Hòa chung xu thếphát triển đó, hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanhthương mại nói riêng đã có bước nhảy vọt trên các lĩnh vực về thương mại quốctế, đầu tư quốc tế,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
THÁNG 02 -NĂM 2024
TIỂU LUẬN KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên :
Lớp :
GV hướng dẫn :
Trang 2Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 2
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại 2
1.2 Đặc điểm của Trọng tài thương mại 3
1.3 Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài 5
1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài 5
1.5 Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 7
1.6 Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 7
1.7 Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại 8
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 11
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 11
2.2 Tình huống áp dụng thực tế (Phán quyết 01/2023/KDTM ngày 12/07/2023 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa) 12
2.3 Những hạn chế, vướng mắc 17
2.4 Nguyên nhân 19
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI 21
3.1 Phương hướng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trong thời gian tới 21
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài 21
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 4Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, quan hệ hợp tácgiữa các quốc gia trên thế giới với nhiều phương diện về kinh tế, văn hóa – xãhội, chính trị, ngoại giao…ngày một đa dạng và phong phú Hòa chung xu thếphát triển đó, hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động kinh doanhthương mại nói riêng đã có bước nhảy vọt trên các lĩnh vực về thương mại quốc
tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ… Việt Nam ngày càng hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới, thương nhân Việt Nam ngày càng quan hệ hợp tácvới các đối tác không chỉ trong nước mà mở rộng ra nước ngoài, theo quy luật
đó các tranh chấp trong kinh doanh thương mại có xu hướng gia tăng và diễnbiến phức tạp, bởi hoạt động thương mại luôn tiềm ẩn mâu thuẫn trong quá trìnhmua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, đòi hỏi phải có những phương thức giảiquyết nhanh chóng, hiệu quả đảm bảo lợi ích của các bên chủ thể
Trên thực tế việc giải quyết các tranh chấp thương mại nói chung đượcthực hiện bằng nhiều hình thức Trong đó, phương thức Trọng tài là phươngthức giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn và được sử dụng phổ biếnnhất Nhận thức được sự ưu việt của phương thức giải quyết tranh chấp thươngmại bằng Trọng tài, Luật Trọng tài thương mại, được Quốc hội khóa XII, kỳ họpthứ Bảy thông qua ngày 17/6/2010 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2011.Sau hơn 10 năm thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật đã bộc lộ một
số bất cập, hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tố tụng trọngtài thương mại, gây bất lợi đến môi trường đầu tư trong nước
Xuất phát từ thực tiễn trên, em xin chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam, lý luận
và thực tiễn” để hoàn thành bài tiểu luận của mình.
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại
Để đi đến sự nhận thức đầy đủ về khái niệm: “Tranh chấp thương mại”,trước tiên cần làm rõ nội hàm của từng yếu tố cấu thành Theo Từ điển TiếngViệt (1992), tranh chấp là sự tranh đấu, giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường
là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên Dưới góc độ pháp lý, tranh chấp đượchiểu là những xung đột về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể khitham gia vào các quan hệ pháp luật
“Thương mại” được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trongnhiều các văn bản quy phạm pháp luật, song cho đến nay chưa có định nghĩachính thức về khái niệm này Khái niệm Thương mại hiện nay có thể hiểu là
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bánhàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt độngnhằm mục đích sinh lợi khác”1
Từ rất nhiều phân tích có thể hiểu khái niệm tranh chấp trong thương mạibao hàm những nội dung:
Thứ nhất, là những bất đồng, xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể
có liên quan đến lĩnh vực hợp đồng thương mại
Thứ hai, là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng thương mại hoặccác hợp đồng kinh tế khác
Thứ ba, theo quy định của pháp luật những tranh chấp này thuộc thẩmquyền giải quyết của cơ quan tài phán kinh tế (Tòa án hoặc Trọng tài)
Như vậy, phạm vi của những hoạt động thương mại và tranh chấp thươngmại là rất rộng Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đa dạng và phức tạphiện nay, nhu cầu cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, một hành langpháp lý an toàn về vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại ngày một lớn
1
Trang 61.2 Đặc điểm của Trọng tài thương mại
Về bản chất, trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranhchấp thương mại không mang ý chí quyền lực nhà nước mà được giải quyếtthông qua phán quyết của trọng tài thương mại theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo,
là một phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành bởi các thiết chế đặcbiệt Do vậy, trọng tài mang một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi chính phủ,trọng tài có quyền phán quyết như tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡngchế thi hành
Đây là một cơ quan tài phán, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấpphát sinh trong hoạt động thương mại và được pháp luật quy định Trọng tài là
cơ quan tài phán bởi lẽ tiến hành thủ tục trọng tài là hoạt động thường xuyên vàchủ yếu của các trung tâm trọng tài Đó là các trung tâm có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng với cơ cấu tổ chức rõ ràng, chặt chẽ Cũng như tòa
án, sau khi tiến hành giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ ban hành phánquyết trọng tài Phán quyết này có giá trị pháp lý ràng buộc các bên và đượcđảm bảo cưỡng chế thi hành dưới sự hỗ trợ của cơ quan thi hành án (khi có yêucầu)
Thứ hai, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa haiyếu tố thỏa thuận và tài phán
Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết trọngtài thoát ly được những yếu tố đã được thỏa thuận Bởi vậy, về nguyên tắc thẩmquyền của trọng tài không bị giới hạn bởi pháp luật, các đương sự có thể lựachọn bất kỳ lúc nào, bất kỳ trọng tài vụ việc hoặc trọng tài quy chế nào trên thếgiới để giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, một khi đã được thỏa thuận thì phánquyết của trọng tài có tính chất cưỡng chế và bắt buộc các bên phải thi hành.Thứ ba, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài bảo đảm quyền
tự định đoạt của các đương sự rất cao
Trang 7Các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, quy tắc tố tụng trọng tài, luật ápdụng để giải quyết tranh chấp…Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọngtài thương mại bảo đảm quyền tự định đoạt của các đương sự cao hơn so vớiphương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án.
Thứ tư, trọng tài thương mại tồn tại dưới hình thức cơ bản là: trọng tài vụviệc và trọng tài thường trực
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết các tranhchấp cụ thể và tự giải thể khi giải quyết trong tranh chấp đó Còn trọng tàithường trực là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ sở ổn định, danhsách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng
Thứ năm, phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, không bị khángcáo, kháng nghị và có hiệu lực thi hành với các bên
Do đặc thù tố tụng, tòa án có thể thực hiện ở nhiều cấp xét xử nên mộtbản án do tòa án tuyên bố có thể bị kháng cáo, kháng nghị, được giải quyết theotrình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Bởi vậy, nếu đưa vụ tranh chấp ragiải quyết tại tòa án sẽ mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc Trong khi đó, vớinguyên tắc xét xử một lần, tiêu chí các bên tranh chấp đặt ra là giải quyết nhanhgọn, ít tốn kém, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài đã hoàn toàn được đáp ứng ở
tố tụng trọng tài Nếu một bên không thi hành thì bên kia có quyền yêu cầu tòa
án công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài Đặc điểm này thể hiện cơ chếnhanh gọn trong việc giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các tranh chấp thươngmại
Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có sự hỗ trợ của Tòa án Pháp luật của một số nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đều quyđịnh cơ chế hỗ trợ từ phía tòa án đối với tổ chức và hoạt động của trọng tài Sở
dĩ cần sự hỗ trợ của tòa án vì phán quyết của trọng tài không mang tính quyềnlực nhà nước, do đó cần phải có một cơ quan nhà nước hỗ trợ – đó là tòa án
Trang 8Thông qua trình tự công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài, Tòa ánđảm bảo thực thi trên thực tế những quyết định của trọng tài, khi một hoặc cácbên đương sự không tự nguyện thi hành.
Ngoài ra, tòa án còn có thể hỗ trợ trọng tài ở các công việc khác như: xácđịnh giá trị pháp lý của trung tâm trọng tài, giải quyết khiếu nại về thẩm quyềncủa hội đồng trọng tài; ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tàisản, bảo toàn chứng cứ, xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, công nhận vàthi hành quyết định trọng tài…
1.3 Điều kiện giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài
Để được giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cần đáp ứngnhững điều kiện theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010:
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuậntrọng tài
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặcmất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kếhoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoảthuận khác
Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấmdứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyểnđổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếpnhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuậnkhác
1.4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bênthoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.Bất kỳ một phương thức giải quyết nào cũng có những nguyên tắc nhất định,trọng tài thương mại không phải là một ngoại lệ Theo Điều 4 Luật trọng tàithương mại năm 2010 có quy định cụ thể:
Trang 9“Điều 4 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đókhông vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội
2 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy địnhcủa pháp luật
3 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồngtrọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụcủa mình
4 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai,trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
5 Phán quyết trọng tài là chung thẩm.”
Thứ ba, là về sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp.Các bên có quyền và nghĩa vụ như nhau, không hề có tính chất thiên vị bất kỳbên nào giống như hình thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án Điều này cho thấyviệc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài thương mại cũngvẫn đảm bảo sự công bằng như tại Tòa án
Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp không công khai Đây là điểm đặc biệtcủa hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài thươngmại Nếu giải quyết tại Tòa án thì phiên tòa giải quyết vụ việc này sẽ là côngkhai, bất kỳ ai cũng có thể tới tham dự được Điều này ảnh hưởng không nhỏđến uy tín thậm chí là đời sống riêng tư của các bên tranh chấp Chưa kể đếnviệc những chứng cứ thu thập được để mang ra xét xử có thể là bí mật kinhdoanh của các bên liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên Vì vậy việc giảiquyết tranh chấp thương mại không công khai là điều cần thiết cho lợi ích củacác bên tham gia tranh chấp
Cuối cùng là nguyên tắc đặc trưng nhất của phương thức giải quyết bằngtrọng tài thương mại Đó là phán quyết của trọng tài viên là chung thẩm Nghĩa
là phán quyết không thể bị kháng cáo để xét xử lại bởi bất kỳ một trọng tài haymột Tòa án nào khác Điều có thể làm chỉ là thực hiện theo phán quyết đó hoặc
Trang 10không đồng ý thì một bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết đó mà thôi Nguyêntắc này khiến cho việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn hơn thay vì việc ra mộtquyết định rồi một bên không vừa ý thì lại kháng cáo để xử lại, điều này rất tốnthời gian và công sức Đồng thời, nguyên tắc này cũng áp đặt lên các bên tranhchấp việc buộc phải chấp nhận phán quyết của Trọng tài viên.
1.5 Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
*Trọng tài quy chế (Trọng tài thường trực):
Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) là hình thức trọng tài được tổchức chặt chẽ, có bộ máy, có trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sáchtrọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng
*Trọng tài ad-hoc (Trọng tài vụ việc):
Trọng tài ad-hoc là hình thức trọng tài do các bên trong tranh chấp thànhlập ra để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể, sau khi tranh chấp được giải quyếtxong thì trọng tài ad-hoc tự giải thể
1.6 Ưu điểm và nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
*Ưu điểm:
Thứ nhất, khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự
áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tụctrọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn,các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩynhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấpxét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanhnghiệp
Thứ hai, việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấpcho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệmthực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề trở thành trọng tàiviên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranhchấp
Trang 11Thứ ba, trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin (confidentiality) chotoàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai(khác với nguyên tắc Tòa án xét xử công khai trong tố tụng tòa án), nhờ đó, cácbên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường.Thứ tư, thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tựnguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước.Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn (cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luậtnước ngoài…) phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.Thứ năm, phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa
án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành Nếuđem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài có thể được đưathẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thihành; phán quyết trọng tài cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn
150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận
và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
*Nhược điểm:
Thứ nhất, vì đẩy cao tính hợp tác và tự hòa giải của các bên nên kết quảcủa cuộc giải quyết phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp Nếucác bên quá cứng nhắc thì rất khó để làm việc và dẫn đến đưa ra Tòa để giảiquyết
Thứ hai, đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa thực sự quan tâm đến việc
sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh bằng hình thức trọng tài
Thứ ba, phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế cao, việcthực thi phán quyết trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên.Thứ tư, phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên tranhchấp có yêu cầu tòa án xem xét lại Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giảiquyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp
Thứ năm, trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranhchấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu
Trang 12thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng… Do trọng tài không có bộ máy giúp việc
và có cơ quan thi hành; cưỡng chế như Tòa án nên có rất nhiều trường hợp;Trọng tài khó lấy được thông tin cá nhân nếu như bên đó không hợp tác
1.7 Thủ tục giải quyết tranh chấp Trọng tài thương mại
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được thực hiệnqua các giai đoạn sau:
Xem xét hồ sơ
Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp, cần xem xét hồ sơ để xác định thờihiệu hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài tại Điều 33 LuậtTrọng tài thương mại 2010 là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên bị xâm phạm
Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010,trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làmđơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài Trường hợp vụ tranh chấp được giảiquyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bịđơn
Thành lập Hội đồng trọng tài
Theo Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010, Trung tâm trọng tài thànhlập Hội đồng trọng tài Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặcnhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên Trường hợp các bên không
có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm baTrọng tài viên
Hòa giải
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết tranh chấp Nếu hòa giải thành thì lập biên bản và ra quyết địnhcông nhận hòa giải thành như quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại2010
Trang 13Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyềncho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp, có quyền mờingười làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Trongtrường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép nhữngngười khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp
Phán quyết của Hội đồng trọng tài
Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phánquyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số Trường hợp biểuquyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến củaChủ tịch Hội đồng trọng tài Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực
kể từ ngày ban hành Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểuquyết theo nguyên tắc đa số
Trang 14CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI
2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại
Trong quá trình hội nhập toàn diện về kinh tế, văn hóa-xã hội việc tạodựng môi trường pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanhcủa các thành phần kinh tế, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm phù hợpvới các công ước quốc tế đã tham gia, ký kết là điều tất yếu Nhận thức đượctầm quan trọng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và sự thiếusót, hạn chế trong quá trình áp dụng và thi hành Pháp lệnh Trọng tài thương mạinăm 2003, uật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban hành, thay thế Pháplệnh trọng tài năm 2003, đã hoàn thiện một bước về thể chế tổ chức và hoạtđộng trọng tài thương mại ở Việt Nam, với nhiều quy định mới phù hợp với luậtmẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban liên hợp quốc về uật thươngmại quốc tế (UNCITRAL), phù hợp với thông lệ quốc tế về trọng tài thương mại
đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại
Từ sau khi có Luật Trọng tài thương mại 2010, hoạt động trọng tài thươngmại đã từng bước được củng cố và phát triển Số lượng vụ, việc được giải quyếtbằng trọng tài đang có xu hướng tăng, loại tranh chấp được trọng tài giải quyếtcũng đa dạng hơn, đồng thời, chất lượng giải quyết tranh chấp ngày càng đượcnâng cao, hoạt động trọng tài đang dần đi theo hướng chuyên nghiệp Hoạt độngtrọng tài trong thời gian qua góp phần giải quyết các tranh chấp thương mạinhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, giảm tảicho hoạt động xét xử của Tòa án, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.Năm 2022, VIAC thụ lý 292 vụ tranh chấp mới, tăng 8,15% số vụ tranhchấp so với năm 2021 Theo đó tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giaiđoạn 1993 – 2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp