1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁP TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Nghiệp Hóa Gắn Với Hiện Đại Hóa; Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Gắn Với Phát Triển Kinh Tế Tri Thức
Tác giả Trần Lê Gia Hân, Lê Nguyễn Xuân Thanh, Lê Văn Thịnh, Huỳnh Quỳnh Như, Trần Vũ Tiến Anh, Nguyễn Minh Nhựt
Người hướng dẫn Th.S Lê Quang Chung
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 118,29 KB

Nội dung

Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...15 KẾT LUẬN...19 TÀI LIỆU THAM KHẢO...20 MỞ ĐẦU Công nghiệp hóa, hiện đạ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT 

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA;

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁP TRIỂN

KINH TẾ TRI THỨC

GVHD: Th.S Lê Quang Chung

Trần Lê Gia Hân 21132057 (T7 – 910)

Lê Nguyễn Xuân Thanh 21143128 (T7 – 910)

Lê Văn Thịnh 21143227 (T7 – 910) Huỳnh Quỳnh Như 21132151 (T5 – 910) Trần Vũ Tiến Anh 21132008 (T5 – 910) Nguyễn Minh Nhựt 21149164

Lớp thứ 3 – Tiết 1112

Mã lớp: LLCT220514_23

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 2

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Th.S Lê Quang Chung

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

4 Huỳnh Quỳnh Như - Chương 1 phần 1.1 Hoàn thành tốt

5 Trần Vũ Tiến Anh - Chương 1 phần 1.2 Hoàn thành tốt

6 Nguyễn Minh Nhựt - Chương 2 phần 2.1 Hoàn thành tốt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2 Chương 1 NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA, VÀ KINH TẾ TRI THỨC 3 1.1 Nhận thức lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3 1.2 Nhận thức lý luận về kinh tế tri thức 4 Chương 2 TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 6 2.1 Tính tất yếu của công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa 6 2.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 10 Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH

TẾ TRI THỨC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13 3.1 Thực trạng phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 13 3.2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 15 KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

MỞ ĐẦU

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình

Trang 5

độ mới Đối sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điềukiện làm tiền đề vật chất – kỹ thuật, công nghiệp hóa có nội dung, bước đi cụ thể, phùhợp Đối với Việt Nam khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và từ cuối thế kỉ XX đếnnay quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức là những vấn đề cómối quan hệ mật thiết, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của đất nước ta trongthời kỳ mới Nhận thức rõ điều này, Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã

khẳng định: “…Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” và vạch ra lộ trình rõ nét hơn “…Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại” Đối với Việt

Nam, kinh tế tri thức mở ra cơ hội lớn trong tiến trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, phát triển lực lượng sản xuất đi lên chủ nghĩa xã hội Nếu Việt Nam biết tậndụng cơ hội này, bắt kịp thời cơ thì có thể rút ngắn được khoảng cách tụt hậu với cácquốc gia phát triển trên thế giới Việc nghiên cứu khái niệm, đặc trưng và các yếu tốcốt lõi phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,thách thức đối với Việt Nam trước xu thế Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là hết sứccần thiết để có thể đề xuất những phương hướng và khuyến nghị thiết thực nhằm thúcđẩy nền kinh tế tri thức phát triển trong bối cảnh mới

Với mục đích phân tích những điểm nhấn trong quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là sự gắn kết chặt chẽ giữa côngnghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế tri thức, đồng thời làm rõ vai trò và đề xuất cácgiải pháp cụ thể của kinh tế tri thức trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa,góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế Vì vậy, nhóm tác

giả đã chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” làm tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 6

Chương 1 NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA,

VÀ KINH TẾ TRI THỨC 1.1 Nhận thức lý luận về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ cuối thế kỉ XVIII đến nay, trong lịch sử diễn ra nhiều loại công nghiệp hóakhác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.Các loại công nghiệp hóa này xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ làgiống nhau Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành và về sự chiphối của quan hệ sản xuất thống trị Công nghiệp hóa diễn ra ở các nước khác nhau,vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khácnhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau

Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hóa là quá trình biếnmột nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về côngnghiệp hóa và điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm

về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trìnhchuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lýkinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động với công nghiệp, phương tiện, phương pháptiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học côngnghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Trước đây, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào nông nghiệp Điều này có thểđáp ứng nhu cầu cơ bản trong một thời gian nhất định Nhưng khi dân số tăng, nhu cầu

về hàng hóa cũng tăng theo công nghiệp hoá chính là bước chuyển mình quan trọng,đưa đất nước từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp quy mô lớn nhưngchỉ sản xuất số lượng lớn thôi chưa đủ Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ViệtNam cần phải hiện đại hóa Hiện đại hóa tập trung vào việc nâng cao chất lượng sảnphẩm, tối ưu hóa quy trình sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp gia tăng năngsuất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, và quan trọng nhất là tạo ra những sảnphẩm đạt chuẩn quốc tế

Trang 7

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế Quá trìnhnày còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội Khi các ngành công nghiệp phát triển, nhucầu về nguồn nhân lực có trình độ cũng tăng cao Điều này thúc đẩy giáo dục đào tạo,giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Bên cạnh đó, công nghiệp hoá, hiệnđại hoá còn góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, hội nhập quốc tế, và củng cố vị thếcủa Việt Nam trên trường quốc tế Quy mô các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sảngiảm dần, nhường chỗ cho sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ Hàng loạt sản

phẩm " Made in Vietnam" có mặt khắp thế giới, từ dệt may, da giày đến điện tử, máy

móc Bên cạnh sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tác động đến hạ tầng cơ

sở Mạng lưới giao thông phát triển, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền Hệthống giáo dục, đào tạo được mở rộng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Cuộcsống người dân được cải thiện đáng kể với mức sống nâng cao, an sinh xã hội đượcđảm bảo

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáViệt Nam vẫn còn tồn tại những thách thức Những vấn đề đáng lưu tâm là nguy cơphụ thuộc vào sản xuất lắp ráp, gia công đơn giản, giá trị gia tăng thấp, tình trạng ônhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp gia tăng cũng là một thách thức cầngiải quyết Nhiều vùng nông thôn, miền núi vẫn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, giáodục, đào tạo, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao Để vượt quanhững thách thức, Việt Nam cần định hướng chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoátheo hướng bền vững Phát triển công nghiệp phải gắn liền với bảo vệ môi trường, chútrọng ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng Bên cạnh đó, cần tập trung đàotạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức.Nhận thức đầy đủ về thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam sẽ giúpchúng ta hoạch định chính sách, định hướng phát triển phù hợp Bằng những nỗ lựckhông ngừng, Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua thách thức, xây dựng nền kinh tếvững mạnh, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới

1.2 Nhận thức lý luận về kinh tế tri thức

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và nền kinh tế tri thức đang thống trị, ViệtNam đã có những nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của yếu tố này đối với sự pháttriển bền vững của đất nước Khác với nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên hay

Trang 8

lao động giá rẻ, Kinh tế Tri Thức lấy tri thức, kỹ năng và sự sáng tạo của con ngườilàm động lực phát triển Hãy tưởng tượng nền kinh tế như một “cỗ máy”, thì tri thứcchính là “nguồn nhiên liệu” giúp vận hành hiệu quả Trong thời đại bùng nổ công nghệthông tin, giá trị của một sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu thô mà cònphụ thuộc vào hàm lượng chất xám, khả năng đổi mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật Việt Nam xác định tri thức là nguồn lực nòng cốt trong thời đại mới Kiến thứckhoa học, công nghệ và kỹ năng sáng tạo được coi trọng hơn bao giờ hết Chúng đóngvai trò then chốt trong việc gia tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế Vì thế, ViệtNam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức Mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ dựa vào tài nguyên sang dựa vàotri thức Điều này thể hiện qua việc khuyến khích nghiên cứu khoa học, đổi mới sángtạo, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao Bằng cách này, Việt Nam

có thể sản xuất ra những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, đáp ứng nhu cầu ngàycàng đa dạng và phức tạp của thị trường, đồng thời nhấn mạnh vai trò của giáo dục vàđào tạo trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho kinh tế tri thức Bên cạnh việcnâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh giáo dục đạihọc, đào tạo nghề, khuyến khích học tập suốt đời Mục tiêu là tạo ra nguồn nhân lựcchất lượng cao, có khả năng thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của khoa học

kỹ thuật Việt Nam xác định hội nhập quốc tế là con đường quan trọng để tiếp cận trithức tiên tiến trên thế giới Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại, hợptác nghiên cứu khoa học với các quốc gia khác Điều này giúp Việt Nam học hỏi kinhnghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ, từ đó rút ngắn thời gian pháttriển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế tri thức toàn cầu

Mặc dù đã có những nhận thức đúng đắn về kinh tế tri thức, Việt Nam vẫn cònphải đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng giáo dục chưa đồng đều, thiếu hụtnguồn nhân lực chất lượng cao, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa phát triển mạnh Đểkhắc phục những thách thức này, Việt Nam đang tập trung vào việc cải cách giáo dục,xây dựng môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài trong và ngoàinước

Trang 9

Chương 2 TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TRI THỨC 2.1 Tính tất yếu của công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa

Công nghiệp hóa hiện đại hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi căn bản, toàndiện các hoạt động kinh tế - xã hội, chuyển từ sử dụng sức lao động thủ công sang sửdụng lao động đã qua đào tạo trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ, góp phần nângcao năng suất lao động xã hội Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem làmột quy luật kinh tế phổ biến và mang tính tất yếu khách quan Tính tất yếu của côngnghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam được thể hiện rõ nét, xuất phát từ 4 nguyên nhânchủ yếu, bao gồm:

Quy luật phổ biến của sự phát triển

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượngsản xuất tiến tới phát triển mạnh mẽ nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển lực lượng sản xuất đượcchỉ rõ ở những nội dung sau:

- Cơ khí hóa nền sản xuất xã hội:

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động mạnh mẽ tới nền sản xuất củamỗi quốc gia Nó thay đổi về chất của nền sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từsản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Đồng thời chuyển biến nền sảnxuất thủ công sang sản xuất cơ khí dựa vào tiến bộ của khoa học – công nghệ

- Áp dụng thành tựu khoa học – công nghệ:

Sự ra đời của những thành tựu khoa học kỹ thuật là kết quả tất yếu của quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đây, nhân loại vận dụng những thành tựu này phục

vụ trong sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển nhanh chóng nềnkinh tế Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cơ hội để các nước đang phát triểnnhư Việt Nam tiếp cận và chuyển giao khoa học – công nghệ ở trình độ tiên tiến.Muốn phát triển nhanh chóng về mọi mặt không có cách nào khác là phải dựa vàonhững thành tựu khoa học hiện đại

Trang 10

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cũng chính điều này là tiền đề để xây dựngnguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, có tay nghề thành thạo, chủ động, sángtạo và nắm vững công nghệ

- Chuyển dịch cơ cấu lao động:

Khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, ngoài chuyển dịch cơ cấu nền kinh

tế thì cơ cấu lao động cũng chuyển biến theo hướng tích cực Nguồn lao động chuyển

từ khu vực sử dụng nhiều lao động chân tay sang lĩnh vực gắn liền với kinh tế tri thức

- Nâng cao chất lượng cuộc sống:

Công nghiệp hóa hiện đại hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng, năngsuất lao động tăng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập Bên cạnh đó người dân có cơhội hưởng phúc lợi xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế…

- Ổn định chính trị - xã hội:

Công nghiệp hóa hiện đại hóa còn là yêu cầu khách quan trong quá trình xâydựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong đó, củng cố quốcphòng an ninh, giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là mục tiêu hàng đầu

Yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là con đường vững chắc đểViệt Nam xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đây làmột tiến trình lâu dài và là quy luật mang tính tất yếu của của công nghiệp hóa xã hộichủ nghĩa

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật:

Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất

do con người tạo ra để tiến hành sản xuất Nó là mặt chủ đạo của sản xuất, thể hiệntrình độ chinh phục tự nhiên của nhân loại theo dòng chảy lịch sử

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội bao gồm toàn bộ yếu tố vật chất củalực lượng lượng sản xuất do con người tạo ra thích ứng với trình độ phát triển khoahọc công nghệ hiện đại để tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Trang 11

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội mang tính kế thừa:

Quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội kế thừa cơ sở vật chất - kỹ thuật có sẵn củachủ nghĩa tư bản Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội cần một cuộc cách mạng tái kiếnthiết quan hệ sản xuất ở trình độ cao, vận dụng những tiến bộ của khoa học – côngnghệ hiện đại, đổi mới nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật là động lực phát triển đất nước:

Việt Nam là đất nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ quagiai đoạn tư bản chủ nghĩa Chính vì thế tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là điều tất yếu

Yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đưa Việt Nam phát triển nhanh chóng,tiến tới thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới về kinh tế, khoa học – công nghệ,giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác Đó là cơ hội để nước ta hội nhập sâu rộng, chuyểngiao công nghệ, tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia

- Kết quả đạt được:

Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nướcđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã từng bước rút ngắn khoảng cách tụt hậu sovới thế giới:

Tăng trưởng kinh tế: Từ một nước có nền kinh tế chậm phát triển với tổng GDP

đạt 14,1 tỷ USD năm 1985, quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt 343 tỷ USDvới mức độ tăng trưởng 2,41% thuộc top đầu thế giới Kết quả này đưa Việt Nam trởthành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư tại khu vực Đông NamÁ

Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao.

Năm 2020, GDP đầu người đạt 2786 USD/ người và GDP – PPP đạt 8651 USD/người.Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao gấp hơn 30 lần giai đoạn 1986 –

1990, đưa Việt Nam thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, lên nhóm nước có thunhập trung bình

Trang 12

Cơ cấu sản xuất: Nền kinh tế Việt Nam chuyển biến nhanh chóng từ nền sản

xuất nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại gắn với tri thức Giátrị sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế Tỷ trọngnông - lâm - ngư nghiệp giảm nhanh từ 38,06% năm 1986 xuống còn 14,85% năm

2020 Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, giai đoạn 1986 - 2020,công nghiệp tăng từ 28,88% lên 33,72%, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 33,06% lên 41,63%.Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp

Chất lượng nguồn nhân lực: Việt Nam áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào

trong sản xuất và đời sống Trình độ dân trí được nâng cao, tỷ lệ người biết chữ năm

2020 đạt 97,85% thuộc nhóm cao nhất thế giới Năm 2020, 68,17 triệu người dân ViệtNam sử dụng internet Tỷ lệ sử dụng internet tại Việt Nam cao hơn mức trung bình củakhu vực, đạt 83,7%, gần ngang bằng các quốc gia phát triển

Yêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa còn xuất phát từyêu cầu tạo ra năng suất lao động xã hội cao Sự phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuậtđảm bảo sự phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất Tiến hànhcông nghiệp hóa hiện đại hóa tạo ra hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa

xã hội, là tiền đề thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với tính chất và trình độcủa lực lượng sản xuất Cụ thể:

- Phát triển lực lượng sản xuất:

Cơ sở vật chất - kỹ thuật xã hội chủ nghĩa thay đổi chất của nền sản xuất, nângcao năng suất lao động, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển khoa học – kỹ thuật, hìnhthành ý thức xã hội mới

- Hoàn thiện quan hệ sản xuất:

Công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuấtphù hợp với yêu cầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hoàn thiện quan hệ sảnxuất tiến tới củng cố và nâng cao vị thế của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trongtoàn bộ nền kinh tế quốc dân gắn với yếu tố tri thức

- Đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất lực lượng sản xuất:

Ngày đăng: 13/05/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w