Trong bối cảnhtoàn cầu hóa trở thành xu thế khách quan; khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽđang tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thìviệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG CSVN TỪ ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ VIII, IX, X, XI VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN THỰC HIỆN MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XII.
MÃ MÔN HỌC: LLCT220514 HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC 2021-2022 Giảng viên hướng dẫn: T.S Trịnh Thị Mai Linh
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
TP HCM, tháng 07 năm 2022
DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022
1 Mã lớp môn học: LLCT220514_01UTExMC
2 Giảng viên hướng dẫn: TS Trịnh Thị Mai Linh
3 Tên đề tài: Nội dung quan điểm về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Đảng
CSVN từ Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X, XI và chủ trương điều chỉnh thời gian thựchiện mục tiêu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Đại hội Đảng lần thứ XII
4 Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ:
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN Mã số sinh viên Tỉ lệ tham gia % Kí tên
1 Lê Nguyễn Hoàng Thơ 20132236 100%
2 Trần Thị Đăng Khoa 20132099 100%
3 Tô Ngọc Trâm 20132246 100%
4 Phan Nhật Thùy Trang 20132164 100%
5 Nguyễn Ngọc Anh Thư 20132054 100%
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
Tháng 7 năm 2022
Giảng viên chấm điểm
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
2.1 Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2
2.2 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 3
2.3 Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3
2.4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay 4
2.5 Định hướng, giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 5
2.6 Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại 5
hoá 5
2.7 Phê phán quan điểm sai trái, xuyên tạc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất 6
nước 6
2.8 Vai trò, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 6
2.9 Bức tranh công nghiệp hóa của Việt Nam 7
2.10 Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo 7
3 Phương pháp nghiên cứu 8
3.1 Phương pháp logic 8
3.2 Phương pháp lịch sử 8
3.3 Phương pháp phân tích 9
3.4 Phương pháp tổng hợp 9
3.5 Phương pháp diễn dịch 9
3.6 Phương pháp quy nạp 10
3.7 Phương pháp so sánh đối chiếu 10
3.8 Phương pháp gắn lý luận với thực tiễn 11
3.9 Phương pháp lý luận 11
4 Bố cục của tiểu luận 12
Trang 55 Đóng góp của đề tài 12
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 13
1.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 13
1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hóa 13
1.1.2 Quan niệm về hiện đại hóa 14
1.2 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15
1.3 Đặc điểm và vai trò của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 16
1.3.1 Đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 16
1.3.2 Vai trò của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 17
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA 18
ĐẢNG CSVN QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI 18
2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công cuộc đẩy 18
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa 1996-2001 18
2.1.1 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII 18
2.1.2 Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII 19
2.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2001-2006 22
2.2.1 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 22
2.3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng và quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2006-2011 26
2.3.1 Hoàn cảnh diễn ra 26
2.3.2 Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X 27
2.4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng 2011-2016 28
2.4.1 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI 28
2.4.2 Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI 29
2.5 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và chủ trương điều chỉnh thời gian thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 31
2.5.1 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 31
2.5.2 Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII 32
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 36 3.1 Một số thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 636
3.1.1 Về khoa học công nghệ 36
3.1.2 Về cơ cấu kinh tế 38
3.2 Những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 41
3.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động diễn ra chậm 41
3.2.2 Chậm trễ trong việc chuyển kinh tế nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán lên sản xuất 42
hàng hóa lớn, tập trung 42
3.2.3 Cơ cấu vùng kinh tế còn nhiều bất cập 43
3.2.4 Một số hạn chế về khoa học công nghệ 44
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA 46
4.1 Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả 46
4.1.1 Ngành nông nghiệp 46
4.1.2 Ngành công nghiệp 48
4.1.3 Ngành dịch vụ 48
4.2 Tăng cường hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực 49
4.3 Phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực sáng 50
tạo, chất lượng nguồn nhân lực 50
4.4 Phát triển kinh tế vùng 51
4.5 Phát triển kinh tế biển 52
4.6 Bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên 52
KẾT LUẬN 54
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xây dựng hệ tiêu chí “nước công nghiệp theo hướng hiện đại” là rất cần thiết và có ýnghĩa quan trọng Bởi lẽ, tiêu chí là thước đo khoa học để đánh giá kết quả đã đạt đượcmột cách cụ thể, rõ ràng, khắc phục tình trạng chủ quan, duy ý chí và là cơ sở để xác địnhmức độ tiếp cận hay hoàn thành, phát hiện những bất cập, hạn chế, từ đó định hướng và
đề ra các mục tiêu, giải pháp thực hiện trong bước đi, giai đoạn kế tiếp Trong bối cảnhtoàn cầu hóa trở thành xu thế khách quan; khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽđang tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thìviệc thực hiện công nghiệp hóa luôn đòi hỏi phải hướng tới trình độ hiện đại, theo yêu cầucủa kinh tế tri thức và phát triển bền vững; đồng thời, phải tăng cường xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ Theo đó, xây dựng các tiêu chí của một nước công nghiệp theo hướnghiện đại, cần nghiên cứu tham khảo tiêu chí của các nền kinh tế công nghiệp mới (NICs),nhưng phải bảo đảm phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, hoàn cảnh và điềukiện cụ thể của nước ta hiện nay
Nguồn: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2016), Đại tá,
PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh, Học viện Chính trị, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, trích từhttp://tapchiqptd.vn/vi/quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet/tiep-tuc-day-manh-congnghiep- hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc/9053.html
2.2 Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0
Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta có thể rút ngắn thời gian nếuchúng ta sẵn sàng và chủ động hơn nữa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0phát triển và lan tỏa mạnh mẽ Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khảnăng để đạt trình độ tiên tiến, đặc biệt công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và tự độnghóa (trí tuệ nhân tạo), tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổbiến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước tiến hành cuộc cách
Trang 8mạng công nghiệp 4.0 Phải nắm bắt thời cơ, khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để pháttriển kinh tế, từng bước tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Công nghiệp hóa ởnước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cơ bản: chuyển từ kinh tế nông nghiệptruyền thống sang kinh tế nông nghiệp công nghệ cao và kinh tế công nghiệp sang kinh tếtri thức và công nghiệp 4.0 Hai nhiệm vụ đó phải phát triển đồng thời, lồng ghép vàonhau, hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau Để làm được nhiệm vụ đó, tri thức và công nghệmới của thời đại phải được áp dụng triệt để, các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào trithức cũng cần đẩy mạnh phát triển.
Nguồn: Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc
cách mạng 4.0 (2019), TS Trần Văn Thiện, Trường Đại học Văn Lang, Tạp chí CôngThương, trích từ https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/qua-trinh-cong-nghiep-hoa-hiendai-hoa-dat-nuoc-trong-boi-canh-cua-cuoc-cach-mang-40-63530.htm
2.3 Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong côngcuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gianghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhậpsâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế
và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Đóng góp vàonhững thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan trọng củangành Công Thương với việc Việt Nam đã và đang dần khẳng định được vị thế là mộttrong những trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và của thế giới
Nguồn: Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất (Năm 2020), Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương, Trích từ https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhungthanh-tuu- noi-bat-trong-phat-trien-cong-nghiep-gop-pha.html
2.4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay
Trang 9Ở Việt Nam, cùng với những nhân tố khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trongnhững giải pháp quyết định đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khắcphục nguy cơ tụt hậu về kinh tế, tiến kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồngthời cải thiện đời sống của nhân dân, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, củng cốvững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tưđược cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựatrên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, côngnghệ nano…với nền tảng là các đột phá của công nghệ số Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư sẽ mở ra cơ hội phát triển cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong quá trìnhphát triển lực lượng sản xuất, bởi cuộc cách mạng công nghiệp này không nhằm vào côngnghiệp, là lĩnh vực nước ta có khoảng cách rất lớn so với các nước phát triển, mà chú trọngvào công nghệ số, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển về công nghệ số ở mọi lĩnh vực Hơnnữa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở thế kỷ XXI sẽ thúc đẩy quá trình phát triểnlực lượng sản xuất Dó đó, Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để pháttriển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng và là tiền đềcho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào
sự phân công và hợp tác quốc tế
Nguồn: TS.Phạm Thị Kiên (2020),Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát
triển lực lượng sản xuất trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuấtbản Chính trị quốc gia
2.5 Định hướng, giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030
Trong thời gian tới, mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030 là tập trung vào nông nghiệp sinh thái, nông thônhiện đại và nông dân thông minh, chuyên nghiệp Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn phải gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thônmới và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phục vụ có hiệu quả chiến lượctái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; phát triển nôngnghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững
Để thực hiện được mục tiêu nông thôn hiện đại và nông dân thông minh, chuyênnghiệp của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần tính đến việc cảicách thể chế tổ chức sản xuất và chuỗi giá trị, kết hợp với ứng dụng KH&CN, chuyển đổi
số nhằm sử dụng hiệu quả cao hơn nguồn lực, tăng năng suất lao động Số lượng lao độngnông nghiệp sẽ giảm nhưng cần đào tạo hình thành tầng lớp nông dân trẻ chuyên nghiệp
Trang 10với các chính sách cụ thể.
Nguồn: Định hướng, giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 (2021), GS.TS Nguyễn Tuấn Anh, PGS.TS Đào ThếAnh, Trích từ https://vaas.vn/vi/tieu-diem-binh-luan/dinh-huong-giai-phap-cong-nghiep-hoa- hien-dai-hoa-nong-nghiep-nong-thon-viet
2.6 Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá
Sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế trithức đã, đang và sẽ thúc đẩy sự hợp tác, liên minh, liên kết của công nhân với trí thức vànông dân; từ đó hình thành, phát triển các nhóm xã hội giáp ranh, đan xen giữa công nhân
và trí thức, giữa công nhân và nông dân Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao
thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh, liên kết giữa các giai tầng xã hội Thông qua
đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động, để tạo nên nguồn nhânlực có chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn: Công nhân Việt Nam tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá (2021), Ái Vân, Báo Lao động, Cổng thông tin Điện tử Công đoàn Việt Nam, trích từhttp://www.congdoan.vn/tin-tuc/hoat-dong-cong-doan-3569/cong-nhan-viet-namtien- phong-trong-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-593659.tld
2.7 Phê phán quan điểm sai trái, xuyên tạc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trước hết, phải khẳng định những nghi ngờ về sự thành công của công nghiệp hoá,hiện đại hoá ở Việt Nam là thiếu căn cứ, không nắm rõ hoặc cố tình lờ đi những kết quảđạt được trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá những thập niên vừaqua Không phải chúng ta tiến hành kế hoạch công nghiệp hoá, hiện đại hoá mơ hồ nhưnhận xét của một vài ý kiến Bản thân đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phảidập khuôn hay mô phỏng của một quốc gia cụ thể nào, mà được hình thành và xây dựngnên từ chính đặc thù, điều kiện Việt Nam gắn liền với sự phát triển của thành tựu khoa học
và công nghệ thế giới cũng như gắn với chuyển biến trong môi trường kinh doanh khu
Trang 11vực và toàn cầu.
Nguồn: Phê phán quan điểm sai trái, xuyên tạc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước (2021), PGS.TS Vũ Văn Hà, Đại học Đại Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trungương, trích từ https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/phephan-quan-diem-sai-trai-xuyen-tac-ve-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-132480
2.8 Vai trò, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa, chủ động hội nhập quốc
tế không thể không tiếp nhận những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đạiphục vụ hoạt động của ngành công nghiệp Điều này, đòi hỏi phải khắc phục triệt đểnhững hạn chế về tác phong và kỷ luật lao động của thời kỳ thực hiện cơ chế hành chính,tập trung bao cấp và phải nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp của công nhân Nếukhông, doanh nghiệp và công nhân không thể tồn tại và phát triển Đây là đòi hỏi rất cao,yêu cầu rất lớn và nghiêm ngặt đối với doanh nghiệp và công nhân, cũng là động lực thúcđẩy trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp của công nhân từng bước được nâng lên.Cùng với đó là việc rèn luyện, nâng cao tác phong và kỷ luật lao động theo hướng hiệnđại và hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức
Nguồn: Vai trò, đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước (2021), TS Trần Thị Hương, Khoa Xây dựng Đảng, Học việnBáo chí và Tuyên truyền, Tạp chí Lý luận chính trị, trích từhttp://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3476-vai-tro-dac-diem-giaicap- cong-nhan-viet-nam-trong-thoi-ky-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc.html
2.9 Bức tranh công nghiệp hóa của Việt Nam
“Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đếnnăm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là nội dung của hội thảo do Ban Kinh tế Trung ươngđồng chủ trì tổ chức với Bộ Công Thương, Hội Tự động hóa Việt Nam
Để chuyển đổi số thành công cần tiếp thu các nguồn tri thức từ bên ngoài, nhưngphải vận dụng theo cách của Việt Nam Việc chuẩn hóa quá phức tạp thì chuyển đổi sốkhó khăn Do ra đời lâu nên nguồn gốc máy móc nhà máy khác nhau, thế hệ công nghệkhác nhau vì thế cần hợp nhất các nền tảng công nghệ máy móc đã có cho bước chuyển
Trang 12đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn: Bức tranh công nghiệp hóa của Việt Nam (2021), Vũ Khuê, Trích từ
Nguồn: Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ
và đổi mới sáng tạo (2021), PGS, Ts Nguyễn Viết Thảo, Báo Nhân Dân, Trích từhttps://khetre.thuathienhue.gov.vn/?gd=4&cn=97&tc=32640
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp logic
Khái niệm: “phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện,hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất,tính tất yếu và quy luật vận động của sự kiện, hiện tượng lịch sử đang “ẩn mình” trong cácyếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên phức tạp ấy”
Đặc điểm: phương pháp này không chỉ nghiên cứu đối tượng nghiên cứu trong tiếntrình lịch sử của chính nó mà còn phân tích sâu vào đặc điểm cụ thể của đối tượng.
Ý nghĩa: tìm cái logic, cái tất yếu bên trong để vạch ra bản chất, quy luật vận động,phát triển khách quan của hiện thực
3.2 Phương pháp lịch sử
Trang 13Khái niệm: “Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trìnhphát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớplang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác”.
Đặc điểm: Tuân thủ nguyên tắc niên biểu, nghĩa là trình bày quá trình hình thành vàphát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự vốn có của nó Bên cạnh đó, nó còn cótính chất toàn diện, chi tiết và cụ thể
Ý nghĩa: dựa vào các nguồn tư liệu để nghiên cứu, khôi phục, xây dựng đầy đủ cácđiều kiện hình thành, quá trình ra đời và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp của các sự kiện, hiện tượng Bên cạnh đó trong suốt quá trình vận động của chúng đãđặt ra quá trình phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại với các nhân tố liên quankhác Khi ấy có thể mô tả lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra
3.3 Phương pháp phân tích
Khái niệm: “Phân tích là việc phân chia đối tượng nhận thức thành nhiều bộ phận, từ
đó xem xét cụ thể theo từng bộ phận để chỉ ra mối quan hệ cấu thành và quan hệ nhân quảgiữa chúng, đồng thời đưa ra những đánh giá, nhận xét nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu”.Đặc điểm: Phân chia cái chung, cái toàn bộ thành các phần khác nhau nhằm nghiêncứu sâu sắc các sự vật, hiện tượng, quá trình; nhận biết các mối quan hệ bên trong và sựphụ thuộc trong sự phát triển của các sự vật, hiện tượng đó Thông qua cái riêng để tìm rađược cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm racái phổ biến
Ý nghĩa: Phương pháp này giúp chúng ta biết thêm về đối tượng nghiên cứu và cácđặc điểm của đối tượng nghiên cứu để có thể: giải thích, đưa ra phép loại suy, hiểu rõ hơn
về hành vi của đối tượng nghiên cứu và thiết lập các lý thuyết mới
Trang 14nhân – quả để nhận dạng tương tác Lam tái hiện quy luật Đây là bước quan trọng nhấttrong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
Ý nghĩa: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều với các đề tài mang tính lýluận hoặc để thực thi việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
3.5 Phương pháp diễn dịch
Khái niệm: Diễn dịch là quá trình vận dụng nguyên lý chung để xem xét cái riêng, rút ra kếtluận riêng từ nguyên lý chung đã biết Tuy nhiên, muốn rút ra kết luận đúng bằng conđường diễn dịch thì tiền đề phải đúng va phải tuân theo các quy tắc logic, phải có quan điểmlịch sử – cụ thể khi vận dụng cái chung vào cái riêng
Đặc điểm: Bao gồm ba bộ phận là tiền đề, quy tắc suy luận logic và kết luận Tiền
đề là những phán đoán đã biết Quy tắc suy luận logic là kết cấu hình thức phải tuân theotrong quá trình suy luận Kết luận của phương pháp diễn dịch ẩn chứa trong tiền đề,nhưng không vì thế mà cho rằng phương pháp diễn dịch không mang lại điều gì mới mẻ
Ý nghĩa: là phương thức xây dựng lý thuyết mở rộng, mang ý nghĩa quan trọng đối với khoa học lýthuyết, phải kể đến là toán học Hiện nay, trên cơ sở diễn dịch, người ta xây dựng trong khoa học cácphương pháp như phương pháp tiên đề, phương pháp giả thuyết – diễn dịch
Ý nghĩa: khái quát các sự kiện và tài liệu kinh nghiệm
3.7 Phương pháp so sánh đối chiếu
Khái niệm: So sánh đối chiếu là so sánh hai sự vật, hiện tượng có liên quan vớinhau Là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác, nhữngcảm nhận trực tiếp đến đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng
Trang 15Đặc điểm: So sánh đối chiếu lấy đối tượng là hai hay nhiều sự kiện, sự vật, hiệntượng để làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau (để xác định sự vật về mặt định tính,định lượng hoặc ngôi thứ trong mối tương quan với các sự vật khác).
Ý nghĩa : phương pháp này là một trong những tài nguyên được sử dụng nhiều nhấtbởi các nhà nghiên cứu cũng như phương pháp thử nghiệm và thống kê Tầm quan trọng
và vai trò ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất củađối tượng nghiên cứu
3.8 Phương pháp gắn lý luận với thực tiễn
Khái niệm: Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau đểhình thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã hội.Thực tiễn cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận song lý luận góp phầnphát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng trong hoạt động thực tiễn
Đặc điểm: thông qua thực tiễn để đánh giá tính mục đích và tính hiệu quả của lýluận có thực hiện được hay không Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúngđắn của lý luận
Ý nghĩa: phương pháp gắn lý thuyết vào thực tiễn sẽ giúp cho quá trình nghiêncứu được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn
3.9 Phương pháp lý luận
Khái niệm: phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm,các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháptrong nhận thức và thực tiễn
Đặc điểm: là hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm các
lý thuyết về cơ chế sáng tạo, những quan điểm tiếp cận đối tượng khoa học, cùng với hệthống lý thuyết về phương pháp kỹ thuật và logic tiến hành nghiên cứu một công trình khoahọc cũng như phương pháp tổ chức, quản lý quá trình ấy
Ý nghĩa: phương pháp luận nghiên cứu khoa học là kết quả của quá trình khái quát
lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và nó trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn tất cảcác nhà khoa học và các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành sáng tạokhoa học
4 Bố cục của tiểu luận
Bài tiểu luận sẽ được nhóm phân chia theo một bố cục hợp lí, khoa học và logic để nghiên cứu chính xác hơn Bố cục được chia theo từng chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 16Chương 2: Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng CSVN qua các kỳ Đại hội.
Chương 3: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Chương 4: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta
5 Đóng góp của đề tài
Đối với người học: Mở rộng kiến thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hiểu rõđược tầm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - nhiệm vụ trọngtâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong thời đại ngày nay,thông qua các Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng.
Đối với môn Lịch sử Đảng CSVN:
- Xác định và tìm hiểu rõ hơn về tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến công cuộc đổi mới này
- Đưa ra những phương án, hướng đi mới cho lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Làm cơ sở luận, tài liệu tham khảo cho các đề tài tương tự
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
1.1 Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.1 Quan niệm về công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa trên thế giới đã có lịch sử từ hàng trăm năm Vào giữa thế kỷXVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng côngnghiệp khi chuyển lao động thủ công sang lao động cơ khí Đây được xem như sự khởi đầu cho
tiến trình công nghiệp hóa của thế giới Nhưng cho đến thế kỷ XIX, khái niệm về công nghiệp hóa mới được sử dụng rộng rãi cho khái niệm cách mạng công nghiệp.
Khởi đầu là từ quá trình công nghiệp hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, các học giả
phương Tây đưa ra quan niệm rằng: Công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy cho một vùng, hay một nước Trong
quan niệm này, họ đã đồng nhất công nghiệp hóa với quá trình phát triển công nghiệp Họ coiđối tượng của công nghiệp hóa chỉ là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông nghiệp vàcác ngành khác được coi là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa Tuy nhiên, quan điểm nàykhông thấy được mục tiêu, điểm dừng và tính lịch sử của quá trình công nghiệp hóa
Một thời gian dài ở các nước xã hội chủ nghĩa đều có những sự giải thích riêng về phạmtrù công nghiệp hóa Trên thực tế, tất cả đều thống nhất với quan điểm của các nhà kinh tế Liên
Xô trước đây: Công nghiệp hóa là quá trình biến một nước nông nghiệp thành công nghiệp bằng cách phát triển công nghiệp nhanh hơn nông nghiệp và ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng, là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí Quan niệm này xuất phát
từ thực tiễn Liên Xô khi bắt tay vào công nghiệp hóa là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiếntranh tàn phá, bị đế quốc bao vây và không có sự giúp đỡ từ bên ngoài Đường lối công nghiệphóa này của Liên Xô đã đạt được những thành tựu nhất định và từng được coi là kỳ tích củachủ nghĩa xã hội
Theo quan niệm của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO):
Công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại Quan niệm này coi công nghiệp hóa là quá trình bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các nước phát triển nơi có điều kiện ứng dụng các thành tựu hiện đại của khoa học – kỹ thuật.
Tại Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác
định: Công nghiệp hóa là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới
về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng Quan niệm này thể hiện rõ nội dung toàn diện, mục tiêu, tính lịch sử của quá
trình công nghiệp hóa; và nó được coi là quan niệm chính thống về công nghiệp hóa vào thờibấy giờ Tuy nhiên, quan niệm này dường như đồng nhất công nghiệp hóa với cách mạng kỹthuật
Trên cơ sở các quan niệm trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Công nghiệp hóa là quátrình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy côngnghiệp làm chủ đạo; từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp; từ văn minh nông nghiệp
Trang 18lên văn minh công nghiệp; giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động côngnghiệp.” Có thể thấy, công nghiệp hóa là sự biến đổi về kinh tế và xã hội, là quá trình đưa nềnkinh tế lên xã hội công nghiệp với trình độ văn minh cao hơn.
1.1.2 Quan niệm về hiện đại hóa
Hiện đại hóa là xây dựng đất nước thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹthuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trìnhlàm cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày nay Đâykhông chỉ là hiện đại hóa trong lĩnh vực kinh tế, mà nó còn bao hàm phạm vi rộng lớn hơn,
đó là hiện đại hóa toàn bộ đời sống xã hội
Ngày 30/07/1994 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII,Đảng ta đã nêu chủ trương tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam trong giai đoạn mới bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nêu quanniệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công
là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phươngpháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học côngnghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Để đạt được hiệu quả cao thì công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa kếthợp với những bước tiến về khoa học kỹ thuật giúp nâng cao, phát triển và tạo ngày càngnhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam
1.2 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới Đócũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu "Xã hội công bằng vănminh, dân giàu nước mạnh" Có thể khái quát tính tất yếu thông qua ba nội dung sau:
Đầu tiên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lựclượng sản xuất, của sự phát triển xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua khi muốn pháttriển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện sẽ tạo cơ sở vật chất để tăng cường tiềmlực củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và tạo môi trường kinh
tế – xã hội ổn định cho sự phát triển kinh tế
Thứ hai là do yêu cầu cần phải xây dựng về một hệ thống cơ sở vật chất và kỹthuật của chủ nghĩa xã hội và rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệgiữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phươngthức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với mộttrình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao động sảnxuất Mỗi phương thức sản xuất có cơ sở vật chất – kỹ thuật tương ứng đặc trưng cho xã hội
đó Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấukinh tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đạiđược hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Cóthể thấy cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản thấp hơn nhiều so với chủ nghĩa xãhội Vì vậy, để đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật chủ nghĩa xã hội
là một tất yếu khách quan, một quy luật kinh tế phổ biến và được thực hiện thông qua tiến
Trang 19trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cuối cùng, do yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của chủ nghĩa xã hội Xã hội sau muốn tiến bộ hơn xã hội trước, thì điều trướchết và chủ yếu là phải làm cho năng suất lao động của xã hội sau cao hơn hẳn năng suất laođộng của xã hội trước, mà điều đó chỉ có thể trông chờ ở việc thực hiện thành công sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cònlàm cho khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng
cố, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chìa khóa quyết định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta Vì thế, Đảng đã xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọngtâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.3 Đặc điểm và vai trò của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.3.1 Đặc điểm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, vào cuối thế kỷ XVIII, khai sinh ra nền côngnghiệp cơ khí, tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường.Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai, vào cuối thế kỷ XIX, đưa đến sự ra đời của nền côngnghiệp và xã hội điện khí hóa; tạo tiền đề để chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh lênđộc quyền đế quốc Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba, vào giữa thập kỷ 70 của thế kỷ
XX, mở ra thời đại điện tử hóa, tin học hóa Cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, đầu thế kỷXXI, đánh dấu bước ngoặt chuyển đổi số của toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của conngười Mỗi cuộc cách mạng tạo ra một trình độ công nghệ ngày càng hiện đại cho quá trìnhcông nghiệp hóa lâu dài của nhân loại
Các chuyên gia trên thế giới đã khái quát bốn trình độ công nghiệp hóa từ thấp đếncao, bao gồm:
Trình độ lắp ráp
Trình độ sản xuất với kỹ thuật riêng
Trình độ sản xuất với thiết kế riêng
Trình độ sản xuất với thương hiệu riêng
Để tiến lên trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, mỗi quốc gia nhất thiết phảitriển khai một số ngành sản xuất công nghiệp là nền tảng cho các ngành công nghiệp khác cótiền đề xây dựng và phát triển Đại hội XIII xác định: “Xây dựng nền công nghiệp quốc giavững mạnh Tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơkhí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ”
Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi quốc gia không thể tiếnhành biệt lập, khép kín mà phải đặt trong chuỗi sản xuất - kinh doanh toàn cầu Đối với ViệtNam, đòi hỏi này trở nên bức thiết gấp bội vì nền kinh tế nước ta đã hội nhập rất sâu với nềnkinh tế thế giới: giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 160-200% GDP trong nhữngnăm vừa qua Trên ý nghĩa rất lớn, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng làquá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo lợi thế cạnh tranh; đảm bảo tự chủ kinh tế quốc giathông qua đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất - kinhdoanh Để định hướng cho quá trình chuyển đổi quan trọng này, Đại hội XIII nêu rõ: “Cơcấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số,nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi
Trang 20giá trị toàn cầu”.
1.3.2 Vai trò của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Vai trò to lớn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển nước tabao gồm:
Đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm tăng năngsuất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên Từ đó sẽ góp phần pháttriển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một phần quyết định tới sự thắnglợi của chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối với việc củng cố vàtăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước Nhờ đó con người sẽ được phát triển một cáchtoàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội
Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng vàđạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹ thuật cho
hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trongđất nước ngày càng phát triển hơn Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một nhiệm vụtrọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 21CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA
ĐẢNG CSVN QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI 2.1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa 1996-2001
2.1.1 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Đại hội được tổ chức trong hoàn cảnh mà nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt sẽ bịđẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáochạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi Đồng thời,cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, lực lượngsản xuất tăng nhanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nềnkinh tế và đời sống xã hội Bối cảnh quốc tế nói trên, có ảnh hưởng lớn đến công cuộc đổimới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do đó đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hànhđược 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt Đất nước thoát khỏi khủnghoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữvững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố Chính vì vậy mà thành tựu 10năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Tuy nhiên thì bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam ta cũng phải đốiđầu với nhiều thách thức, nguy cơ cần phải giải quyết như tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biếnhòa bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa Tình hình thếgiới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 28-6 đến 1-7-
1996 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, tham dự Đại hội có 1.198 đảng viên đại diện cho gần
2 triệu 130 nghìn đảng viên trong cả nước
Trang 22Hình ảnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
2.1.2 Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), nước ta đã thu về đượcnhững thành tựu mang tầm ý nghĩa to lớn Trong đó, chuẩn bị tiền đề cho công nghiệphoá là nhiệm vụ được đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoànthành, tạo cơ sở để chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Trong Đại hội VIII lần này đã tiến hành thực hiện những văn kiện quan trọng như:
1 Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII
2 Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000
3 Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi)
4 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam
Về mặt thành tựu, văn kiện đã nêu ra được 5 thành tựu quan trọng như sau:
l Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm
2.Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội
3 Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh
4 Thực hiện có hiệu quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị
5 Phát triển mạnh mối quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây cấm vận, tham gia tíchcực vào đời sống cộng đồng quốc tế
Bên cạnh những thành tựu đáng nể trên thì Đảng ta còn chỉ rõ ra những khuyết điểm và yếu kém của mình:
1 Nước ta còn nghèo và kém phát triển Chúng ta chưa thực hiện tốt cần kiệm trongsản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển Nhà nước còn thiếuchính sách để huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân Sử dụng nguồn lực còn phântán, kém hiệu quả, chưa kiên quyết tập trung cho các chương trình, dự án kinh tế - xã hộicấp thiết
2 Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết Nạntham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được Tiêu cực trong bộ máy nhànước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà
Trang 23đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu nghiên trọng kéo dài Việclàm đang là vấn đề gay gắt Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nôngthôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh.
3 Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buônglỏng Chậm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trongnền kinh tế quốc dân Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn
4 Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, các hoạt động khoa học và công nghệ, bảo
vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, giáo dục, đào tạo, thông tin, báo chí, xuất bản, vănhoá, văn nghệ chưa tốt
5 Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm Năng lực và hiệu quả lãnh đạo củaĐảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thểchính trị, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình
“Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ýnghĩa rất quan trọng Nhiệm vụ do Đại hội VII, đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoànthành về cơ bản Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt cònchưa vững chắc” Đây là đánh giá tổng quát sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàndiện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VII Báo cáo Chính trị khẳng định đất nước
đã vượt qua một giai 21 đoạn thử thách gay go và đạt những thắng lợi nổi bật trên nhiềumặt
Đại hội đề ra 6 bài học chủ yếu sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, cùng với
đó là quan điểm về công nghiệp hoá trong thời kỳ mới gồm:
1 Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa phương hoá, đadạng hoá quan hệ đối ngoại Dựa vào nguồn lực trong nước chính là đi đôi với tranh thủtối đa nguồn lực bên ngoài
2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phầnkinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
3 Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững
Trang 244 Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Kết hợpcông nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở nhữngkhâu quyết định.
5 Lấy hiệu quả kinh tế làm chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn
dự án đầu tư và công nghệ
6 Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh Xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏicủa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là vấn đề có ý nghĩa quyếtđịnh hàng đầu
Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai của đất nướcvào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó mà việc xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới là một vấn đề có ý nghĩa quyết định thành công của cách mạng trên con đường đổi mới - Đảng phải tiếp tục sự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình, khắc phục cho được các biểu hiện tiêu cực và yếu kém Trong công tác xâydựng Đảng, phải thường xuyên nắm vững và tập trung làm tốt những điều cơ bản là: giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Phải nâng cao đồng thời củng
cố bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên, về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ để giúp nâng caosức chiến đấu của tổ chức cơ sở Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và các công tác kiểm tra cũng như kỷ luật của Đảng
Đồng thời, quan điểm chỉ đạo của Đảng về định hướng chiến lược phát triển khoahọc và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và tiếp thu những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, những tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đồng thời đi sâu nghiên cứu, tổng kết quá trình đổi mới đất nước Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng - an ninh Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm
Trang 25lực khoa học và công nghệ của nước nhà, từng bước hoàn thiện và phát triển nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam.
2.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2001-2006
2.2.1 Hoàn cảnh diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IX được diễn ra khi đất nước đã từng thực hiệncông cuộc Đổi mới, đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI Công cuộc đổi mới này đãđạt được những thành tựu vĩ đại, được đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tếủng hộ Trong bối cảnh lúc bấy giờ, cách mạng khoa học và công nghệ, nổi bật là côngnghệ thông tin và công nghệ sinh học đã có bước phát triển nhảy vọt, tạo ưu thế càng trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịchnhanh cơ cấu kinh tế và tạo điều kiện cho các lĩnh vực trong đời sống xã hội biến đổi sâusắc hơn Song song đó, tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng đi đôivới trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển Toàn cầu hoáđược đẩy mạnh hơn Đó cũng chính là xu thế khách quan, thu hút nước ngoài, bao trùmhầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, đồng thời tăng sức ép cạnh tranh và tuỳ thuộclẫn nhau giữa các nền kinh tế Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngàycàng sâu rộng cả trong kinh tế, văn hoá và bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm,thiên tai và các đại dịch
Sự đổi mới của nước ta sau 15 năm đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế
và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu Bên cạnh đó, còn có những tháchthức mà chúng ta cần phải phải đối phó: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trongkhu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng quan liêu, “diễnbiến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra
Chớp lấy cơ hội, chiến thắng và thuần phục khó khăn, phát triển mạnh mẽ trong thời
kỳ đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta Trong hoàn cảnh đó,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triểncủa đất nước trong những năm 2001- 2005 và 2001-2010
Đại hội IX của Đảng diễn ra từ ngày 19 đến ngày 22-04-2001 tại Hà Nội Tham dự
Trang 26Đại hội IX có sự hiện diện của 1.168 đại biểu, thay mặt cho hơn 2,2 triệu Đảng viên trongkhắp cả nước, 34 đoàn đại biểu quốc tế tham dự đại hội Đặc biệt, Đại hội xác định rõnhững nội dung cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh và đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ươngmới gồm 150 ủy viên, Bộ Chính trị có 15 đồng chí; đồng chí Nông Đức Mạnh đượcbầu làm Tổng Bí thư của Đảng Đại hội này diễn ra đầu thế kỷ XXI, mở đầu cho cáchmạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ
Sau ngày khủng bố 11-09-2001 ở Mỹ, một quốc gia lớn đã lợi dụng chống khủng bố
và can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước Khu vực Đông Nam Á, châu Á - TháiBình Dương trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động nhưng tiềm ẩn những nhân tốgây mất ổn định Sau 15 năm đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạothế và lực mới nhưng nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranhthấp Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm mà Đại hội VIII đề ra là 9-10%
đã không đạt Các nguy cơ mà Hội nghị giữ nhiệm kỳ của Đảng (01-1994) đã nêu ra vẫn
là những thách thức lớn của cách mạng nước ta
Hình ảnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
2.2.2 Nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Trang 27Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 nămthực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổimới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước tronghai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI Đại hội IX có nhiệm vụ kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng,
đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng ta ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc trongthời kỳ mới; sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới.Báo cáo Chính trị “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh côngnghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” đã trìnhbày 10 vấn đề:
Việt Nam trong thế kỷ XX và triển vọng trong thế kỷ XXI;
Tình hình đất nước 5 năm qua và những bài học chủ yếu của 15 năm đổi mới;
Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta;
Đường lối và chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng nền văn hoátiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
Tăng cường quốc phòng và an ninh;
Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân;
Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ,tăng cường pháp chế;
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củaĐảng
Đại hội IX khẳng định những kinh nghiệm, bài học đổi mới mà các Đại hội VI, VII,VIII của Đảng đã đúc rút vẫn có giá trị lớn, nhất là các bài học chủ yếu sau:
Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa