1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUAN điểm của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM về CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN đại HOÁ; CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN đại HOÁ gắn với PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC

22 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 204,51 KB

Nội dung

HCMKHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT  MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ; CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT



MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ; CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT

TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

GVHD: Ths Lê Quang Chung

Lớp thứ 4 - Tiết 1-2

Mã lớp: LLCT220514_03CLC

Tp Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2023

Trang 2

ĐIỂM SỐ

TIÊU CHÍ NỘI DUNG TRÌNH BÀY TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Lê Quang Chung

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ

TỰ HỌ TÊN NHIỆM VỤ KẾT QUẢ KÝ TÊN

1 Ngô Trương Hoàng

Ngọc Nội dung Mở đầu Hoàn thành tốt

2 Nguyễn Hoàng

Hồng Quân Nội dung Chương 1 Hoàn thành tốt

3 Lê Thị Mộng Trúc Nội dung Chương 2 Hoàn thành tốt

4 Trần Hữu Nam Nội dung Chương 3 Hoàn thành tốt

5 Nguyễn Phạm

Thanh Tú Nội dung Kết luận Hoàn thành tốt

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

6 Kết cấu của tiểu luận 3

Chương 1: KHÁI NIỆM CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ KINH TẾ TRI THỨC 4

1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4

2 Khái niệm kinh tế tri thức 5

Chương 2: TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC 7

1 Công nghiệp hóa cần phải gắn với hiện đại hóa 7

2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức 9

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công nghiệp hoá hiện đại hoá là quá trình biến một nền kinh tế lạc hậu, sử dụnglao động thủ công sang một cơ cấu công nghiệp hiện đại dựa trên máy móc và tạo ranăng suất cao hơn Hiện đại hoá là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt được trìnhđộ công nghiệp ngày càng tiên tiến, hiện đại Trên thế giới lịch sử công nghiệp hoá,hiện đại hoá đã có một tuổi đời khá dài, từ cuộc cách mạng nông nghiệp sau đó đến thế

kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện Với Việt Nam, Đảng ta đã xác địnhrằng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện cáchoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng laođộng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với côngnghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của côngnghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một nhanhchóng, để tránh bị tụt hậu và phát triển thì đi nhanh vào nền kinh tế tri thức là mộtbước đi tất yếu, khách quan và phù hợp với quy luật chung “Kinh tế tri thức là nềnkinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhấtđối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống”

Việc tiếp cận với công nghiệp hoá hiện đại hoá muộn hơn so với bạn bè quốc tế,

vì thế nước ta cần rút ngắn thời gian, học hỏi, rút ra kinh nghiệm và tạo ra những bướcnhảy vọt Cầm nắm rõ khai thác tốt các điểm mạnh và yếu để hướng tới nền kinh tế trithức theo phương châm tăng tốc, đi tắt, lối mòn Đại hội X của Đảng ta cũng chỉ rõ :

“Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta

để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọngcủa nền kinh tế và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phát triển mạnh các ngành

và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp sử dụngnguồn vốn của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”

Trong quá trình xây dựng và phát triển đương nhiên những khó khăn và vất vả,nhưng để có một hướng đi chuẩn xác của sự lãnh đạo Đảng và Nhà nước đó là lý do

Trang 7

nhóm quyết định chọn đề tài: “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về côngnghiệp hoá hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế trithức” để tiến hành tìm hiểu và làm bài kết thúc môn học “Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được những mục đích trong quá trình thực hiện tiểu luận nhóm cần có cácnhiệm vụ sau:

- Trình bày hệ thống các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong quátrình công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức

- Trình bày hoàn cảnh và lịch sử hình thành của công nghiệp hóa gắn với hiện đạihóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam

và quốc tế

- Rút ra những thành tựu và giải pháp cho quá trình công nghiệp hóa gắn với hiệnđại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức trong giaiđoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về quan niệm công công nghiệphóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế trithức, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của quá trình phát triển kinh

tế tri thức

Phạm vi nghiên cứu:

2

Trang 8

Tiểu luận tập trung nghiên cứu quan niệm công nghiệp hoá hiện đại hoá và kinh

tế tri thức ở Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Tiểu luận nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa của Đảng Cộng sản Việt Namdựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm đã tập trung sử dụng phương pháp lịch

sử và phương pháp logic Ngoài ra, nhóm sử dụng thêm phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch và phương pháp so sánh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

- Tiểu luận góp phần làm rõ quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về côngnghiệp hoá hiện đại hoá; công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế trithức

- Tiểu luận góp phần nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao quá trình phát triểnkinh tế tri thức trong giai đoạn hiện nay

6 Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận bao gồm phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo và:

Chương 1: Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế tri thức

Chương 2: Tính tất yếu của công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệphóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình phát triển kinh tế trithức

Trang 9

Chương 1 KHÁI NIỆM CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ KINH TẾ TRI THỨC

1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạtđộng sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cáchphổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.Còn hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoahọc và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàquản lý kinh tế xã hội

Theo Nghị quyết Trung ương khóa VII của Đảng Cộng sản Việt Nam Côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sảnxuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công

là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện,phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoahọc công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao

Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động

xã hội, thúc đẩy sự tang trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm,tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân

- Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xãhội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa lao động, giữa nông dân và tríthức

- Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa

và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc

- Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợpvới chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninhquốc gia

Ý nghĩa của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm tăngnăng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên Từ đó sẽ góp

4

Trang 10

phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một phần quyếtđịnh tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng cố vàtăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước Nhờ đó con người sẽ được phát triển mộtcách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội

- Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng

và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹthuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và

xã hội trong đất nước ngày càng phát triển hơn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đượcxem là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế một cáchhợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao, củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạotrong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

2 Khái niệm kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là một mô hình kinh tế dựa trên sự phát triển và ứng dụng tri thức

để tạo ra giá trị kinh tế Nó chú trọng vào việc tăng cường khả năng sáng tạo, nghiêncứu, phát triển công nghệ và quản lý tri thức Dưới đây là những chi tiết về kinh tế trithức:

Sản phẩm chủ yếu của kinh tế tri thức là tri thức và các dịch vụ liên quan đến trithức, như dịch vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ

Kinh tế tri thức tập trung vào việc tăng cường năng suất lao động bằng cách cảithiện chất lượng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đồng thời tăng cường sựsáng tạo và nghiên cứu phát triển

Kinh tế tri thức có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, tổ chức, các nhàkhoa học, chuyên gia và các cơ quan chính phủ Nó tạo ra một môi trường động lực,khuyến khích sự hợp tác giữa các đối tác, giúp tăng tốc độ phát triển và nâng cao chấtlượng sản phẩm và dịch vụ

Kinh tế tri thức tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế dựa trên tri thức,như các ngành công nghệ thông tin, khoa học, công nghệ sinh học, y tế và giáo dục

Trang 11

Các ngành này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng, đồng thời đem lại giá trị cao hơn sovới các ngành kinh tế truyền thống.

Kinh tế tri thức đòi hỏi sự đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồnnhân lực có trình độ cao, cơ sở hạ tầng và quản lý tri thức Việc đầu tư này đem lại lợiích dài hạn cho sự phát triển của kinh tế và xã hội

Kinh tế tri thức có thể tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp, đồng thờicũng đem lại những thách thức, bởi vì các doanh nghiệp phải thích nghi với sự thayđổi nhanh chóng của công nghệ

6

Trang 12

Chương 2 TÍNH TẤT YẾU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA GẮN VỚI HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

TRI THỨC

1 Công nghiệp hóa cần phải gắn với hiện đại hóa

Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII (1994) của Đảngchính thức đưa ra định nghĩa về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: “Công nghiệphóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuấtkinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện vàphương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là một quy luật kinh tế phổbiến và mang tính tất yếu khách quan

Từ yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Mỗi phương thức sản xuất có 1 cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng, cơ sở vậtchất - kỹ thuật của nghĩa nghĩa xã hội là nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu kinh tếhợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đạiđược hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Theo đó các nước đi lên chủ nghĩa xã hội phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của

xã hội mới là một tất yếu khách quan

Giúp đảm bảo và thúc đẩy những thay đổi trong nền sản xuất xã hội, tăng năngsuất lao động và tăng khả năng kiểm soát của con người đối với tự nhiên Từ đó thúcđẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân và là một phần tất yếu củathắng lợi của chủ nghĩa xã hội

Đối với các nước chưa trải qua phát triển tư bản chủ nghĩa như nước Việt Nam ta

là nước có nền kinh tế kém, phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải tiếnhành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Việc áp dụngcông nghiệp hóa vào các mặt của đất nước ta gọi đó là hiện đại hóa, do đó công nghiệphóa phải gắn liền với hiện đại hóa

Từ yêu cầu xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa

Trang 13

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa quyết định thắng lợi của việcxây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta vì vậy phải củng cố và tăng cường địa vị chủ đạocủa quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế.

Theo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất Lực lương sản xuất quyết định đến sự ra đời, tồn tại và biến đổi củaquan hệ sản xuất Quan hệ sản xuất là tác nhân to lớn thúc đẩy hoặc kìm hãm sự pháttriển của lực lượng sản xuất Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằmtạo ra lực lượng sản xuất phát triển với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ; phù hợpvới trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; khai thác hiệu quả mọi nguồn lực đểphát triển kinh tế xã hội dựa trên những cơ sở của thành tựu khoa học công nghệ mới,hiện đại Đồng thời phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa

Đối với nước Việt Nam ta muốn phát triển kinh tế - xã hội không ngừng thì Đảng

và Nhà nước phải luôn bám sát tình hình sản xuất kinh doanh, điều chỉnh kịp thờinhững vấn đề không phù hợp của quan hệ sản xuất, tiếp tục củng cố và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,phát triển lực lượng sản xuất phải đảm bảo sự phù hợp trên cả 3 mặt của quan hệ sảnxuất là: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất; quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phânphối, trao đổi Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 đến nay), cơ sở vật chất - kỹ thuật bướcđầu được tăng cường

Từ tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, gópphần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; củng cố an ninh,quốc phòng; khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khuvực và cả thế giới; nâng cao khả năng hợp tác quốc tế, thực hiện mục tiêu “Dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao dầntính độc lập, tự chủ của nền kinh tế Đồng thời thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa các

8

Ngày đăng: 09/05/2023, 10:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w