1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI tập lớn học PHẦN KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài trình bày lý luận của CN mác lênin về sản xuất hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở việt nam

21 19 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 98,31 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN THƯƠNG MẠI & KTQT

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN NỘI DUNG 3

I Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin về sản xuất hàng hóa 3

1 Khái niệm sản xuất hàng hóa 3

2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa 4

3 Những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa 5

4 Ưu thế của sản xuất hàng hóa 6

II Thực trạng nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam 8

1 Lịch sử ra đời phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam 8

2 Đặc điểm nền kinh tế sản xuất hàng hóa tại Việt Nam những năm gần đây 10

III Giải pháp phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam 15

1 Đối với nhà nước 15

2 Đối với doanh nghiệp và người lao động 18

PHẦN KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Sản xuất là khởi nguồn của của cải Để có được một xã hội tiện nghi như hiện nay,loài người đã phải không ngừng đổi mới, cải thiện và phát triển ngành sản xuất Sẽ khôngthể có giao thoa kinh tế, trao đổi mua bán của cải nếu không có người sản xuất ra của cải.Nói như vậy, chúng ta đều thấy rõ được tầm quan trọng của việc sản xuất hàng hóa trongxã hội.

Tuy nhiên, vào năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng nổ đã gây ra cuộc khủng hoảngkinh tế nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống con người nói chung và ngành sảnxuất nói riêng trên phạm vi toàn cầu Chính điều này cũng đã trở thành một rào cản lớn cảntrở con đường phát triển, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế mà bấy lâu nay chúng ta dàycông xây dựng Dịch bệnh hoành hành khiến mọi công việc đều bị tạm hoãn, nhân công trìtrệ, tất cả tàu bè, xe container, nhà xưởng, quán xá,v.v phải đóng cửa và dừng việc buônbán.

Lí do em chọn đề tài “Trình bày lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin về sản xuất hànghóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” bao gồm hai lí do đó là lí do khách quan và lí dochủ quan Về lí do khách quan, đây được cho là đề tài cơ bản mà một công dân hay là mộtsinh viên ngành kinh tế cần phải nắm rõ khi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội nóichung Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp công dân mở rộng nhận thức mộtcách cơ bản về cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường.Trong công cuộc xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa ngày nay thì việc tìm hiểu được điềukiện ra đời của sản xuất hàng hóa có ý nghĩa thực tiễn vô cùng cấp thiết.

Về lí do chủ quan, là tầng lớp thế hệ trẻ, tầng lớp chủ nhân tương lai của đất nước,em nhận thấy được trách nhiệm của bản thân rằng phải góp sức mình phục hồi và pháttriển đất nước sau thời kỳ khủng hoảng này Em cũng có một mong muốn lâu dài đó chínhlà được hướng tới ngành sản xuất và luân chuyển hàng hóa trong tương lai Và để làmđược điều đó, em cần phải có kiến thức chuyên sâu về vấn đề sản xuất hàng hóa trên líthuyết nói riêng và thực tiễn tại Việt Nam hay thế giới nói chung.

Xuất phát từ những thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Lý luận của Chủ nghĩaMác-Lenin về sản xuất hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” cho bài tiểu luậncủa mình Cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài Đây là lần đầu tiên em được làm bài tậplớn, em không thể tránh khỏi những sai sót, em mong sẽ nhận được sự góp ý của cô để emcó thể rút kinh nghiệm.

Trang 4

Hoạt động sản xuất hàng hóa đã được hình thành từ thời kì trung đại Sự phát triểncủa việc làm sản xuất cộng với chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra các hoạt động sản xuấttheo quy mô lớn Hoạt động này được khẳng định và công nhận từ triết học Mác – Lenintheo ngôn ngữ kinh tế chung là sản xuất hang hóa.

Theo C Mác: “Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, nhữngngười sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán”.

Có thể hiểu rằng, sản xuất hàng hóa được hiểu là một kiểu tổ chức kinh tế mà trongđó sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính ngườitrực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua hoạtđộng trao đổi, mua bán Người làm ra sản phẩm nhưng không dùng đến sản phẩm đó, màlàm ra để buôn bán thì được gọi là sản xuất hàng hóa.

Trên thực tế, lịch sử loài người đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức hoạt động kinhtế cơ bản Đầu tiên là sản xuất tự cấp tự túc, một kiểu tổ chức khác so với sản xuất hànghóa Ngoài ra, đã từng xuất hiện mầm mống của một kiểu tổ chức kinh tế thứ ba, đó làkiểu tổ chức kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nó xuất hiện ở Liên Xô, Đông Âu, Việt Namvà một số quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa Nhưng do lực lượng sản xuất chưađạt tới trình độ thích ứng với kiểu tổ chức kinh tế này, cho nên vừa mới xuất hiện đượcmột thời gian ngắn thì đã không tồn tại được Các quốc gia này lại phải chuyển về sử dụngkiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa để tiếp tục phát triển lực lượng sản xuất của mình.

Điểm khác nhau của sản xuất hàng hóa và sản xuất tự cấp tự túc thể hiện ở vai tròcủa người sản xuất và người sử dụng Trong sản xuất tự cấp tự túc mỗi người sản xuất tồntại độc lập với nhau Họ tự sản xuất, tự tiêu dùng Muốn có sản phẩm gì để thỏa mãnnhững nhu cầu của cuộc sống họ phải tìm cách tự mình tạo ra và tự sử dụng nó để thỏamãn những nhu cầu này Lấy ví dụ một người nông dân tự trồng trọt, chăn nuôi và sử dụngchính những gì mà mình thu gặt được Hay người thợ xây có những người tự xây dựng cănnhà của mình từ những viên gạch đá, mặc dù điều này có thể tốn thời gian hơn

Trang 5

so với việc mua một căn nhà đã được xây sẵn hay thuê những người thợ xây khác giúp đỡ.Đó chính là đặc điểm riêng của sản xuất tự cấp tự túc.

Sang kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, giữa những người sản xuất không biệtlập, không độc lập nữa mà họ xuất hiện quan hệ mua bán trao đổi sản phẩm trên thịtrường Đây chính là ý thứ hai mà khái niệm chỉ ra, sản xuất ra sản phẩm để đưa ra traođổi mua bán trên thị trường.

2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hoá là một phạm trù lịch sử chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hộitrong những điều kiện nhất định Sản xuất hàng hoá không diễn ra đồng thời với sự đi lêncủa xã hội loài người, nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kinh tế hàng hoácó thể hình thành và phát triển trong những điều kiện sau:

Một là phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội được hiểu là sự phân chia xã hội thành các ngành, cáclĩnh vực sản xuất khác nhau, làm cho người sản xuất chuyên môn hoá các ngành, nghềkhác nhau Lúc này, mỗi người sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm, nhưng nhu cầu củahọ đòi hỏi nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thoả mãn nhu cầu của mình, tất yếu ngườisản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.

Xã hội chia thành nhiều ngành nghề khác nhau Mỗi người có những kỹ năng, điểmmạnh, điểm mạnh và điểm yếu khác nhau để hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau Và tấtcả đều tạo ra các nguồn lực chuyên về một hoặc một vài sản phẩm Đó là sự chuyên mônhóa Có người chuyên trồng lúa, có người chuyên nuôi cá, có người chuyên may quầnáo,v.v và họ làm việc với kinh nghiệm dày dặn nên năng suất cũng cao hơn Khi xã hội bịphân chia thành những ngành nghề độc lập như vậy, những người sản xuất này không còncó thể tồn tại độc lập hoặc tách biệt như trước đây nữa mà phụ thuộc lẫn nhau Tại vì sao?Bởi để có được cuộc sống đầy đủ không thiếu thốn, đáp ứng được nhu cầu của người dânthì ai cũng cần có những sản phẩm khác mà mình không sản xuất được Nghề trồng lúa thìmới ra gạo, không có gạo thì không ăn được mà phải có thịt, cá, rau,v.v Vì vậy bạn phải cómối quan hệ mua bán với người chuyên chăn nuôi lợn, cá, rau, v.v Sau khi đã ăn uống đầyđủ, bạn cũng nên chăm sóc quần áo của mình trong cuộc sống như củi, muối để nấu ăn,phương tiện đi lại, v.v.

Do đó, trong số các nguồn lực để làm ra các sản phẩm đa dạng đó, mỗi nhóm ngườithực hiện quá trình làm ra một sản phẩm, đồng thời tiến hành trao đổi, giao dịch

Trang 6

cho các nhóm người chuyên sản xuất các sản phẩm khác Chính hai quá trình này dẫn đếnsự ra đời của phương tiện thu đổi ngoại tệ - tiền tệ.

Với sự phân công lao động trong xã hội, ai giỏi việc gì thì làm, từ đó không ngừnglàm tăng của cải vật chất cho xã hội và góp phần nâng cao đời sống của mọi người Phâncông lao động xã hội, chuyên môn hoá sản xuất không ngừng phát triển tạo cơ hội thúcđẩy năng suất lao động, sản phẩm thặng dư ngày càng tăng, do đó thúc đẩy trao đổi sảnphẩm.

Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.

Tách biệt kinh tế giữa những người sản xuất có thể hiểu là những quan hệ sở hữukhác nhau giữa những người sản xuất về sản phẩm mà họ sản xuất ra Sản phẩm do ai tạora thì người đó có quyền sở hữu, sử dụng và khai thác Những người không có quyền sởhữu không thể tự do chia sẻ lợi ích của sản phẩm này Trong trạng thái này, nếu người đómuốn tiêu dùng sản phẩm của người khác thì phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là traođổi dưới dạng hàng hoá Giống như thị trường, mọi người không có quyền tự do lấy sảnphẩm của người khác.Nếu họ muốn lấy sản phẩm của người khác thì trên cơ sở trao đổiphải có sản phẩm tương đương với nguyên tắc ngang giá C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩmcủa những lao động tư nhân độc lập và không ngừng phụ thuộc vào nhau mới đối diện vớinhau như là những hàng hóa” Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoálà điều kiện đủ để xuất hiện và phát triển sản xuất hàng hoá., do đó thúc đẩy trao đổi sảnphẩm.

Trong lịch sử, sự tách biệt về kinh tế giữa các chủ thể xuất hiện một cách kháchquan trên cơ sở tách rời tài sản Xã hội loài người phát triển Sự phân chia sở hữu càngsâu sắc thì hàng hoá sản xuất ra càng phong phú.

Điều kiện thứ hai kết hợp với điều kiện thứ nhất dẫn đến sự trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất này và người sản xuất khác Mỗi người sản xuất phải đổi sản phẩm thặng dư của mình lấy nhiều sản phẩm khác của người sản xuất khác.Khi quan hệ trao đổi này phổ biến hình thành kiểu tổ chức kinh tế sản xuất

hàng hoá.

Chỉ cần có hai điều kiện trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan của mình để xoá bỏ sản xuất hàng hoá Việc xóa bỏ sản xuất hàng hóa một cách có ý thức sẽ đưa xã hội đến chỗ khan hiếm và khủng hoảng Trong bối cảnh đó, cần phải khẳng định rằng sản xuất hàng hoá có lợi thế hơn hẳn sản xuất hàng hoá tự cung tự cấp.

3 Những đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hóa

Trang 7

Sản xuất hàng hoá có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong lịch sử loài người sơ khai Trong sản xuất hàng hoá nói riêng, sản phẩm được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua trao đổi, mua bán Tuy nhiên, trong sự phân biệt kinh tế tương đối, lao động của người sản xuất hàng hóa là tư nhân vì cái gì và như thế nào được sản xuất ra là lao động tư nhân và độc lập.

Thứ hai, công việc của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính xã hội.Tính riêng tư của sản phẩm được xác định bởi nhà sản xuất cá nhân hoặc người trực tiếp sở hữu tư liệu sản xuất danh nghĩa Tính xã hội được thể hiện thông qua sản phẩm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của những người khác trong xã hội Hãy xem xét rằng chất riêng tư có thể phù hợp hoặc có thể không phù hợp với bản chất xã hội Đây là mâu thuẫn cơ bản, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế thương mại.

4 Ưu thế của sản xuất hàng hóa

So với sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa có những ưu thế hơn hẳn:

Thj nhất: Sản xuất hàng hoá đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất Sản xuất

trọng thương phát sinh trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất.Vì vậy, nó sử dụng những lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuật của mọi con người, mọitrung tâm sản xuất, mọi vùng và mọi nơi.

Đồng thời, sản xuất hàng hoá phát triển có tác dụng trở lại, thúc đẩy sự phát triểncủa phân công lao động xã hội, tăng cường chuyên môn hoá lao động, liên kết giữa cácngành, các vùng ngày càng sâu rộng.

Từ đó phá vỡ nền sản xuất tự cung tự cấp, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mọi ngành vàmọi nơi, do đó làm tăng nhanh chóng năng suất lao động xã hội, đòi hỏi đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, thì sảnxuất hàng hoá tận dụng lợi thế của từng người, các lợi thế về tự nhiên, xã hội và kỹ thuậtcủa từng người, từng cơ quan, từng cá nhân, từng vùng, từng nơi và kích thích nền kinh tếphát triển của cả nước ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sảnxuất.

Thj hai: Tác dụng vào sức sản xuất của xã hội, mở đường cho lực lượng sản xuất

không ngừng phát triển.

Trang 8

Trong nền sản xuất hàng hóa tự cấp tự túc, mỗi người tự sản tự tiêu, cho nên chínhnhu cầu tiêu dùng sản phẩm của họ hạn chế sức sản xuất, dù còn nhiều đến mấy nhưng chỉlàm đủ ăn đủ dùng Ngoài ra, sản xuất hang hóa còn hạn chế nguồn lực mang tính hạn hˆpcủa mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng,dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội Như vậy nhu cầu hạn hˆp của từng chủ thểkinh tế hạn chế sức sản xuất mặc dù nguồn lực vẫn còn Vì không trao đổi nên khi có côngcụ gì trong tay chỉ lựa chọn được một số ngành nghề nhất định Nhưng trong kiểu tổ chứcsản xuất hàng hóa chỉ cần có ý tưởng sản xuất có sức lao động thì tất cả những nguồn lựckhác có thể tìm kiếm hết trên thị trường, không giới hạn nguồn lực để đổ vào sản xuất, cảnhu cầu tiêu thụ sản phẩm cả nguồn lực đầu vào sản xuất đều không bị giới hạn, sản xuấtcủa xã hội được giải phóng dẫn tới lực lượng sản xuất không ngừng phát triển.

Thj ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của qui luật vốn có của sản xuất

và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh.v.v Điều này buộc ngườisản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kĩ thuật, hợplí hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quycách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếucủa người tiêu dùng ngày càng cao hơn

Thj tư: Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu

của con người ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ cónhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình Sản xuất hang hóa góp phần cải thiệnđời sống xã hội đồng thời làm tăng khả năng lao động của xã hội Trong nền sản xuất hànghóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa cácvùng, giữa các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinhthần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.

Tuy tồn tại nhiều mặt tích cực, sản xuất hàng hóa vẫn tồn tại những mặt trái của nónhư phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năngkhủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội, v.v.

Trang 9

II Thực trạng nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.

1 Lịch sử ra đời phát triển nền sản xuất hàng hóa tại Việt Nam.

Từ nền sản xuất hàng hoá giản đơn thời phong kiến cho đến nền sản xuất hàng hoásau này, nền sản xuất hàng hoá ở nước ta không ngừng thay đổi và phát triển Trong thờikỳ phong kiến, trình độ lao động và năng suất lao động của nước ta chưa cao, chính sáchtam quyền phân lập của một số triều đại đã cản trở quá trình vận động hàng hoá Quyền sởhữu các tài liệu làm việc do một số ít người thuộc tầng lớp thượng lưu nắm giữ Tóm lại,lúc bấy giờ sản xuất hàng hóa ở nước ta mới xuất hiện, chưa phát triển Quá trình nhậnthức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất của Đảng ta vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta là quá trình bao gồm nhiều thời kỳkhác nhau Có thể phân chia làm 2 giai đoạn trước và sau đổi mới 1986:

a) Trước năm 1986 (Trước thời kỳ đổi mới)

Do chưa hiểu rõ về sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta coi kếhoạch hóa là đặc điểm quan trọng nhất của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, lấy phân phối cókế hoạch mọi nguồn lực là chủ đạo; Hãy coi thị trường chỉ như một công cụ phụ để bổsung cho kế hoạch Không thực sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phầntrong thời kỳ quá độ, tập trung vào nền kinh tế quốc dân và muốn nhanh chóng xóa bỏ tưhữu và kinh tế cá thể, tư nhân Nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ và khủng hoảng Giáosư Trần Văn Thọ viết về tình hình kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “10 năm sau 1975là một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam Đặc biệt về kinh tế, là mộtnước phát triển “xé rào” trong Nông nghiệp, buôn bán và ấn định giá lương thực đã cảithiện tình hình ở một số địa phương Nhưng chúng ta phải đợi đến thời kỳ đổi mới (tháng12 năm 1986) mới có thể thấy được những thay đổi thực sự Do tình hình này, tổng sảnphẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chỉ tăng 35% trong 10 năm trước Đổi mới, trong khidân số tăng 22% trong thời kỳ đó Do đó, GDP bình quân đầu người chỉ tăng 1% (năm)”.

Qua đó có thể thấy cơ chế, chính sách của Việt Nam trong thời kỳ bao cấp chưaphù hợp với quy luật sản xuất hàng hóa, thậm chí còn vi phạm quy luật sản xuất hàng hóa.Sự đánh giá sai lầm của nước ta lúc bấy giờ đã làm cho nền kinh tế suy sụp, khả năng sảnxuất hàng hoá giảm sút một cách đều đặn Dân số tăng rất chậm, vài năm lại giảm: năm1977tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%.

b) Sau năm 1986 (Sau thời kỳ đổi mới)

Trang 10

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trước sức ép của hoàn cảnh kháchquan, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Việt Nam đã quyết định xóa bỏ cơ chếquản lý cũ, bắt đầu thực hiện có hiệu quả hơn các thành phần của phát triển kinh tế theo cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ năm 1986, sau khi đảng và nhà nướcnhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, nền kinh tế sản xuất nguyên liệu của nước ta đã phát triển mạnh mẽ Thời kỳ nàyđược chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1986-2000: Giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinhtế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần lần đầu tiên được thừa nhận và pháttriển Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điđôi với phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sâu rộng Phát triển kinh tế thương mạinhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sựchỉ đạo của nhà nước Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề chưa đượcgiải quyết.Điều này làm chậm lại sự phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế.

Giai đoạn 2000-2007 - đây là giai đoạn quản lý hàng hóa ở nước ta phát triển mạnhmẽ GDP tiếp tục tăng mạnh Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể từ năm1997 đến nay Gia nhập WTO giúp Việt Nam dễ dàng phát triển kinh tế tài nguyên hơnnếu có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới.

Giai đoạn từ năm 2007 đến nay: Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu tăngtrưởng chậm lại.Tăng trưởng GDP chậm lại với mức tăng bình quân là 6,2%, trong khimức tăng bình quân của chỉ số giá tiêu dùng là 11,8% Lạm phát tiếp tục và hầu như khôngđược kiềm chế trong năm 2012 và 2013 Các biện pháp đề xuất dường như không mang lạihiệu quả như mong muốn.

Với sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều ngành nghề mới xuất hiện làmcho sự phân công lao động ở nước ta trở nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho hànghóa phát triển Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở của trao đổi chẳng nhữngkhông mất đi, trái lại ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Xét về phạm vi,phân công lao động xã hội không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trênquy mô quốc tế Nền kinh tế của mỗi quốc gia trở thành bộ phận của nền kinh tế thế giới,cùng hợp tác, các quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển Mỗi quốc gia chỉ lựachọn phát triển một số ngành, một số lĩnh vực phát triển lợi thế của quốc gia mình ViệtNam trên thế giới là một đất nước thuận lợi về phát triển nông nghiệp Vì vậy, những mặthàng xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm của nông nghiệp.

Ngày đăng: 29/05/2022, 16:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

e. Đại dịch Covid-19 và tình hình sản xuất hàng hóa tại Việt Nam - BÀI tập lớn học PHẦN KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài trình bày lý luận của CN mác lênin về sản xuất hàng hóa và liên hệ với thực tiễn ở việt nam
e. Đại dịch Covid-19 và tình hình sản xuất hàng hóa tại Việt Nam (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w