch biển, từ những trải nghiệm thư giãn nhưtắm biển, đến các hoạt động thể thao dưới nước và giải trí phong phú như lướtván, dù lượn hay chèo thuyền Bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, Long Hảicòn mang trong mình giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc, với nhiều di tích lịch sử
và truyền thống độc đáo của địa phương, góp phần tạo nên sức hút mạnh mẽđối với du khách trong và ngoài nước
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng nổi bật, nhưng du lịch biển tại Long Hảivẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và chưa được khai thác hết mức
Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện về tiềmnăng phát triển du lịch biển tại đây là vô cùng cần thiết Mục tiêu của cácnghiên cứu này không chỉ là nhận diện và khai thác các cơ hội phát triển kinh
tế từ du lịch mà còn nhằm giải quyết các thách thức hiện tại và đảm bảo sựphát triển bền vững cho khu vực trong tương lai Một trong những lý do quantrọng khiến chủ đề này trở nên cấp thiết là bởi tiềm năng phát triển du lịchbiển tại Long Hải không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế mà còn
Trang 10đóng góp tích cực cho xã hội địa phương Phát triển du lịch biển có thể tạo rahàng ngàn cơ hội việc làm mới cho người dân, từ các công việc trực tiếp trongngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, cho đến cáchoạt động kinh doanh nhỏ lẻ như cho thuê thiết bị thể thao, đồ dùng du lịch.Đồng thời, sự phát triển của du lịch cũng thúc đẩy việc đầu tư vào cơ sở hạtầng, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cộng và tiện ích địa phương, từ đógóp phần cải thiện đời sống và thu nhập của người dân.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch biển, việc bảo vệ môi trường
và duy trì sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố không thể bỏqua Do đó, nghiên cứu này không chỉ tập trung vào việc khai thác tiềm năngkinh tế mà còn chú trọng tìm ra các giải pháp phát triển bền vững, nhằm bảo
vệ hệ sinh thái biển cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môitrường xung quanh Để đảm bảo rằng du lịch biển phát triển một cách đồng
bộ, có trách nhiệm và bền vững, cần phải áp dụng các biện pháp quản lý môitrường chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động du lịch không làm tổn hạiđến hệ sinh thái và tài nguyên tự nhiên của địa phương Việc thiết lập các khubảo tồn biển, các quy định về bảo vệ môi trường cũng như giám sát việc thựchiện sẽ giúp giữ gìn và bảo vệ cảnh quan, môi trường tự nhiên cho các thế hệtương lai
Ngoài ra, trong khi đã có nhiều nghiên cứu tổng quan về du lịch biển ởViệt Nam, thì các nghiên cứu chuyên sâu về tiềm năng phát triển du lịch biểntại Long Hải vẫn còn khá ít ỏi Điều này đặt ra yêu cầu về các nghiên cứukhoa học mới, chuyên sâu hơn nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, chínhxác về tiềm năng, cơ hội và thách thức của khu vực này Những nghiên cứunày sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp cho các nhà hoạch định chính sách,các doanh nghiệp và chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện, từ đó đềxuất và triển khai các chiến lược phát triển du lịch biển tại Long Hải một cáchhiệu quả, bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và nâng cao chất
Trang 11lượng cuộc sống của cộng đồng nơi đây Sự kết hợp hài hòa giữa phát triểnkinh tế du lịch và bảo vệ môi trường sẽ đảm bảo rằng Long Hải không chỉ làmột điểm đến hấp dẫn cho du khách mà còn là một khu vực phát triển bềnvững cho tương lai.
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Du lịch biển là một vấn đề không mới đối với việc nghiên cứu pháttriển du lịch trên thế giới và tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2012), cũng đã quan tâm, nghiên cứu và đềxuất những giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịchbắc Trung Bộ qua đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịchbiển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”
Tác giả Trần Thị Kim Ánh (2012), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứuphát triển du lịch biển Đà Nẵng” Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển dulịch biển Đà Nẵng, nêu ra các thế mạnh của du lịch biển Đà Nẵng và đ a raƣcác giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong t ơng lai.ƣ
Tác giả Ngô Đặng Thị Thu Hằng (2013), đã triển khai đề tài “Hoạtđộng bảo vệ môi tr ờng du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận”.ƣTác giả đã tổng hợp những thông tin, dữ liệu liên quan đến việc bảo vệ môi
tr ờng và đ a ra các giải pháp cho việc bảo vệ môi tr ờng du lịch ven biểnƣ ƣ ƣBình Thuận
Các đề tài trên nghiên cứu và đánh giá về ngành du lịch biển và một sốtỉnh khác dưới những góc độ khác nhau Tất cả những đề tài trên là nguồn tàiliệu tham khảo cho khoá luận Hiện nay chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu về đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển tại biểnLong Hải, huyện Long Điền , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” Do đó, tác giả chọn
đề tài khoá luận này để nghiên cứu là hoàn toàn mới
Trang 123 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển tại khu vực biển Long Hải;
đề xuất các giải pháp phát triển du lịch biển tại Long Hải trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch biển và các đặcđiểm của du lịch biển
Phân tích thực trạng hoạt động du lịch biển Long Hải
Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch biển Long Hải trong thời giantới
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Du lịch biển
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu biển Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- VũngTàu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng những phương phápnghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập các thông tin qua các sáchbáo, tài liệu nhằm mục đích là lựa chọn những khái niệm và tư tưởng là cơ sở
lý luận cho đề tài
Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành thực hiện điều tra khảosát bằng các thông tin từ các thông tin thu thập từ mẫu nghiên cứu bằng cách
sử dụng mẫu phiếu khảo sát để điều tra
Trang 137 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phầnphụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch biển tại biển long hải, huyệnLong Điền, tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
Chương 3: một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển long hải, huyệnLong Điền, tỉnh Bà rịa – Vũng tàu
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Một số khái niệm
và việc lưu trú của cá nhân hoặc tập thể tại một nơi ngoài nơi ở thường xuyêncủa họ, với mục đích hòa bình và không liên quan đến công việc
Theo Mill và Morrison (1982), du lịch là hành vi vượt qua ranh giới củamột quốc gia hay khu vực, nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và có thờigian lưu trú tối thiểu là 24 giờ nhưng không quá một năm
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization) (1995) một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt độngcủa những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá vàtìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũngnhư mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tụcnhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loạitrừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạngnghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”
-Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002) định nghĩa du lịch là sự tổng hợpcác hoạt động tích cực của con người liên quan đến việc thực hiện hành trình,với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch thông qua các công cụ vàdịch vụ liên quan
Theo từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam (1995), du lịch có hainghĩa: Một là, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực củacon người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
Trang 15thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Hai là, du lịch làmột ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểubiết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phầnlàm tăng thêm tình yêu đất nước Đối với người nước ngoài là tình hữu nghịvới dân tộc mình Về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệuquả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Hầunhư nước nào cũng coi trọng phát triển hoạt động du lịch.
Ngoài ra, Nguyễn Văn Lưu (2008) nhấn mạnh rằng du lịch bao gồm mọihoạt động của những người đi lại và tạm trú nhằm mục đích tham quan, khámphá, giải trí hoặc làm việc trong thời gian không quá một năm, nhưng phảiloại trừ các chuyến đi với mục đích chính là kiếm tiền
Tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008) xem du lịch làmột ngành kinh doanh bao gồm việc tổ chức, hướng dẫn du lịch và cung cấpcác sản phẩm, dịch vụ liên quan nhằm đáp ứng các nhu cầu về di chuyển, lưutrú, ăn uống, tham quan và giải trí của du khách, đồng thời mang lại lợi íchkinh tế, xã hội và chính trị cho quốc gia và các doanh nghiệp tham gia vàongành này
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017), du lịch được hiểu là các hoạt độngliên quan đến việc di chuyển của con người ra ngoài nơi ở thường xuyêntrong thời gian không quá một năm, với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích khác Tóm lại, dulịch là một ngành kinh doanh đa dạng, đáp ứng nhu cầu của du khách vềnhiều khía cạnh như di chuyển, lưu trú, khám phá văn hóa, lịch sử và các hoạtđộng giải trí khác, gắn liền với những chuyến đi ngoài nơi cư trú thườngxuyên
Dựa trên các khái niệm trên, có thể hiểu rằng du lịch là một ngành kinhdoanh đa ngành, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch như dichuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, khám phá văn hóa, lịch sử và các
Trang 16nhu cầu khác Hoạt động du lịch gắn liền với những chuyến đi của du khách
ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ để tham quan, nghỉ ngơi, giải trí,khám phá tài nguyên du lịch, hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác.1.1.2 Du lịch biển
Du lịch biển là một loại hình du lịch tập trung vào việc khám phá, trảinghiệm và tận hưởng các hoạt động liên quan đến biển và các khu vực venbiển, bao gồm các bãi biển, hòn đảo, và các khu nghỉ dưỡng ven biển Loạihình du lịch này thu hút du khách nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên của biển, các hoạtđộng thể thao nước, ẩm thực hải sản, và khí hậu trong lành
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch biển là một trongnhững loại hình du lịch phổ biến nhất và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh
tế của các quốc gia có biển, thông qua việc thu hút hàng triệu du khách mỗi
năm (UNWTO, 2022) UNWTO (2022) Understanding Coastal and Marine Tourism [Online] Available at: UNWTO Website
Du lịch biển không chỉ giới hạn ở việc tắm biển và thư giãn trên bãi cát,
mà còn bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như lặn biển, snorkeling, lướt sóng,chèo thuyền kayak, và tham gia các tour du lịch khám phá hòn đảo Nhữnghoạt động này không chỉ mang lại trải nghiệm giải trí mà còn giúp du kháchkhám phá và hiểu rõ hơn về hệ sinh thái biển, từ đó nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường biển Đồng thời, các khu nghỉ dưỡng ven biển cũng pháttriển mạnh mẽ, cung cấp dịch vụ lưu trú, ẩm thực và các tiện nghi khác, giúp
nâng cao trải nghiệm cho du khách (Hall, 2010).
Mặc dù du lịch biển mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng nó cũng đặt ranhững thách thức về môi trường Việc phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch, như khách sạn, nhà hàng, và các công trình giải trí ven biển, nếu khôngđược quy hoạch và quản lý chặt chẽ, có thể gây ra ô nhiễm môi trường, suythoái các rạn san hô và phá hủy hệ sinh thái biển Do đó, cần có các biện phápquản lý bền vững, bao gồm việc áp dụng các quy định bảo vệ môi trường,
Trang 17khuyến khích du lịch sinh thái và giáo dục du khách về tầm quan trọng củaviệc bảo vệ tài nguyên biển (Buckley, 2012)
Ngoài ra, du lịch biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa địa phương Nhiều lễ hội biển, truyền thống đánh bắthải sản, và các hoạt động văn hóa của cộng đồng ven biển được quảng bá vàbảo tồn nhờ vào sự phát triển của du lịch biển Điều này không chỉ góp phầngiữ gìn bản sắc văn hóa mà còn tạo cơ hội kinh tế cho cộng đồng địa phươngthông qua việc bán sản phẩm thủ công, đặc sản hải sản, và cung cấp dịch vụ
du lịch (Orams, 1999)
Tóm lại, du lịch biển là một loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ vàđóng góp quan trọng vào nền kinh tế, xã hội, và bảo vệ môi trường nếu đượcquản lý bền vững Để đạt được điều này, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữachính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch, và du khách trong việc thựchiện các chiến lược phát triển du lịch biển bền vững, bảo vệ tài nguyên biển
và duy trì sự hấp dẫn lâu dài của các điểm đến du lịch ven biển (Orams,1999)
Du lịch biển là loại hình du lịch khai thác các nguồn tài nguyên biển vàven biển như các bãi biển, phong cảnh đẹp, những giá trị nhân văn và loạihình du lịch này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là điều kiệnkhí hậu Sự kết hợp giữa điều kiện thuận lợi của khí hậu với các điều kiệnkhác là tiềm năng du lịch to lớn đối với sự phát triển du lịch biển
1.2 Vai trò và đặc điểm của du lịch biển
1.2.1 Đặc điểm của du lịch biển
Du lịch biển là hình thức du lịch phát triển tại các vùng ven biển và hảiđảo, dựa trên việc khai thác tiềm năng của tài nguyên và môi trường biển Do
đó, tác động của du lịch biển đối với kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trườngtương tự như tác động của du lịch nói chung Tuy nhiên, do vùng biển có các
hệ sinh thái tự nhiên rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh
Trang 18tế - xã hội và thiên tai, việc phát triển du lịch tại đây cần phải được xem xétcẩn trọng.
Cụ thể, một số vấn đề cần lưu ý bao gồm:
Kinh tế:
Du lịch biển thu hút một lượng lớn du khách quốc tế, mang lại nguồn thungoại tệ đáng kể cho các quốc gia Các hoạt động du lịch ven biển như lưutrú, ăn uống, mua sắm và tham gia các hoạt động giải trí tạo ra dòng tiền lớn,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương và quốc gia (UNWTO, 2022)
UNWTO (2022) Understanding Coastal and Marine Tourism [Online] Available at: UNWTO Website
Tạo việc làm: Phát triển du lịch biển tạo ra nhiều cơ hội việc làm trựctiếp và gián tiếp cho người dân địa phương, từ các vị trí trong khách sạn, nhàhàng, hướng dẫn viên du lịch, đến các dịch vụ hỗ trợ khác như vận chuyển,bán lẻ và chăm sóc sức khỏe
Thúc đẩy đầu tư và phát triển hạ tầng: Sự phát triển của du lịch biển kíchthích đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, viễn thông, và các tiệních công cộng Điều này không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch màcòn cải thiện cuộc sống của người dân địa phương (Hall, 2010)
Xã hội:
Giao lưu văn hóa: Du lịch biển tạo cơ hội cho du khách và người dân địaphương giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau Cáchoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống, và phong tục tập quán địa phươngđược bảo tồn và phát triển thông qua du lịch biển
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Việc phát triển du lịch biển kéo theo sựcải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ y tế, giáo dục và các tiện ích công cộng,góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân ven biển
Môi trường:
Trang 19Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên: Du lịch biển, nếu được quản lý bềnvững, có thể đóng góp vào việc bảo vệ và bảo tồn các hệ sinh thái biển nhưrạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển và các loài động vật biển Các hoạt động dulịch sinh thái biển thúc đẩy nhận thức về bảo vệ môi trường và khuyến khíchcác hành động bảo tồn trong cộng đồng (Buckley, 2012).
Giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên đất liền: Phát triển du lịch biển cóthể giảm tải áp lực lên các khu vực du lịch đất liền, đồng thời phân bổ lạilượng du khách và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.Việc khai thác nước ngầm quá mức để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đặcbiệt trong các mùa du lịch cao điểm, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêmtrọng như ô nhiễm mặn xâm nhập vào các tầng nước ngầm, làm suy giảm chấtlượng nguồn nước
Ngoài ra, ô nhiễm dầu từ các phương tiện như tàu thuyền du lịch hay cáchoạt động vui chơi giải trí dưới nước cũng là một vấn đề đáng lo ngại Vàonhững mùa cao điểm hoặc cuối tuần, sự tập trung đông đúc của du khách tắmbiển có thể làm tăng lượng chất thải hữu cơ và gây thêm áp lực lên môitrường biển thái trong khu vực
Bên cạnh đó, việc đánh bắt quá mức các loài sinh vật biển quý hiếm đểđáp ứng nhu cầu ẩm thực và làm đồ lưu niệm cũng đang làm giảm sự đa dạngsinh học biển
Dù du lịch biển có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, góp phầncải thiện thu nhập và tạo thêm cơ hội việc làm cho cư dân ven biển, nhưngviệc phát triển du lịch cần phải đảm bảo tính bền vững Điều này đòi hỏi sựtham gia tích cực của cộng đồng địa phương, song song với việc bảo vệ vàphục hồi tài nguyên thiên nhiên, cũng như gìn giữ môi trường sống
1.2.2 Vai trò của du lịch biển
Du lịch biển là một loại hình du lịch đầy tiềm năng và đang được chútrọng phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi có lợi thế
Trang 20về đường bờ biển dài và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn Sự phong phú và đadạng của tài nguyên biển không chỉ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế màcòn mở ra hướng đi mới cho các ngành du lịch của những quốc gia nằm trongkhu vực biển nhiệt đới, như Đông Nam Á Việt Nam là một trong những quốcgia điển hình có thế mạnh về biển, nhờ vào bờ biển dài, khí hậu ôn hòa và các
hệ sinh thái biển phong phú Nhờ những yếu tố này, du lịch biển trở thànhmột trong những trụ cột quan trọng của ngành du lịch, đồng thời mang lạinhiều lợi ích nổi bật
Đầu tiên, du lịch biển đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân và thúc đẩyphát triển xã hội ở các khu vực ven biển Với vai trò là một ngành kinh tế mũinhọn, du lịch biển không chỉ giúp gia tăng thu nhập cho đất nước mà còn hỗtrợ phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ khác như chế biến thủy sản, xuấtkhẩu hàng hóa và các dịch vụ liên quan Khi du lịch biển phát triển, nó kéotheo sự bùng nổ của các hoạt động kinh tế khác, đồng thời thúc đẩy sự cảithiện về chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ Đặc biệt, những khu vựcven biển, nhờ vào sự gia tăng lượng khách du lịch, trở thành những trung tâmkinh tế năng động, đóng vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy tổng thể nềnkinh tế quốc gia
Bên cạnh việc đóng góp về mặt kinh tế, du lịch biển còn giúp cải thiện
hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu vực ven biển Khi các điểm đến du lịchbiển được quảng bá rộng rãi, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông,điện, nước, y tế và các dịch vụ lưu trú sẽ trở nên cấp thiết Các công trình nhưkhách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các điểm tham quan mới liên tụcđược xây dựng và nâng cấp Điều này không chỉ mang lại những trải nghiệm
du lịch tốt hơn cho du khách mà còn giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộcsống của người dân địa phương Hơn nữa, với sự gia tăng về hạ tầng và dịch
vụ, các vùng ven biển trở nên thu hút hơn trong mắt các nhà đầu tư trong và
Trang 21ngoài nước, tạo ra một dòng chảy liên tục của nguồn vốn, từ đó hỗ trợ sự pháttriển toàn diện.
Một khía cạnh quan trọng khác của du lịch biển là khả năng tạo việc làm
và cải thiện đời sống cho người dân địa phương Khi ngành du lịch biển pháttriển, nhu cầu về nhân lực trong các lĩnh vực liên quan như khách sạn, nhàhàng, hướng dẫn viên, lái tàu, và các dịch vụ giải trí biển tăng mạnh Điều nàytạo ra nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người lao động có kỹ năng màcòn cho những người lao động phổ thông tại địa phương Nhờ vậy, đời sốngcủa người dân tại các khu vực này được cải thiện đáng kể, đồng thời giúp họgắn bó hơn với quê hương và văn hóa địa phương
Với sự phát triển du lịch biển cũng không tránh khỏi những thách thức
và rủi ro Sự gia tăng hoạt động du lịch, đặc biệt vào mùa cao điểm, có thểdẫn đến tình trạng quá tải về hạ tầng và môi trường Chất thải từ các khu dulịch, nước thải từ các cơ sở dịch vụ chưa qua xử lý đúng cách, và việc khaithác quá mức tài nguyên biển như san hô, động vật quý hiếm để phục vụ nhucầu du lịch, đều có thể gây ra những tác động tiêu cực lớn đến môi trường tựnhiên Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn có thể làm thay đổi văn hóa địaphương, gây ra hiện tượng thương mại hóa các giá trị truyền thống và tăngnguy cơ nảy sinh các tệ nạn xã hội
Tóm lại, du lịch biển là một công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triểnkinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng ven biển Tuynhiên, để đảm bảo tính bền vững, các hoạt động du lịch cần được quản lý vàkiểm soát chặt chẽ Việc phát triển du lịch biển phải luôn đi kèm với cácchiến lược bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự hàihòa giữa lợi ích kinh tế và các giá trị văn hóa xã hội của cộng đồng địaphương
Trang 22Theo Phạm Trung Lương (2003), dựa trên mục đích của khách du lịch,
du lịch biển có thể chia thành hai nhóm chính: du lịch vì sở thích cá nhân và
du lịch vì nghĩa vụ hoặc trách nhiệm
+ Du lịch mạo hiểm biển
+ Du lịch sinh thái biển
+ Du lịch khám phá lối sống cộng đồng
+ Du lịch lễ hội biển
+ Du lịch tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật
Du lịch vì nghĩa vụ hoặc trách nhiệm:
-Du lịch chữa bệnh
-Du lịch thương mại và công vụ
-Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ
Trong nhóm du lịch vì sở thích cá nhân, có hai loại chính: du lịch vì sởthích chung, thường là nhóm khách hàng lớn và phổ biến; và du lịch vì sởthích đặc biệt, dành cho nhóm khách nhỏ và cụ thể hơn
Trang 23Theo Trầm Công Khanh (2010), nếu dựa vào cách khai thác và phát triển
du lịch biển, có thể chia thành các loại hình sau :
- Du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển và đảo
- Du lịch tham quan đảo
- Du lịch lễ hội biển
- Du lịch khoa học biển
Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến, du lịch biển còn cóthể được chia thành:
- Du lịch vùng ven biển (dải ven biển)
- Du lịch vùng biển xa bờ (hải đảo)
Trang 24TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung trình bày các vấn đề cơ bản về mặt lý luận củaloại hình du lịch biển, dựa trên các nghiên cứu khoa học và công trình nghiêncứu trong và ngoài nước Nội dung chương này đã làm rõ khái niệm du lịchbiển, phân loại các loại hình du lịch biển Đồng thời, chương này cũng chỉ ravai trò quan trọng của du lịch biển đối với các địa phương ven biển, đặc biệt
là về mặt kinh tế và xã hội
Phát triển du lịch biển được xem như một động lực thúc đẩy kinh tế địaphương, góp phần cải thiện thu nhập và phúc lợi cho cộng đồng dân cư venbiển Hoạt động này không chỉ giúp tạo ra việc làm trực tiếp và gián tiếp chongười dân địa phương mà còn đóng góp vào sự phát triển của các ngành kinh
tế khác như vận tải, dịch vụ, và thủy sản Hơn nữa, việc phát triển du lịch biểncòn mang lại nhiều lợi ích xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị vănhóa, lịch sử của khu vực, đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
và tài nguyên thiên nhiên
Như vậy, nội dung chương 1 đã cung cấp nền tảng lý luận vững chắc choviệc nghiên cứu và đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thểnhằm phát triển bền vững loại hình du lịch biển tại biển Long Hải, huyệnLong Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàutrong các chương tiếp theo
Trang 25CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI BIỂN LONG HẢI, HUYỆN LONG ĐIỀN, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1 Giới thiệu tổng quan về biển Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Biển Long Hải nằm ở huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách
TP Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Đông Nam Nằm dọc theo bờ biểnĐông, Long Hải có một vị trí chiến lược về mặt địa lý, kết nối dễ dàng với cácđiểm du lịch khác trong khu vực như Vũng Tàu và Côn Đảo Khu vực nàyđược biết đến với bãi biển dài và bằng phẳng, dễ tiếp cận qua các tuyếnđường lớn như Quốc lộ 55 và Quốc lộ 51
Khí hậu:
Biển Long Hải thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt:Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùaTây Nam Trong thời gian này, lượng mưa tại Long Hải có thể đạt mức trungbình từ 1.500 mm đến 2.000 mm/năm Dù mưa nhiều nhưng nhiệt độ vẫn ấm
áp, trung bình khoảng 26°C - 28°C
Mùa khô: Diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4, thời tiết khô ráo và có nắng
ấm Nhiệt độ dao động từ 25°C đến 30°C, điều kiện lý tưởng cho du lịch biển.Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Long Hải khá ổn định, dao động từ25°C đến 27°C, ít có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các tháng Đây là mộtđiều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch quanh năm
Cảnh quan thiên nhiên:
Biển Long Hải có dải bờ biển dài, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và
ít bị ô nhiễm, tạo nên không gian yên tĩnh và hoang sơ Khu vực này cũng cónhiều rặng dừa, các khu rừng ngập mặn ven biển và núi non bao quanh, tạonên một khung cảnh thiên nhiên đa dạng và hấp dẫn
Trang 26Núi Minh Đạm: Gần kề biển Long Hải, Núi Minh Đạm là một điểm đếnthiên nhiên nổi tiếng với nhiều hang động và rừng xanh Đây không chỉ làmột nơi tham quan đẹp mà còn mang giá trị lịch sử với những di tích liênquan đến kháng chiến.
Hệ sinh thái biển: Long Hải có hệ sinh thái biển khá phong phú, đặc biệt
là các loài san hô, hải sản như tôm, cua, mực và cá Điều này không chỉ tạođiều kiện cho các hoạt động du lịch trải nghiệm như lặn biển mà còn hỗ trợcho ngành ngư nghiệp địa phương
Đa dạng sinh học:
Vùng biển Long Hải sở hữu hệ sinh thái đa dạng với nhiều loại sinh vậtbiển và động thực vật trên bờ Các khu vực rừng ngập mặn ven biển đóng vaitrò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường biển, đồng thời là nơi cư trú chonhiều loài động vật hoang dã và chim di cư
2.1.2 Điều kiện văn hóa
Cộng đồng dân cư địa phương:
Long Hải là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân cư gốc miền Trung
và miền Nam, trong đó có các nhóm dân tộc Kinh, Hoa, và một số ít ngườidân tộc thiểu số Văn hóa địa phương được hình thành từ sự pha trộn giữa cácphong tục, tập quán đặc trưng của người Việt Nam kết hợp với ảnh hưởng từcác vùng miền khác, mang lại sự phong phú và đa dạng
Cộng đồng dân cư Long Hải chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản và nôngnghiệp Lối sống giản dị, chân thật và chất phác của người dân nơi đây thểhiện rõ qua các phong tục, tập quán và nét sinh hoạt hàng ngày
Phong tục, tập quán địa phương:
Người dân Long Hải thường sống gắn bó với biển cả và tín ngưỡng vềbiển đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của họ Các tập quán gắnliền với nghề biển như cầu ngư (lễ cầu cho mùa cá bội thu), tục thờ cá Ông(cá voi), hay các lễ hội làng nghề đánh bắt vẫn còn được gìn giữ
Trang 27Tục thờ cá Ông: Đây là một tập quán phổ biến ở các vùng ven biển miềnNam, trong đó có Long Hải Người dân tin rằng cá Ông là vị thần bảo hộ chongư dân khi ra khơi, mang lại an lành và may mắn Khi có cá voi dạt vào bờ,người dân tổ chức nghi lễ long trọng để an táng và xây lăng thờ, gọi là Lăng
Cá Ông
Tín ngưỡng truyền thống: Tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên vàcác lễ nghi nông nghiệp như lễ hội Cầu Mưa, lễ hội mùa màng cũng là mộtphần không thể thiếu trong đời sống của người dân Long Hải
Lễ hội truyền thống:
Một trong những nét nổi bật trong văn hóa Long Hải là các lễ hội truyềnthống, thu hút không chỉ người dân địa phương mà còn nhiều du khách thậpphương đến tham gia
Lễ hội Dinh Cô: Đây là lễ hội lớn nhất và đặc trưng của Long Hải, diễn
ra vào ngày 10-12 tháng 2 âm lịch hàng năm tại Dinh Cô, nơi thờ Cô (cô gáitên Lê Thị Hồng đã hiển linh cứu giúp ngư dân) Lễ hội thu hút hàng ngànngười đến hành hương, dâng lễ và cầu bình an, đồng thời cũng là dịp diễn ranhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, và các trò chơi dân gian sôi nổi
Lễ hội Nghinh Ông: Được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, lễ hộinày nhằm tôn vinh cá Ông (cá voi), vị thần bảo hộ cho người dân vùng biển
Lễ hội thường diễn ra với nghi thức rước thần linh, cúng tế và các hoạt độngvăn hóa truyền thống như đua thuyền, hát bội và nhiều trò chơi khác
Di sản văn hóa:
Long Hải không chỉ nổi tiếng với biển đẹp mà còn chứa đựng nhiều giátrị văn hóa lịch sử Các di tích lịch sử như Dinh Cô, Miếu Bà Ngũ Hành, vàLăng Cá Ông là những điểm đến mang đậm nét tâm linh và văn hóa, gắn liềnvới truyền thống và tín ngưỡng của người dân địa phương
Dinh Cô: Là một công trình kiến trúc cổ kính nằm bên bờ biển, Dinh Côkhông chỉ là nơi linh thiêng đối với người dân Long Hải mà còn là một di sản
Trang 28văn hóa quan trọng, nơi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng và lễ hội hàng năm.Dinh Cô cũng có giá trị kiến trúc với những đặc trưng của văn hóa Việt Nam,bao gồm các hình thức điêu khắc và trang trí truyền thống.
Miếu Bà Ngũ Hành: Đây là một di tích thờ cúng năm vị nữ thần đại diệncho năm yếu tố tự nhiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Miếu Bà là nơi màngười dân địa phương thường xuyên đến cúng bái để cầu mong sự an lành vàphúc lộc
2.1.3 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên thiên nhiên:
Bãi biển Long Hải: Bãi biển Long Hải là tài nguyên du lịch tự nhiênquan trọng nhất của khu vực Với bãi cát trắng mịn, trải dài, và nước biểntrong xanh, Long Hải mang đến không gian thư giãn, thoải mái cho du khách.Biển ở đây tương đối sạch, ít bị ô nhiễm so với các bãi biển khác trong khuvực, phù hợp cho các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển
Núi Minh Đạm: Núi Minh Đạm là điểm du lịch thiên nhiên nổi bật gầnbiển Long Hải, mang lại sự kết hợp tuyệt vời giữa biển và núi Với nhiềuhang động, rừng cây xanh tươi tốt, và những con đường mòn leo núi, đây làđịa điểm lý tưởng cho những người yêu thích du lịch mạo hiểm, khám pháthiên nhiên Ngoài ra, núi Minh Đạm còn là một di tích lịch sử với nhiều câuchuyện liên quan đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Các khu rừng ngập mặn ven biển Long Hảiđóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và là nơi sinh sống củanhiều loài sinh vật hoang dã Hệ sinh thái này có giá trị đặc biệt về mặt bảotồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái Du khách có thể tham gia vàocác tour khám phá rừng ngập mặn, tìm hiểu về sự đa dạng sinh học và vai tròcủa hệ sinh thái này đối với khu vực
Trang 29 Tài nguyên nhân tạo:
Các khu nghỉ dưỡng: Long Hải đang phát triển mạnh mẽ về các khu nghỉdưỡng và khách sạn cao cấp Một số khu nghỉ dưỡng nổi tiếng như Long HảiBeach Resort, Anoasis Resort Long Hải được xây dựng dọc theo bãi biển, vớicác tiện nghi hiện đại như hồ bơi, spa, nhà hàng, và dịch vụ thể thao nước.Những khu nghỉ dưỡng này không chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng mà còngóp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch biển kết hợp với chăm sóc sức khỏe
và thể thao
Công viên địa phương: Công viên Long Hải là nơi dạo chơi, nghỉ ngơicủa người dân địa phương và du khách Công viên này có không gian rộnglớn, cây xanh bao phủ, là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động ngoàitrời, picnic, và các sự kiện văn hóa cộng đồng Công viên còn cung cấp khônggian thoáng đãng cho các hoạt động thể thao và vui chơi gia đình
Chợ hải sản địa phương: Chợ Long Hải là điểm đến hấp dẫn cho dukhách muốn khám phá ẩm thực địa phương và mua sắm các sản phẩm hải sảntươi sống như cá, tôm, mực Chợ không chỉ là nơi giao thương mà còn là mộtphần của văn hóa địa phương, phản ánh lối sống và hoạt động hàng ngày củangư dân Du khách có thể tham gia vào các buổi sáng sớm khi tàu thuyền cậpbến, mang theo những mẻ cá tươi ngon vừa được đánh bắt
Di tích lịch sử - văn hóa:
Dinh Cô: Đây là điểm đến linh thiêng, thu hút nhiều du khách và ngườidân địa phương đến thờ cúng và tham gia lễ hội hàng năm Ngoài giá trị tínngưỡng, Dinh Cô còn mang lại giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng, gắn liềnvới những câu chuyện dân gian về cuộc sống và đức tin của người dân biển.Lăng Cá Ông: Di tích này cũng là một tài nguyên văn hóa quan trọng,nơi thờ cá Ông và tổ chức các nghi lễ cúng tế để cầu nguyện an lành cho ngưdân Lăng Cá Ông là một trong những điểm thu hút khách du lịch tâm linh vànhững người quan tâm đến văn hóa dân gian địa phương
Trang 30 Các khu du lịch sinh thái:
Long Hải còn phát triển nhiều khu du lịch sinh thái nhằm bảo tồn thiênnhiên và phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách Một số khu du lịch sinhthái cung cấp các tour tham quan rừng ngập mặn, câu cá, và khám phá cáclàng chài địa phương Những hoạt động này mang đến trải nghiệm chân thực
về đời sống người dân ven biển và khuyến khích du khách tìm hiểu về bảo vệmôi trường
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Biển Long Hải
2.2.1 Lượng khách du lịch
Lượng khách du lịch biển tại Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-VũngTàu, có xu hướng tăng trong những năm gần đây, đặc biệt vào mùa du lịch vàcác dịp lễ, Tết Nhờ vị trí gần TP Hồ Chí Minh, Long Hải trở thành điểm đến
ưa thích cho các kỳ nghỉ ngắn ngày của du khách trong nước Vào nhữngngày cao điểm, lượng khách có thể tăng mạnh, khiến các bãi biển và cơ sở lưutrú đông đúc, đôi khi quá tải Tuy nhiên, vào các ngày thường, lượng kháchkhông ổn định, dẫn đến tình trạng hoạt động du lịch bị phụ thuộc nhiều vàomùa vụ Dù có lượng khách tiềm năng, Long Hải vẫn gặp thách thức trongviệc duy trì dòng khách đều đặn quanh năm, do chưa có nhiều sản phẩm vàdịch vụ du lịch hấp dẫn Bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ các khu du lịch biểnkhác trong vùng như Vũng Tàu và Hồ Tràm cũng ảnh hưởng đến lượng kháchđến Long Hải
2.2.2 Thực trạng hoạt động du lịch
Thực trạng hoạt động du lịch biển tại Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh BàRịa-Vũng Tàu hiện đang phát triển nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập Bãi biểnLong Hải nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, nước biển trong xanh và bãicát trắng mịn, tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách, đặc biệt là nhữngngười muốn tránh xa sự ồn ào của các khu du lịch đông đúc Mặc dù vậy, cơ
sở hạ tầng du lịch tại đây chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của khách
Trang 31tham quan, với số lượng khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ ăn uống còn hạnchế về số lượng và chất lượng Thêm vào đó, hệ thống giao thông kết nối tớiLong Hải vẫn chưa thuận tiện, gây khó khăn cho du khách trong việc tiếp cậnkhu vực này
Ngoài ra, việc bảo vệ môi trường biển chưa được thực hiện tốt, dẫn đếntình trạng rác thải trên bờ biển và trong nước biển, ảnh hưởng tiêu cực đếncảnh quan và sức hấp dẫn của địa điểm Các hoạt động du lịch mới như dulịch sinh thái, thể thao dưới nước và tham quan các di tích văn hóa tại địaphương chưa được phát triển đa dạng, khiến Long Hải thiếu đi những sảnphẩm du lịch độc đáo để thu hút và giữ chân du khách lâu dài
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển Long Hải
2.3.1 Lượng khách du lịch và doanh thu
Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến biển Long Hải đã có
sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là vào các mùa cao điểm như dịp hè và các kỳnghỉ lễ dài ngày Khách du lịch đến Long Hải chủ yếu là khách nội địa, đến từcác thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, và Bình Dương Điềunày là do vị trí địa lý thuận lợi của Long Hải, cách TP Hồ Chí Minh khoảng100km, dễ dàng di chuyển bằng đường bộ Ngoài ra, du khách quốc tế cũngbắt đầu có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến Long Hải nhờ tiềm năng du lịchsinh thái và văn hóa đặc sắc
Lượng khách du lịch theo thời gian:
Mùa cao điểm: Từ tháng 5 đến tháng 9, Long Hải thường đón một lượnglớn khách du lịch Đặc biệt, vào các dịp lễ như Tết Nguyên Đán, lễ 30/4 – 1/5,
và lễ Quốc Khánh, lượng khách tăng đột biến, khiến các dịch vụ lưu trú và ănuống luôn trong tình trạng quá tải
Mùa thấp điểm: Trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 4, lượng kháchgiảm mạnh, nhất là vào mùa mưa Trong giai đoạn này, các dịch vụ du lịch
Trang 32hoạt động cầm chừng hoặc tạm đóng cửa, ảnh hưởng đến doanh thu của địaphương.
Doanh thu từ du lịch:
Doanh thu từ du lịch biển Long Hải bao gồm các nguồn thu chính từdịch vụ lưu trú, ăn uống, các hoạt động vui chơi giải trí và mua sắm Tuynhiên, so với các địa điểm du lịch biển nổi tiếng khác như Vũng Tàu hay PhúQuốc, doanh thu du lịch tại Long Hải vẫn còn khiêm tốn Dưới đây là một sốyếu tố ảnh hưởng đến doanh thu du lịch:
Dịch vụ lưu trú: Hiện tại, Long Hải có một số khách sạn, resort cao cấpnhư Oceanami Villas & Beach Club, nhưng phần lớn là các nhà nghỉ, kháchsạn tầm trung Năng lực cung cấp dịch vụ lưu trú chưa đủ để đáp ứng lượnglớn du khách vào mùa cao điểm, làm giảm tiềm năng tăng doanh thu từ lĩnhvực này
Dịch vụ ăn uống và giải trí: Long Hải nổi tiếng với các món hải sản tươingon, thu hút du khách đến thưởng thức Tuy nhiên, dịch vụ ăn uống tại đâychưa được đa dạng hóa và chuyên nghiệp Hoạt động giải trí chủ yếu là cáchoạt động bãi biển như tắm biển, câu cá, và một số môn thể thao biển cơ bản,chưa có nhiều lựa chọn cao cấp hay trải nghiệm độc đáo
Hoạt động du lịch sinh thái và văn hóa: Long Hải có tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái và văn hóa nhờ vào cảnh quan thiên nhiên và các lễ hội địaphương Tuy nhiên, sự đầu tư vào các loại hình du lịch này còn hạn chế, dẫnđến doanh thu từ du lịch văn hóa, sinh thái chưa thực sự nổi bật
Xu hướng tăng trưởng:
Dù gặp phải một số khó khăn, tiềm năng phát triển du lịch Long Hảitrong tương lai là rất lớn nhờ vào sự phát triển của hạ tầng giao thông kết nốivới các khu vực khác Với các chính sách phát triển du lịch và cải thiện dịch
vụ, Long Hải có thể thu hút nhiều hơn lượng khách quốc tế và nội địa, đặc
Trang 33biệt là trong bối cảnh du lịch bền vững và sinh thái đang ngày càng được quantâm.
2.3.2 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch biểntại biển Long Hải,huyện Long Điền, tinhr Bà rịa-Vũng tàu
2.3.2.1 Cảnh quan thiên nhiên
Theo số liệu khảo sát với tổng 125 phiếu khảo sát từ khách du lịch đã và đangđến với trải nghiệm du lịch biển tại biển Long Hải, được đánh giá theo thang
đo Likert gồm 5 mức độ: 1 Hoàn toàn không hài lòng; 2 Không hài lòng; 3.Trung lập; 4 Hài lòng; 5 Hoàn toàn hài lòng
Theo số ở sơ đồ 2.1 tỉ lệ hoàn toàn hài lòng chiếm đến 64% ( tương ứngvới 80 phiếu), và tỉ lệ hài lòng chiếm đến 24% ( tương ứng với 30 phiếu),trung lập chiếm đến 12% ( tương đương với 15 phiếu bầu)
12%
24%
64%
Cảnh quan thiên nhiên
Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Trung lập Hài lòng Hoàn toàn hài lòng
Sơ đồ 2.1: Đánh giá cảnh quan thiên nhiên ( Tác giả khảo sát 2024)
Về chất lượng môi trường biển: về tổng thể thì biển Long Hải vẫn giữđược sự trong xanh, và các hoạt động du lịch khai thác xả thải không kiểmsoát được, đang khiến cho chất lượng nước biển bị suy giảm ở một số khuvực
Trang 34Về rừng phòng hộ sinh thái rừng: Đang bị thhu hẹp dần do sự phát triển hạtầng và khai thác tài nguyên Việc bảo vệ rừng chưa được thực hiện nghiêmtúc, khiên nguy cơ suy thoái cảnh quan rừng ngày càng gia tăng.
Về bờ biển và hệ sinh thái biển:
- Tình trạng xói mòn bờ biển đang diễn ra tại một số nơi do sự thay đổicủa khí hậu và sự thay đổi của dòng chảy Điều này không chỉ làm thudẹp diện tích bờ biển mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven bờ
- Đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển bao gồm các loại sinh vật như cá ,tôm, và các rạn san hô, đang chịu áp lực từ việc khai thác quá mức vàcòn phải chịu sự ô nhiễm từ các hoạt động du lịch
2.3.2.2 Chất lượng bãi biển:
Chất lượng bãi biển: Long Hải sở hữu bãi cát trắng dài mịn điều này thuhút được rất nhiều khách du lịch Tuy nhiên, vẫm đề rác thải đang dần ảnhhưởng đến bãi biển Rác thải từ du khách và các hoạt động trên biển như chainhựa, bao bì, túi nilong, đang tích tụ trên bãi biển
Xói mòn bờ biển và biến đổi địa hình bờ biển:
- Xói mòn bờ biển: Một trong những vấn đề nghiêm trọng đang ảnhhưởng đến chất lượng bãi biển Long Hải là hiện tượng xói mòn bờbiển Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ biến đổi khí hậu,nước biển dâng và sự phá hoại của sóng biển vào mùa mưa bão Xóimòn đã làm mất một phần diện tích bãi biển, đặc biệt ở những khu vựcgần các khu nghỉ dưỡng hoặc công trình ven biển
- Ảnh hưởng của xây dựng: Việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng và côngtrình ven biển gần bãi biển cũng gây ra tác động tiêu cực Đôi khi, cáccông trình không có quy hoạch tốt gây ra thay đổi dòng chảy tự nhiên,làm gia tăng hiện tượng xói mòn
Trang 3532%
56%
Chất lượng bãi biển
Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng Trung lập Hài lòng Hoàn toàn hài lòng
Sơ đồ 2.2 Đánh giá chất lượng bãi biển ( Tác giả khảo sát 2024)
Theo số liệu ở sơ đồ 2.2 tỉ lệ hoàn toàn hài lòng chiếm đến 56% ( tươngứng với 70 phiếu), và tỉ lệ hài lòng chiếm đến 32% ( tương ứng với 40 phiếu),trung lập chiếm đến 12% ( tương đương với 15 phiếu bầu)
2.3.2.3 Dịch vụ lưu trú
Số lượng và loại hình cơ sở lưu trú:
- Số lượng cơ sở lưu trú trong những năm gần đây số lượng khách sạn,resort, nhà nghỉ và homestay tại khu vực Long Hải đã gia tăng đáng kể
Sự phát triển này phản ánh nhu cầu cao của du khách, đặc biệt vào cácmùa du lịch cao điểm và dịp lễ, tết
- Số lượng khách sạn, resort, nhà nghỉ và homestay tại khu vực Long Hải
đã gia tăng đáng kể Sự phát triển này phản ánh nhu cầu cao của dukhách, đặc biệt vào các mùa du lịch cao điểm và dịp lễ, tết
- Resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp: Long Hải cũng thu hút sự đầu tưcủa nhiều khu nghỉ dưỡng (resort) cao cấp, với các tiện nghi hiện đạinhư hồ bơi, spa, và nhà hàng sang trọng Những resort này hướng đếnđối tượng khách hàng cao cấp, thích sự riêng tư và nghỉ dưỡng tại cáckhông gian sang trọng, thoáng đãng
Trang 36- Homestay: Ngoài ra, các loại hình lưu trú như homestay cũng bắt đầuxuất hiện nhiều hơn, phục vụ các du khách yêu thích phong cách lưutrú gần gũi với thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
Chất lượng dịch vụ lưu trú:
- Dịch vụ tiện ích tại các khu nghỉ dưỡng các khu resort cao cấp tại LongHải cung cấp dịch vụ chất lượng cao với các tiện nghi hiện đại như spa,nhà hàng, hồ bơi, và các hoạt động giải trí, thư giãn tại chỗ Một sốresort còn có các tour du lịch sinh thái, giúp du khách khám phá cảnhquan thiên nhiên và văn hóa địa phương
- Khách sạn và nhà nghỉ tầm trung chất lượng phục vụ tại các khách sạn
và nhà nghỉ trung bình vẫn ở mức ổn định, cung cấp các tiện nghi cơbản như phòng nghỉ sạch sẽ, điều hòa, và Wi-Fi Tuy nhiên, ở một số
cơ sở nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, còn thiếu sự chuyênnghiệp trong quản lý và phục vụ khách hàng
- Tình trạng xuống cấp của một số cơ sở lưu trú, một số cơ sở xuống cấp:Một số khách sạn và nhà nghỉ lâu đời chưa được nâng cấp, dẫn đến tìnhtrạng xuống cấp, cơ sở hạ tầng không được bảo trì thường xuyên Điềunày ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách, đặc biệt là các du kháchquốc tế có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ
- Thiếu sự đa dạng trong dịch vụ phụ trợ: Một số khách sạn, nhà nghỉquy mô nhỏ chưa cung cấp đa dạng các dịch vụ phụ trợ như nhà hàng,quầy bar, dịch vụ tour du lịch, hoặc cho thuê xe, làm giảm sự hấp dẫnđối với du khách muốn trải nghiệm dịch vụ đầy đủ trong thời gian lưutrú
Giá cả cạnh tranh Giá dịch vụ lưu trú mức giá linh hoạt, mức giá lưu trú tạiLong Hải khá đa dạng, từ bình dân đến cao cấp, giúp đáp ứng nhu cầu củamọi đối tượng du khách Giá phòng ở các nhà nghỉ, khách sạn bình dânthường dao động từ 300.000 - 800.000 VND/đêm, trong khi các resort và
Trang 37khách sạn cao cấp có giá từ 1 triệu đến vài triệu đồng mỗi đêm Chương trìnhkhuyến mãi nhiều cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khu nghỉ dưỡng cao cấp,thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn vào mùa thấpđiểm hoặc cho các khách hàng đặt phòng sớm Điều này giúp tăng tính cạnhtranh và thu hút du khách đến Long Hải trong những thời điểm vắng khách.Theo số liệu ở sơ đồ 2.3 tỉ lệ hoàn toàn hài lòng chiếm đến 59% ( tươngứng với 74 phiếu), và tỉ lệ hài lòng chiếm đến 32% ( tương ứng với 40 phiếu),trung lập chiếm đến 9% ( tương đương với 11 phiếu bầu)
Sơ đồ 2.3 Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú ( Tác giả khảo sát 2024) 2.3.2.4 Dịch vụ ăn uống:
Hải sản tươi sống phong phú: biển Long Hải nổi tiếng với nguồn hải sảndồi dào, từ tôm, cua, cá, mực đến các loại sò, ốc Du khách có thể dễ dàngthưởng thức các món ăn hải sản tươi sống tại các nhà hàng dọc bờ biển Nhiềunhà hàng cung cấp các dịch vụ chế biến tại chỗ, cho phép khách hàng lựachọn hải sản tươi ngay từ bể chứa và chế biến theo yêu cầu
Chất lượng và phong cách chế biến: Các món hải sản tại Long Hải thườngđược chế biến đơn giản nhưng giữ nguyên hương vị tươi ngon, từ các mónnướng, hấp, đến lẩu hải sản, giúp du khách thưởng thức trọn vẹn hương vị của
Trang 38biển Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào cũng đảm bảo được chất lượng chếbiến đồng đều, một số nơi vẫn có hiện tượng phục vụ không đúng tiêu chuẩn,ảnh hưởng đến trải nghiệm ẩm thực của du khách.
Quán ăn địa phương: Ngoài các nhà hàng lớn, Long Hải cũng nổi bậtvới các quán ăn đường phố và các tiệm nhỏ ven biển, nơi du khách có thểthưởng thức những món ăn địa phương với giá cả phải chăng Các món ăn nổitiếng bao gồm bánh căn, bánh xèo, gỏi cá mai, bánh khọt, và các món ăn vặtchế biến từ hải sản
Chất lượng không đồng đều: Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và vệ sinhtại các quán ăn đường phố không đồng đều Một số quán ăn nhỏ lẻ có điềukiện vệ sinh chưa được đảm bảo, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của
du khách và chất lượng trải nghiệm ăn uống
Chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh:
- Nguồn nguyên liệu tươi sống: Do Long Hải là khu vực ven biển, nguồnhải sản tươi sống luôn sẵn có và phong phú, giúp đảm bảo chất lượngnguyên liệu đầu vào cho các nhà hàng, quán ăn Tuy nhiên, việc bảoquản và vận chuyển hải sản đến các cơ sở ăn uống đôi khi chưa đượcthực hiện đúng quy trình, có thể ảnh hưởng đến độ tươi ngon của hảisản
- Sử dụng nguyên liệu địa phương: Ngoài hải sản, các nguyên liệu khácnhư rau, củ, và các gia vị địa phương cũng được sử dụng rộng rãi trongcác món ăn, giúp mang lại hương vị độc đáo, gắn liền với ẩm thực vùngbiển
Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Vấn đề vệ sinh tại các quán ăn nhỏ: Một số quán ăn nhỏ lẻ và các nhàhàng không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thựcphẩm Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho dukhách, đặc biệt là vào các mùa du lịch cao điểm khi lượng khách tăng