Quản trị rủi ro doanh nghiệp hiện nay luôn được các doanh nghiệp chú trọngthực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro.Trong bối cảnh mới, thời kỳ m
Trang 2Số hình
vẽ
Trang 3Quản trị rủi ro doanh nghiệp hiện nay luôn được các doanh nghiệp chú trọngthực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro.Trong bối cảnh mới, thời kỳ mới, nhất là do ảnh hưởng của hoạt động chuyển đổi số
và sau đại dịch Covid-19 với những biến động, thách thức mới thì công tác quản trịrủi ro lại càng quan trọng và cấp thiết Tiểu luận đã khái quát lại một số nội dung lýthuyết về rủi ro, quản trị rủi ro, chu trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp CRM vàmột số nghiên cứu liên quan đến đề tài quản trị rủi ro doanh nghiệp Vận dụng vàothực tế, tiểu luận đã phân tích thực trạng các khía cạnh quản trị rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh tại một đơn vị kinh doanh giáo dục tư thục là trường Hội nhậpQuốc tế iSchool Long An Từ đó tiểu luận đề ra giải pháp vận dụng chu trình ERMvào việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh cho nhà trường
Từ khóa: quản trị rủi ro, quản trị rủi ro doanh nghiệp, chu trình ERM, ERM,iSchool, hoạt động kinh doanh
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quản trị rủi ro doanh nghiệp, trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, là vấn đềthen chốt giúp đánh giá các tình huống rủi ro của công ty hiệu quả hơn và tăng cườngquá trình ra quyết định liên quan đến phát triển chiến lược và hoạt động (Lê Hải Linh,2020) Quản trị rủi ro doanh nghiệp cần có đủ năng lực cần thiết để quản lý rủi ro mộtcách toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, đứng trước sựcạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau,cần có công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro, cũng như chi phí liênquan đến ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra Để làm được điều này,doanh nghiệp cần xây dựng được mô hình quản trị rủi ro Đối với một đơn vị kinhdoanh giáo dục như trường Hội nhập Quốc tế iSchool Long An thì việc xây dựng hệthống quản trị rủi ro là cần thiết bởi sự những biến động của thị trường, đối thủ cạnhtranh, những yếu tố từ môi trường vĩ mô, dịch bệnh, sự phát triển của công nghệ thông
tin, quá trình chuyển đổi số Chính vì thế tác giả quyết định chọn đề tài “Vận dụng chu trình ERM trong quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh tại trường hội nhập quốc
tế iSchool Long An thời kỳ chuyển đổi số” cho bài tiểu luận này.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quan các khái niệm và lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro trong doanhnghiệp
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại trườngiSchool Long An
- Vận dụng chu trình quản trị rủi ro doanh nghiệp ERM vào quản trị rủi ro hoạtđộng kinh doanh trường iSchool Long An
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro và hệ thống
quản trị rủi ro tại trường iSchool Long An
- Phạm vi nghiên cứu: Tại trường iSchool Long An trong tháng 9 năm 2023.
Trang 54 Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro doanh nghiệp và chuyển đổi số.Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh tại trường Hội nhậpQuốc tế iSchool Long An
Chương 3: Ứng dụng chu trình quản trị rủi ro ERM xây dựng hệ thống quản trịrủi ro tại trường iSchool Long An
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Rủi ro
Khái niệm
Theo quan điểm truyền thống, rủi ro là gặp phải sự nguy hiểm hay nguy cơ (Từđiển Wester’s) hay rủi ro đồng nghĩa với rủi là sự không may (Nguyễn Lân, 1998).Trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trìnhsản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp (Lê Minh Toán, 2023)
Theo quan điểm hiện đại, rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đếnnhững mục tiêu” (ISO 9001:2015) hay rủi ro được xem như là sự biến động của nhữngkết quả không kỳ vọng mà những kết quả này tượng trưng cho giá trị của những tàisản, vốn chủ sở hữu hay thu nhập (Philippe Jorion, 2003)
Phân loại
Theo tính chất khách quan của rủi ro:
- Rủi ro thuần tuý là dạng rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhưng không có
cơ hội kiếm lời Tức, rủi ro thuần tuý là khả năng thiệt hại hoặc không thiệt hại Nóichung, có thể được bảo hiểm nếu do ngẫu nhiên hoặc không cố ý Đây có thể là rủi roliên quan đến cá nhân, tài sản hoặc trách nhiệm pháp lý
Trang 6- Rủi ro suy tính (hay đầu cơ) là khả năng gây ra thiệt hại hoặc thu lợi, không thểbảo hiểm Tức, đây là loại rủi ro tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất song song với một
cơ hội tìm kiếm lợi nhuận Đây là rủi ro liên quan đến quyết định lựa chọn của conngười
Theo phạm vi ảnh hưởng:
- Rủi ro bộ phận là những rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng cánhân theo cả về nguyên nhân và hậu quả Rủi ro ảnh hưởng đến cá nhân, tác động đếnmột thành viên của xã hội (cá nhân hay tổ chức) Đây là loại rủi ro có thể đa dạng hoá
- Rủi ro số đông là các rủi ro gây ra các tổn thất chủ quan theo nguồn gốc của rủi
ro và theo kết quả xảy ra, không phải do cá nhân gây ra và hậu quả của nó ảnh hưởngđến số đông Đây là loại rủi ro không thể đa dạng hóa hay còn gọi là rủi ro thảm họa
Theo phạm vi ảnh hưởng đến các hoạt động tổ chức:
- Rủi ro chiến lược tác động đến toàn bộ doanh nghiệp Nó bao gồm rủi ro thịtrường, rủi ro kinh doanh và rủi ro ngân sách
- Rủi ro hoạt động tác động đến một phần của doanh nghiệp Nó bao gồm rủi ro
Quản trị rủi ro truyền thống được phát triển chính thức vào những năm 1960 dohai nhà giáo sư về bảo hiểm là Bob Merh và Bob Hedges thực hiện trong tác phẩm
“Risk Management in the Business Enterprise” chú trọng vào rủi ro thuần túy, thường
Trang 7có thể bảo hiểm, làm giảm tần số hay mức độ nghiêm trọng của tổn thất Sau đó vàonhững năm 1970 thì những yếu tố mới của quản trị rủi ro được thêm vào như rủi rongoại hối, rủi ro giá của hàng hóa, rủi ro về vốn, rủi ro lãi suất Sau đó vào những năm
1980 chú trọng đối phó với rủi ro tài chính và sử dụng các công cụ phái sinh để phòng
vệ rủi ro tài chính Những năm 1990 và về sau, cải thiện các thất bại trong quản trị rủi
ro của năm 1980 thì khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp hình thành chú trọng banđầu là tránh thảm họa về phái sinh, quản trị rủi ro, không quản trị thành quả, phát triểnchậm việc tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management – ERM) là một quytrình cải tiến liên tục, nhằm xác định, đánh giá và giảm thiểu tất cả các rủi ro có thểliên quan đến hoạt động tài sản của một doanh nghiệp Quản trị rủi ro được thực hiệnbởi ban giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh
cụ thể và trên quy mô toàn doanh nghiệp, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn
có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp để cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt đượcmục tiêu của doanh nghiệp (COSO, 2004)
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình tích hợp vào hoạt động của doanhnghiệp, bao quát tất cả các vấn đề có nguy cơ đối với việc thực hiện những mục tiêucủa tổ chức, áp dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn trong báo cáo,tuân thủ, quản trị, chiến lược…
Tại sao thực hiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp?
- Giảm thiểu sự dao động về thành quả không chấp nhận được;
- Liên kết và tích hợp những quan điểm khác nhau về quản trị rủi ro;
- Tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và các đối tượng hữu quan;
- Củng cố việc quản trị công ty;
- Ứng phó thành công đối với những thay đổi của môi trường;
- Khớp nối chiến lược và văn hóa công ty
Trang 8Có 10 tiêu chí là những yếu tố xác định quan trọng của một chương trình ERM.Những yếu tố này có thể được xem như chuẩn mực hữu ích dựa vào đó để đánh giáliệu một công ty thực sự có một chương trình ERM mạnh mẽ không.
- Phạm vi toàn công ty
- Mọi loại rủi ro đều được bao gồm
- Tập trung vào các rủi ro chính
- Tích hợp các loại rủi ro khác nhau
- Các thang đo tổng hợp
- Bao gồm việc ra quyết định
- Cân bằng quản lý rủi ro và lợi nhuận
- Công bố rủi ro thích hợp
- Đo lường các tác động giá trị
- Chú trọng các bên liên quan chính yếu
Hiện nay, hầu hết các chương trình ERM tương đối chưa trưởng thành, khiđược đo theo các tiêu chí này, và đang từ từ tiến triển hướng tới một chương trìnhmạnh mẽ
Chu trình ERM
ERM cũng có thể được định nghĩa theo chu trình của nó Nó không phải là việcthực hiện xác nhận định kỳ, nó không thể được phác họa hoàn toàn ngay từ đầu, và nókhông phải là một chức năng độc lập riêng biệt Thay vì thế, ERM là một quá trìnhliên tục, phát triển, và được tích hợp
- Liên tục: ERM không phải là việc thực hiện xác nhận định kỳ, như kiểm định
xe hàng năm ERM giống như các hoạt động liên tục bạn làm để bảo vệ mình khỏi cácrủi ro liên quan đến chiếc xe của bạn, chẳng hạn như bảo dưỡng định kỳ, thực hành lái
xe an toàn, và bảo hiểm xe
- Phát triển: Không thể xác định đầy đủ ngay từ đầu chương trình ERM của một
tổ chức cụ thể cuối cùng chính xác sẽ là gì ERM tiến hóa theo thời gian Ngoài ra, khi
Trang 9chương trình phát triển, một số khía cạnh có thể được phổ biến hơn và được mở rộng.Tốc độ và phạm vi áp dụng ERM là một hàm nhiều biến số, trong đó có nhiều biến làđộc nhất cho từng tổ chức.
- Tích hợp: Trong nhiều công ty, quản lý rủi ro truyền thống là một chức năngnằm trong một bộ phận của công ty, tách biệt với bộ phận kinh doanh Quy trình quản
lý rủi ro được coi là một phụ trợ có thể được thực hiện một cách độc lập với các quytrình khác Đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty có cách tiếp cận tập trung vàotuân thủ quản lý rủi ro, liên quan chủ yếu với giảm thiểu rủi ro tiêu cực Đây khôngphải là trường hợp của ERM, là một phương pháp tiên tiến hơn liên quan đến việc sápnhập quản lý rủi ro và quản lý lợi nhuận Quy trình ERM phải được tích hợp hoàn toànvới các quy trình quan trọng khác của công ty
Mục tiêu cuối cùng là đạt được một chương trình ERM trưởng thành, là làmcho ERM tích hợp tới mức nó trở thành một phần của văn hóa; ERM chỉ trở thành mộtcách tốt hơn để làm kinh doanh
Các bước thực hiện ERM:
Bốn bước của chu trình ERM gồm: Nhận diện rủi ro; Định lượng rủi ro; Lên kếhoạch ứng phó rủi ro; Giám sát rủi ro
Bước 1: Nhận diện rủi ro: Nhận diện và hiểu biết những rủi ro trọng điểm củadoanh nghiêp cùng với khung cảnh;
Bước 2: Định lượng rủi ro:
- Sử dụng khung ERM để xác định tình trạng hiện tại về năng lực quản trị rủi rocủa tổ chức;
- Sử dụng khung ERM để xác định tình trạng mong muốn trong tương lai về vềnăng lực quản trị rủi ro của tổ chức;
Bước 3: Lên kế hoạch ứng phó rủi ro:
- Phân tích và nêu ra độ lớn của khoảng cách của điểm 1 và 2 nêu trên và bảnchất của việc cải thiện khoảng cách này
Trang 10- Dựa vào phân tích ở trên, phát triển một tình huống của doanh nghiệp chú trọngvào khoảng cách để cung cấp một sự cân chỉnh kinh tế cho nỗ lực chung để thực hiệnnhững cải thiện cơ sở hạ tầng của ERM;
- Tổ chức một kế hoạch đề xuất những năng lực về cơ sở hạ tầng mong muốn choERM và chú ý đến những vấn đề thay đổi có liên quan khi thực hiện kế hoạch;
Bước 4: Giám sát rủi ro
Đảm bảo sự giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để đảm bảo sự tích hợphiệu quả và phối hợp những nỗ lực chung
1.1.3 Bối cảnh chuyển đổi số
Chuyển đổi số là sử dụng công nghệ số hay ứng dụng công nghệ số trên cơ sởcác dữ liệu số hoặc dữ liệu đã được số hóa để thay đổi mô hình nghiên cứu, sản xuất,kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơ hội và giá trị mới, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạtđộng, tính cạnh tranh của tổ chức/cơ quan/doanh nghiệp Bốn công nghiệp số nền tảngcủa chuyển đổi số là điện toán đám mây, dữ liệu lớn, internet vạn vật và trí tuệ nhântạo Chuyển đổi số không phải là sự nâng cấp liên tục của công nghệ thông tin hay là
số hóa quy trình, dữ liệu và thông tin (Phạm Huy Giao, 2020)
Chuyển đổi số tạo tiềm năng khổng lồ cho các lĩnh vực thương mại, côngnghiệp và xã hội nói chung, mang đến đến nhiều thách thức cũng như cơ hội trongtừng lĩnh vực, trong mọi mặt đời sống xã hội (Chu Văn Vệ, 2019)
1.1.4 Quản trị rủi ro trong thời kỳ chuyển đổi số
Quá trình chuyển đổi số cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần phải được quản lýnghiêm ngặt (Nguyễn Anh Tú, 2022) Các doanh nghiệp có thể tạo ra một hành trình
số có thể mở rộng và thích ứng bao gồm một chiến lược số được xác định rõ ràng, một
kế hoạch kinh doanh phù hợp và một cách tiếp cận linh hoạt Cùng với chuyển đổi số,các tổ chức cũng bắt buộc phải quản lý các rủi ro có thể gặp phải
1.2 Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của chu trình quản trị rủi ro doanh nghiệp ERM đếnhoạt động quản lý rủi ro doanh nghiệp” của tác giả Jiyeon Yun đăng trên tạp chí
Trang 11“Finance Research Letters” năm 2023 điều tra ảnh hưởng của quản trị rủi ro doanhnghiệp (ERM) đến hoạt động quản lý rủi ro doanh nghiệp Tác giả tập trung phân tíchcác công ty bảo hiểm giao dịch công khai ở Hoa Kỳ từ năm 2000 đến năm 2016 đểgiảm bớt những khác biệt không thể quan sát được giữa các ngành và xây dựng thước
đo hoàn chỉnh hơn về quản lý rủi ro doanh nghiệp Tác giả đồng thời lập mô hình cácyếu tố quyết định việc áp dụng ERM và tác động của ERM đối với việc quản trị rủi rodoanh nghiệp Kết quả nghiên cứu thấy rằng việc áp dụng ERM làm tăng khả năngquản trị rủi ro doanh nghiệp cấp tổng thể của công ty Khi chúng tôi phân tích bảohiểm và các công cụ phái sinh riêng biệt, các công ty ERM đang sử dụng nhiều công
cụ phái sinh hơn nhưng ít bảo hiểm hơn
Nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố thành công quan trọng của quản lý rủi rodoanh nghiệp năng động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuấtbằng cách sử dụng mô hình ra quyết định mờ tích hợp” của tác giả Yachao Xiong vàcác cộng sự đăng trên tạp chí “Resources Policy” năm 2023 đã phân tích định tính cácbáo cáo tai nạn mỏ than ngầm của Trung Quốc, các luật và quy định cũng như các tàiliệu học thuật liên quan Hiện tại, rủi ro trong các mỏ than hầm lò ở Trung Quốc có thểđược chia thành rủi ro do nguồn phát sinh, rủi ro phái sinh và rủi ro tồn dư Các yếu tốcủa khả năng quản lý tình huống khẩn cấp phù hợp với chúng là khả năng hấp thụ, khảnăng phát hiện và kiểm soát cũng như khả năng ứng phó Đồng thời, một số yếu tốnăng lực đối với các rủi ro khác nhau được tóm tắt lần lượt là nâng cao bên trong vànâng cao bên ngoài Nghiên cứu cung cấp tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệpkhai thác than nhằm nâng cao năng lực quản lý tình trạng khẩn cấp và giảm thiểu rủiro
Nghiên cứu “Tác động của quản trị rủi ro doanh nghiệp đến rủi ro và hiệu quảhoạt động của các công ty niêm yết Tây Ban Nha” của tác giả Luís Otero González vàcộng sự đăng trên tạp chí “European Research on Management and BusinessEconomics” năm 2020 đánh giá tác động của quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) đốivới hiệu quả hoạt động và sự ổn định tài chính của các công ty niêm yết phi tài chính ởTây Ban Nha Kết quả thu được cho thấy việc áp dụng ERM không liên quan đến sựthay đổi trong hiệu quả hoạt động của các công ty Tây Ban Nha (được đo lường thôngqua lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tài sản và Tobin’s Q) cũng như
Trang 12không làm giảm xác suất phá sản Việc có một giám đốc rủi ro (CRO) thực sự có thểlàm giảm hiệu quả hoạt động, mặc dù nó có thể cải thiện mức độ lành mạnh tài chínhđược đo bằng khoảng cách đến khả năng vỡ nợ Về mối quan hệ giữa việc phòng ngừarủi ro về lợi nhuận và mức độ rủi ro, bài báo tìm thấy bằng chứng về sự cải thiện thôngqua việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
1.3 Khoảng trống trong nghiên cứu
Hiện chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện hệ thống quảntrị rủi ro tại trường iSchool Long An vì vậy tác giả chọn đề tài này cho bài tiểu luậncủa mình
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TRƯỜNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ iSCHOOL LONG AN
2.1 Giới thiệu về trường Hội nhập Quốc tế iSchool Long An
Tên đầy đủ: Trường Tiểu học-THCS và THPT iSchool Long An
Tên thường gọi: Trường Hội nhập Quốc tế iSchool Long An
Tên viết tắt: iSchool Long An
Năm thành lập: 2009
iSchool Long An là một trong 14 thành viên của Hệ thống trường Hội nhậpQuốc tế iSchool thuộc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng iSchool Long An là ngôitrường bán trú, liên cấp từ lớp 1 đến lớp 12 theo chuẩn hội nhập quốc tế; sử dụngchương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo – MOET kết hợp với chương trìnhHội nhập Quốc tế cùng chương trình đặc thù của nhà trường
Địa chỉ: Số 6 Mai Thị Non, Khu phố 3, Thị trấn Bến Lức, Bến Lức, Long An.Điện thoại: 02723 871.210
Website: https://www.ischool.vn/he-thong/ischool-long-an/103.html
Lĩnh vực kinh doanh: Dịch vụ giáo dục Sản phẩm: Chương trình giáo dục phổthông từ lớp 1 đến 12