Trong đó, quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế cơ bản, quan trọng nhất của nền kinh tế hàng hóa, nó chi phối sự vận động của kinh tế thị trường.. Tầm quan trọng của đề tà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: “Trình bày lý luận của CN Mác-Lênin về quy luật giá trị và liên hệ với
thực tiễn ở Việt Nam”
Lớp tín chỉ:
Số thứ tự (trong DS lớp tín chỉ):
Hà Nội, tháng 6 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Tầm quan trọng của đề tài 3
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4
4 Đóng góp của đề tài 4
Nội dung 5
1 Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luật giá trị 5
1.1 Tổng quan về nền kinh tế thị trường 5
1.2 Nội dung của quy luật giá trị 5
2 Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam: Lời giải đáp cho câu hỏi “Cùng là hàng Việt, vì sao Biti’s được đón nhận còn Bphone thất bại?” 8
2.1 Thành công của Biti’s 8
2.2 Thất bại của Bphone 12
2.3 Giải pháp nào cho Bphone sau thất bại của bản thân và thành công của Biti’s .16
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 3Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Từ thực tiễn 3 năm trở lại đây (2020, 2021, 2022), thời kỳ hậu đại dịch Covid-19, nhiều chuyên gia phân tích kinh tế trên thế giới nhận định rằng “Việt Nam đang vươn mình trở thành “con hổ mới” của kinh tế Châu Á” (theo VTV4) Việc Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Đông Nam Á có mức tăng trưởng dương 3 năm liên tiếp bất chấp đại dịch Theo báo cáo của OECD nhận định, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 8,0% vào năm 2022, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân trên toàn cầu, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh ở mức 6,4% trong năm nay Cùng với những thành tựu đã đạt được sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và những chính sách không ngừng được cải thiện chính là những căn cứ thuyết phục để các nhà phân tích đưa ra những nhận định trên
Để có được những thành tựu này, căn nguyên của của sự phát triển không ngừng chính là từ một nền kinh tế phát triển – nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Đảng ta đã xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và kinh tế tư nhân là động lực quan trọng cho sự phát triển Trong đó, quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế cơ bản, quan trọng nhất của nền kinh tế hàng hóa, nó chi phối sự vận động của kinh tế thị trường
Nhằm có được một quan điểm đúng đắn về quy luật giá trị cũng như rút ra được những bài học, áp dụng những kiến thức lý luận trong quá trình học tập và nghiên cứu
vào thực tiễn, em đã lựa chọn đề tài “Trình bày lý luận của CN Mác-Lênin về quy luật giá trị và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam”.
2 Tầm quan trọng của đề tài
Kinh tế chính trị là môn khoa học kinh tế nghiên cứu các quan hệ kinh tế để tìm
ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội Kinh tế chính trị Mác – Lênin là một môn khoa học dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị khoa học kinh tế chính trị của nhân loại trước đó Đây là một môn học sẽ không bao giờ bị lỗi thời, vì thế việc học tập bộ môn này không những cần thiết cho các nhà quản lý vĩ mô mà còn rất cần cho quản lý sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp của mọi tầng lớp dân cư, ở tất cả các thành phần kinh tế
Quy luật giá trị cũng như các cơ sở lý luận của nó là một trong những nội dung quan trọng, có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến sản xuất và trao đổi hàng hóa Đây là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị Nhờ
đó, quy luật này điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, phân hóa một cách tự nhiên những người sản xuất thành người giàu và người nghèo Với những vai trò to lớn đó, quy luật
Trang 4giá trị có một tầm ảnh hưởng không nhỏ tới thực tiễn hoạt động kinh tế ở toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên sự tổng hợp kiến thức, thông tin thực tế và các
ý niệm hiểu biết của bản thân về cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luật giá trị và liên hệ thực tiễn với thành công của hãng giày Việt - Biti’s, đi đôi với đó là thất bại của hãng điện thoại Bphone – dòng điện thoại do tập đoàn công nghệ BKAV
tự thiết kế và sản xuất tại Việt Nam đã mắc phải, từ đó rút ra những bài học nhìn từ quy luật giá trị
4 Đóng góp của đề tài
Về lý luận: Bài viết là sự khái quát một cách chung nhất về quy luật giá trị và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam
Về thực tiễn: Bài tiểu luận có thể làm bài tham khảo cho những người có nhu cầu cần học tập hay đơn giản chỉ muốn tìm hiểu khám phá về những vấn đề liên quan đến Kinh tế chính trị Mác – Lênin và áp dụng vào thực tiễn
Trang 5Nội dung
1 Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quy luật giá trị
1.1 Tổng quan về nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó
là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường Sự hình thành kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại
1.1.2 Đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn và mô hình khác nhau, các nền kinh tế thị trường có những đặc trưng chung bao gồm: (1) Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật (2) Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội (3) Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường, vừa
là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế; thúc đẩy những yếu tố tích cực, khắc phục những khuyết tật của thị trường, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn
bộ nền kinh tế (4) Nền kinh tế mở, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường quốc tế
1.1.3 Một số quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường
Có rất nhiều quy luật kinh tế điều tiết nền kinh tế thị trường Là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, các quy luật của nền kinh tế hàng hóa cũng phát huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường Có thể kể đến một số quy luật điển hình trong nền kinh tế thị trường như: Quy luật giá trị, Quy luật cung – cầu, Quy luật lưu thông tiền tệ, Quy luật cạnh tranh
Trong đó, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, là quy luật kinh tế quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Có thể nói, ở đâu có sự xuất hiện của sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và tác động của quy luật giá trị
1.2 Nội dung của quy luật giá trị
1.2.1 Khái niệm về giá trị hàng hóa
C.Mác là người đã kế thừa và phát triển những tư tưởng kinh tế của những người đi trước và đưa ra các quan điểm được nhiều nhà kinh tế học khác trên thế giới lấy đó làm chuẩn mực cho lý luận của họ Từ việc tìm ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng, C Mác đã đưa ra quan điểm
Trang 6đúng về giá trị Giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị hàng hóa là một quan hệ xã hội, nó phản ánh mối quan hệ giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa Bên cạnh đó, giá trị hàng hóa là một phạm trù có tính lịch sử vì nó chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa
Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận và hàng hóa phải được bán đi
1.2.2 Nội dung của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa Có thể nói rằng ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cũng chịu tác động và chi phối của quy luật này
Theo quy luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết Trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất sẽ có hao phí lao động cá biệt Tuy nhiên, giá trị của hàng hóa được quyết định bởi hao phí lao động xã hội cần thiết Vì vậy, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết Họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết
Ta xét một ví dụ:
Để sản xuất ra một cái bút bi, hãng sản xuất A phải tốn một lượng hao phí lao động cá biệt là 8 nghìn đồng/ sản phẩm Tuy nhiên, hao phí lao động xã hội cần thiết chỉ là 5 nghìn đồng/ sản phẩm Như vậy, nếu bán ra thị trường theo mức hao phí lao động cá biệt thì hãng sản xuất A sẽ không bán được hàng, quy mô sản xuất bị thu hẹp
Trong lĩnh vực trao đổi, lưu thông hàng hóa, nội dung của quy luật giá trị yêu cầu phải được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt
Ta xét một ví dụ:
Một chiếc điện thoại có giá trị xã hội là 10 triệu đồng trong trường hợp thị trường cân bằng (cung bằng cầu) thì nhà sản xuất sẽ bán chiếc điện thoại này theo đúng giá trị của nó Trong trường hợp cung lớn hơn cầu, tức là sản xuất dư thừa buộc nhà sản xuất phải giảm giá cả chiếc điện thoại xuống còn 9 triệu, tức là khi đó giá cả hàng hóa sẽ nhỏ hơn giá trị Ngược lại, trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu, tức là hàng hóa khan hiếm thì giá cả sẽ cao hơn giá trị
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá
cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu Giá cả thị trường lên
Trang 7xuống xoay quanh giá trị hàng hóa là cơ chế tác động của quy luật giá trị Thông qua
sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường
1.2.3 Những tác động cơ bản của quy luật giá trị
Thứ nhất, quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình hình cung – cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản xuất Họ sẽ biết được sản xuất hàng hóa nào đang có lợi nhuận cao, hàng hóa nào đang thua lỗ Tư liệu sản xuất, sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành đang có giá cả cao
Nếu cung bằng cầu, giá cả hàng hóa bằng với giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục hoạt động sản xuất
Nếu cung nhỏ hơn cầu, hàng hóa đang ở trạng thái khan hiếm, giá cả cao hơn giá trị Lúc đó người sản xuất có nhiều lợi nhuận nên họ mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng thêm nhiều sản phẩm ra thị trường hơn nữa
Nếu cung lớn hơn cầu, hàng hóa đang dư thừa, giá cả thấp hơn giá trị Người sản xuất sẽ bị thua lỗ, không có lợi nhuận Vì thế họ cần phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi mô hình sản xuất Lấy ví dụ tại Việt Nam trong thời kỳ đỉnh dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, các lĩnh vực như du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn chịu ảnh hưởng rất nặng nề buộc các chủ đầu tư phải hạ giá thành, thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa, chuyển đổi sang mô hình khác Ngược lại, do tình trạng khan hiếm khẩu trang y tế, nhiều nhà máy may đã chuyển đổi phương thức sản xuất từ sản xuất quần áo sang sản xuất khẩu trang y tế Nhờ vậy, Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu khẩu trang trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới
Trong lưu thông hàng hóa, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu Hàng hóa ở nơi có giá cả thấp được thu hút về nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung – cầu hàng hóa giữa các vùng được cân bằng, điều chỉnh sức mua của thị trường
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động Trong nền sản xuất hàng hóa, mỗi người sản xuất hàng hóa được xem là một chủ thể kinh tế độc lập, có thể tự quyết định hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình Trong điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi người sản xuất hàng hóa có hao phí lao động cá biệt riêng, nhưng khi đưa ra thị trường hàng hóa lại căn cứ vào hao phí lao động xã hội Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, người sản xuất sẽ có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ Như 7 vậy, để đứng vững trong cạnh tranh, tránh không bị
Trang 8phá sản và nâng cao lợi nhuận, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội Muốn thế, cần phải cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết kiệm,
sử dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới… Điều này giúp lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống
Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa hơn, nhà cung cấp phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá, tổ chức tốt mọi hoạt động bán hàng, logistics, vận chuyển hậu cần Không những thế, họ còn cần cải tiến chất lượng mẫu
mã hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và cải tiến để tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nhanh làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất
Thứ ba, quy luật giá trị phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên Trong sản xuất hàng hóa và cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, trình độ cao, có nguồn vốn lớn, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có Ngược lại, những người sản xuất hạn chế về vốn, năng lực, kinh nghiệm sản xuất, trình độ công nghệ lạc hậu sẽ có hao phí cá biệt cao hơn lượng lao động cần thiết của xã hội Khi đó, họ dễ lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản
Tóm lại, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực Ở mặt tích cực, tác động này giúp đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự phát triển, tiến bộ, giúp lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ Ngoài ra, quy luật giá trị còn lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với những người sản xuất Ở mặt tiêu cực, trên thực tế những vấn đầu cơ, gian lận, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, khủng hoảng kinh tế… là những yếu tố làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất, tăng sự phân hóa giàu – nghèo cùng những tiêu cực về kinh tế - xã hội khác Như vậy, quy luật giá trị có những tác động to lớn đến mọi mặt sản xuất và lưu thông hàng hóa, cần khéo léo vận dụng quy luật này vào thực tiễn một cách phù hợp nhất để luôn chủ động trong một thời kỳ mà kinh tế thế giới có rất nhiều thay đổi, biến động
2 Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam: Lời giải đáp cho câu hỏi “Cùng là hàng Việt, vì sao Biti’s được đón nhận còn Bphone thất bại?”
2.1 Thành công của Biti’s
2.1.1 Tổng quan về thương hiệu Biti’s
Năm 2017, khi mà những đôi giày của các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Adidas, Nike, Puma… đã được bày bán hầu hết tại các cửa hàng cao cấp và trung tâm thương mại tại Việt Nam, thì người ta mới đắt đầu chú ý đến một đôi giày “không rõ tên tuổi” xuất hiện trong MV “Lạc trôi” của Sơn Tùng M-TP và MV “Đi để trở về”
Trang 9của Soobin Hoàng Sơn Khi ấy, người ta mới nhận ra sự trở lại ngoạn mục của một thương hiệu giày dép Việt – Biti’s
Vào những năm 1982 – 1989, xuất phát điểm là một tổ hợp sản xuất quy mô nhỏ chỉ với 20 công nhân, Biti’s đã vươn mình trở thành Hợp tác xã cao su Bình Tiên,
là đơn vị ngoài quốc doanh đầu tiên được nhà nước cho phép trực tiếp xuất nhập khẩu,
là một trong những doanh nghiệp Việt Nam thành công trong việc quảng bá thương hiệu giày dép Việt Nam ra thế giới
(“Bước phát triển – Biti’s”, https://www.bitis.com.vn/pages/buoc-tien-phat-trien) Trong quá trình phát triển và xây dựng thương hiệu, Biti’s từng có giai đoạn giảm sút thị phần và trở nên “lỗi thời” với người tiêu dùng Trước năm 2000, khi thị trường giày dép còn nhiều hạn chế về mẫu mã và tâm lý của mọi người khi tiêu dùng chỉ xoay quanh mục tiêu “ăn chắc, mặc bền”, Biti’s được yêu thích bởi chất lượng sản phẩm cao, giá thành phù hợp Bên cạnh đó, Biti’s có tệp khách hàng khá rộng, từ thiếu nhi cho đến người trưởng thành Ngoài ra, thương hiệu này từng thống trị thị trường trong nước với những mẫu sandal trendy vào những năm 80
Tuy nhiên, vào những năm 2000, khi mà nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa chào đón sự gia nhập của các thương hiệu quốc tế cùng với tốc độ hội nhập kinh tế nhanh chóng mặt của Việt Nam, thế hệ 9X, 10X hiện đã chuyển sang ưa chuộng những đôi Sneakers đến từ các thương hiệu quốc tế Đồng thời những sản phẩm giày dép không rõ xuất xứ cũng ngày một tràn lan trên thị trường Việt với kiểu dáng, mẫu
mã đa dạng mà giá thành lại thấp hơn nhiều so với giá thị trường Vậy Biti’s đã làm gì
để chiếm lại thị phần, lấy lại vị thế của mình sau cả một thập kỷ “lạc trôi”?
2.1.2 Thành công của Biti’s nhìn từ quy luật giá trị
Không thể phủ nhận cú lội ngược dòng thành công của Biti’s nằm ở chiến lược Marketing độc đáo, tuy nhiên em sẽ nói đến thành công của Biti’s khi nhìn từ góc độ quy luật giá trị Trong bối cảnh đó Biti’s xác định rõ: “Muốn trụ và đứng vững thì phải tập trung vào 3 mục tiêu cốt lõi: Sản phẩm đẹp - Chất lượng - Giá thành”
Cơ hội để Biti’s đánh dấu sự trở lại là rất lớn khi mà thị trường trong nước ngày càng rộng mở và phát triển GDP Việt Nam tăng trưởng với tỉ lệ xấp xỉ 6-7% một năm, giới trẻ chi tiêu nhiều hơn vào quần áo, giày dép (25-30% thu nhập) Theo Tổng cục thống kê Quý 2 năm 2016, dân số Việt Nam ở mức “dân số vàng” – dân số từ 15 tuổi
Trang 10trở lên đạt 71 051,9 nghìn người, cả nước có 53,2 triệu lao động, chiếm trên 70% dân số
Nhận ra lợi thế của mình: là hình ảnh đẹp về một thương hiệu Việt lâu đời, là hàng Việt Nam chất lượng cao do đó có thể phát triển dựa trên niềm tự hào dân tộc của người Việt với tư tưởng ủng hộ hàng Việt khá cao ở một bộ phận giới trẻ Tuy nhiên khi đánh vào tệp khách hàng lớn là giới trẻ thì đây là phân khúc có sự cạnh tranh rất khốc liệt khi mà có sự góp mặt của các ông lớn (Nike, Adidas, ) với các mẫu mã thời thượng và sự cạnh tranh về giá của các mặt hàng Trung Quốc Nghiên cứu về thị trường giày thể thao tại Việt Nam lúc đó cho thấy thị trường đang được phân chia thành 3 phân khúc chính
Phân khúc Hãng , thương hiệu Mức giá trung bình Ưu, nhược điểm
Vans, Converse,…
(Các hãng giày nổi tiếng trên thị trường quốc tế)
1.000.000VNĐ trở lên
mẫu mã đa dạng
hợp thời trang
chất lượng cao
đặc biệt là sức ảnh
hưởng của thương hiệu
có ít tên tuổi
500.000VNĐ – 1.000.000VNĐ
Giá thành bình dân, chất lượng hợp lý
tên tuổi, hàng giả, hàng nhái
Dưới 500.000VNĐ Không đảm bảo
được chất lượng
Nhận thấy thị trường Việt Nam vẫn còn khan hiếm những sản phẩm sneakers được sản xuất nội địa, với giá thành hợp lý, chất lượng cao và thiết kế phù hợp với xu hướng
Đó là lý do Biti’s cho ra đời dòng sản phẩm Biti’s Hunter, đánh dấu cú lội ngược dòng của đế chế giày dép Việt Nhận thấy phân khúc giữa với giá thành khoảng từ
500.000VNĐ đến 1.000.000VNĐ hiện vẫn còn bị bỏ ngỏ, những khách hàng ở phân khúc này không muốn mua hàng nhái, hàng kém chất lượng đồng thời cũng không sẵn lòng đầu tư một khoản tiền lớn cho giày dép Biti’s đã chọn phân khúc này để tái định
vị thương hiệu của mình, vừa có thể đảm bảo về chất lượng sản phẩm, vừa phù hợp với mức chi tiêu của người tiêu dùng Việt
Biti’s là một trong số rất ít doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chính sách một giá cho tất cả mọi nơi trên thị trường nội địa Dù ở thành thị hay nông thôn, người tiêu dùng vẫn được mua với cùng một mức giá như nhau, nhằm khẳng định sản phẩm của Biti’s đều cùng một chất lượng, không có hàng thứ phẩm.Sản phẩm Biti’s Hunter ra đời cho thấy hãng đã biết thay đổi để phù hợp hơn với thị trường, mẫu mã trẻ trung, đa