1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Ý nghĩa đối với phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng ở nước ta hiện nay.

21 3 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Ý nghĩa đối với phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng ở nước ta hiện nay
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 63,75 KB
File đính kèm Kinh tế chính trị.rar (60 KB)

Nội dung

Tiểu luận học Cao cấp lý luận chính trị 2024 về nội dung Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Ý nghĩa đối với phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng ở nước ta hiện nay.

Trang 1

Thành tựu nổi bật của nhân loại trong thế kỷ 21, đó là sự bùng nổ, pháttriển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) Đây là cuộccách mạng với những đặc trưng nổi bật, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mangđến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia dân tộc Tại Đại hội XIII,Đảng ta xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trênnền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu côngnghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển quốc gia, các vùng, các ngành, lĩnh vực phù hợp với thực tiễn đấtnước nhằm nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nềnkinh tế Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềmnăng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thầnbắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới”1.

Có thể khẳng định, việc chủ động, sáng tạo trong nhận thức, nắm bắt xuthế, thời cơ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để thực hiện đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) ở Việt Nam hiện nay là hoàn toànđúng đắn và mang ý nghĩa thời đại, có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với quátrình xây dựng và phát triển đất nước Đây cũng chính là phương pháp cáchmạng “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, nhằm đẩy mạnh gắnkết chặt chẽ toàn bộ sức mạnh quốc gia dân tộc với sức mạnh của xu thế, mụctiêu quốc tế là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và đón bắt,hòa nhập với sự phát triển của nền văn minh nhân loại Bên cạnh đó, nó còn

là yếu tố góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp để quân đội thực hiện thắng lợinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà Đảng và Nhân dân giao cho

Vì vậy, việc nghiên cứu nội dung “Tác động của Cách mạng công nghiệplần thứ tư đến đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Ý nghĩa đốivới phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng ở nước ta hiện nay”mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự

thật, Hà Nội, 2021, tr.100.

Trang 2

NỘI DUNG

I NHẬN THỨC CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM 1.1 Nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Lịch sử đã ghi nhận, các mốc son đánh dấu sự phát triển lịch sử loài ngườihiện đại cho đến nay đó chính là bốn cuộc cách mạng công nghiệp: Cách mạngcông nghiệp lần thứ nhất (từ năm 1784) với sự xuất hiện động cơ đốt trong, khiloài người phát minh ra động cơ hơi nước; Cách mạng công nghiệp lần thứ hai(từ năm 1870): khi loài người phát minh ra động cơ điện; Cách mạng côngnghiệp lần thứ ba (từ năm 1969): khi con người phát minh ra máy vi tính, tin họchóa và tự động hoá và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ năm

2000 gắn với các đặc trưng của Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D,trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), công nghệ sinh học, Tên gọi Cáchmạng công nghiệp 4.0 lần đầu tiên xuất hiện trong một bài báo của Chính phủĐức năm 2013 “Industrie 4.0” và nội dung nhận thức ban đầu về “Industrie4.0” là sự kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh, để tạo ra sựhội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bêntrong

Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu

và trở thành cuộc cách mạng mang tính đột phá trong tiến trình phát triển củanền văn minh nhân loại Những thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0không chỉ thay thế con người làm những việc có tính lặp lại bằng máy móc, màcòn sử dụng mạng lưới hệ thống điều khiển những hệ thống tự động, các hệthống có thể học hỏi và xây dựng những tập dữ liệu cho riêng mình Vì vậy,Cách mạng công nghiệp 4.0 được xem là cuộc cách mạng thông minh, thậm chí

có chuyên gia cho rằng “máy móc cũng có thể có tư duy” Yếu tố cốt lõi của kỹthuật số trong Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể thấy đó là:

Trí tuệ nhân tạo (AI): hay còn được gọi là trí thông minh nhân tạo

(Artificial Intelligence), là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân

Trang 3

tạo nào Trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng là trí thông minh trong khoa họcviễn tưởng, nó là một trong những phần trọng yếu của tin học Trí thông minhnhân tạo đã đạt đến sự học hỏi, cách cư xử, và khả năng thích ứng thông minhcủa máy móc mà trước đó nhân loại xem như đó là lĩnh vực chỉ có thể là riêng

có của thực thể sinh học con người Thời gian trước, trí tuệ nhân tạo còn đượcbiết đến qua các trò chơi giữa con người và máy tính, như cờ vua, cờ vây haynhững game online Ngày nay, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong học tập, suyluận, nhận thức, khả năng hiểu ngôn ngữ thông qua một chương trình máy tính.Các minh chứng từ trí tuệ nhân tạo đã thực hiện được các công việc phức tạpnhư: thực hiện các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch, khả năng trả lờicác câu hỏi về chẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của mộtcông ty, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt… đang đượcứng dụng khá phổ biến trong thực tiễn

Internet kết nối vạn vật (IoT): Là một hệ thống các thiết bị máy tính, máy

móc, vật thể, động vật hoặc người được kết nối với nhau, được định danh và cókhả năng truyền dữ liệu tự động qua mạng mà không cần sự can thiệp của con

người IoT bao gồm sự hội tụ đến đỉnh cao của công nghệ không dây, hệ thống

cơ điện vi mô (MEMS), một kiểu kiến trúc phần mềm, chia phần mềm thành cácdịch vụ rất nhỏ (microservices) và Internet Một vật trong IoT có thể là mộtngười với một trái tim cấy ghép; một động vật ở trang trại với bộ chip sinh học;một chiếc xe với bộ cảm ứng tích hợp cảnh báo tài xế khi bánh xe xẹp, xe tự lái,

tự phanh khi có nguy cơ va chạm hoặc bất kỳ vật thể tự nhiên hay nhân tạo nào

có thể gán được một địa chỉ IP và cung cấp khả năng truyền dữ liệu thông qua

mạng lưới Sự gia tăng không gian cho địa chỉ trong IPv6 cũng là một yếu tố

quan trọng trong việc phát triển IoT, việc mở rộng không gian địa chỉ có thể gánđịa chỉ IPv6 đến mọi nguyên tử trên bề mặt trái đất, và vẫn còn đủ để tăng lên

hàng 100 lần nữa Một số ứng dụng IoT phổ biến mà ta đang tiếp cận đó là: thiết

bị di động cầm tay như điện thoại, đồng hồ thông minh có thể theo dõi sức khoẻcủa người dùng như nhịp tim, hoạt động ngủ; cơ sở hạ tầng thông minh: nhà

Trang 4

thông minh, thành phố thông minh ; trong lĩnh vực y tế, ứng dụng IoT để theodõi tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, kiểm soát liều lượng thuốc hay theo dõi

cơ thể bệnh nhân…

Big Data: Là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức

tạp đến mức những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể nào

đảm đương được Dữ liệu lớn là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển IoT và

AI Nó như một điều tất yếu khi công nghệ phát triển, dữ liệu tạo ra ngày càngnhiều với tốc độ rất nhanh Do đó, cách thu nhập và khai thác dữ liệu lớn sẽ tạo

ra điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp triển khai công nghệ

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt bậc nêu trên, theo đánh giá kháchquan, thì Cách mạng 4.0 đã và đang đặt ra một số vấn đề đó là: thách thức vớicác yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số mà trong đó vấn đề liên quan đến nhiên liệusản xuất các loại chíp bán dẫn (đất hiếm); nguồn nhân lực công nghệ thông tinthường đi đôi với nguồn lực công nghệ cao, có khả năng cập nhật và học hỏi từ

đó đặt ra yêu cầu thay đổi, đáp ứng của nền giáo dục hiện nay; hạ tầng đi theocông nghệ phần mềm, đó là việc đáp ứng nhu cầu về hạ tầng phần cứng, cần một

hạ tầng đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu xây dựng thiết kế những hệ thống thôngminh; vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu mà hầu như thông tin hay dữ liệu đềuđược lưu lại trên những đám mây dữ liệu, do đó, tính an toàn thông tin dữ liệuthường không được bảo đảm, kết hợp phát sinh các vấn đề tội phạm mạng, lộ lọtthông tin, an ninh quốc gia, chiến tranh mạng, chạy đua vũ trang Đây là bàitoán đầy thách thức đặt ra cho không chỉ mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới màcòn là vấn đề mang tầm quốc tế hiện nay

1.2 Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.2.1 Một số quan niệm trên thế giới về công nghiệp hóa

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm Cụ thể, vàogiữa thế kỉ XVIII, mở đầu là nước Anh và sau đó là một số nước phương Tây, đãtiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao độngthủ công sang lao động cơ khí Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình

Trang 5

công nghiệp hóa của thế giới Tuy vậy, phải đến thế kỉ XIX, khái niệm công nghiệphóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp Sau chiếntranh thế giới lần thứ hai, xuất hiện một số mô hình công nghiệp hóa như nước Mỹ,Liên Xô và một số nước đã công nghiệp hóa rút ngắn thành công và trở thànhnhững nước công nghiệp mới Trong quá trình công nghiệp hóa, ở các quốc gia cócác quan điểm khác nhau về phạm trù CNH - HĐH

Từ điển Bách khoa Toàn thư Pháp đưa ra quan niệm: “Công nghiệp hoá là đưađặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị cho một vùng, một nước các loạinhà máy, các loại công nghiệp” Theo định nghĩa này thì hạn chế là không nói gì đếntính lịch sử cụ thể của công nghiệp hóa và đồng nhất công nghiệp hóa với phát triểncông nghiệp, không làm rõ được mục tiêu và điểm dừng của công nghiệp hóa

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) định nghĩa: “Côngnghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lựcquốc gia ngày càng lớn để xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiệnđại để chế tạo tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho nềnkinh tế phát triển với nhịp độ cao và bảo đảm đạt tới tiến bộ kinh tế, tiến bộ xã

hội” Định nghĩa này vẫn chưa nêu lên được tính lịch sử cụ thể của quá trình công

nghiệp hóa đối với từng quốc gia dân tộc có điều kiện khác nhau

Trong Giáo trình kinh tế chính trị của Liên Xô cũ quan niệm: “Công nghiệp

hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí, có khả năng cải tạo cả nôngnghiệp Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy”.Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn Liên Xô khi bắt tay vào công nghiệp hóatrong điều kiện đất nước bị chiến tranh tàn phá, bị đế quốc bao vây, thị trườngtrong nước là nền tảng cho sự phát triển kinh tế (một nền kinh tế khép kín) Trongbối cảnh quốc tế phức tạp, buộc Liên Xô phải dốc toàn lực để đẩy nhanh nhịp độcông nghiệp hóa, tập trung phát triển công nghiệp nặng… Đường lối đó của Liên

Xô trong những năm 30 của thế kỷ XX đã đạt được nhiều thành tựu, được coi là kỳtích của chủ nghĩa xã hội và là sự bảo đảm về vật chất cho chiến thắng của Hồngquân chống chủ nghĩa phát xít Song thực tiễn cho thấy sẽ là sai lầm khi áp dụng

Trang 6

một cách máy móc mô hình này ở các nước xã hội chủ nghĩa sau này.

1.2.2 Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng ta lần đầu tiên đề cập vấn đề CNH - HĐH là tại Đại hội III (9/1960).Đến trước Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994), đã ghi nhận nhiều quan điểm,

ý kiến về vấn đề CNH - HĐH, tuy nhiên hầu hết đều đề cập và tiếp cận ở góc độmạng tính nóng vội, đốt cháy giai đoạn Tại Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoáVII, Đảng ta khẳng định: “Công nghiệp hóa thực chất là xây dựng cơ sở vật chất -

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đó không chỉ đơn giản là tăng thêm tốc độ và tỉtrọng của sản xuất công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơcấu gắn với đổi mới căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh,hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Công ngiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa, kết hợp những bước tiến tuần tự

về công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những mũinhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế giới”1

Với cách tiếp cận hệ thống và lịch sử, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam, Hội nghịBan chấp hành Trung ương lần thứ 7, Khóa VII đã nêu: “Công nghiệp hóa, hiện đạihóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sửdụng một cách phổ biến sức lao động và công nghệ, phương tiện và phương pháptiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học -công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”2

Trên cơ sở Nghị quyết số 07-NQ/HNTW Hội nghị Ban chấp hành Trungương lần thứ 7, Khóa VII, báo cáo chính trị tại Đại hội VIII khẳng định mục tiêucủa CNH - HĐH ở nước ta là: “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có

cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ,

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X),

Phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.526.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 07-NQ/HNTW, ngày 30/7/1994, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương

lần thứ 7 khóa VII về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, Hà Nội; truy cập tại

07-nqhntw-hoi-nghi-lan-thu-7-bchtw-dang-khoa-vii-ve-phat-trien-cong-nghiep-cong-nghe-den-nam-2000-theo- huong-1141.

Trang 7

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-vii/nghi-quyet-so-phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinhthần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trởthành một nước công nghiệp”1

1.2.3 Một số đặc điểm chủ yếu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Thứ nhất, quá trình CNH - HĐH ở nước ta là quá trình rộng lớn, phức tạp và toàn diện

CNH - HĐH diễn ra trên phạm vi rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, không chỉ

phát triển công nghiệp thuần tuý để cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật và côngnghệ hiện đại, mà còn được tiến hành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mọilĩnh vực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, bao hàm cả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội; đi từ phát triểnlực lượng sản xuất, dẫn đến thay đổi về mặt kinh tế, phương tiện, phương phápcông nghệ theo hướng hiện đại Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển lực lượng sảnxuất hiện đại với xác lập, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa Thực hiện quá trình công nghiệp hóa luôn gắn với từng giai đoạn lịch sửnhất định, có mở đầu, có kết thúc và còn phụ thuộc vào môi trường trong nướccũng như môi trường quốc tế; có sự kết hợp giữa bước đi tuần tự với nhảy vọt,giữa phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, giữa biến đổi vềlượng với biến đổi về chất của các tác nhân tham gia

Ở nước ta CNH - HĐH là một trong những mục tiêu hàng đầu, được kiêntrì thực hiện trên 60 năm qua Đảng ta luôn xác định công nghiệp hóa là mộtnhiệm vụ trọng tâm với sự điều chỉnh nhất định: bắt đầu từ xác định kết hợpphát triển công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng tạiĐại hội III năm 1960, qua các kỳ Đại hội, đến Đại hội VIII, Đảng ta xác địnhmục tiêu “từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thànhnước công nghiệp” Đến Đại hội XII, Đảng nêu mục tiêu “Đẩy mạnh công

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X),

Phần I, Sđd, tr.526.

Trang 8

nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại”1 Tuy vậy, đến năm 2020, mục tiêu đã xác định ở Đạihội VIII không đạt được, nên Đảng đã điều chỉnh ở Đại hội XIII: “phấn đấu đếngiữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủnghĩa”2.

Thứ hai, tiến hành đồng thời, đồng bộ công nghiệp hoá và hiện đại hoá như một quá trình thống nhất.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ramạnh mẽ Đảng, Nhà nước xác định chúng ta không thể chờ thực hiện xong côngnghiệp hóa rồi mới tiến hành hiện đại hóa, mà phải tiến hành đồng thời Một mặt,

đó là quá trình xây dựng nền công nghiệp hiện đại, tức là tạo nền tảng vật chất, kỹthuật cho nền kinh tế; mặt khác, đó là quá trình cải cách thể chế và cơ chế kinh tế,

từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường, mở cửa hợptác, hội nhập quốc tế Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa chính là cách làm đểđẩy lùi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thếgiới; nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc, thu hẹp khoảng cách

và bắt kịp với trình độ của các nước phát triển

Thứ ba, quá trình CNH - HĐH ở nước ta cần và có thể được “rút ngắn”.

Đây là một trong những mục tiêu to lớn, được kiên trì thực hiện, là đòi hỏikhách quan để đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển Bên cạnh đó,điều kiện trong nước và bối cảnh quốc tế tạo điều kiện cho phép nước ta có thể “rútngắn” quá trình CNH - HĐH Về cơ bản, cách thức “rút ngắn” bao gồm hai mặt là:làm cho nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước đi trước liêntục trong một thời gian dài, để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so vớicác nước đó, về thực chất là tăng tốc để đuổi kịp Sau đó, có điều kiện lựa chọn và

áp dụng một số phương thức CNH - HĐH cho phép rút ngắn thời gian, tức là bỏqua một số bước đi vốn là bắt buộc theo kiểu phát triển tuần tự, để đạt tới một nềnkinh tế có trình độ phát triển cao hơn, mà thực chất là lựa chọn con đường, bước đi

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà

Nội 2016, tr.89.

2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Sđd, tr.112.

Trang 9

và giải pháp công nghiệp hóa để đi nhanh tới hiện đại Cách thức này không đối lập

mà thống nhất với nhau và đang tiếp tục được làm sáng tỏ hơn con đường đẩynhanh CNH - HĐH, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Kế thừa và phát triển các quan điểm tại các kỳ Đại hội trước đó đề cập vềCNH - HĐH đất nước, trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta xác định: “Tiếp tụcđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, côngnghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệplần thứ tư”1 Đây là quan điểm thể hiện được sự bổ sung và phát triển tư duy lý luậncủa Đảng, phù hợp với tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra

II TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA 2.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra cả trong môi trường thực và môi trường số

Thế giới được số hóa, kết nối số mọi lúc, mọi nơi, kết hợp thế giới thực với thếgiới ảo Vì vậy, quá trình CNH - HĐH ở nước ta tất yếu sẽ diễn ra cả trong môitrường thực và môi trường số Các lĩnh vực công nghệ sinh học ứng dụng trong nôngnghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,hóa học và vật liệu; rôbốt thế hệ mới, in 3D, phương tiện giao thông với những tínhnăng thông minh, các vật liệu mới, công nghệ nano đã xuất hiện rất nhiều và làmthay đổi nhanh chóng môi trường sống, đời sống của người dân Đây là sự thay đổi cơbản về cách thức sản xuất của người dân, sản xuất được điều khiển và quyết định từkhông gian số, đã xuất hiện nhiều mô hình, ứng dụng người nông dân có thể tưới câytrồng, giám sát sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi qua thiết bị diđộng Có hai khía cạnh của công nghệ số là việc số hóa và việc quản trị và xử lý các

dữ liệu được số hóa và những đột phá trong thời gian gần đây như: điện toán đámmây, thiết bị di động thông minh, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật đang tạo điều kiện cho sản xuất thông minh được thực hiện rộng rãi, việc liên kết

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Sđd, tr.100.

Trang 10

vùng, liên kết kinh doanh, phân vùng trong trồng trọt, chăn nuôi đã và đang được bảođảm bằng công nghệ, ứng dụng.

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng làm cho máy vi tính không những biết tínhtoán, mà còn có các khả năng gần như trí tuệ con người, tiêu biểu là: khả năng lậpluận, hiểu ngôn ngữ và biết học tập; là việc biết thu thập, phân tích các tập dữ liệungày càng lớn và phức tạp để đưa ra các quyết định hành động nhanh chóng vàchính xác vượt trội Với sự bùng nổ của dữ liệu, kết quả của việc số hóa và kết nốiinternet rộng rãi, khoa học dữ liệu với trung tâm là phân tích dữ liệu dựa vào “họcmáy” và thống kê đang trở thành nền tảng của Công nghệ 4.0 Trong lĩnh vực sinhhọc, dựa vào các phương pháp của “học máy” có thể phân tích nguồn dữ liệu sinhhọc khổng lồ nhằm khám phá về sự sống, góp phần vào những tiến bộ của côngnghệ sinh học, mở ra nhiều triển vọng cho y học và nông nghiệp Công nghệ nanocũng có những bước tiến dựa vào công nghệ số

Theo Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố, tínhtới tháng 9/2022, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là khoảng 70 triệungười, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021 (chiếm hơn 70% dân số cả nước);

số người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam khoảng gần 76 triệu người, tăng gần

10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số) Với số liệu đó,Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet đứng thứ 12 trên toàn thếgiới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia, vùng lãnh thổ tại khu vực châu Á.Trung bình người Việt Nam dành tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạtđộng liên quan tới Internet và tỉ lệ người Việt Nam sử dụng Internet hàng ngàylên tới 94%, số liệu này chứng minh người dân Việt Nam đang là những côngdân hoàn toàn chủ động, tích cực, không bị giới hạn trong việc tiếp cận, học tập,ứng dụng và sử dụng thành tựu của cuộc Cánh mạng công nghiệp 4.0

2.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có quy mô và tốc độ phát triển chưa có tiền lệ, làm thay đổi lực lượng sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa sang giai đoạn mới

Hiện nay, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển như vũbão, toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những thuận lợi mới cho nước ta trong thực

Ngày đăng: 15/08/2024, 21:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
01. PGS, TS. Vũ Trọng Dung, PGS, TS Lê Doãn Tá và PGS, TS. Lê Thị Thủy (Đồng Chủ biên): Giáo trình Triết học Mác - Lênin, tập I, chương I, II, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin, tập I
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
04. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
05. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một sốvấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”
06. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
07. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
08. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Triết học Mác - Lênin, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cao cấp lý luậnchính trị, Triết học Mác - Lênin
Nhà XB: Nxb. Lý luận Chính trị
09. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, (Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
10. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 18: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập, tập 18: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinhnghiệm phê phán
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Sự thật
11. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
13. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
14. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.20, phần Biện chứng của tự nhiên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
15. Tổng cục Chính trị, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Tập 2, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Nhà XB: Nxb. Quânđội nhân dân
16. Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Giáo trình Triết học Mác - Lênin (dùng cho đào tạo CCLLCT trong quân đội), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin(dùng cho đào tạo CCLLCT trong quân đội)
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
03. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w