Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ đem lại những tác dụng, thành tựu có ích góp phần xây dựng đất nước phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, sớm đưa nước ta
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Đầu tư -
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊ-NIN
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Hiếu Người thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Anh
Mã sinh viên: 11210973 Lớp: Quản lí dự án 63
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Lí do chọn đề tài: 1
NỘI DUNG 2
1 Cơ sở lý thuyết chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2
1.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp và các cuộc cách mạng công nghiệp: 2
1.2 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 3
1.3 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: 3
2 Việt Nam đang đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào? 7
2.1 Thực trạng và những vấn đề được đặt ra: 7
2.2 Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nước ta: 8
2.3 Thành tựu của nước ta trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 15
3 Mô hình công nghiệp hóa của Đài Loan và bài học kinh nghiệp: 15
3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Đài Loan khi bước vào công nghiệp hóa 15
3.2 Mô hình công nghiệp hóa của Đài Loan 16
3.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa: 16
4 Giải pháp để tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 3MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
Trong bối cảnh đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, Đảng
và Nhà nước ta luôn xác định khoa học, công nghệ luôn là quốc sách hàng đầu, là
động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững Mới đây, tại
hội nghị lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học
công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của
đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Đối với Việt Nam, khi chính thức
bước vào thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, Đảng đã chủ trương công nghiệp hóa
xã hội chủ nghĩa, đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chuyển đổi nền
sản xuất và xã hội Việt Nam trở thành trình độ công nghiệp hiện đại như ngày
nay là một quá trình kinh tế, công nghệ và xã hội toàn diện, sâu rộng với công
nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa sẽ đem lại những tác dụng, thành tựu có ích góp phần xây dựng đất nước phát
triển, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, sớm đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.Vì vậy, vấn đề “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam” là đề tài ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
Trang 4NỘI DUNG
1.1 Khái quát về cách mạng công nghiệp và các cuộc cách mạng công nghiệp:
- Cách mạng công nghiệp theo nghĩa hẹp: là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, làm sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan toả ra toàn thế giới Cách mạng công nghiệp theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Anh, vào nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao đông thủ công, quy mô nhỏ lên lao động sử dụng máy móc, quy mô lớn
- Cách mạng công nghiệp theo nghĩa rộng: là những cuộc cách mạng diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất, là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình
độ của tư liệu lao động về kỹ thuật và công nghệ dẫn đến những thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và kỹ thuật của xã hội loài người với mức độ ngày càng cao
Cho đến nay loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) Klaus Schwab chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã khái quát đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp như sau: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất Cách mạng công nghiệp lần thứ hai sử dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất Cách mạng công nghiệp lần thứ tư kết hợp các công nghệ lại với nhau (kết nối vạn vật) làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học
Trang 5Cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Nguồn: Thuonghieucongluan.com
1 1.2 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
Cơ sở vật chất – kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất
xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật công nghiệp thích ứng của nó mà lực lượng
lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất Đối với các nước đang
phát triển, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại là
một trong những nhiệm vụ kinh tế to lớn và là một yêu cầu khách quan Cơ sở vật
chất kỹ thuật của một nền sản xuất lớn đòi hỏi phải dựa trên trình độ kỹ thuật công
nghệ ngày càng hiện đại và không ngừng hoàn thiện
Đối với các nước đã qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, bước và
xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc xác lập cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được
tiến hành thông qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội thông qua kế thừa, điều chỉnh và hoàn thiện cơ sở vật chát mà
xã hội đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của chế độ mới và phát
triển nó lên trình độ cao hơn Đối với các nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội càng trở nên cấp thiết hơn Tạo lập cơ sở vật chất kỹ
thuật để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực là đòi hỏi có tính bắt buộc đối với
tất cả các nước muốn quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 6Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp còn góp phần rút ngắn khoảng
cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới Công
nghiệp hoá góp phần tạo nên nền kinh tế hiện đại với những ưu thế nổi bật như:
năng suất cao, cơ cấu sản xuất đa dạng, công ăn việc làm phong phú hơn nhiều so
với một nền kinh tế bao cấp Việc có công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp xã hội
phát triển kinh tế đi lên Khoảng cách giàu nghèo cũng được thu hẹp lại
Vì thế, con đường cơ bản để xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở nước ta tất
yếu phải là công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 1.3 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
- Hoàn cảnh xuất hiện:
Cách mạng công nghiệp 4.0 được đề cập lần đầu tại Hội chợ triển lãm công nghệ Hannover (Đức) năm 2011, sau đó đến năm 2012 được chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” và sau đó nhiều nước khác như Anh, Mỹ, Nhật, Pháp, cũng đã công nhận cuộc cách mạng này
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 1 năm 2016,
đã lấy chủ đề là: “Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tại hội thảo này
có hơn 2500 đại biểu tham dự đại diện cho hơn 100 quốc gia trên thế giới, đã thống nhất nhận định: thế giới đang ở giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở đường cho những thay đổi đột phát về khoa học – công nghệ, làm thay đổi đời sống kinh tế, văn hoá và xã hội của con người
- Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn
Trong mọi lĩnh vực, các cuộc cách mạng đều bao hàm sự thay đổi cơ bản về chất,
có tính đột biến, sâu sắc và triệt để, theo hướng tiến bộ Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm cho tri thức được vốn hóa, thâm nhập sâu vào nền sản xuất vật chất, vào mọi “ngõ ngách” của đời sống con người, làm thay đổi lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cả hệ thống sản xuất, chuyển sản xuất từ tập trung sang phân cấp Trí thông minh nhân tạo thay thế con người trong nhiều quá trình sản xuất, tạo ra sự tương tác giữa con người với công nghệ và sản phẩm Công nghệ thông tin và truyền thông thông minh giúp trao đổi và trả lời các thông tin để quản lý quá trình sản xuất
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có sự hợp nhất về công nghệ từ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý và sinh học Cách mạng công nghiệp 4.0 còn tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực như: công nghệ nano, năng lượng tái
Trang 7tạo, gen,
- Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:
+ Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất:
Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển lực lượng sản xuất của các quốc gia, tác động mạnh mẽ từ quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò các nhân tố trong lực lượng sản xuất xã hội
Việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến dịch chuyển sản xuất từ các nước có nhiều lao động phổ thông và tài nguyên, sang các nước có nhiều lao động chuyên môn cao và gần thị trường, người máy sẽ thay thế cho lao động phổ thông trong nhiều lĩnh vực, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ
Trong cách mạng công nghiệp, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao, do đó, nó
là một cơ hội cho quốc gia đẩy mạnh nâng cao đào tạo nguồn nhân công Điều đó tạo điều kiện cho nước ta, một nước vẫn còn lạc hậu, tiếp cận đến với những phát minh tiên tiến, đến những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới, cùng với đó là
áp dụng những thành tựu đó vào tiến trình nâng cao tư liệu sản xuất nói riêng, cũng như mọi mặt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất:
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quan hệ sở hữu sẽ không còn giới hạn ở một cá nhân, một nhóm người hay phạm vi quốc gia mà được mở rộng mang tính toàn cầu, gắn liền với sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh quốc tế hay các công ty đa quốc gia Từ đó hình thức cổ phần sẽ ngày càng phát triển với quy mô lớn trên phạm
vi toàn cầu
Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp việc phân phối, tiêu dùng trở nên nhanh chóng
và dễ dàng hơn Đồng thời, xuất hiện trong cuộc cách mạng là các ứng dụng công nghệ như internet, robot, trí tuệ nhân tạo, cũng khiến việc quản lý quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn Và theo như nghiên cứu được công bố năm 2016 của Kinh tế Trưởng ngân hàng Anh thì trong vài năm tới robot sẽ thay thế khoảng 80 triệu lao động tại Mĩ và khoảng 15 triệu tại Anh Điều đó cho thấy cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi quan hệ lao động trong doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động, lao động của con người sẽ chuyển sang lĩnh vực có tính sáng tạo định hướng dịch vụ và trí tuệ cảm xúc
Các cuộc cách mạng công nghiệp tạo sự phát triển nhảy vọt về chất trong lực lượng sản xuất và sự phát triển này tất yếu dẫn đến quá trình điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội và quản trị phát triển Cụ thể ở Việt Nam, Chúng ta đang trên con đường xác lập quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa, cùng với đó đang trên tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với lực lượng sản xuất đang trên con đường tiến bộ và phát triển hơn thì mục tiêu ở nước ta là xác lập một quan hệ sản xuất phù
Trang 8hợp với lực lượng sản xuất đang và sẽ rất phát triển Cùng với đó, ta xây dựng quan
hệ sản xuất công hữu về tư liệu sản xuất, phân phối theo lao động và phúc lợi xã hội
Và cách mạng công nghiệp là động lực thúc đẩy nước ta hoàn thiện quan hệ sản xuất
ở nước ta trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý
và quan hệ phân phối, trao đổi
- Thúc đẩy đối mới phương thức quản trị phát triển:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều hành của chính phủ Cùng với sự xuất hiện của IOT, Data Science (Khoa học dữ liệu), (AI) trí tuệ nhân tạo,… trong nền cách mạng công nghiệp 4.0, điều này đã tạo động lực cho nước ta thay đổi trong phương thức quản trị phát triển.Việc quản trị và điều hành của chính phủ phải được thực hiện thông qua hạ tầng số và internet Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản trị và điều hành, tăng cường sự tương tác giữa người dân và Chính phủ, doanh nghiệp với Chính phủ, từ đó nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của các chủ thể
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tác động mạnh mẽ đến phương thức quản trị và điều hành doanh nghiệp Sự ứng dụng của công nghệ khiến doanh nghiệp phải thay đổi cách thức thiết kế, tiếp thị và cung ứng hàng hóa dịch vụ theo cách mới, bắt nhịp với không gian số
Vừa qua, chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng “ Chính phủ điện tử” nhưng còn chậm, việc ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa ở nhiều địa phương, bộ, ngành còn nhiều hạn chế; trình độ nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thấp
- Tác động đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp dạy học thông quan việc sử dụng internet, từ đó dễ dàng thu thập thông tin, kiến thức từ internet sẽ làm tăng tính chủ động của người học Để làm những điều đó, tất nhiên không thể thiếu sự đầu tư vào cơ sở vật chất của cả người dạy lẫn người học Bên cạnh đó, bản thân người học cũng cần tự thay đổi cách thức học tập, chủ động thích nghi với những thay đổi của công nghệ 4.0 trong giáo dục, nắm vững kiến thức chuyên môn, thông thạo tin học
và có những kĩ năng mềm để thích ứng với môi trường làm việc mang tính toàn cầu Với tất cả những yếu tố kể trên, chúng ta có thể thấy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là thời cơ để giáo dục phát triển mà còn đặt ra rất nhiều thách thức cho nhà trường, người giảng dạy và cả người học
Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp giúp tạo ra những cơ sở vật chất – kỹ thuật
và công nghệ hiện đại làm cơ sở kinh tế vững chắc cho việc xây dựng, củng cố và phát huy vai trò kinh tế của Nhà nước Tạo tiền đề xóa bỏ bất bình đẳng về kinh tế giữa các đồng bào dân tộc, giữa thành thị và nông thôn Tạo điều kiện cho việc tăng cường
Trang 9củng cố và hiện đại hóa nền quốc phòng và an ninh nhân dân Nâng cao đời sống nhân dân và tích lũy cho nền kinh tế, nhờ đó mà nền kinh tế tăng cường và phát triển,
Hình 2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phúc lợi của người
dân: Các kênh tác động
Nguồn: Nhóm nghiên cứu xây dựng
Trang 10nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan, là con đường đúng đắn để kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững, có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
2.2 Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với nước ta:
- Cơ hội:
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới
Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế của sự phát triển và của văn minh nhân loại,
vì vậy Việt Nam chúng ta phải coi cách mạng công nghiệp 4.0 là thời cơ để chúng ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế của khu vực và của thế giới Tận dụng lợi thế của cách mạng công nghiệp 4.0 để rút ngắn khoảng cách phát triển, thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đồng thời, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi trên tất cả các lĩnh vực, từ nhà nước đến doanh nghiệp và người tiêu dùng, để thích ứng với những đòi hỏi của cuộc cách mạng và tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng này đem lại
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm của thế giới Phải tạo ra sự thay đổi lớn trong hoạt động sản xuất, dịch
vụ và kinh doanh Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng để có thể giảm chi phí sản xuất, nâng cao đời sống người dân, Theo khảo sát của hiệp hội phần mềm
và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) năm 2017, trong quá trình thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nước ta có lợi thế trong các ngành như công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào công nghệ phần mềm và một số ngành khác như du lịch, nông nghiệp, logistic, tài chính ngân hàng,
+ Về nông nghiệp:
Hiện tại, Việt Nam đang có tiềm năng phát triển công nghiệp rất lớn Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội cho nôgn nghiệp Việt Nam tăng trưởng cao dựa trên năng suất và chất lượng sản phẩm Theo đánh giá của ngân hàng thế giới năm
2017, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ ứng dụng công nghệ IoT, giúp nông dân có được những dữ liệu cần thiết để từ đó tiết kiệm vật tư sản xuất làm giảm chi phí sản xuất Đồng thời, dựa trên cơ sở các dữ liệu IoT sẽ giúp người nông dân, đưa ra những quyết định chính xác và hiệu quả để nâng cao năng suất và sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
+ Về du lịch:
Trang 11Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo cơ hội to lớn cho ngành du lịch phát triển như: thực hiện số hoá công tác quản lý ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của ngành du lịch, tạo điều kiện quảng
bá và xúc tiến hoạt động du lịch hiệu quả, tăng cường chất lượng đảm bảo môi trường,
hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp,
+ Về dịch vụ:
Trong ngành dịch vụ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 6 tháng đầu năm
2017, ngành dịch vụ tăng trưởng 6,9% cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 là 6,5% Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ đã đem lại nhiều lợi ích to lớn như: quảng bá du lịch, cấp thị thực điện tử, xúc tiến thương mại, thực hiện các giao dịch trực tuyến…từ đó tạo thuận lợi và kết nối nhanh chóng giữa người quản lý, nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ
+ Về thương mại điện tử:
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển như: gia tăng giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, gia tăng
và mở rộng hoạt động quảng cáo, hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và mua bán trực tuyến,…qua đó thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá, đồng thời đáp ứng và thoả mãn nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng
- Thách thức:
Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu không bắt kịp với nhịp
độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt nam sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh giảm; dư thừa lao động trình độ thấp, thiếu hụt lao động trình độ cao,gây ra những bất
ổn về kinh tế - xã hội Bảo mật thông tin kém dẫn đến mất an toàn về thông tin, an ninh mạng bị đe doạ, Việc nhập khẩu và tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ từ các nước
có nguy cơ đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển, hoặc đang phát triển ở trình
độ trung bình cao vào Việt Nam, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những thách thức đối với một số ngành và lĩnh vực như: đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống phân tích và quản lý dữ liệu lớn, Đổi mới mô hình quản lý, tối ưu hoá mô hình kinh doanh, thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần thông minh trong mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu,
Hiện nay, năng lực công nghệ của ngành công nghiệp khó đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm, không đồng đều giữa các doanh nghiệp, chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ thấp, chưa thích ứng và làm chủ được những công nghệ mới, việc đổi mới công nghệ diễn
ra chủ yếu ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo số liệu của Tổng