quan điểm của đảng cộng sản việt nam về công nghiệp hóa hiện đại hóa là con đường tất yếu đưa việt nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

31 0 0
quan điểm của đảng cộng sản việt nam về công nghiệp hóa hiện đại hóa là con đường tất yếu đưa việt nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

  

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMVỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LÀCON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐƯA VIỆT NAM TRỞTHÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

Trang 2

XHXN: Xã hội chủ nghĩa

NQ/TW: Nghị quyết Trung ương BCHTW: Ban chấp hành Trung ương

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 3

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3

1.2 Tầm quan trọng và vai trò của CNH, HĐH 3

1.3 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4

Chương 2: CNH, HĐH LÀ CON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐỂ ĐƯA VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 5

2.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới 5

2.1.1 Bối cảnh thế giới 5

2.1.2 Bối cảnh Việt Nam 5

2.2 CNH, HĐH là con đường tất yếu để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 6

2.2.1 CNH, HĐH thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam 6

2.2.2 CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển xã hội Việt Nam 10

2.2.3 CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục Việt Nam 11

2.2.4 CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển công nghệ, kỹ thuật Việt Nam 15

Chương 3: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐỂ ĐƯA VIỆT NAM TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI 18

3.1 Thực trạng CNH, HĐH ảnh hưởng đến sinh viên Việt Nam 18

Trang 4

3.2 Vai trò và nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam trong công cuộc thực hiện CNH, HĐH để đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại 20 KẾT LUẬN 22

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế ngày càng gia tăng, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa, đa dạng hóa và hiện đại hóa đã trở thành mục tiêu quan trọng và cần thiết cho nhiều quốc gia trên thế giới Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, việc chọn lựa con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu không ngừng nghỉ của thị trường kinh tế toàn cầu và đưa đất nước trở thành một nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại.

Lựa chọn đề tài này được thực hiện dựa trên nhận thức sâu sắc về vai trò quyết định của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong việc tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế, từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng cường xuất khẩu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Đồng thời, việc phát triển công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ đói nghèo và giảm bớt bất bình đẳng trong cộng đồng Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học -công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng em đã chọn đề tài: “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa Việt Nam thành nước Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nắm rõ được định nghĩa và biết được vai trò, tầm quan trọng của công nghiệp hóa và hiện đại hóa Phân tích được tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong lịch sử loài người Chỉ ra được các yếu tố tác động đến công nghiệp hóa và hiện đại hóa Từ đó đưa ra được kết luận con đường tất yếu để đưa Việt Nam thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trang 6

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tốt nhất có thể nhóm em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp nguyên cứu tài liệu: dùng các phương pháp tìm tòi, thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như giáo trình, sách báo hoặc nguồn từ internet, mạng xã hội để nắm rõ các cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

-Phương pháp quan sát thực tiễn: liên tục quan sát tình hình vi phạm pháp luật giao thông đường bộ hiện nay ở nước ta để từ đó có cái nhìn chung để nêu ra thực trạng vi phạm một cách chân thực, khách quan nhất có thể.

-Phương pháp tổng hợp, logic: sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích, phân tích tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ nước ta để từ đó thấy được nguyên nhân, đưa ra các giải pháp rồi tổng hợp lại một cách rõ ràng, hợp lý.

Trang 7

NỘI DUNG

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠIHÓA

1.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hiểu đơn giản về công nghiệp hóa là quá trình chuyển hầu hết các hoạt động sản xuất sử dụng lao động thủ công truyền thống sang sử dụng rộng rãi lao động phổ thông dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa.

Ngoài ra, công nghiệp hóa vẫn có thể hiểu là quá trình tỷ lệ công nghiệp trong một lĩnh vực kinh tế hoặc nền kinh tế tiếp tục gia tăng ở tất cả các thành phần kinh tế Tỷ lệ này bao gồm năng lượng lao động, giá trị gia tăng, năng suất lao động

Nói cách khác, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội của một xã hội nền kinh tế có mức độ tập trung vốn thấp (xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp.

Hiện đại hóa có thể hiểu là ứng dụng các thiết bị hiện đại, thành phần khoa học, công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý kinh tế, xã hội.

Đó là việc từ sử dụng sức lao động thủ công của con người sang sử dụng sức lao động phổ thông được ứng dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại.

Đây là thuật ngữ khuyên diễn tả quá trình cải tiến khi khoa học công nghệ phát triển phát triển và được con người sử dụng một cách khéo léo Kể từ đó, xã hội đã phát triển với tốc độ chưa từng có trong lịch sử.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự biến đổi căn bản, toàn diện trong hầu hết các hoạt động sản xuất từ sử dụng lao động chân tay cơ bản đến sử dụng rộng rãi lao động phổ thông và ứng dụng các thành phần công nghệ, nâng cao năng suất lao động xã hội theo hướng đổi mới, hiện đại.

1.2 Tầm quan trọng và vai trò của CNH, HĐH

Giúp đảm bảo và thúc đẩy những thay đổi trong nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động và tăng khả năng kiểm soát của con người đối với tự nhiên Công nghiệp hóa tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp, từ những người làm chuyên môn đến lao động không chuyên môn Điều này giúp giảm tình trạng thất

Trang 8

nghiệp và tăng cường thu nhập cho cộng đồng Từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân và là một phần tất yếu của thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để củng cố và tăng cường vị thế của nền kinh tế đất nước Nhờ đó, con người phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội.

Giúp khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng, đạt trình độ tiên tiến, hiện đại Bổ sung lực lượng vật chất, kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện bảo đảm cho đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước ngày càng phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được coi là nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.3 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trước công nghiệp, mức sống ở hầu hết các xã hội đều không cao, hầu hết đều tập trung vào sản xuất các mặt hàng cơ bản, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, thủ công Mức thu nhập của người dân còn thấp Chỉ tồn tại một số trung tâm sản xuất thủ công Nạn đói thường xuyên xảy ra Ví dụ châu Âu thời Trung cổ, 80% lao động nông nghiệp tự cung tự cấp Song, cũng có một số nền kinh tế tiền công nghiệp phát triển các hoạt động thương mại và trao đổi các sản phẩm nông nghiệp như Hà Lan, Anh trong thế kỷ 17 và 18, các thành bang của Ý vào thế kỷ 15, Hy Lạp cổ đại, La Mã và một số quốc gia khác.

Các quốc gia sau công nghiệp có sự thay đổi rõ rệt Điển hình như Anh là quốc gia đầu tiên đạt được công nghiệp hóa Đây cũng là nơi khai sinh ra cuộc Cách mạng công nghiệp, thành phố công nghiệp đầu tiên trên thế giới là Manchester Sau cách mạng công nghiệp, nước Anh nửa đầu thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều vùng công nghiệp mới bao trùm hết cả nước, có 14 thành phố trên 50.000 dân, mạng lưới đường sắt rộng lớn nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp Cách mạng công nghiệp ở Anh sau cũng ảnh hưởng và lan rộng trên khắp thế giới, làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản Từ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ thủ công, được thay thế bằng máy móc, công nghệ Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao động được nâng cao nhanh chóng Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng nhanh hơn, hình thành các trung tâm công nghiệp lớn, thu hút nhiều lao động mức thu nhập của người dân tăng mạnh Từ đó, kéo theo sự phát triển

Trang 9

mạnh mẽ của nhiều ngành nghề khác, tạo lực lượng sản xuất mới, tạo điều kiện củng cố quan hệ sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ công nhân, nông dân, trí thức.

Như vậy, cùng với cách mạng công nghiệp, quá trình chuyển đổi công nghiệp hóa hiện đại hóa mang tính tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới.

Chương 2: CNH, HĐH LÀ CON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐỂ ĐƯA VIỆT NAM TRỞTHÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

2.1 Bối cảnh lịch sử thời kỳ đổi mới2.1.1 Bối cảnh thế giới

Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt, ảnh hưởng phần nhiều đối với các đường lối đối ngoại trong thời kỳ trước đổi mới của Việt Nam Cách mạng khoa học công nghệ từ thập niên 70 của thế kỷ XX đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển một cách nhanh chóng Trên thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa – mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực, các quốc gia dân tộc ngày càng tăng lên mạnh mẽ Xuất hiện hai trung tâm lớn của kinh tế thế giới là EU và Nhật Bản Xu thế chạy đua kinh tế đã dẫn đến cục diện hòa hoãn giữa các nước lớn Sau thắng lợi của Việt Nam (1975), hệ thống XHCN mở rộng, phong trào độc lập dân tộc, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh Cuối 80, đầu 90, hệ thống các nước XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã do sự phá hoại của các thế lực thù địch Từ giữa thập kỷ 1970, tình hình kinh tế ở các nước XHCN trì trệ và mất ổn định Hiệp ước “ thân thiện và hợp tác Đông Nam Á” (Hiệp ước Ba li) được kí kết tháng 2 năm 1976 đã mở ra cục diện hòa bình, hợp tác trong khu vực

2.1.2 Bối cảnh Việt Nam

Sau thắng lợi hoàn toàn của kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975, hòa bình được lập lại, đất nước được thống nhất về mặt lãnh thổ, đi lên chủ nghĩa xã hội Đất nước ta hoàn toàn bước sang một trang mới, bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển đất nước Tuy nhiên, tại thời điểm này, Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn.

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân, tàn dư để lại sau cuộc chiến quá lớn Cuộc chiến đã tàn phá nặng nề cả cơ sở vật chất lẫn các giá trị khác, sản xuất nhỏ còn phổ biến, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Bên cạnh đó những tàn dư của chế độ thưc dân

Trang 10

vẫn còn đọng lại Hệ thống kinh tế tập trung, bao cấp, nền kinh tế lạc hậu dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, không đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường, khủng hoảng kinh tế, tài chính, văn hóa giáo dục kém phát triển Chế độ chính trị non nớt chưa hoàn thiện

Trái với những khó khăn đang đối mặt thì tình hình các nước trên thế giới đang phát triển một cách vượt bậc Như vậy để khôi phục và phát triển đất nước, đuổi kịp các quốc gia khác thì Đảng và nhân dân Việt Nam phải có các đường lối, chính sách đổi mới chi tiết, dứt khoát và kịp thời Công cuộc đổi mới 1986 là tất yếu của bối cảnh lịch sử nước ta và thế giới lúc bấy giờ.

2.2 CNH, HĐH là con đường tất yếu để đưa Việt Nam trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại

2.2.1 CNH, HĐH thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam

 Về công nghiệp:

Trước công nghiệp hóa – hiện đại hóa, do ảnh hưởng và hậu quả chiến tranh, Việt Nam là một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn, kém phát triển và rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp của Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp vào GDP cả nước, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhấn mạnh tại hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận-thực tiễn cốt yếu về công nghiệp hoá-hiện đại hoá trong quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam”: “Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sự hội nhập ngày càng sâu rộng và toàn diện của nền kinh tế đất nước vào kinh tế toàn cầu đã mang lại cho chúng ta những cơ hội vô cùng to lớn nhưng cũng xen lẫn nhiều thách thức không hề nhỏ” Sau đổi mới, Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, vị thế của Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện.

Việt Nam từ một quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO Theo đó, trong giai đoạn 1990-2018 đã tăng 50 bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng

Trang 11

nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN và đã tiệm cận vị trí thứ 5 của Philipphin (chỉ thua 0.001 điểm), tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối.

Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, ngành công nghiệp cũng là ngành đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018

Cùng với đó, sản xuất công nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2017, giá trị gia tăng công nghiệp tăng bình quân 6,79%/năm

Ngành công nghiệp là ngành có năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong GDP tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28,55% năm 2019

Công nghiệp trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao; cơ cấu sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực Trong giai đoạn 2006 – 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần, chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng Nhiều mặt hàng công nghiệp như da – giày, dệt may, điện tử có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới, có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới như dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu)

Phát triển công nghiệp đã góp phần tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ngày càng tăng về số lượng Bình quân mỗi năm, ngành công nghiệp tạo thêm khoảng 300.000 việc làm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định những thành tựu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã góp phần quan trọng làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ

Trang 12

lệ đói nghèo giảm, chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được giữ vững, nâng cao tiềm lực và vị thế quốc tế của đất nước.

 Về nông – lâm – ngư – nghiệp:

Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại gắn liênf với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn

Với mục tiêu tổng quát và lâu dài của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là xây dựng một nền sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển ngày càng hiện đại, Đảng ta đã đưa ra những chủ trương và giải pháp lớn sau:

- Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;

- Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn;

- Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội và phát triển nguồn nhân lực;

- Các giải pháp về quy hoạch, khoa học – công nghệ, đất đai, tài chính, tín dụng, lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế.

Xét tổng quát, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn những năm qua bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn; huy động sự tham gia chủ động, rộng rãi và có hiệu quả của mọi lực lượng trong xã hội vào phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn;

- Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh thay thế cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp của những người tiểu nông;

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống vật chất – văn hóa của dân cư, có thuần phong mỹ tục, lối sống với bản sắc nông thôn được hài hòa với nền văn minh công nghiệp và văn minh trí tuệ và môi trường sinh thái trong lành.

Trang 13

- Xây dựng con người mới ở nông thôn bảo đảm được các yêu cầu: có tri thức làm chủ quá trình hoạt động của mình; có tính cộng đồng cao; năng động đổi mới và tiếp thu cái mới; tư duy, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của người dân nông thôn…

Những bước tiến nổi bật trong ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-ngư nghiệp:

Nhờ công nghiệp chế biến, nông sản tăng trưởng mạnh, các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 8-10%/năm; góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông nghiệp Từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp, Việt Nam đã tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho hơn 300.000 lao động nông thôn, đồng thời đưa nông nghiệp khu vực phía Bắc hội nhập thành công với thị trường thế giới.

Việt Nam hiện đã có hơn 90% số máy xay xát lúa, đánh bóng gạo, có công suất 4 - 48 tấn/giờ; máy sấy công suất 30 - 200 tấn/mẻ, do doanh nghiệp trong nước chế tạo đạt trình độ công nghệ tiên tiến; không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước ASEAN, châu Mỹ, châu Phi…

Ngành Lâm nghiệp kịp thời tham mưu Bộ NN-PTNT ban hành và trình Chính phủ nhiều văn bản, cụ thể hóa các quy định của pháp luật về lâm nghiệp Các văn bản luôn đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát triển rừng Qua đó đã góp phần quan trọng đạt được các thành tựu đó là:

Về nghiên cứu khoa học, từ năm 1994 đến nay, ngành lâm nghiệp được công nhận 216 giống mới và vườn trồng các loài cây chủ lực như keo, bạch đàn, tràm, thông, mắc ca, sa nhân Ngành cũng nghiên cứu, chế tạo công cụ, thiết bị cơ giới hóa các khâu sản xuất của lâm nghiệp, nghiên cứu công nghệ biến tính gỗ, tạo vật liệu mới từ gỗ rừng trồng thành các vật liệu phụ trợ phục vụ chế biến, nghiên cứu công nghệ bảo quản gỗ, chế biến gỗ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

Ứng dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cũng được ngành lâm nghiệp triển khai trong công tác điều tra, quy hoạch rừng Việc sử dụng ảnh vệ tinh và ứng dụng công nghệ GIS giúp việc giám sát công tác giao đất, giao rừng đạt hiệu quả cao.

Từ những chính sách phát triển thủy sản, ngư dân trong tỉnh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cải hoán, đóng mới tàu thuyền công suất lớn, nâng cao năng lực khai thác

Trang 14

xa bờ Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 1.290 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên tham gia khai thác hải sản ở các vùng biển khơi xa Hình thức tổ chức khai thác trên biển được cơ cấu lại theo hướng liên kết các tổ, nhóm, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ như trước đây Nhiều tàu cá khai thác hải sản xa bờ đã chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, như: Ứng dụng máy dò cá Sona cho nghề lưới vây, lưới kéo; đèn LED trong nghề chụp mực; trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa VX1700 kết nối định vị vệ tinh; trang bị hầm bảo quản sản phẩm cách nhiệt bằng vật liệu PU Vì vậy sản lượng khai thác không ngừng tăng qua các năm, từ 100.258 tấn năm 2016 tăng lên 125.340 tấn năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,45%/năm Trong 4 tháng năm 2021, sản lượng khai thác đạt 43.466 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020 Ngoài các chính sách và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại trong nuôi trong thủy sản cũng đem lại những thành tựu đáng kể và thúc đẩy sản lượng.

2.2.2 CNH, HĐH thúc đẩy sự phát triển xã hội Việt Nam

CNH, HĐH đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao, cải thiện chất lượng tăng trưởng, đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của nước ta là 6,0%/năm, cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển Riêng 9 tháng đầu năm 2022, mặc dù kinh tế thế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng thấp, nhưng kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn phát triển ổn định, vượt và đạt 14/15 chỉ tiêu đề ra, tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 8,0% Quy mô GDP nước ta năm 2020 tăng 1,4 lần so với năm 2015, đạt khoảng 271,2 tỷ USD (theo đánh giá lại, đạt khoảng 343,2 tỷ USD), thu nhập bình quân đầu người đạt 2.779 USD, gấp 1,3 lần năm 2015(3) Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP bình quân cả giai đoạn 2011 - 2020 đạt 39,0% Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 là 5,8%/năm Hiệu quả đầu tư được nâng lên; hệ số ICOR giảm từ gần 6,3 giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 6,1 giai đoạn 2016 - 2019.

Trang 15

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực kỹ thuật số làm cho dữ liệu, thông tin trở thành dữ liệu đầu vào của hầu hết các ngành, lĩnh vực; tạo ra phương thức sản xuất mới, nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, vì vậy, dường như không có giới hạn Sự giao thoa, hội tụ các lĩnh vực công nghệ cao sẽ xóa mờ dần ranh giới giữa các ngành kinh tế, giữa các khâu, quy trình sản xuất Công nghiệp hóa, HĐH trong bối cảnh CN 4.0 không chỉ là hiện đại hóa máy móc, công nghệ, mà còn là đổi mới, thông minh hóa quá trình sản xuất; cá thể hóa sản phẩm, đòi hỏi phải chú trọng nâng cao nội lực, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu cho cả nền kinh tế và mỗi doanh nghiệp.

Mục tiêu tổng quát của CNH, HĐH đến năm 2030 của nước ta là: Hoàn thành các tiêu chí của nước công nghiệp, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng cao Xây dựng được nền công nghiệp quốc gia hiện đại, vững mạnh, từng bước làm chủ được công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên; nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ tiên tiến; các ngành dịch vụ được cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao, hình thành được nhiều ngành dịch vụ mới, có giá trị gia tăng cao.

Nội dung cốt lõi của CNH, HĐH đất nước đến năm 2030 là: Thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của CN 4.0 để tạo nên sự bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, hiệu quả, thực chất; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, từng bước làm chủ được thiết kế công nghệ, công nghệ lõi, công nghệ nền của một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên; cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới có tính liên ngành và giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh dịch vụ hóa các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

CNH và HĐH tạo ra một tương tác tích cực, hỗ trợ sự phát triển xã hội ở nhiều khía cạnh, từ kinh tế đến xã hội và môi trường, tạo ra một môi trường phát triển bền vững và hỗ trợ cho toàn bộ xã hội.

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan