1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý thuế Đối với hoạt Động thương mại Điện tử tại cục thuế tỉnh vĩnh phúc

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Thuế Đối Với Hoạt Động Thương Mại Điện Tử Tại Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Nguyễn Thanh Vân
Người hướng dẫn TS. Vũ Hoàng Mạnh Trung
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở những quy định của Nhà nước về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thông qua các sàn giao dịch thươn

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH VÂN

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, 08/2024

Trang 2

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGUYỄN THANH VÂN

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8310101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS VŨ HOÀNG MẠNH TRUNG

Hà Nội, 08/2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý Thuế đối với hoạt động thương mại

điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc” là thành quả của một quá trình học tập

và nghiên cứu nghiêm túc, độc lập kết hợp với quá trình làm việc thực tế của bản thân tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Hoàng Mạnh Trung - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Tất cả nội dung trong bản đề án này không có bất kỳ sự gian lận hoặc sao chép nào của người khác Các tài liệu, số liệu và dẫn chứng được trình bày trong đây là hoàn toàn chính xác và đúng sự thật ở thời điểm tôi hoàn thiện bản đề án này Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật theo quy định nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hoặc gian lận nào

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thanh Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản đề án này, trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý Lãnh đạo cùng các quý thầy/cô giáo, nhân viên trường Học viện Hành chính Quốc gia với những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình

đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ tôi cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc - nơi tôi đang công tác, đã hỗ trợ tôi nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu và số liệu để tôi có thể thực hiện bản đề án này

Và đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Vũ Hoàng

Mạnh Trung - Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, mặc dù công việc

rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian quý báu của mình để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề án

Vì thời gian có hạn, góc nhìn nhận và tư duy của bản thân còn chưa được sâu sắc, đề án này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy/cô giáo để tôi có thể hoàn thiện

và phát triển hơn nữa bản đề ản này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2024

Tác giả

Nguyễn Thanh Vân

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Hình 01: Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử 6Hình 02: Xếp hạng chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 23Hình 03: Xếp hạng chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 24Biểu 01: Báo cáo tổng hợp tình hình khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử thuộc diện rà soát (Lũy kế đến tháng 6/2024) 39Biểu 02: Báo cáo tổng hợp kết quả truy thu, xử lý vi phạm theo quyết định của

cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử (Lũy kế đến tháng 6/2024) 42

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do xây dựng đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

2.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

2.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3

4.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Lợi ích của đề tài có thể ứng dụng trong thực tiễn 4

7 Kết cấu của đề án 5

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 6

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 6

1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử 6

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử 6

1.1.3 Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử 8

1.1.4 Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử 8

1.1.5 Đặc trưng của thương mại điện tử và sàn giao dịch thương mại điện tử 9

1.1.6 Lợi ích của thương mại điện tử 11

1.2 Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 12

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 12

1.2.2 Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 13

1.2.3 Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 13

Trang 8

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 14

1.3.1 Các nhân tố khách quan 141.3.2 Các nhân tố chủ quan 15

1.4 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại một số Cục Thuế tỉnh, thành phố và bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 15

1.4.1 Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại một số Cục Thuế tỉnh, thành phố 151.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 17

Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 18 2.1 Thực trạng tham gia hoạt động thương mại điện tử và phát triển thương mại điện tử tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 18 2.2 Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2024 25

2.2.1 Quy định pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 252.2.2 Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 272.2.3 Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 282.2.4 Thực trạng quản lý thông tin người nộp thuế 302.2.5 Thực trạng quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế của người nộp thuế hoạt động thương mại điện tử 322.2.6 Thực trạng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế hoạt động thương mại điện tử 352.2.7 Thực trạng Thanh tra - Kiểm tra nghĩa vụ thuế, nộp thuế của người nộp thuế hoạt động kinh doanh qua hình thức thương mại điện tử 362.2.8 Thực trạng cơ sở vật chất, hệ thống CNTT đáp ứng quản lý thuế 37

Trang 9

2.2.9 Đánh giá kết quả đạt được và hạn chế trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn

từ 2022-2024 38

2.2.9.1 Kết quả đạt được 38

2.2.9.2 Hạn chế 43

2.2.9.3 Nguyên nhân 44

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 46

3.1 Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 46

3.2 Giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 46

3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xây dựng chính sách, pháp luật đảm bảo hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc 47

3.2.2 Tăng cường rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế 48

3.2.3 Tuyên truyền hỗ trợ nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử 49

3.2.4 Giải pháp khai thác dữ liệu do các sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp để phục vụ công tác quản lý thuế 52

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do xây dựng đề tài

Trên thế giới hiện nay, hoạt động thương mại điện tử đang phổ biến với các hình thức như: mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, quảng cáo, tiếp thị,… thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội, phương tiện truyền hình, ứng dụng,… Với tốc độ sử dụng online cùng nhiều công nghệ tiên tiến, thương mại điện tử càng ngày càng phát triển mạnh mẽ Con người thích giao dịch dưới hình thức này bởi những thuận lợi mà nó mang lại Điều này đã đặt ra nhiều thách thức mới đối với công tác quản lý nói chung và quản

lý về lĩnh vực thuế nói riêng

Tại Việt Nam, thương mại điện tử bắt đầu hình thành cách đây khoảng hơn một thập niên và trở nên bùng nổ kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19 Việc mua bán, cung cấp hàng hóa qua các sàn giao dịch thương mại điện tử trở nên sôi động hơn bao giờ hết Người bán và người mua có thể dễ dàng kết nối với nhau, trao đổi thông tin thuận tiện, giao dịch thanh toán được hỗ trợ qua nhiều kênh thanh toán đa dạng, qua đó nguồn thu từ hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh ngày càng gia tăng Nhận thấy sự phát triển nêu trên, tại Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/6/2019, Quốc hội đã lần đầu tiên bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Kèm theo đó, tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, Thông tư

số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính đã quy định trách nhiệm

cụ thể của các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện kê khai, nộp thuế liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15/11/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư

số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Trang 11

Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ, khác biệt và biến đổi mạnh mẽ gắn với những thành tựu mới của công nghệ thông tin (CNTT) nên cho đến nay quá trình quản lý hoạt động thương mại điện tử vẫn xuất hiện một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành Điều đó đã dẫn đến một bất cập lớn đó là việc thu tiền thuế từ hoạt động thương mại điện tử vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của loại hình kinh doanh này

Xuất phát từ thực tiễn trên, căn cứ vào công tác quản lý thuế đối với hoạt

động thương mại điện tử tại địa phương, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thuế đối

với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài

Đề án Thạc sĩ Quản lý kinh tế của mình Với hi vọng đóng góp một phần nhỏ công sức của mình để đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại tỉnh Vĩnh Phúc

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một số công trình nghiên cứu đã được công bố ở những khía cạnh khác

nhau như: TS Lê Quang Thuận, ThS Trần Thị Hà (2018), “Quản lý thuế đối

với thương mại điện tử - Nhìn từ kinh nghiệm của thế giới”, đăng trên Tạp chí

Tài Chính, ngày 21/11/2018; Tôn Nữ Phước Duyên (2022), “Pháp luật về thuế

đối với hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa trên sàn giao dịch thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi”, Đề án Thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật - Đại học Huế; PGS.TS

Lê Xuân Trường - ThS Kiều Thái Anh - CN Kiều Thủy Trung (2022), “Hoàn

thiện hành lang pháp lý về thuế đối với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử”, đăng trên Tạp chí điện tử Thuế nhà nước ngày 18/7/2022; Nguyễn Thị

Thanh Huyền (2023), “Về quản lý thuế thương mại điện tử ở Việt Nam hiện

nay”, đăng trên Tạp chí Khoa học Việt Nam ngày 29/6/2023; Minh Phương

Trang 12

(2024) “Doanh thu quản lý thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng cao qua

từng năm”, đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25/4/2024

2.2 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhìn chung các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đều đã đưa ra những vấn đề sát với thực tế và cấp thiết đối với tình hình hoạt động thương mại điện từ và quản lý thuế đối với thương mại điện tử từ năm 2018 cho đến nay Các tác giả đều đã đưa ra được những đánh giá khách quan, chỉ ra các vấn

đề còn tồn tại trong từng giai đoạn

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào toàn diện về vấn đề quản

lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án là quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (hoạt động kinh doanh thương mại điện tử)

Phạm vi về không gian nghiên cứu: tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 2022 đến 2024

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở những quy định của Nhà nước về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, từ đó nghiên cứu tình hình thực tế đang áp dụng và việc chấp hành pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Đồng thời

đề án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm đảm bảo quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử phù hợp với thực tiễn tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cũng như trong thời gian tới

Trang 13

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, đưa ra những khái niệm, đặc điểm cơ bản về thương mại điện tử,

sàn giao dịch thương mại điện từ và những vấn đề liên quan Đồng thời đưa ra những quy định của pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Từ đó phân tích, đánh giá những ưu điểm và những hạn chế của các quy định của pháp luật

Hai là, thực trạng tham gia hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch

thương mại điện tử của doanh nghiệp, cá nhân tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và tình hình quản lý thuế đối với các trường hợp này của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc Qua đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân

Ba là, từ những phân tích và trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý thuế

đối với các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đề án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bằng phương thức thương mại điện tử trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc sử dụng phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu tài liệu, đề án còn vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu bao gồm một số phương pháp phổ biến như phương pháp phương pháp so sánh, đối chiếu, đồng thời có sử dụng phương pháp tổng hợp thực tiễn để làm

rõ nội dung nghiên cứu

6 Lợi ích của đề tài có thể ứng dụng trong thực tiễn

Từ tình hình tổng quan công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, đề án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh qua phương thức thương mại điện từ, đảm bảo việc thực hiện quản lý thuế được chặt chẽ hơn, tránh tình trạng thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử cho Ngân sách nhà nước

Trang 14

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 15

Chương 1:

Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với hoạt động

thương mại điện tử

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thức kinh doanh trực tuyến

sử dụng nền tảng CNTT với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch

mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến

Dưới khía cạnh pháp lý, căn cứ tại khoản 1, khoản 9 Điều 3 Nghị định

52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2023 của Chính Phủ về thương mại điện tử giải

thích về hoạt động thương mại điện tử và sàn giao dịch điện tử như sau:

- Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ

quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với

mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác

- Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho

phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể

tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử

Hình 01: Lịch sử hình thành và phát triển của thương mại điện tử

Trang 16

Tới thời điểm hiện tại, các sàn giao dịch thương mại điện tử đã được phổ biến trên toàn cầu Tuy nhiên, về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như bắt đầu được hình thành từ thập niên 70 của thế kỷ 20 Lịch sử phát triển của thương mại điện tử được thể hiện qua các dấu mốc quan trọng như sau:

- Năm 1979: Michael Alrich sáng chế ra hệ thống cho phép khách hàng

và doanh nghiệp kết nối với nhau Đây là hệ thống mua sắm trực tuyến đầu tiên trên thế giới

- Năm 1982: Công ty Boston Computer Exchange - Công ty về thương mại điện tử đầu tiên ra mắt Tại đây, doanh nghiệp bán những máy tính đã qua

Trang 17

sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử

Ngày nay, các sàn giao dịch thương mại điện tử đã mở rộng, cho phép kết nối với khách hàng trên toàn cầu Một số sàn giao dịch thương mại điện tử lớn quốc tế có thể kể đến như: Alibaba, eBay, Amazon,… hoặc phổ biến ở Việt Nam như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…

1.1.3 Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Theo Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử, có thể phân loại các hình thức tổ chức hoạt động thương

mại điện tử như sau:

- Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình

- Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Website đấu giá trực tuyến;

+ Website khuyến mại trực tuyến;

+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định

1.1.4 Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

Căn cứ theo 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao

gồm:

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện

Trang 18

tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng)

- Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân,

tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán)

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng)

- Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics

và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử

- Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại

1.1.5 Đặc trưng của thương mại điện tử và sàn giao dịch thương mại điện

- Không gian không giới hạn: Đây là đặc điểm nổi bật giúp thương mại điện tử có thể nhanh chóng phổ biến trong xã hội Tại giao dịch kinh doanh thông thường, các khách hàng chỉ được phục vụ ở địa điểm cố định, trong thời gian nhất định Đôi khi, khách hàng không thể tiếp cận được với sản phẩm bởi nhiều lý do như: khoảng cách địa lý, kệ trưng bày hàng hóa

Trang 19

không đủ, tốn nhiều thời gian để đến tận nơi xem sản phẩm… Tuy nhiên, đối với thương mại điện tử thì các vấn đề trên đều có thể dễ dàng được giải quyết

- Tính tương tác cao: Những website và các trang thương mại điện tử cũng như mạng xã hội đều có đầy đủ tính năng trao đổi với khách hàng Từ đó khách hàng được tương tác trực tiếp với doanh nghiệp và được chăm sóc chu đáo hơn

- Dễ dàng thanh toán: Sự phát triển của công nghệ đã đem lại hiệu quả cao trong việc thanh toán khi mua hàng của người mua Đối với hình thức kinh doanh truyền thống, người mua hàng chủ yếu thanh toán bằng hình thức tiền mặt Sau này khi CNTT phát triển thì có thêm phương thức thanh toán bằng chuyển khoản Nhưng đối với kinh doanh qua thương mại điện tử thì cho phép người dùng có thể thanh toán qua ví điện tử, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hay cổng thanh toán

- Một đặc trưng khác có thể kể đến là tính năng tùy chỉnh và cá nhân hóa Người dùng có thể tùy chỉnh và cá nhân hóa sản phẩm của bản thân cũng như nhu cầu mua sắm của mình Qua đó, doanh nghiệp có thể thu thập hành vi, sở thích mua sắm của khách hàng để quảng cáo và tiếp cận đúng với tệp khách hàng mà họ hướng đến

Từ những đặc trưng của thương mại điện tử mà sàn giao dịch thương mại điện tử có thể được biết đến với những đặc trưng như sau:

- Sàn giao dịch thương mại điện tử là một tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới

- Tại các sàn giao dịch thương mại điện tử, phương thức giao dịch rất

đa dạng, phong phú, bao gồm giao dịch thanh toán ngay, giao dịch tương lai, đấu giá, Người tham gia có thể lựa chọn bất kì phương thức giao dịch nào

mà mình cảm thấy phù hợp

Trang 20

- Số lượng người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn Những người tham gia vừa có thể là người bán, vừa là người mua hoặc cả hai

- Tính linh động trong mọi mặt của giao dịch Người mua và người bán

có thể tham gia vào sàn giao dịch thương mại điện tử bất kì lúc nào, bất kì nơi đâu; cũng như việc khai thác thông tin về sản phẩm, chính sách, ưu đãi, đàm phán, thương lượng, thanh toán,… tất cả đều được thực hiện trực tuyến trên mạng Internet

1.1.6 Lợi ích của thương mại điện tử

1.1.6.1 Lợi ích đối với doanh nghiệp

- Thương mại điện tử là phương thức mở giúp doanh nghiệp có thể “đi tắt” để tiếp cận nhanh hơn với người dùng trên thị trường mà qua đó, doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp các thông tin với với khách hàng cũng như làm việc trực tiếp với nhà cung cấp

- Thực hiện tốt vai trò bán và quảng cáo hàng hóa nhưng lại tiết kiệm được phần lớn các chi phí như: chi phí mặt bằng (chi phí cửa hàng, nhà kho,…), chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí điện, nước,…), dễ dàng hơn trong quá trình cung cấp thông tin để người mua hàng so sánh và lựa chọn sản phẩm…

- Giúp doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mở rộng quy mô thị trường, mang lại hiệu quả tối ưu trong việc kết nối với khách hàng

Một lợi ích khác cũng có giá trị đáng kể đối với doanh nghiệp đó là những phản hồi của khách hàng cũ cũng góp phần vào sự thành công và hiệu quả bán hàn trong tương lai đối với doanh nghiệp

1.1.6.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng

- Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn trong việc đưa ra quyết định mua sắm

- Nguồn thông tin sản phẩm hàng hóa phong phú, đa dạng

- Thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng có thể

Trang 21

liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất, không cần qua nhiều khâu trung gian nên giá thành sản phẩm sẽ rẻ hơn và việc mua sắm cũng được thực hiện nhanh hơn

- Tiết kiệm thời gian lựa chọn sản phẩm

1.1.6.3 Lợi ích đối với xã hội

- Nâng cao tính cộng đồng và chất lượng cuộc sống

- Dịch vụ công, dịch vụ trung gian trở nên đa dạng, cung cấp dịch vụ được thuận tiện hơn

1.2 Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Căn cứ theo khoản 1, Điều 3 Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 của

Quốc hội ban hành ngày 13/6/2019: “Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà

nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử là việc Nhà nước xác lập cơ chế, biện pháp để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế, cơ quan thu thuế và các tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình thu, nộp thuế Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại quốc gia sở tại thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại quốc gia sở tại

Đặc điểm của quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử bao gồm những nội dung sau:

Một là, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử cần dựa trên

cơ sở các quy định của các luật thuế và đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước

Trang 22

Hai là, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng đối với tất cả các đối tượng

nộp thuế

Ba là, cần có sự phối hợp từ nhiều hướng trong việc thực hiện quản lý

thuế, như giữa nội bộ các Phòng, ban thuộc cơ quan thuế; giữa các cơ quan thuế các cấp với nhau; giữa cơ quan thuế đối với các cơ quan, tổ chức khác; cơ quan thuế với người nộp thuế để đảm bảo hiệu quả thu NSNN

1.2.2 Yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử nhằm đạt được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, quản lý đầy đủ người nộp thuế có tham gia hoạt động thương

mại điện tử; tất cả người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình

Thứ hai, người nộp thuế hiểu quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó chấp

hành nghĩa vụ nộp thuế nếu có phát sinh theo quy định Nguồn thu thuế từ các hoạt động thương mại điện tử được nộp vào ngân sách nhà nước

Thứ ba, từ thực tiễn quá trình quản lý người nộp thuế, đưa ra những giải

pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Người nộp thuế tự giác tuân thủ pháp luật, hạn chế được các tư tưởng và hành

vi vi phạm pháp luật về thuế

1.2.3 Nội dung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Một là, chủ thể quản lý thuế là cơ quan thuế, có chức năng thực hiện pháp

luật về thuế; đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác để thực hiện nhiệm vụ của mình

Hai là, đối tượng quản lý thuế là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có

hoạt động thương mại điện tử

Ba là, công cụ quản lý thuế chính đối với hoạt động thương mại điện tử

Trang 23

là hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước Trong đó, chính sách là một công cụ rất quan trọng trong quản lý thuế, có độ nhạy cảm cao đối với sự thay đổi của các yếu tố trong nền kinh tế Hệ thống chính sách chủ yếu có tác động tới công tác quản lý thuế bao gồm chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế

và chính sách kinh tế đối ngoại

Để đáp ứng với sự phát triển của thương mại điện từ hiện nay, chính sách thuế đòi hỏi phải xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế thị trường trong nước

và đáp ứng hội nhập quốc tế

Bốn là, tùy vào từng đối tượng người nộp thuế khác nhau và theo ưu

điểm, nhược điểm của từng phương pháp mà cơ quan quản lý thuế đưa ra các phương pháp quản lý khác nhau Một số phương pháp có thể kể đến như: Phương pháp kinh tế, Phương pháp hành chính, phương pháp tâm lý - giáo dục Trường hợp cần thiết có thể vận dụng nhiều phương pháp cùng một lúc

để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế

Năm là, quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử có mục tiêu

chính là tăng nguồn thu cho NSNN, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần xây dựng đất nước ổn định, phát triền và bền vững

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan bao gồm:

Thứ nhất, là chính sách thuế và các chính sách phát triển kinh tế, xã hội

có liên quan của Nhà nước

Thứ hai, là những nhân tố thuộc về người nộp thuế Bao gồm: sự tuân

thủ của người nộp thuế, ý thức của người nộp thuế, các dịch vụ đối với người nộp thuế

Thứ ba, là những yếu tố bên ngoài liên quan đến ứng dụng CNTT trong

quản lý thuế

Trang 24

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan thuộc về nội bộ cơ quan thuế, bao gồm:

Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý thuế Trình độ chuyên môn, năng lực

và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức Thuế

Thứ hai, sự phối hợp, phân công nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà

nước trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

1.4 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại một số Cục Thuế tỉnh, thành phố và bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

1.4.1 Kinh nghiệm về quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại một số Cục Thuế tỉnh, thành phố

Căn cứ vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương và năng lực quản lý thuế

mà từ đó xây dựng nên những chính sách quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Tuy nhiên, tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã học hỏi bài học kinh nghiệp về quản lý thuế đối với hoạt thộng thương mại điện tử ở một số tỉnh, thành phố như:

- Cục Thuế thành phố Hà Nội:

Theo đánh giá của Cục Thuế thành phố Hà Nội, từ nhiều năm qua, Cục Thuế Hà Nội đã luôn tập trungđẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung khai thác các nguồn thu còn dư địa để góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội luôn tập trung quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử - là loại hình kinh doanh mới với đối tượng quản lý thuế rộng, phức tạp và phát triển nhanh chóng Theo đó, công tác định danh, định vị đối với tổ chức, cá nhân, thông tin dữ liệu về các giao dịch và đối tượng kinh doanh thương mại điện tử được cập nhật thường xuyên, liên tục Tính đến thời điểm hiện tại, Cục Thuế Hà Nội đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của nhiều doanh

Trang 25

nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử lưu trú và doanh nghiệp khác Đồng thời, thu thập các tài khoản ngân hàng của các shop bán hàng trên sàn thương mại điện tử Có thể nói, Cục Thuế Hà Nội là đơn vị đầu tiên khớp nối thông tin giữa căn cước công dân của các cá nhân kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử gắn với mã số thuế và đã xây dựng được cơ sở

dữ liệu thông tin về số tài khoản ngân hàng, doanh thu, mức thuế, dòng tiền của các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, từ đó xác định đúng nghĩa vụ của người nộp thuế

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có thị trường thương mại điện tử hoạt động sôi động với quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn nhất cả nước Đây cũng là nơi đặt trụ sở làm việc của hầu hết các doanh nghiệp và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử lớn của cả nước Do đó, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này đang được đẩy mạnh nhằm chống thất thu ngân sách

Để thực hiện hiệu quả, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp

Sở Nội vụ rà soát, kiện toàn nhân sự và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống thất thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn Đồng thời tham mưu với UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về các giải pháp hành thu thuế liên quan lĩnh vực thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh

- Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh:

Để đảm bảo chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử, Cục Thuế Quảng Ninh đã và đang tăng cường kiểm tra, rà soát và tuyên truyền, vận động về nghĩa vụ nộp thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân

có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh luôn đẩy mạnh tiến hành làm việc với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn để nắm bắt thông tin liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh

Trang 26

thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin cho cơ quan thuế liên quan đến bảng sao kê giao dịch qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Và nhiều địa phương khác

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thứ nhất, khẩn trương hoàn thiện quy định chung về thương mại điện tử,

đặc biệt là đối với các hình thức kinh doanh mới như tiền điện tử, tiền ảo, tài sản ảo, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng

Thứ hai, bổ sung nguồn lực và đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ đối với các công chức tham gia quản lý doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại điện tử Thành lập các Tổ công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử theo các nhóm đối tượng khác nhau Thành phần chính của các Tổ công tác bao gồm: công chức Kê khai thuế, công chức Thanh tra - kiểm tra, công chức CNTT

Thứ ba, nâng cấp ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý thuế đối với hoạt

động thương mại điện tử

Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, đơn vị

liên quan trong công tác quản lý thuế trong hoạt động thương mại điện tử

Trang 27

Chương 2:

Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay 2.1 Thực trạng tham gia hoạt động thương mại điện tử và phát triển thương mại điện tử tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm chú trọng đến việc phát triển thương mại điện tử bằng việc ban hành và thực thi có hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 Kết quả phát triển thương mại điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc được Hiệp hội Thương mại điện tử đánh giá tại các Báo cáo chỉ số thương mại điện tử hàng năm (EBI) Cụ thể, từ năm 2021-2024, tỉnh Vĩnh Phúc luôn duy trì vị trí top 15 tỉnh có chỉ số phát triển

thương mại điện tử tốt nhất cả nước Một số những yếu tố góp phần vào sự phát

triển thương mại điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc được kể đến như sau:

- Về chính sách phát triển thương mại điện tử: Thực hiện Quyết định

số 645/QĐ-TTg ngày 15/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 31/12/2020 về phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc, các quy định về thương mại điện tử được xây dựng, phổ biến và lan tỏa cho người dân, cộng đồng doanh nghiệp và công chức, viên chức thông qua các kênh thông tin chính thống, chương trình đào tạo ngắn hạn và chương trình bồi dưỡng kiến thức do Trung ương và địa phương triển khai trên địa bàn tỉnh

Kết quả, giai đoạn từ 2021 đến tháng 6/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng thương mại điện tử cho cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền trên Đài phát thanh

và truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc và các hình thức tuyên truyền khác như: In

Trang 28

ấn tờ rời, tờ gấp, băng rôn, Xây dựng 01 phóng sự tuyên truyền về thương mại điện tử trên Đài truyền hình Tỉnh Vĩnh Phúc; Hỗ trợ 12 doanh nghiệp, hợp tác

xã xây dựng website thương mại điện tử; Tổ chức 14 lớp tập huấn, đào tạo cho cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh, sinh viên và người dân trên địa bàn tỉnh

Năm 2023, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 2361/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 Cùng với đó, trong năm 2023, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các Sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế cho 05 doanh nghiệp; Hỗ trợ tư vấn đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế cho 05 doanh nghiệp; Hỗ trợ tư vấn đánh giá toàn diện năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị cho 05 doanh nghiệp; Hỗ trợ tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, khai thác và bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước cho 05 doanh nghiệp, với tổng kinh phí

hỗ trợ 2.461 tỷ đồng

- Về nguồn nhân lực cho phát triển thương mại điện tử: Với quy mô

dân số 1.211.000 người và tỉ lệ người trên 15 tuổi đang lao động chiếm khoảng 50% tổng dân số, Vĩnh Phúc có nhiều tiềm lực về con người cho phát triển thương mại điện tử Mặc dù vậy, báo cáo đánh giá nhân lực công nghệ thông tin của tỉnh cho thấy tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong cơ quan quản lý nhà nước, toàn tỉnh có 106 cán bộ chuyên trách về CNTT, nhưng chỉ có 80% trong số đó có bằng CNTT Trong 57 cơ quan hành chính của tỉnh thì chỉ có 35

cơ quan là có cán bộ chuyên trách Đối với khối doanh nghiệp, số liệu thống kê cho thấy, tính đến tháng 6 năm 2023, toàn tỉnh có 3.801 doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông và công nghệ số; 540 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải và logistic sử dụng công nghệ số; 472 doanh nghiệp khởi

Trang 29

nghiệp về công nghệ số Số liệu khảo sát cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp ngoài nhà nước và không có vốn FDI chỉ bố trí cán bộ kiêm nhiệm phụ trách

về CNTT

Nhận diện được vấn đề thiếu hụt về nhân lực CNTT, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch phổ cập kiến thức thương mại điện tử với nguồn ngân sách huy động từ địa phương

- Cơ sở hạ tầng cho phát triển thương mại điện tử: Tỉnh hiện có 05 nhà

cung cấp dịch vụ điện thoại và 05 nhà cung cấp dịch vụ Internet Các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào chất lượng dịch vụ; có 3.100 trạm BTS, phủ sóng di động 3G, 4G trên địa bàn tỉnh đạt 100%, đã phát sóng 02 trạm 5G của Viettel; hiện có 1.350.000 thuê bao điện thoại di động, 290.000 thuê bao Internet băng rộng cố định và 1.100.000 thuê bao Internet băng rộng di động Tổng doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông 6 tháng đầu năm 2024 ước

đạt 1.100 tỷ đồng; ước đạt 50% kế hoạch năm 2024 (Báo cáo số 81/BC-STTTT

ngày 11/6/2024)

Từ số liệu trên có thể thấy, chỉ cần một thiết bị điện thoại di động thông minh có truy cập mạng Internet, người dùng có thể đã đủ điều kiện để tham gia giao dịch thương mại điện tử Với lượng thuê bao di động thông minh và thuê bao Internet băng thông rộng cao, thương mại điện tử tại Vĩnh Phúc rất có nhiều tiềm năng phát triển

Từ những yếu tố nêu trên mà hoạt động thương mại điện tử tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc càng ngày càng được mở rộng và tăng tốc mạnh mẽ Hình thức kinh doanh thương mại điện tử đã dần thay thế hình thức kinh doanh truyền thống Người dân và doanh nghiệp đã quen dần và thích nghi nhanh chóng với các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, nhiều người đã bỏ được thói quen mua hàng, giao dịch truyền thống với việc tiếp xúc trực tiếp sản phẩm, thay vào

đó là các giao dịch gián tiếp qua sàn giao dịch thương mại điện tử, thông qua

Trang 30

nền tảng số như Facebook, Zalo,

Theo Công ty cổ phần khoa học dữ liệu - METRIC (Đơn vị đã ký bản thỏa thuận hợp tác với Sở Công Thương Vĩnh Phúc ngày 02/02/2024 để cùng nghiên cứu, xây dựng, khai thác dữ liệu về thị trường thương mại điện tử Vĩnh Phúc), dựa trên các chỉ số đầu vào của địa phương như: Dân số, GDP, GRDP, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, Số thuê bao Internet, Doanh

số theo kho hàng Shopee và Số gian hàng Shopee, METRIC đã đưa ra Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu thương mại điện tử giai đoạn 2022- 2023, cụ thể như sau:

* Năm 2022:

- Doanh số thương mại điện tử bán lẻ của Vĩnh Phúc đạt 528,8 tỷ đồng,

đứng thứ 12/63 tỉnh thành, dẫn đầu là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong Top 12 tỉnh thành có chỉ số tốt nhất cả nước

- Tỷ lệ mua hàng trực tuyến của Vĩnh Phúc đạt khoảng 1,83%, xếp thứ

17/63 tỉnh thành, dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh, tiếp theo là các tỉnh,TP như Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An

- Giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến của Vĩnh Phúc

là 1,79 triệu đồng, xếp vị trí thứ 37/63 tỉnh thành, vị trí số 1 thuộc về Nam Định,

kế tiếp là tỉnh Sóc Trăng

- Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử của Vĩnh Phúc là

3.878 thương nhân, xếp thứ 14/63 tỉnh thành, dẫn đầu là 02 thành phố Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh

* Năm 2023

- Doanh số thương mại điện tử bán lẻ của Vĩnh Phúc đạt 543,2 tỷ đồng,

tăng 2,7% so với năm 2022, đứng thứ 16/63 tỉnh thành

- Tỷ lệ mua hàng trực tuyến của Vĩnh Phúc đạt khoảng 1,83%, xếp thứ

17/63 tỉnh thành, luôn duy trì Top 17 tỉnh thành có chỉ số tốt nhất cả nước

Trang 31

- Giá trị mua sắm bình quân người mua hàng trực tuyến của Vĩnh Phúc

là 1,74 triệu đồng, xếp vị trí thứ 41/63 tỉnh thành, vị trí số 1 thuộc về Nam Định,

kế tiếp là các tỉnh Sóc Trăng, Bình Thuận, Hà Nội, Hưng Yên và Khánh Hòa

- Số thương nhân có giao dịch thương mại điện tử của Vĩnh Phúc là

3.034 thương nhân

Số liệu khảo sát cũng cho thấy, một bộ phận người dân Vĩnh Phúc cũng

đã tiếp cận sử dụng các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, và các mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, Twitter, Phương thức thanh toán qua tài khoản hoặc các ví điện tử như: Momo, VNPAY, Zalo Pay hay Viettel Money cũng đã được khai thác và sử dụng rộng rãi trong thanh toán trực tuyến và trực tiếp Số liệu từ sàn thương

mại điện tử Shopee đến 30/12/2023 cho thấy có gần 2.257 cửa hàng đăng ký

từ tỉnh Vĩnh Phúc

Tuy nhiên, vì thương mại điện tử là một lĩnh vực mới phát triển ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng nên các hoạt động này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong lĩnh vực quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 32

Hình 02: Xếp hạng chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2023

(Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2023)

Trang 33

Hình 03: Xếp hạng chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2024

(Nguồn: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2024)

Trang 34

Căn cứ theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam - EBI năm

2023 và 2024 của Hiệp hội Thương Mại Điện tử Việt Nam đăng trên trang thông tin https://vecom.vn, Chỉ tiêu “Chỉ số thương mại điện tử các địa phương” (tổng hợp từ ba chỉ số thành phần: Nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT, Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) - tỉnh Vĩnh Phúc luôn duy trì vị trí top 15 tỉnh có chỉ số phát triển thương mại điện tử tốt nhất cả nước Chỉ số này là một kết quả khả quan bởi số điểm này đã cao hơn mức trung bình của cả nước (21,4 điểm) (Hình 01, Hình 02)

Căn cứ theo kết quả báo cáo tổng hợp lũy kế 06 tháng đầu năm của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến thời điểm 30/6/2024, tình hình tham gia hoạt động thương mại điện tử tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có kết quả như sau:

+ Số lượng sàn giao dịch thương mại điện tử đang hoạt động: 08 sàn + Số lượng đối tượng tham gia hoạt động thương mại điện tử: 475 đối tượng Trong đó bao gồm 83 doanh nghiệp và 392 cá nhân

So với các tỉnh thành khác trên cả nước, đây là một con số tương đối cao, cho thấy tiềm năng phát triển hơn nữa việc tham gia hoạt động thương mại điện

Trang 35

theo các quy định tại Luật Quản lý Thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội, Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015; Luật

Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội; Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế số 106/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội; Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 có hiệu lực

từ ngày 01/7/2013; Thông tư số 40/2021/TT/BTC ngày 01/6/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các văn bản hướng dẫn thi hành khác

Trong quản lý thuế, tất cả các hoạt động đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý thuế như sau:

- Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật

- Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm

vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng CNTT hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc

Trang 36

tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam

- Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ

Đây cũng chính là những quy định pháp lý đang áp dụng cho quản lý thuế đối với thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

2.2.2 Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của pháp luật

Trong công tác điều hành, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 01 Cục Trưởng, 04 Phó Cục trưởng, 12 Trưởng phòng và tương đương, 25 Phó trưởng phòng, 05 Chi Cục trưởng, 10 Phó Chi Cục trưởng, 29 Đội trưởng và 48 Phó đội trưởng thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế

Để thực hiện hiệu quả quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc cơ cấu tổ chức gồm 09 Phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ tham mưu trong công tác Quản lý thuế, 04 phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế, 01 Chi cục Thuế thành phố, 04 Chi cục Thuế khu vực với 34 Đội Thuế

Tổng số cán bộ, công chức 472 (biên chế: 432 người; Hợp đồng theo Nghị Định 111/NĐ-CP: 40 người) Cụ thể:

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Trang 37

- Tiến sĩ: 01/472 người, chiếm 0,2%

- Thạc sỹ: 177/472 người, chiếm 37,5%

- Đại học, cao đẳng: 255/472 người, chiếm 54,0%

- Trung cấp: 25/472 người, chiếm 5,3%

2.2.3 Thực trạng công tác chỉ đạo triển khai quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Nhận thấy thương mại điện tử là một lĩnh vực tuy mới nhưng sẽ càng ngày càng phổ biến và trở thành lĩnh vực có ảnh hưởng quan trọng trong tương lai, vì vậy ngay từ ngày 08/6/2018, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Kế hoạch số 5433/KH-CT về việc triển khai các nội dung nhằm tăng cường quản

lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Những năm sau đó, để đảm bảo việc triển khai quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử được sát sao, Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc đã liên tục ban hành những văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực này Cụ thể như sau:

+ Công văn số 131/CT-TTr1 ngày 08/1/2019 về việc tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử;

+ Công văn 5668/CTVPH-TTKT2 ngày 15/6/2021 về việc tăng cường triển khai công tác quản lý thuế đói với hoạt động thương mại điện tử của các nhà cung cấp nước ngoài;

+ Công văn 7967/CTVPH-TTKT ngày 23/8/2021 về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với các giao dịch trên cổng thanh toán quốc tế;

+ Công văn số 8422/CTVPH-HKDCN ngày 10/9/2021 về việc phối hợp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;

+ Công văn số 10312/CTVPH-HKDCN ngày 11/11/2021 về việc triển khai thực hiện rà soát dữ liệu do Sở Công thương cung cấp;

Trang 38

+ Công văn 606/CTVPH-TTKT2 ngày 20/1/2022 về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử;

+ Công văn số 2969/CTVPH-TTKT2 ngày 26/4/2022 về việc tăng cưỡng hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử;

+ Công văn số 4884/CTVPH-TTKT2 ngày 23/6/2022 về việc tăng cưỡng quản lý thuế đối với hộ cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử

Theo đó, tại các công văn, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh hoạt động chỉ đạo các Phòng thuộc Cục Thuế, các Chi cục Thuế thường xuyên tăng cường rà soát, thống kê các hộ kinh doanh, cá nhân có kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số trên địa bàn quản lý

+ Công văn số 10569/CTVPH-HKDCN ngày 25/11/2022 về việc hướng dẫn chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại diện tử cung cấp thông tin phục vụ công tác quàn lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo quy định tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Công văn 888/CTVPH-HKDCN ngày 19/5/2023 về việc tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;

+ Công văn số 1948/CTVPH-HKDCN ngày 02/10/2023 về việc tăng cường quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân là đại lý các nhà cung cấp nước ngoài; Công văn số 1973/CTVPH-HKDCN ngày 05/10/2023 về việc rà soát, quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân có giao dịch qua sàn thương mại điện tử;

+ Công văn số 05/CTVPH-TTKT2 ngày 03/01/2024 về việc thực hiện

Kế hoạch triển khai đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025;

+ Công văn số 572/CTVPH-HKDCN ngày 25/3/2024 về việc tăng cường công tác quản lý thuế, quản lý hóa đơn điện tử và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Công văn số 631/CTVPH-HKDCN ban hành ngày 01/4/2024 “V/v

Ngày đăng: 13/12/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w