1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan điểm hồ chí minh và đánh giá về xây dựng văn hoá ở việt nam

15 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm Hồ Chí Minh và đánh giá về xây dựng văn hoá ở Việt Nam
Tác giả Trần Đoàn Ngọc Anh, Phạm Lục Ngọc Anh, Võ Tuyết Anh, Mai Thị Thuỳ Duyên
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại Bài tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Năm 1943, Hồ Chí Minh đã có dự định xây dựng nền văn hóa mới gồm 5 điểm lớn:“Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng Xây d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

- -

QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ XÂY DỰNG

VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM NHÓM 6

NĂM HỌC 2022 – 2023

MỤC LỤC

1

Trang 2

Chương 1 Quan điểm Hồ Chí Minh và xây dựng văn hoá ở Việt Nam 3

1.1 Thấm đẫm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn 3 1.2 Gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng 4

1.3 Sâu sắc tính nhân dân (tính đại chúng) 1

Chương 2 Đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của công cuộc xây dựng văn hoá ở việt

2.1 Những điểm tích cực trong việc xây dựng văn hoá ở Việt Nam 2 2.2 Những điểm hạn chế trong việc xây dựng văn hoá ở Việt Nam 4 2.3 Những cố gắng của người trẻ trong việc khắc phục những hạn chế trong quá trình xây dựng văn hoá ở Việt Nam 7

2

Trang 3

CHƯƠNG 1 Quan điểm Hồ Chí Minh và xây dựng văn hoá ở

Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất, người anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại mà Người còn là một nhà văn hoá lỗi lạc, một danh nhân văn hoá thế giới Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá mới Việt Nam Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh, đã quan tâm tới việc xây dựng một xã hội mới tốt đẹp, vững chắc, lâu dài trên tất cả mọi lĩnh lực và trong đó có cuộc cách mạng trên lĩnh vực văn hóa Năm 1943, Hồ Chí Minh đã có dự định xây dựng nền văn hóa mới gồm 5 điểm lớn:“Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường Xây dựng luân lý: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong

xã hội Xây dựng chính trị: dân quyền Xây dựng kinh tế”

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Tư tưởng

Hồ Chí Minh về văn hoá vẫn luôn là một điểm tựa tinh thần vững chắc Đồng thời, với sức sống mãnh liệt, tự nó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá đã và đang trở thành một

bộ phận của nền văn hoá Việt Nam

Quan điểm của Người về văn hóa thể hiện ở những nội dung cơ bản dưới đây

1.1. Thấm đẫm tính dân tộc, hiện đại và nhân văn

Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Quan điểm này tiếp tục tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “xây dựng một nền văn hoá Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” Theo Hồ Chí Minh, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá có gốc rễ, cội nguồn từ truyền thống văn hoá dân tộc, thể hiện tâm hồn, cốt cách, bản sắc của con người Việt Nam Cái đó làm thành cốt cách, bản sắc, nét độc đáo trong văn hóa mỗi dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam

Về nội dung, đó là lòng yêu nước, thương nòi, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Về hình thức, đó là biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, truyền thống Vì vậy phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy những giá trị của văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử

Khai thác hạt nhân của nền văn hóa Việt Nam, đồng thời Hồ Chí Minh cũng đặc biệt chú trọng việc giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Theo Người, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ” Trao đổi với một nhà văn Liên Xô, Người nhấn mạnh rằng “các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúng tôi cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa Ngược

3

Trang 4

lại, tôi muốn nói điều khác Nói đến việc mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặc biệt hiện nay là văn hóa Xô Viết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời tránh nguy cơ trở thành kẻ bắt chước Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa của chính mình”

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc và học tập văn hóa tiên tiến của các nước, nhưng nên nhớ rằng, chỉ có những người cách mạng chân chính mới thâu thái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”, và “mình hưởng cái hay của người thì mình cũng phải có cái hay cho người ta hưởng - mình đừng chịu vay mà không trả” Tiêu chí tiếp thu là, có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy, phải lấy văn hóa dân tộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại Nền văn hoá ấy kế thừa truyền thống văn hoá của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước Đó là truyền thống yêu nước thương nòi, tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng; tinh thần nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất; tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất, mưu trí, gan dạ trong chống giặc ngoại xâm Những truyền thống ấy không những phải được giữ gìn mà còn phải được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá hiện nay Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”1Đồng thời Người yêu cầu “phải phát huy hết cốt cách dân tộc, phải lột cho hết tinh thần dân tộc, để cổ vũ đồng bào ta, để giáo dục con cháu ta” Người phê phán mọi biểu hiện tôn sùng văn hoá ngoại Theo Người, càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin bao nhiêu càng phải coi trọng những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông bấy nhiêu Người đòi hỏi phải giữ gìn và phát huy những vốn văn hoá quý báu của dân tộc, loại bỏ những yếu tố tiêu cực trong đời sống tinh thần của nhân dân vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp vừa phê phán, loại bỏ các tập tục cổ hủ lạc hậu Với quan điểm dân tộc hiện đại, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Để phục vụ sự nghiệp cách mạng

xã hội chủ nghĩa thì văn hoá phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”2 “Con đường đúng đắn duy nhất là xây dựng một nền văn hoá nghệ thuật xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là3 một nền văn hoá “mở” Một mặt, nó kế thừa và phát huy những giá trị trong truyền thống dân tộc, mặt khác nó tự làm giàu mình bằng việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho nền văn hoá mới ở Việt Nam vừa mang những đặc trưng phản ánh cốt cách, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, vừa bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống hiện đại, phù hợp với trình độ khoa học và trình độ văn minh mà nhân loại đã đạt được

1.2. Gắn chặt với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và là một

bộ phận của sự nghiệp cách mạng

theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá không tách rời kinh tế và chính trị, một mặt,

nó chịu sự chi phối của kinh tế và chính trị nhưng mặt khác, văn hoá có tác động trở lại to lớn đến kinh tế và chính trị Chính vì thế Người coi văn hoá nghệ thuật cũng là

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 3, tr 221

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, Tập 10, tr 60.

3 Hồ Chí Minh, Văn hoá nghệ thuật là một mặt trận, Nxb Văn học, Hà Nội 1981, tr 516.

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

mặt trận, và anh chị em nghệ sỹ là những chiến sỹ trên mặt trận ấy Người khẳng định:

“Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ sĩ cũng mất tự do Văn nghệ sĩ muốn có tự

do thì phải tham gia cách mạng” Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sỹ nghệ thuật cần có4 lập trường vững, tư tưởng đúng Về sáng tác, thì cần thấu hiểu, liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân Như thế, mới bày tỏ được cái tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao tinh thần ấy” Người viết5 tiếp: “Trong sự nghiệp vĩ đại kháng chiến, kiến quốc của dân tộc ta, văn hoá gánh một phần rất quan trọng” “Văn hoá cũng như chính trị, kinh tế và tín ngưỡng, đạo đức6 đều được phát triển tự do Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà, mà anh chị em văn hoá và trí thức phải làm cũng như là những chiến sỹ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất

và độc lập cho Tổ quốc” 7

Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở

ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Tuy vậy, trước dã tâm của kẻ thù xâm lược, cả dân tộc ta phải bước ngay vào “kháng chiến kiến quốc” để bảo vệ nền độc lập vừa giành được Đây là giai đoạn phát triển văn hóa dưới chế độ dân chủ nhân dân tiến lên CNXH Lãnh đạo xây dựng nền văn hóa mới gắn liền với chiến lược chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm, chống thói quen và truyền thống lạc hậu, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện Đây là quá trình “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”; thực hiện đấu tranh trên “mặt trận văn hóa” và xây dựng đội ngũ “chiến sĩ văn hóa”.Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng văn hoá của nước nhà, và nhiều lần Người đã nói rằng:

“Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá” Tư tưởng đó của Người thể hiện

rõ quan điểm duy vật, phát triển toàn diện đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2001, Tập 1, tr XX

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 6, tr 368

6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 5, tr 464.

7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 5, tr 131.

5

Trang 6

1.3. Sâu sắc tính nhân dân (tính đại chúng)

Hồ Chí Minh cho rằng: “Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng, thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân” Hồ Chí Minh nhấn mạnh “cần chăm lo đến8 đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật”, “chú ý phát huy cốt cách dân tộc”, “lột cho hết tinh thần dân tộc”, tính chất dân tộc và tính chất quốc tế thống nhất với nhau, “phát triển hết cái hay cái đẹp của dân tộc, tức là ta cùng đi tới chỗ nhân loại”

Theo Hồ Chí Minh, tính khoa học của nền văn hóa dân tộc bao gồm cả ý nghĩa tiên tiến của CNXH lẫn ý nghĩa hiện đại, từ tư duy, lý luận khoa học, đội ngũ trí thức tiêu biểu cho một nền công nghiệp, khoa học, nghệ thuật hiện đại, đội ngũ công nhân đến đỉnh cao văn hóa Khoa học là sự tiếp thu tinh hoa, trí tuệ của thời đại và đỉnh cao văn hóa nhân loại Một trong những nội dung của tính khoa học là phải biết chọn lựa, “gạn đục khơi trong”, biết chắt lọc, lấy ra những cái gì cần thiết và có ích Không phải cái gì

cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới Cái gì cũ mà xấu thì bỏ, cái gì cũ mà dùng được nhưng phiền phức thì phải sửa cho phù hợp, cái gì cũ mà tốt thì phải biết nhân lên

Tính khoa học của nền văn hóa còn thể hiện ở sự phù hợp của nền văn hóa dân tộc với sự tiến hóa chung của nền văn hóa nhân loại, ở khả năng đóng góp của văn hóa cho sự phát triển xã hội

Người thường nhấn mạnh việc tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới để tiếp thu những tri thức tiến bộ của thế giới để phát triển đất nước Người yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân phải không ngừng học tập, nâng cao sự hiểu biết cho mình và cho những người khác Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc học tập lý luận, để mỗi người có phương pháp tư duy khoa học, làm việc hiệu quả

Theo Hồ Chí Minh, tính đại chúng của nền văn hóa mới trước hết phải là nền văn hóa vì nhân dân lao động Nhân dân chính là sức sống của nền văn hóa mới Bởi, nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra của cải vật chất mà còn sáng tạo ra giá trị tinh thần Sáng tác của nhân dân được Hồ Chí Minh đánh giá là “những hòn ngọc quý” Nhân dân cung cấp và là tư liệu quý cho văn nghệ sĩ sáng tạo, đồng thời họ cũng chính là những người thẩm định, đánh giá khách quan, chính xác các sản phẩm văn hóa, văn nghệ Theo Người, điều quan trọng nhất, nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa Người thường căn dặn, những cán bộ làm công tác văn hóa nghệ thuật phải hòa mình với thực tiễn cuộc sống để nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng của nhân dân để các sáng tác của mình phục vụ thiết thực cho cuộc sống của nhân dân Người cũng thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn lối sáng tác xa rời nhân dân, không phù hợp với trình độ và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân Tóm lại, văn hóa phải

“từ trong quần chúng ra Về sâu trong quần chúng”, trên cơ sở đó để định hướng giá trị cho quần chúng

8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1993, Tập 3, tr 16

Trang 7

Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của lãnh đạo xây dựng, phát triển văn hóa đối với đời sống xã hội, với sự phát triển bền vững đất nước Đảng ta đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện những vấn

đề lý luận về xây dựng, phát triển văn hóa: Xác định tính chất của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, nhấn mạnh các đặc trưng: dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học; Xác định mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng văn hóa với xây dựng con người, định hướng phát triển con người toàn diện với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo; Xác định rõ quan hệ giữa xây dựng, phát triển văn hóa với các các lĩnh vực, các mặt hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt là quan hệ giữa chính trị với văn hóa, kinh tế với văn hóa Nhấn mạnh yêu cầu gắn kết bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với sáng tạo các giá trị văn hóa mới

Trong thực tiễn, sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Những tiến bộ trong giáo dục đào tạo, sự khởi sắc trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thông đại chúng, bảo tồn, phát huy các di sản của văn hóa; sự tăng cường các thiết chế văn hóa cơ sở làm cho đời sống tinh thần của xã hội phong phú, đa dạng hơn, mức hưởng thụ văn hóa của người dân từng bước được nâng lên.Ngày nay, trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực đang tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hoá của dân tộc, một mặt, chúng ta tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá tiên tiến, khoa học, đại chúng Mặt khác, chúng ta cũng kiên quyết xóa bỏ những hủ tục, tàn dư, những sản phẩm văn hoá độc hại từ bên ngoài Đặc biệt, để văn hoá tăng thêm sức mạnh dân tộc, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì mỗi người dân chúng ta cần phải giữ gìn nền văn hoá Việt Nam luôn tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Chương 2 Đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của công cuộc xây

dựng văn hoá ở việt nam

2.1. Những điểm tích cực trong việc xây dựng văn hoá ở Việt

Nam

Văn hoá phát triển ngày càng đa dạng về các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội Các giá trị quốc gia, văn hoá, gia đình, con người, cộng đồng tiếp tục được được kế thừa, bảo tồn và phát huy một cách chọn lọc sao cho phù hợp với thời đại mới Nhờ vậy, văn hóa đã mang đến cho đời sống xã hội những giá trị tích cực không nhỏ tác động trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội

Thứ nhất, nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Vốn văn hóa của dân tộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn hóa, những hoạt động đấy diễn ra thường xuyên liên tục trên khắp mọi miền đất nước, nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống : tuồng, chèo, cải lương, chầu văn, hò huế được gìn giữ, biểu diễn Những lễ hội được tổ chức thường xuyên mỗi dịp lễ tết khắp

ba miền Những đặc điểm riêng biệt này đã trở thành thế mạnh thu hút khách du lịch ghé thăm Việt Nam nhiều hơn Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức

Trang 8

những chuyến du lịch nước ngoài Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương Trong thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức rất thành công những sự kiện lớn mang tính chất lễ hội gây được sự chú ý đến các quốc gia trong khu vực và quốc tế Có thể kể đến như Festival nghệ thuật Huế, Festival biển Nha Trang, Carnaval biển Hạ Long, Festival cồng chiêng Tây Nguyên, Festival lúa gạo Hậu Giang, Lễ hội trái cây Nam Bộ Những lễ hội trên đã trở thành “hiệu ứng văn hóa” không chỉ còn của địa phương

mà là sự hòa quyện, giao thoa của văn hóa Việt Nam với các đoàn nghệ thuật trên thế giới

Có thể nói rằng, mỗi di sản văn hóa của người Việt là sự chưng cất, hòa quyện của khí trời, hồn đất, lòng dân và tâm thế, hào khí, khát vọng của một dân tộc “vốn xưng nền văn hiến đã lâu” như đại thi hào, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã khẳng định cách nay gần 8 thế kỷ Di sản văn hóa của người Việt đã được thử thách, sàng lọc qua thời gian để chứng tỏ sự trường tồn bất tử của mình Bên cạnh đóng góp

tỷ lệ quan trọng trong GDP của nền kinh tế quốc dân, qua “lăng kính di sản”, bạn bè thế giới có thể nhận diện được diện mạo, tinh khí, tâm hồn và chiều sâu lịch sử, vị thế văn hóa của dân tộc Việt và người Việt cả trong quá khứ và đương đại

Thứ hai trong đời sống tinh thần xã hội, người Việt truyền thống coi trọng chữ,

“Tình”, đề cao ân nghĩa Đôi khi, chữ “Tình” đã vượt lên trên cả lý lẽ, luật pháp Hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt, khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc

tế, giao thương với các nền kinh tế tư bản, lúc này “Lý” sẽ áp đảo “Tình” Trong điều kiện đó, truyền thống coi trọng “Tình” có vẻ không còn phù hợp nữa, nhưng chúng ta vẫn cần phải dung hòa, làm cho “Lý” không trở thành thái quá để dẫn đến “vô tình, vô cảm”, thành con người “duy ngã”, ích kỷ; làm cho chữ “Tình” trong thời hiện đại không yếm thế, biến con người thành yếu đuối, nhu nhược, ba phải Việc thiên về

“Lý” hướng đến sự phát triển; còn “Tình” sẽ làm cho sự phát triển diễn ra hài hòa, bền vững Như vậy, chúng ta vẫn duy trì và giữ gìn được bản sắc và “làm mới, hiện đại hóa” nó cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh

Thêm nữa, việc coi trọng “Tình” sẽ làm cho việc áp dụng luật pháp uyển chuyển, linh hoạt theo từng địa phương, từng vùng Luật pháp, dù được xây dựng trên đời sống thực tế, nhưng nó vẫn là “từ ngoài vào, từ trên xuống” áp đặt người dân phải theo, nó vẫn có tính chất lý trí, cứng nhắc, máy móc, không uyển chuyển và nhiều khi không tương thích với những hoàn cảnh riêng của từng người dân, từng địa phương Do đó, người Việt truyền thống đã điều hòa luật pháp của nhà nước (triều đình) bằng Hương ước, bằng tục lệ của làng để có cuộc sống phong lưu, thoải mái và tự tại hơn Tục

“phép vua thua lệ làng” xưa và nay, không có nghĩa là coi thường kỷ cương, phép nước mà phép nước ấy, luật pháp ấy cần phải uyển chuyển, linh hoạt và phù hợp với tâm lý, lối sống của con người Có như vậy, luật pháp ấy, chủ trương ấy mới đi vào cuộc sống một cách dễ dàng, khả thi hơn, bằng không, nó sẽ gặp phải sự kháng cự mãnh liệt, rốt cục, sẽ trở thành không khả thi, không đi được vào đời sống xã hội và người dân

Thứ ba, lối sống đề cao tính tập thể, cộng đồng của người Việt là một hình thức biểu hiện của văn hóa: coi trọng tình làng nghĩa xóm, đề cao tinh thần đoàn kết, hòa thuận, tương thân tương ái Trái với tinh thần đoàn kết đấu tranh giành chính quyền khi xưa,

Trang 9

trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, lối sống cộng đồng này góp phần kìm hãm và hạn chế những biểu hiện của bệnh vô cảm, của sự cạnh tranh một cách ghẻ lạnh, đồng thời hình thành nên sức mạnh, đồng lòng hợp tác tạo thành một khối thống nhất cùng hưởng những lợi ích chung do thành quả mang lại

Ngoài ra, văn hóa cũng đã tác động không nhỏ đến một bộ phận trí thức nước ta, nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng văn hóa dân gian và văn hóa bác học ở Việt Nam qua các thế kỉ được xuất bản tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng thẩm mĩ của dân tộc ta Nhiều tác giả có xu hướng khai thác kho tàng văn học dân gian làm chất liệu cho sáng tác của mình Thể chế văn hóa mới giúp đội ngũ này làm tốt vai trò nòng cốt trong việc sáng tạo các giá trị văn hóa mới, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới

2.2. Những điểm hạn chế trong việc xây dựng văn hoá ở Việt

Nam

Không thể phủ nhận những giá trị tích cực nhưng thực tế cho thấy,

công cuộc xây dựng văn hoá ở nước ta còn tồn tại nhiều điểm hạn

chế nhất định

Một trong những mặt hạn chế đầu tiên chính là việc văn hoá của

các dân tộc thiểu số đang dần bị mai một Điều này được chứng

minh rõ ràng qua việc tỉ lệ người nói tiếng dân tộc thiểu số và chơi

các nhạc cụ truyền thống của dân tộc thiểu số đang giảm dần Tiếng

nói là một trong những thành tố cơ bản của văn hóa dân tộc và cũng

là tiêu chí để xác định thành phần dân tộc hiện đang đứng trước

nguy cơ mai một Tuy nhiên dựa vào báo cáo kết quả điều tra 53

DTTS năm 2019, có hơn 88% người DTTS từ 5 tuổi trở lên nói được

tiếng dân tộc (bất kỳ tiếng DTTS nào) Đáng chú ý là chỉ sau 4 năm

(từ 2015 tới 2019), tỷ lệ người DTTS từ 5 tuổi trở lên nói được tiếng

dân tộc đã giảm 7,3%, bình quân mỗi năm giảm hơn 1,8% Theo

nhóm tuổi, người DTTS biết nói tiếng dân tộc có xu hướng giảm dần

Ở nhóm 65 tuổi trở lên có 92,8% nói được tiếng dân tộc, tuy nhiên, ở

nhóm dưới 18 tuổi, tỷ lệ này giảm còn hơn 58% Trong 53 DTTS, dân

tộc Ngái có tỷ lệ người từ 5 tuổi trở lên nói được tiếng dân tộc thấp

nhất, chỉ có 30,5% Một điều đáng nói nữa là tỉ lệ người DTTS từ 15

tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ dân tộc khá thấp 15,9% So với

năm 2015, tỷ lệ này đã giảm 0,9% Chỉ có 3 DTTS có tỷ lệ người biết

đọc, biết viết chữ dân tộc trên 30% gồm Ê Đê, Ba Na và Hoa Có tới

17 DTTS có tỷ lệ người biết đọc, biết viết chữ dân tộc dưới 10% Cá

biệt, có 2 dân tộc có tỷ lệ này chưa tới 1% gồm Co và Lự.9

Cùng với tiếng nói, chữ viết, các di sản văn hóa khác của các DTTS

như lễ hội, trang phục, bài hát, điệu múa cũng đang mai một

9 Phương Lan (2021), Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, “Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc là vấn đề cấp thiết”, truy cập ngày 2/4/2023, https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bao-ton-di-san-van-hoa-dan-toc-la-van-de-cap-thiet-578807.html

Trang 10

nghiêm trọng Kết quả điều tra 53 DTTS năm 2019 cũng cho thấy, chỉ có 5,5% người DTTS biết sử dụng nhạc cụ truyền thống Trong 53 dân tộc thì Ba Na có tỷ lệ người dân biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình cao nhất 19,3% Chỉ có 5 dân tộc có tỷ lệ người dân biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình trên 10% Trong khi có tới 35 dân tộc có tỷ lệ người dân biết sử dụng nhạc

cụ truyền thống của dân tộc mình dưới 5% Một số dân tộc chỉ còn dưới 10 người biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình như Chứt, Si La, Ngái

Tỉ lệ người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình cũng rất thấp với 13,6% Khmer, Ba Na, Chăm, Cơ Tu, Pà Thẻn là 5 dân tộc có

tỷ lệ người dân biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình từ 20% trở lên Có tới 31 dân tộc có tỷ lệ người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình dưới 10% 9 dân tộc có tỷ lệ này dưới 5% Cá biệt, dân tộc Ngái chỉ còn 9 người biết hát bài hát truyền thống của dân tộc mình

Không chỉ dừng lại ở các dân tộc thiểu số mà những giá trị văn hoá truyền thống của nước ta cũng đang dần mất đi Xã hội ngày càng hiện đại, xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá ngày càng được mở rộng, công cuộc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Giữ gìn được văn hoá

đã khó, níu kéo sự quan tâm của người dân với văn hoá truyền thống còn khó hơn Điều này được chứng minh rất rõ thông qua việc giới trẻ không mặn mà gì với văn hoá nghệ thuật truyền thống Nghệ thuật truyền thống bao gồm những hình thức nghệ thuật tồn tại trong dân gian và được truyền từ đời này qua đời khác như: âm nhạc dân gian, các sân khấu kịch truyền thống như cải lương, chèo, tuồng, các hình thức hội hoạ truyền thống như sơn mài (khúc này chèn hình mấy cái cải lương, sơn mài tuồng đồ đó) Đây là những tri thức quý báu được cha ông ta đúc kết từ quá trình lao động, sản xuất mang nhiều giá trị nhân sinh Nghệ thuật chứa đựng những quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan Nó có thể phản ánh cả một chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của cả một cộng đồng tộc người Không chỉ vậy, nghệ thuật truyền thống đã trở thành lăng kính nghệ thuật mà qua đó, bạn bè quốc tế có thể hiểu được cách nhìn nhận cuộc sống, hiểu được tâm hồn của dân tộc Việt Nam Vì vậy nên có thể nhận định nghệ thuật truyền thống là một kho sử học

và văn hóa rất quan trọng của nước ta Tuy nhiên đặc sắc và quan trọng là vậy, các loại hình văn hoá nghệ thuật vẫn không thể thu hút được sự quan tâm của giới trẻ - thế hệ tương lai của đất nước hiện nay Rất ít các bạn trẻ thật sự thưởng thức và am hiểu về những văn hoá nghệ thuật truyền thống mà chỉ nghe qua lời ông, bà, cha, mẹ

Vì thế những bạn trẻ chấp nhận kế thừa, hoạt động nghệ thuật truyền thống lại càng ít ỏi hơn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w