GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TÌNH
Lịch sử hình thành và phát triển Công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU.
Trụ sở chính: Số 11 Trần Hưng Đạo, phường 01, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Điện thoại : 064.3856189
Email : ctctgt@yahoo.com.vn
1.1.1.Quá trình phát triển của Công ty:
Công ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập và phát triển từ Đội Cầu Đường, thuộc Sở Giao Thông Vận Tải Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
Năm 1986, theo Quyết định số 353/QĐ-UB ngày 03/11/1986 của Ủy ban nhân dân Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo: Đội Cầu đường thuộc Sở giao thông vận tải được chuyển thành Xí Nghiệp Cầu Đường thuộc Sở giao thông vận tải Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo.
Năm 1991, theo Quyết định số 102/QĐ-UB ngày 06/11/1991 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Xí Nghiệp Cầu đường được chuyển thành Xí Nghiệp Cầu Đường I là đơn vị sản xuất – kinh doanh, thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Năm 1993, theo Quyết định số 187/QĐ-UB ngày 11/03/1993 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: Xí nghiệp Cầu Đường I là đơn vị sản xuất – kinh doanh được chuyển thể thành Xí Nghiệp Quản Lý Sửa Chữa Đường Bộ là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Năm 1997, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành Quyết định số 605/QĐ-UB ngày 18/11/1997 về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (tiền thân là Xí Nghiệp Quản lý Sửa Chữa Đường Bộ), chịu sự quản lý của Sở giao thông vận tải tỉnh và các Sở quản lý chuyên ngành có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Năm 2000, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành Quyết định số6786/QĐ-UB ngày 27/12/2000 về việc thành lập Công ty: Công ty Công Trình Giao
Thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (trước đó là Công ty Xây dựng công trình giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).
Năm 2001, theo Quyết định số 2577/QĐ-UB ngày 26/03/2001 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Xây dựng Công trình Giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: Công ty Công trình Giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, chịu sự quản lý của
Sở giao thông vận tải tỉnh, đồng thời thực hiện sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị chuyên ngành có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Căn cứ theo Quyết định số 4830/QĐ-UBND ngày 30/12/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty Công trình Giao thông được cổ phần hoá thành Công ty Cổ phần Công trình Giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Trong đó:
Vốn điều lệ: 78.000.000.000 đồng ( tương ứng 7.800.000 cổ phần)
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 54,24%.
- Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông khác: 29,48%.
Danh sách cổ đông sáng lập:
Vốn nhà nước do Ông Hoàng Nguyên Dinh làm đại diện, tỷ lệ góp vốn là 54,24%.
Công ty TNHH xây lắp – dịch vụ Tân Thịnh, đại diện Ông Nguyễn Tân Thời, tỷ lệ góp vốn là 8,3%.
Và 153 cổ đông khác, tỷ lệ góp vốn là 21,2%.
Đặc điểm và chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty
Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường, bộ), nhà ga, cầu cảng, kho bãi, dân dụng, công trình thuỷ, các công trình hạ tầng kỹ thuật gắn liền với các công trình giao thông như hệ thống chiếu sáng, thoát nước, vỉa hè, cây xanh, đèn tín hiệu giao thông, các hệ thống đảm bảo an toàn giao thông.
Duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình cầu và đường bộ của tỉnh, trung ương theo nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước giao; Duy tu bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống luồng lạch, giữ gìn và nâng cấp hệ thống đường thủy nội địa tại địa phương, kiểm tra hệ thống đường thủy nội địa; Khai thác duy tu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường thủy nội địa, thanh thải chướng ngại vật, nạo vét luồng lạch, lắp đặt hệ thống phao tiêu biển báo đảm bảo được an toàn giao thông và thông suốt.
Đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ các khu công nghiệp, khu nhà ở phục vụ dân cư.
Khai thác cát, đá, sỏi, cao lanh (Doanh nghiệp chỉ hoạt động khi Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động ngành nghề này).
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Cho thuê xe máy, thiết bị xây dựng.
Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: khách sạn, khu du lịch sinh thái.
Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa.
Lắp đặt cáp ngầm, lắp đặt trạm biến áp, máy phát điện, xây lắp điện hạ thế, trung thế đến 35 KV, xây dựng đường ống cấp nước, bể chứa.
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, kiên cố hoá kênh mương, đê bao.
Dịch vụ kho cảng, dịch vụ logistics.
Cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý công ty
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ dồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty:
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo. ĐỘI DUY
TU, SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN BÀ RỊA ĐỘI DUY
TU, SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN XUYÊN MỘC ĐỘI XN CẦU ĐƯỜNG CHÂU ĐỨC ĐỘI ĐÈN THGT ĐỘI DUY
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ HOẠCH VẬT TƯ PHÒNG
PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ
PHÒNG KỸ THUẬT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT ĐỘI AN TOÀN GIAO THÔNG
TRẠM BÊ TÔNG CHÂU PHA PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
Đại Hội Đồng Cổ Đông:
Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.
Gồm 3 thành viên, trong đó có một thành viên phải có nhiệm vụ tài chính kế toán. Ban kiểm soát có quyền và trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán chứng từ trong Công ty.
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trong phạm vi quyền hạn của mình.
Tổng Giám Đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân tỉnh và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty.
Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Quyết định tất cả những vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, các vấn đề không thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Tuyển dụng trả lương phụ cấp cho người lao động trong Công ty theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt và phù hợp với các quy định của pháp luật.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển, kế hoạch chương trình hành động và các phương án bảo vệ, cạnh tranh khai thác của Công ty, các phương án huy động vốn cho Công ty để trình Hội đồng quản trị phê duyệt Xây dựng và trình Hội đồng quản trị quy chế định giá bán hàng hoá, dịch vụ, tài sản của Công ty Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các định mức kỹ thuật, đơn giá nguyên liệu, vật tư và giá dịch vụ trong nội bộ Công ty, biên chế bộ máy và phương án điều chỉnh tổ chức, thành lập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc Công ty.
Thực hiện và phân công uỷ nhiệm Phó tổng giám đốc phụ trách từng lĩnh vực hoạt động.
Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Chậm nhất đền ngày 30 tháng 11 hàng năm, Tổng giám đốc điều hành phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế và kế hoạch tài chính của Công ty.
Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động quản lý của Công ty cho Hội đồng quản trị.
Phó tổng giám đốc:
- Phó Giám Đốc là người giúp việc Tổng Giám Đốc điều hành một số lĩnh vực công tác, mảng công việc cụ thể của Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng Giám Đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc công ty và pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Phó tổng giám đốc sản xuất kinh doanh:
- Trực tiếp phụ trách Phòng kế hoạch vật tư và Phòng kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác sản xuất của Công ty.
- Đề xuất với Tổng giám đốc về chiến lược kinh doanh, các dự án đầu tư, dự án liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, các giải pháp công nghệ và các phương án nâng cao năng lực sản xuất của Công ty.
- Thu thập thông tin, quan hệ với chủ đầu tư chỉ đạo Phòng kế hoạch - vật tư lập hồ sơ dự thầu Chỉ đạo công tác kỹ thuật và quyết định các giải pháp kỹ thuật liên quan đến chất lượng công trình.
- Quyết định việc xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, giá thành sản phẩm, dịch vụ nguyên vật liệu và bán thành phẩm công nghiệp Quyết định các biện pháp tổ chức thi công, đình chỉ thi công với các đơn vị làm sai quy trình quy phạm kỹ thuật cần thiết để đảm bảo chất lượng công trình.
Phó tổng giám đốc dự án:
Khi có chủ trương của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về mở rộng sản xuất, đầu tư các dự án mới, Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tiếp cận dự án chỉ đạo phòng quản lý các dự án và các bộ phận có liên quan lập các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo phòng quản lý các dự án thực hiện đầu tư theo trình tự xây dựng cơ bản.
- Tổ chức và chỉ đạo bộ máy tiếp nhận khai thác dự án sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý.
- Chỉ đạo công tác hợp đồng tiêu thụ sản phẩm (đối với sản phẩm đất ở, nhà ở) và cho thuê đất đai khu công nghiệp.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về đầu tư các dự án mới để mở rộng quy mô sản xuất.
- Phó tổng giám đốc trực tiếp phụ trách Phòng quản lý các dự án.
1.3.3 Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty:
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty có trách nhiệm đề xuất, tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.
Các phòng ban của Công ty bao gồm:
Phòng Tổ chức – Hành chính và Lao động tiền lương:
Cơ cấu, tổ chức bộ phận kế toán
1.4.1 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông tổ chức hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty được thực hiện tập trung ở phòng Kế toán – tài vụ
Các đội sản xuất của Công ty có bộ phận kế toán riêng, chuyên tập hợp chứng từ gốc, chi chép theo dõi vật tư, hàng hoá nhập xuất tại đội theo phương pháp báo sổ Các chứng từ gốc, báo cáo nhập xuất vật tư, hàng hoá của các đội sản xuất trực thuộc được gửi về phòng kế toán của công ty hàng ngày theo yêu cầu quản lý của Công ty Do đó, mọi công việc kế toán đều được thực hiện, giải quyết tại phòng Kế toán – tài vụ của Công ty.
1.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty
Sơ dồ 1.2: Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Công ty và Pháp luật về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng;
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty, không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy;
- Lập sơ đồ hạch toán tổng hợp toàn Công ty, tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ toàn bộ nguồn vốn, tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty;
- Lập kế hoach tài chính tham mưu cho Tổng giám đốc điều hành kế hoạch tài chính;
- Tổ chức việc thu hồi các khoản công nợ, tạm ứng kịp thời tránh thất thoát tài sản của công ty;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc hạch toán kế toán nội bộ các công ty con, công ty liên kết, các dự án liên danh, liên doanh, liên kết, các đơn vị trực thuộc theo định kỳ và đột xuất;
- Tổ chức việc theo dõi phát sinh hợp đồng kinh tế thi công của các công trình duy tu bảo dưỡng và kinh doanh ngoài;
- Trực tiếp làm việc với Sở Giao thong vận tải,Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước và các đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời các hồ sơ thanh toán;
- Tổ chức quản lý và triển khai và thực hiện công văn đi, đến của văn phòng;
- Tổ chức thực hiện kiểm kê tìa sản hàng quý, năm, đột xuất Theo dõi tình hình quản lý, sử dụng tài sản của công ty;
- Tổ chức lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế độ hiện hành;
- Tổ chức bảo quản lưu giữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tìa liệu và số liệu kế toán, bí mật của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty;
- Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trong phòng kế toán và toàn công ty;
- Kiểm tra, tập hợp chi phí, trích trước chi phí, hoàn nhập chi phí trích trước, tổng hợp và tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh lãi, lỗ;
- Theo dõi, kiểm soát việc thanh toán đối với toàn công ty và các đối tác khác;
- Theo dõi đối chiếu, thu hồi công nợ khách hàng, theo dõi tiến độ thi công (hoàn thành) các hợp dồng và kiểm soát việ thanh toán;
- Theo dõi, rà soát thu hồi các khoản tạm ứng nội bộ,tạm ứng công trình của các đơn vị trực thuộc và các đối tác khác;
- Theo dõi thu hồi vốn đầu tư, thanh toán khối lượng, thanh toán vốn cho khách hàng;
- Kiểm tra, đôn đốc việ lập các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các báo cáo khác kịp thời và đầy đủ;
- Chủ trì thực hiện báo cáo thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí, lệ phí khác, các báo cáo khách hàng hàng tháng, quý, năm theo luật định;
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giũa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp;
- Kiểm tra tất cả các định khoản các nghiệp vụ phát sinh;
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp;
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết;
-Lập các chứng từ ghi sổ chi phí phân bổ, kết chuyển;
- Lập báo cáo tìa chính theo từng quý, 6 tháng, năm theo các báo cáo giả trình chi tiết;
- Phối hợp với phòng KH-VT, theo dõi thực hiện mua bán bêtông nhựa với khách hàng.
- In sổ cái, sổ phụ, báo cáo tài chính theo chế độ.
- Theo dõi, sắp xếp, tập hợp, phân loại các chứng từ phát sinh.
Kế toán thanh toán kiêm kế toán vốn bằng tiền:
- Chủ trì việc hạch toán vốn bằng tiền, lập phiếu thu, chi tiền mặt, ủy nhiệm chi và chứng từ thanh toán với các Ngân hàng mà công ty mở tài khoản giao dịch, Kho bạc Nhà nươc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của các đơn vị trong công ty và các khách hàng khác.
- Lưu giữ, lập bảng kê tất cả các chứng từ chưa thanh toán của toàn công ty.
- Lập các chứng từ ghi sổ liên quan đến công việc mình đảm trách.
Kế toán vật tư, tài sản cố định.
- Chủ trì theo dõi hạch toán vật tư, đối chiếu phát sinh hàng tháng về nhập, xuất, tồn kho vật tư, sản phẩm hàng hoá dịch vụ với phòng KH-VT, lập chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, tổng hợp các loại vật tư
- Hạch toán khấu hao TSCĐ, công cụ dụng cụ toàn bộ công ty hàng tháng.
- Tham gia tổ nghiệm thu, quyết toán nội bộ các công trình.
- Tham gia công tác kiểm kê và quản lý tài sản của Công ty.
Kế toán thanh toán, kế toán lương:
- Theo dõi và hạch toán chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ, theo dõi TNCN, báo cáo quyết toán khấu trừ thuế TNCN hàng tháng, quý, năm theo luật định.
- Tập hợp và hạch toán nhân công, ca máy cho toàn bộ công ty theo tháng.
- Thực hiện các công việc đột xuất do Tổng giám đốc và KTT yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt, bảo quản tốt tiền mặt, hàng ngày ghi chép và theo dõi số liệu đầy đủ về thu chi tiền mặt.
- Gửi hồ sơ, chứng từ của phòng đến các Sở ban ngành trong tỉnh.
- Hàng ngày liên hệ với ngân hàng Công Thương, Đầu tư phát triển, in số dư tài khoản tại các ngân hàng và lấy chứng từ báo Nợ, Có để hạch toán.
Chế độ kế toán tại Công ty
1.5.1 Hình thức kế toán tại Công ty
Công ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp để ghi sổ tổng hợp là chứng từ ghi sổ.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc) hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, thẻ chi tiết có liên quan Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,sau đó được dùng để ghi vào sổ cái, khoá sổ, tính toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu đã ghi trên sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ chi tiết… (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ dồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Công Trình Giao Thông
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ kế toán Đối chiếu, kiểm tra
1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
1.5.3 Hệ thống tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản công ty áp dụng là hệ thống tài khoản dành cho doanh nghiệp xây lắp theo quyết định 1864/1998 QĐ-BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính.
1.5.4 Các chính sách kế toán đang áp dụng tại Công ty:
- Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam ( VND)
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền.
- Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp thuế GTGT: Áp dụng phương pháp khấu trừ.
1.5.5 Đặc điểm về việc áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán tại Công ty:
Phòng Kế toán – tài vụ được đầu tư trang bị một nhân viên kế toán quản lý và sử dụng một máy vi tính và được trang bị phần mềm phục vụ cho công việc thu nhập xử lý và cung cấp thông tin tài chính, kế toán của Công ty.
Các nghiệp vụ kế toán được tập trung xử lý tại phòng Kế toán – tài vụ, chính hệ thống xử lý bằng máy đã làm giảm nhẹ phần công việc và xử lý được khối lượng nghiệp vụ lớn nhanh chóng và chính xác.
Công ty hiện đang sử dụng phần mềm kế toán: phần mềm kế toán ASA thống nhất. Các máy tính được nối mạng liên kết với nhau và xử lý các nghiệp vụ liên quan Hệ thống kế toán máy đã hỗ trợ hoạt động kế toán và kinh doanh của Công ty.
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái,…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ toán ghi bằng tay.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Khái niệm và đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí xây lắp là toàn bộ những chi phí về nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị ….bỏ ra trong một kỳ sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Chi phí xây lắp bao gồm các nội dung: xây dựng, lắp đặt, mua sắm thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do đơn vị xây lắp đảm nhận thông qua hợp đồng giao nhận thầu.
Giá thành xây lắp:
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống vật hoá và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp, công trình hạng mục.
Giá thành sản phẩm xây lắp cũng giống như giá thành của các ngành sản xuất khác. Khi xây lắp cần biết về hao phí vật chất mà đơn vị đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và kết tinh trong công trình là bao nhiêu Do vậy việc xác định giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị xây lắp
2.1.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.
Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài.
Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường thời tiết, do vậy thi công xây lắp mang tính thời vụ.
Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động Sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành sản xuất vật chất khác.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại chỗ, không nhập kho Sản phẩm tiêu thụ trong xây lắp vừa là sản phẩm hoàn chỉnh (công trình, hạng mục công trình hoàn thành), vừa là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn qui ước.
Phân loại chi phí sản xuất
2.2.1 Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (phân loại theo yếu tố chi phí):
Chi phí về nguyên vật liệu
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
2.2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất.
2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh:
2.2.4 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
2.2.5 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:
Biến phí (chi phí khả biến).
Định phí (chi phí bất biến).
Phân loại giá thành
Giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành 3 loại:
- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình XDCB.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Lãi định mức – Thuế GTGT
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành dự toán được tính từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp như biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
- Giá thành thực tế: Là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến công trình xây lắp đã hoàn thành.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là hợp đồng xây dựng, công trình, hạng mục công trình, khu vực thi công…
2.4.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp:
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh: nếu đối tượng lập dự toán là công trình được thanh toán theo công trình, hạng mục công trình.
- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn qui ước: nếu đối tượng lập dự toán là các đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định và được thanh toán theo từng giai đoạn.
- Đối tượng tính giá thành là khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định do doanh nghiệp xây lắp tự xác định trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị.
Việc xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định trong các doanh nghiệp xây lắp, chu kỳ tính giá thành được xác định như sau:
- Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành hoặc theo đơn đặt hàng thì thời điểm tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình được quy định thanh toán theo giai đoạn xây dựng thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành.
- Nếu đối tượng tính giá thành là những hạng mục công trình được thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán thì kỳ tính giá thành là theo tháng (quý).
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.5.1 Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giản đơn):
Với phương pháp trực tiếp, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức:
Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Khoản thực tế khối thi công thi công thi công điều chỉnh lượng hạng mục, = xây lắp + xây lắp - xây lắp - giảm công tŕnh hoàn dở dang phát sinh dở dang giá thành thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Với phương pháp tỷ lệ, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức:
Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí Khoản thực tế thi công thi công thi công điều chỉnh công trình = xây lắp + xây lắp - xây lắp - giảm hoàn thành dở dang phát sinh dở dang giá thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Tỷ lệ tính giá thành= Giá thành thực tế công trình hoàn thành bàn giao
Giá thành dự toán khối lượng, hạng mục, công trình hoàn thành bàn giao
Giá thành thực tế của hạng mục i = Tỷ lệ tính giá thành × Giá thành dự toán hạng mục i
Với phương pháp hệ số, giá thành sản phẩm xây lắp được tính theo công thức sau: Tổng khoản giá thành giảm thực tế củanhóm sản phẩm
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của nhóm sản phẩm
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ của nhóm sản phẩm
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của nhóm sản phẩm
- Giá trị điều chỉnh giá thành nhóm sản phẩm
Số lượng sản phẩm i hoàn thành × Hệ số quy đổi sản phẩm i
Tổng sản phẩm chuẩn = Số lượng sản phẩm i hoàn thành Hệ số qui đổi sản phẩm i
* i là loại sản phẩm trong nhóm.
Hệ số quy đổi sản phẩm i = Giá thành định mức sản phẩm i
Giá thành định mức nhỏ nhất của 1 loại sp trong nhóm
Giá thành thực tế đơn vị sp chuẩn = Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm
Giá thành thực tế = Giá thành thực tế × Hệ số qui đổi đơn vị sản phẩm i đơn vị sản phẩm chuẩn sản phẩm
Tổng giá thành thực tế = Số lượng sản phẩm × Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm i i hoàn thành đơn vị sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
2.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm tất cả chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp, cụ thể:
1 Vật liệu xây dựng (vật liệu chính ): gạch, gỗ, cát đá, xi măng…
2 Vật liệu phụ và vật liệu khác:
- Vật liệu phụ: đinh, kẽm, dây buộc…
- Nhiên liệu: củi nấu nhựa đường…
- Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn…
- Giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thiết bị thông hơi,thông gió, chiếu sáng, truyền dẫn hơi nóng, hơi lạnh (kể cả chi phí sơn mạ, bảo quản các thiết bị này).
2.6.1.2 Phương pháp hạch toán Để phản ánh tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
Sơ đồ 2.1: sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trục tiếp:
2.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp trong xây lắp bao gồm:
- Tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình trên công trường và lắp đặt thiết bị.
- Tiền công nhúng gạch vào nước, tưới nước cho đường, công đóng đặt tháo dỡ lắp ghép ván khuôn đà giáo, công vận chuyển vật liệu và khuân vác máy móc trong lúc thi công từ chổ để của công trường đến nơi xây dựng, công cạo rỉ sắt thép để thi công, công phụ vôi vữa…
Chi phí NVLTT cuối kỳ Chi phí NVL vượt mức
Chuyển sang bình thường không tính vào giá thành Chi phí NVLTT thi công xây lắp phát sinh trong kỳ
Chi phí NVLTT dùng không để lại công trường cuối kỳ
154 cuối kỳ kết chuyển chi
Mua NVL đưa thẳng vào Xây lắp không qua kho
- Phụ cấp làm đêm thêm giờ, các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp tổ trưởng, phụ cấp nóng độc hại…
Chi phí nhân công trực tiếp trong hoạt động xây lắp không bao gồm: các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trước khi đến kho công trường, lương công nhân sản xuất phụ, nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dụng máy thi công, những người làm công tác bảo quản công trường.
2.6.2.2 Phương pháp hạch toán Để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản 622 cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân công :
Lương chính, phụ, phụ cấp Chi phí NCTT vượt
Lương, phải trả NCTT xây lắp mức bình thường, không tính
(thuộc DN hoặc thuê ngoài) vào giá thành sp xây lắp
Tiền lương nghỉ Trích trước tiền Cuối kỳ, kết chuyển chi phí phép phải trả lương nghỉ phép nhân công trực tiếp cho công nhân của CN sản xuất
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất, thực hiện dịch vụ
Sơ đồ 2.3 hạch toán chi phí nhân công trực tiếp đối với trường hợp nhà thầu tạm ứng chi phí để thực hiện khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ mà đơn vị nhận khoán không tổ chức kế toán riêng:
Tạm ứng tiền công TT giá trị nhân công Phân bổ tiền lương của cho các đội nhận nhận khoán theo bảng công nhân nhận khoán khoán KLXL xác nhận khối lượng khối lượng
2.6.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây lắp, bao gồm:
Chi phí nhân công: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển, phục vụ xe máy thi công.
Chi phí vật liệu: nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe máy thi công.
Chi phí dụng cụ phục vụ máy thi công.
Chi phí khấu hao máy thi công.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: thuê ngoài sửa chữa xe máy thi công, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy thi công, chi phí trả cho nhà thầu phụ…
Chi phí bằng tiền khác.
Kế toán sử dụng tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công hoặc tài khoản
154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công.
Tài khoản 623 được sử dụng trong trường hợp nhà thầu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức tập hợp chi phí riêng.
Tài khoản 154 được sử dụng trong trường hợp nhà thầu tổ chức đội máy thi công riêng biệt có tổ chức tập hợp chi phí riêng.
Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công trong các trường hợp:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tập hợp các chi phí phát sinh và kết chuyển vào tài khoản 154:
2.6.3.2.1 Trường hợp nhà thầu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp cho đội máy tổ chức tập hợp chi phí riêng
2.6.3.2.1 Nếu nhà thầu thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ cho các bộ phận trong nội bộ, kế toán ghi nhận bút toán phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo giá vốn:
Sơ đồ 2.5 : Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo phương thức cung cấp lao vụ cho các bộ phận trong nội bộ:
Phân bổ chi phí sử dụng máy cho đối tượng xây lắp
Tập hợp cp sử dụng máy cuối kỳ kết chuyển hay phân bổ thi công cp thuộc bp máy thi công
2.6.3.2.2 Nếu nhà thầu thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy cho các đơn vị trong nội bộ, kế toán ghi nhận doanh thu nội bộ và kết chuyển giá vốn:
Sơ đồ 2.6: sơ đồ phân bổ chi phí sử dụng máy thi công theo phương thức bán lao vụ cho các bộ phận trong nội bộ
Chi phí sử dụng Giá bán về số ca máy phục vụ máy cung nội bộ (giá vốn) cấp nội bộ
2 6.3.2.3 Trường hợp nhà thầu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tập hợp chi phí riêng
Sơ đồ 2.7: Sơ đồ tập hợp chi phí sử dụng máy thi công :
Tập hợp chi phí sử dụng Phân bổ chi phí sử dụng máy thi máy thi công công cho từng đối tượng xây lắp
2.6.3.2.4 Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công
Sơ đồ 2.8: Sơ đồ tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài:
Chi phí thuê ngoài Cuối kỳ K/C hay phân bổ máy thi công chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng xây lắp
Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
2.6.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung trong xây lắp bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xưởng: lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp; khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội thi công.
- Chi phí vật liệu: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời.
Kế toán dự phòng bảo hành công trình xây lắp
Sơ đồ 2.10: các nghiệp vụ liên quan đến dự phòng bảo hành công trình xây lắp:
(2a) Tập hợp CP (2b) Cuối kỳ sử a chữa bảo hành kết chuyển (2d) Chênh lệch còn thiếu
(tập hợp không có bộ phận bảo hành độc lập) 352
(3a) Số tiền phải trả cho đơn vị (1) Lập dự phòng
(3b) Trả tiền cấp dưới, đơn vị nội bộ về CP bảo hành công bảo hành công trình (trường hợ trình xây lắp (khi có bộ phận bảo hành độc lập) bàn giao cho KH)
(4) Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành, hoặc số dự phòng phải trả lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số SDCK Dự phòng chênh lệch phải hoàn nhập xác định cuối kỳ
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Kế toán sử dụng tài khoản 154 để tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục và tính giá thành sản phẩm xây lắp (nhà thầu chỉ được áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên) Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Sơ đồ 2.11: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Kết chuyển hoặc phân bổ Giá trị phế liệu thu hồi cp nguyên vật liệu trực tiếp từ thi công xây lắp
Giá trị thừa nhập kho khi kết thúc hợp đồng
Số thu về bán vật liệu thừa, Số thu về bán vật liệu thừa, phế chi phí nhân công trực tiế liệu thu hồi không qua nhập kho, được ghi giảm chi phí trực tiếp
Kết chuyển hoặc phân bổ Sản phẩm hoàn Xuất bán chi phí sử dụng máy thành nhập kho thành phẩm
Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung
Khoản cp SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm, được ghi nhận vào GV hàng bán
Sơ đồ 2.12: Sơ đồ chi phí phát sinh liên quan đến việc nhượng bán hoặc thanh lý máy móc thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và đã khấu hao hết ( khi kết thúc hợp đồng xây dựng):
CP thanh lý nhượng bán máy Thu nhập được ghi giảm móc thiết bị được ghi tăng CPSX trực tiếp PS
Trường hợp nhà thầu tạm ứng chi phí để thực hiện khối lượng giao khoán xây lắp nội bộ mà tổ đội nhận khoán không tổ chức kế toán riêng thì kế toán theo dõi tạm ứng trên tài khoản 141 – Tạm ứng và quyết toán tạm ứng ghi tăng các khoản mục chi phí có liên quan.
Sơ đồ 2.13: Tạm ứng và quyết toán tạm ứng ghi tăng các khoản mục chi phí có liên quan:
Tạm ứng giao khoán công khối lượng xây lắp giao tác xây lắp nội bộ( tổ đội nhận khoán nội bộ hoàn thành khoán không tổ chức kế toán bàn giao riêng)
Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm xây lắp dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc xây lắp còn đang trong quá trình sản xuất xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định hoặc đã hoàn thành nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quy định để bàn giao. Đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang là tính toán xác định phần chi phí mà sản phẩm dở dang phải chịu, việc đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý, chính xác là một trong những nhân tố quyết định tính chính xác, trung thực của giá thành sản phẩm hoàn thành bàn giao.
Trong các doanh nghiệp xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp giữa doanh nghiệp xây lắp với người giao thầu Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí sản xuất xây lắp từ khi khởi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây dựng hoàn thành theo giai đoạn xây dựng thì sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định.
Với đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tiến hành như sau:
- Cuối kỳ kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang và mức độ hoàn thành.
- Căn cứ vào dự toán xác định giá dự toán của khối lượng xây lắp dở dang theo mức độ hoàn thành.
- Tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang:
Chi phí của Chi phí của SPDD ĐK + CP PS trong kỳ Giá dự toán của
SP dở dang = × giai đoạn xây lắp cuối kỳ Giá dự toán của Giá dự toán của dở dang cuối kỳ giai đoạn xây lắp + giai đoạn xây lắp hoàn thành dở dang cuối kỳ
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và ảnh hưởng của nó đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Công ty Cổ Phần Công Trình Giao Thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là đơn vị thi công các công trình giao thông không có một sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung. Mỗi phần việc như duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và thi công công trình mới đều có một quy trình kỹ thuật riêng, khi thực hiện bắt buộc phải tuân thủ đúng quy định, nhưng tất cả các công trình thi công đều cố gắng xây dựng quy trình sản xuất khép kín nhằm tối đa hoá lợi nhuận của Công ty.
Ví dụ như quy trình thi công xây dựng đường mới phải trả qua 8 công đoạn như sau:
(1) Dọn mặt bằng chuẩn bị thi công.
(2) Đào nền đường, cào bỏ lớp đất hữu cơ, đắp đất nền đường
(3) Vận chuyển lớp đất hữu cơ bỏ đi, đắp sỏi đỏ ( hoặc đất) gia cố lề đường. (4) Bù phụ nền đường và lu lèn bằng sỏi đỏ.
(5) Làm mặt đường lớp dưới bằng đá dăm dày 15cm
(6) Làm mặt đường lớp trên dày 10cm
(7) Láng nhựa mặt đường 3 lớp, tiêu chuẩn 5kg nhựa đường/m 2
(8) Xếp đá vỉa, gia cố lại, dọn vệ sinh hoàn thiện.
Hay công việc vá ổ gà phải qua 5 công đoạn như sau:
(1) Đào ổ gà, xủc bỏ vật liệu hư hỏng.
(3) Làm lại mặt đường bằng đá dăm.
Vì vậy, việc tính giá thành sản phẩm tại Công ty được tập hợp riêng cho từng hạng mục, từng công trình thi công.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Tại Công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng công trình, hạng mục công trình Chi phí phát sinh của công trình nào thì hạch toán vào công trình đó.
3.2.2 Đối tượng tính giá thành:
Tại Công ty, sản phẩm có tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là từng công trình đã hoàn thành.
Ngoài ra, đối với những công trình có thời gian thi công dài mà kỳ tính giá thành không khớp với thời gian hoàn thành thi công thì đối tượng tính giá thành ở Công ty còn là từng giai đoạn công trình.
Do tính đặc thù của sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng nên kỳ tính giá thành sẽ không phù hợp với kỳ lập báo cáo tài chính.Vì vậy kỳ tính giá thành được công ty áp dụng khi công trình hoàn thành bàn giao hoặc đưa vào sử dụng.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp cũng như yêu cầu tính toán chi phí theo từng công trình (từng đơn đặt hàng) nên phương pháp tính giá thành sản phẩm được áp dụng là phương pháp đơn đặt hàng.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty
Công ty Cổ Phần Công trình Giao Thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có nhiều ngành nghề kinh doanh, thi công nhiều công trình khác nhau Để minh hoạ cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, em lấy ví dụ công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ Số liệu được minh hoạ từ 01-01-2012 đến 31-12-2012 Vì công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ là công trình thi công lớn, chi phí phát sinh nhiều nên để tiện theo dõi trong bài chỉ tiến hành hạch toán chi tiết một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sau đó căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo tài khoản (đính kèm phụ lục) sẽ tiến hành tập hợp chi phí theo tháng.
3.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty Cổ Phần Công trình Giao thông bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ
Nguyên vật liệu chính bao gồm xi măng, sắt, thép, gạch, cát, đá …Vật liệu phụ như: bột màu các lọai …dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm và là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong sản phẩm xây lắp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong trong giá thành sản phẩm Do đó việc quản lý tình hình sử dụng nguyên vật liệu là một trong những trọng tâm của công tác kế toán trong công ty
Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty có thể xuất kho giao cho đơn vị thi công hoặc mua nguyên vật liệu chuyển giao trực tiếp cho công trình.
Giá nguyên vật liệu đưa vào công trình là giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
- Phiếu đề nghị xuất kho.
Kế toán các đội lập phiếu đề nghị xuất kho trình lên phòng kế hoạch- vật tư, phòng kế hoạch vật tư trình giám xem xét ký duyệt rồi chuyển cho thủ kho Thủ kho lập phiếu xuất kho, đồng thời kiểm tra số lượng xuất thực tế và số lượng xuất ghi trên phiếu đề nghị xuất kho Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên công trình theo phiếu giao việc.
Khi thi công một công trình, bộ phận kế hoạch –vật tư lên kế hoạch tất cả các khâu, ước tính nguyên vật liệu cho công trình Đơn vị thi công có yêu cầu vật tư hàng hóa sẽ đề nghị số vật tư cần dùng, lập phiếu đề nghị xuất kho, chuyển giao phòng kế hoạch - vật tư Sau khi được ký duyệt, phòng kế hoạch - vật tư căn cứ phiếu đề nghị xuất kho lập phiếu xuất kho chuyển giao phòng kế toán Kế toán vật tư hàng hoá căn cứ phiếu xuất kho, phiếu đề nghị xuất kho nhập số liệu vào máy.
Căn cứ vào tình hình hoạt động của Công ty, tài khoản 621 có 2 tài khoản cấp 2:
6211: Chi phí nguyên vật liệu cho hoạt động duy tu.
6212: Chi phí nguyên vật liệu cho hoạt động kinh doanh khác.
Công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ( ĐVT: đồng Việt Nam ).
Kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho tiến hành kiểm tra, đối chiếu và hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vu thi công công trình có một số nghiệp như sau:
Ngày 12-11-2012, căn cứ giấy đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho 01/11VTV xuất vật tư thi công đường Phước Hải – Đất Đỏ, kế toán hạch toán:
Có TK 1521 (Jont cao su 800) 594.545
Có TK 1521 (Jont cao su 1200) 2.963.636
Ngày 12-11-2012, căn cứ giấy đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho 02/11VTV xuất vật tư thi công đường Phước Hải – Đất Đỏ, kế toán hạch toán:
Ngày 21-12-2012, căn cứ giấy đề nghị xuất kho và phiếu xuất kho 14/11VTV xuất vật tư thi công đường Phước Hải – Đất Đỏ, kế toán hạch toán:
Có TK 1521 (Xi măng PCB 40) 25.500.000
Căn cứ vào sổ chi tiết sản xuất kinh doanh theo tài khoản tổng hợp được phần thu lại do chi vượt dự toán công trình Phước Hải – Đất Đỏ tháng 11:
Ta có tổng cộng phát sinh chi phí NVLTT tháng 11-2012 là:
Ta có sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh khi thi công công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ trong năm 2012 như sau:
Căn cứ sơ đồ, cuối kỳ kế toán kết chuyển:
CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
11 Trần Hưng Đạo, P1, TP Vũng Tàu
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (THEO TK)
6212-110PH_DDO- Đường Phước Hải – Đất Đỏ _Gói số 11
Ngày Phiếu Diễn giải TKĐƯ Tên danh mục Số tiền Nợ Số tiền Có Số lượng
1/11 VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11
1/11 VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11
1/11 VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11
1/11 VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11
12 1/11 VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11 1521 Ống BTLT 1200 H10 67.980.000 30,00
2/11 VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11
KC_SDU Kết chuyển chi phí đường Phước Hải Đất Đỏ gói 11 1542 Đường PH_DD gói 11 2.076.675.417
14/11VTV Thi công cải tạo nâng cấp đường Phước Hải- Đất Đỏ gói 11 1521 Xi măng các loại 25.500.000 15.000
10/11PTH Thu vượt dự toán công trình nâng cấp đường PH_DD gói 11
12 11/11PTH Thu vượt dự toán công trình nâng cấp đường PH_DD gói 11 1381 Thu vượt dự toán 7.471.005
Người lập sổ Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc
3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm Nó là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm mà đơn vị dùng để bù đắp chi phí lao động mà công nhân sản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất.
Hiện tại, nhân công thực hiện công trình đường Phước Hải Đất Đỏ bao gồm nhân công của đội và nhân công thuê ngoài của đội Công trình Việc tính lương cho nhân công của đội và nhân công thuê ngoài có cách tính khác nhau.
Lương công nhân đội = Hệ số lương cơ bản × Đơn giá lương ngày + Phụ cấp
Hệ số lương cơ bản do Công ty quy định tùy thuộc vào cấp bậc, vị trí công tác, tay nghề và trình độ chuyên môn.
Ngoài những nhân công của đội, khi thực hiện công trình đường Phước Hải Đất Đỏ còn thuê thêm nhân công bên ngoài Những nhân công này sẽ được ký hợp đồng theo thời vụ trong đó bao gồm cả tiền ăn giữa ca.
Lương nhân công thuê ngoài = Tiền lương ngày theo quy định × Số ngày làm việc.
Kế toán tại các đội lập bảng chấm công theo tháng, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công theo ngày kế toán lập bảng lương của nhân công thuê ngoài
Công nhân được thanh toán lương theo số ngày công thực tế làm việc Đội trưởng sẽ theo dõi việc chấm công cụ thể cho từng nhân công, theo dõi số ngày làm việc, số giờ tăng ca, số ngày tăng ca, lập bảng chấm công Cuối tháng bảng chấm công này được nộp cho bộ phận lao động tiền lương Phòng lao động tiền lương tính số lương cụ thể và lập bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương sau khi được kế toán trưởng, trưởng phòng tổ chức – lao ðộng tiền lương – hành chính, Tổng giám đốc duyệt sẽ được bộ phận kế toán nhập liệu, hạch toán số liệu vào máy Đồng thời, kế toán thanh toán lập phiếu chi để thủ quỹ chi tiền trả lương cho nhân công Cuối kỳ, căn cứ bảng lương trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
Căn cứ vào loại hình hoạt động của Công ty, tài khoản 622 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp hoạt động duy tu.
TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp hoạt động kinh doanh khác.
Công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ ( ĐVT: đồng Việt Nam)
Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp được lập trên chứng từ gốc và theo dõi riêng cho từng công trình.
Kế toán căn cứ vào bảng lương tiến hành kiểm tra, đối chiếu và hạch toán đầy đủ,chính xác chi phí nhân công trực tiếp phục vu thi công công trình Sau khi hạch toán chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh ta có phát sinh chi phí nhân công cho công trình.
Ngày 30-6-2012, căn cứ bảng lương KCLUONG, kế toán tiến hành hạch toán chi phí tiền lương nhân công thuê ngoài đường Phước hải – Đất Đỏ tháng 6/2012:
Ngày 31-12-2012,căn cứ bảng kê chi phí nhân công kế toán hạch toán tiền lương tháng
Căn cứ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh của tài khoản 6222, kết chuyển chi phí nhân công lao động thuê ngoài từ tháng 5 đến tháng 12/2012 đường Phước Hải – Đất Đỏ, kế toán tiến hành hạch toán:
Ta có tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ :
Căn cứ sơ đồ, cuối kỳ kế toán kết chuyển:
CÔNG TY CP CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
11 Trần Hưng Đạo, P1, TP Vũng Tàu
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH (THEO TK)
6222-110PH_DDO- Đường Phước Hải – Đất Đỏ _Gói số 11
Ngày Phiếu Diễn giải TKĐƯ Tên danh mục Số tiền Nợ Số tiền Có
30-7-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 5/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 27.360.000
31-7-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 6/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 193.230.000
31-7-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 7/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ
3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 191.900.000 30-9-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 8/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 130.340.000
30-9-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 9/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ
3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 122.740.000 31-10-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 10/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 131.100.000
31-12-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 11/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 95.000.000
31-12-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 12/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3348 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 93.860.000
31-12-12 PH-DD Chi phí lương NCTN tháng 13/2012 CT Phước Hải- Đất Đỏ 3341 Lại Minh Tiến _XNCĐBR 28.381.747
Người lập sổ Kế toán trưởng Tổng Giám Đốc
3.4.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Công ty có tổ chức đội máy thi công riêng, vì thế tài khoản 623 được sử dụng để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.
Chi phí sử dụng máy thi công phát sinh ở công trình đường Phước Hải Đất Đỏ chủ yếu là chi phí nhiên liệu và các chi phí dịch vụ mua ngoài (thuê xe máy thi công).
- Phiếu đề nghị xuất kho.
Chi phí dịch vụ mua ngoài – Tài khoản 6237
NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
KIẾN NGHỊ
4.2.1 Kiến nghị chung về công tác quản lý.
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, việc nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm là việc làm quan trọng Đội ngũ nhân viên là những người trực tiếp sản xuất, họ có thể phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình làm việc Vì vậy, công ty nên tạo điều kiện để họ nêu lên ý kiến của mình, cần tạo cho đội ngũ nhân viên nhận thấy họ có quyền quyết định và đóng góp tích cực vào kết quả chung của công việc Và qua đó họ sẽ nhận thấy được vai trò của mình, điều đó sẽ khuyến khích tinh thần làm việc và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ nhân viên.
Trong quá trình sản xuất, công ty cần thúc đẩy công trình hoàn thành sớm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc, đảm bảo cho kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ lập báo cáo tài chính Qua đó giúp công ty nhanh chóng thu hồi vốn, tăng lợi nhuận cho công ty.
Công ty nên tạo điều kiện cho nhân viên phòng kế toán cũng như các phòng ban khác đi học tập để cập nhật những kiến thức mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn cũng như các ban ngành liên quan để phục vụ công việc tốt hơn.
4.2.2.Kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP Công trình Giao thông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là một phần hành kế toán quan trọng nhất trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất Việc tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất đúng, đủ và hợp lý sẽ góp phần làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm được chuẩn xác, tạo điều kiện cung cấp những thông tin chính xác, trung thực cho các nhà quản lý và điều hành một cách kịp thời có hiệu quả, góp phần tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường. Để công việc được tiến hành tốt hơn và đạt được hiệu quả cao, thì việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất phải dựa vào những nguyên tác sau:
- Phải dựa trên thông tư nghị định của Bộ tài chính về hệ thống các phương pháp thực hiện hạch toán kế toán.
- Thực hiện đúng quy định về biểu mẫu kế toán, tài khoản sử dụng.
- Phù hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không trái với quy định chung.
- Đảm bảo được tính kinh tế và hiệu quả của công tác kế toán.
- Trong thời gian thi công công trình đường Phước Hải – Đất Đỏ, có những chi phí như lương nhân công thuê ngoài tháng 5,6 của năm 2012, vào cuối những ngày cuối tháng 7-2012 mới tiến hành hạch toán nên việc tập hợp chi phí chưa được tiến hành một cách kịp thời Vì vậy, nên tiến hành tập hợp và hạch toán để cập nhật thông tin một cách chính xác và kịp thời.
Công ty nên xem xét lại cách xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ để phản ánh chính xác giá thành thực tế trong thời gian thi công xây lắp, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp chủ đầu tư đồng ý nghiệm thu khối lượng công việc trong năm ít, gây nên tồn đọng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ nhiều so với thực tế phát sinh.
Các xí nghiệp, các đội của công ty nên chủ động theo dõi và hạch toán các khoản mục chi phí Cuối kỳ ( 1 tháng hoặc 1 quý), tập hợp và gửi lên phòng kế toán để phòng kế toán kiểm tra, đối chiếu nhằm giảm sai sót, rủi ro Đến khi công trình hoàn thành thì chi phí rõ ràng, không lẫn lộn giữa chi phí của đội này với đội khác.
Công ty nên xem xét lại phần mềm kê toán, cải thiện và nâng cao tính năng của phần mềm nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để hạ giá thành sản phẩm công ty cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì đây là yếu tố cấu thành nên sản phẩm như:
- Bộ phận vật tư nên tìm kiếm và khai thác các nguồn cung cấp nguyên vật liệu có giá thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt cho công trình
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, bảo quản nguyên vật liệu tốt, tránh tình trạng sử dụng lãng phí vật liệu, tránh sự thất thoát và hạn chế các khoản thiệt hại về nguyên vật liệu.
- Những chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho từng hạng mục công trình được sử dụng nhiều lần và không bao gồm giá trị thiết bị cần lắp của bên giao thầu, giá trị sử dụng cho công tác quản lý đội công trình phát sinh các chứng từ với thời điểm kế toán hạch toán thường không đồng nhất với nhau vì có những chứng từ phát sinh nhưng một thời gian sau mới được chuyển đến phòng kế toán để hạch toán
Vì vậy, công tác theo dõi hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở xí nghiệp chưa chính xác và kịp thời làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Do vậy, xí nghiệp phải xây dựng quy chế quản lý và lưu chuyển chứng từ thanh toán giữa các đội thi công với phòng kế toán Yêu cầu các chủ công trình sau khi phát sinh chứng từ phải nộp ngay về phòng kế toán để tiến hành hạch toán kịp thời, đảm bảo theo dõi chặt chẽ về số lượng vật tư nhập, xuất kho.
Khi các đội yêu cầu vật tư, lập phiếu đề nghị xuất kho chuyển phòng kế hoạch – vật tư, phòng kế hoạch – vật tư lập phiếu xuất kho sau đó chuyển chứng từ cho phòng kế toán Điều này có ưu điểm là số liệu được đối chiếu chính xác nhưng nhược điểm là công việc trùng lắp, mất thời gian Vì thế, công ty nên trang bị một phần mềm chuyên dùng để kết nối giữa phòng Kế hoạch – vật tư và phòng kế toán Khi có phiếu xuất kho, phòng Kế hoạch - vật tư sẽ nhập vào máy tính sau đó chuyển số liệu trong phần mềm sang cho phòng kế toán để phòng kế toán tập hợp chi phí Như thế sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí sẽ được tập hợp nhanh chóng, giảm thiểu khối lượng công việc.