1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng lúa bằng phương pháp sạ hàng trên địa bàn phường 1, thị xã Tây Ninh

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 20,67 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận văn“HIỆU QUA KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH TRÒNG LÚA BẰNG PHƯƠNG PH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HỒ CHÍ MINH

HIỆU QUA KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH TRONG LUA BANG

PHƯƠNG PHAP SA HANG TREN DIA BAN PHUONG I

THI XA TAY NINH

ĐÀO THI KIM LOAN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ĐỀ NHAN BANG CỬ NHANNGÀNH KHUYẾN NÔNG VA PHAT TRIEN NÔNG THON

THU VIEN DAI ROC NỘNG LAM

LV 00D 46 I

Thanh Phố Hồ Chí Minh

Tháng 10/2007

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận văn

“HIỆU QUA KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH TRÒNG LÚA BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG I THỊ XÃ TÂY NINH” tác giả Đào

Thị Kim Loan, sinh viên lớp KN & PTNT TC03, Ngành KN & PTNT đã bảo vệ thành công trước Hội đồng vào ngày Tháng năm 2007 tại Hội đồng chấm thi tốt

nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

THÁI ANH HÒA

Giáo viên hướng dân

NAY ceases thang nam 2007

Chủ Tịch Hội Đồng Chấm Báo Cáo Thư Ký Hội Đồng Chấm Báo Cáo

Ngày tháng năm 2007 Ngày tháng năm 2007

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Được sự quan tâm của Trung tâm giáo dục thường xuyên tính Tây Ninh và

trường Dai Học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, sự giúp đỡ tận tình của cán bộcông nhân viên trạm khuyến nông Thị xã và UBND Phường I, Thị xã Tây Ninh Em

đã hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp với đề tài “HIỆU QUA KINH TE TỪ MÔ

HÌNH TRONG LUA BẰNG PHƯƠNG PHAP XA HANG TREN DIA BANPHUONG I THI XA TAY NINH”

Có được kết quả ngày hôm nay trước hết phải kể đến công lao day dỗ của thầy

cô và sự nhiệt tình chỉ bảo nơi địa bàn em thực tập Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng

biết ơn sâu sắc tới:

Ban giám hiệu, quý thầy cô giảng đạy trong và ngoài Khoa kinh tế trường Đại Học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong

suốt thời gian học tập.

Thay Thái Anh Hòa đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực tập tốt

nghiệp.

Lãnh đạo trạm khuyến nông Thị xã và lãnh đạo UBND Phường I đã quan tam

giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.

Ban nông nghiệp, Hội nông dẫn Phường I đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ về tiết

số liệu thực tế ở địa phương, hướng dẫn chỉ bảo những kinh nghiệm thực tiễn trong

công tác chuyên môn nghiệp vụ nông nghiệp, tạo điều kiện cho em tiếp xúc trực tiếp

với người nông dân trong thời gian thực tập.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị, bạn bè đã động viên giúp đỡ emtrong suốt thời gian học tập và thực tập.

Tây Ninh, ngày 20 tháng 10 năm 2007

Học viên thực tập Đào Thị Kim Loan

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐÀO THỊ KIM LOAN Tháng 10 năm 2007 “Hiệu quả kinh tế từ mô hình

trồng lúa bằng phương pháp sạ hàng trên địa bàn Phường 1 Thị xã Tây Ninh”

PAO THI KIM LOAN October 2007 “Economic effect from growing rice

model with method of sowing in row in 1* ward area — Tay Ninh town”

Khóa luận tìm hiểu hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng lúa bằng phương pháp sạhàng trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 61 hộ trồng lúa trên địa bàn Khu phố 2

Phường 1 Thị xã Tây Ninh Được thực hiện từ ngày 15/7 đến ngày 15/10 với nội đung

chủ yếu:

- Xem xét lại tình hình sản xuất lúa tại Khu phố 2 Phường 1

- Phân tích hiệu quả đầu tư cho hai phương pháp trồng lúa sa hàng và sa lan - |

- Xác định hiệu quả của phương pháp trồng lúa sạ hàng so với sạ lan

- Đưa ta ưu - nhược điểm của hai phương pháp để người dân có cái nhìn tổng:quan hơn trong việc lựa chọn phương pháp trồng lúa

- Đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho người dân trồng lúa - |

Từ kết quả phân tích, em thấy rằng: trồng lúa bằng phương pháp sạ hàng người

dân sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn sạ lan, vụ Hè thu năm 2006 là 4.773.000 đồng, vụ

Đông xuân 2005 — 2006 là 7.197.000 đồmg Đồng thời tiếp cận KHKT, có nhiều kính.nghiệm hơn trong sản xuất lúa Tuy nhiên trồng lúa bằng phương pháp sạ hàng người.dân còn gặp khó khăn về nhiều phía Đó là sự kết hợp chặt chẽ của bốn nha: nhà khoa

học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và người dân.

Trang 5

1.2 Muc đích nghiên cứu dé tài

1.3 Giới hạn của đề tài

1.4 Bố cục và nội dung nghiên cứu

CHƯƠNG 2 TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý 2.1.2 Khí hậu — thủy văn

2.1.3 Địa hình — thé nhưỡng2.1.4 Tài nguyên đất

2.1.5 Cảnh quan môi trường

2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.3.4 Dt chưa sử dung, sông suối

2.4 Nhận xét chung

2.4.1 Thuận lợi 2.4.2 Khó khăn

Trang vili 1X,X

xu

Trang 6

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Vấn dé cải tiến kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

3.1.2 Sơ lược về công cụ máy gieo lúa theo hàng

3.1.3 Một số chỉ tiêu công thức đánh giá hiệu quả kinh tế

3.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu

3.3 Phương pháp xử lý số liệu

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm của các phương pháp

4.1.1 Sa lan

4.1.2 Sa hàng

4.2 Lịch thời vụ và tập quán canh tác ở địa bàn Phường |

4.2.1 Vụ Đông xuân 4.2.2 Vụ hè thu 4.2.3 Tập quán canh tác

4.3 Giới thiệu sơ lược về kỹ thuật sạ hàng

4.3.1 Các bước chuẩn bị

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc qui mô áp dụng sạ hàng

4.4 Một số thông tin về nông hộ

4.4.1 Số người trong hộ

4.4.2 Diện tích đất canh tác

4.4.3 Chương trình tập huấn khuyến nông

4.4.4 Mức sống 4.4.5 Nguồn gốc lúa sa hàng tại địa bàn Phường I

4.4.6 Thị trường tiêu thụ gạo

4.4.7 Nguồn cung cấp công cy sa hàng và điều kiện hỗ trợ4.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp của Phường I Thị xã

4.5.1 Tình hình sản xuất lúa4.5.2 Tình hình cây trồng khác

4.5.3 Tình hình chăn nuôi

Vi

Trang 7

4.6 Phân tích, đánh giá chi phí, kết quả — hiệu quả bình quân 1 ha lúa vụ

Đông xuân năm 2005 - 2006 29

4.6.1 Năng suất thu hoạch 36

4.6.2 Kết quả — hiệu quả kinh tế của hai phương pháp sạ trên một halúa 36

4.7 Phân tích, đánh giá chi phí, kết quả — hiệu quả bình quân 1 ha lúa vụ

Hè thu năm 2006 39

4.7.1 Năng suất thu hoạch 43

4.7.2 Kết quả — hiệu quả kinh tế của hai phương pháp sạ trên một ha

lúa 44

4.8 Ưu nhược điểm của từng phương pháp 45

4.8.1 Phương pháp sạ lan 45

4.8.2 Phương pháp sạ hàng 45

4.9 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua cho người dân trồng lúa 46

4.9.1 Giải pháp giảm bớt rủi ro do điều kiện bat lợi 46

4.9.2 Một số điểm cần lưu ý để giảm giá thành sản phẩm 47 4.9.3 Nâng cao kiến thức KHKT 48

4.9.4 Sản xuất theo nhu cầu thị trường 48

4.9.5 Tăng cường hệ thống thông tin thị trường 484.9.6 Tăng cường công tác khuyến nông 49

4.9.7 Tăng cường nhân lực cho khuyến nông viên cơ sở 494.9.8 Tăng cường hỗ trợ công tác giống, công tác xây dựng mô hình

áp dụng tiễn bộ KHKT 49CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 505.2 Kiến nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vii

Trang 8

DANH MUC CHU VIET TAT

: Tổ chức thương mai thé giới

: Ủy ban nhân dan : Đồng bằng sông Cửu Long

: Điều tra — Tính toán tổng hợp

: Khoa học kỹ thuật : Lợi nhuận trên chi phí : Lợi nhuận trên doanh thu : Thu nhập trên chi phí

: Thu nhập trên doanh thu | : Đồng

vin

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Tình hình đân số Phường I năm 2006

Bảng 2.2: Diện tích, cơ cầu các loại đất chính năm 2006

Bảng 2.3: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2006

Bang 2.4: Diện tích cơ cấu sử dụng đất chuyên ding năm 2006

Bảng 2.5: Diện tích đất chưa sử dụng năm 2006

Bảng 4.1: Số người trong hộ

Bảng 4.2: Diện tích đất canh tác của các hộ điều tra

Bảng 4.3: Số lần tham gia tập huấn khuyến nông

Bảng 4.4: Mức sống của người dân

Bảng 4.5: Diện tích, năng suất va sản lương lúa năm 2004 — 2006

Bảng 4.6: Diện tích và sản lượng các cây trồng khác năm 2005 — 2006

Bang 4.7: Tình hình chăn nuôi của phường năm 2005 — 2006

Bảng 4.16: So sánh kết qua sản xuất lúa vụ Đông xuân năm 2005-2006

Bảng 4.17: Kết quả — hiệu quả kinh tế của hai phương pháp sạ trên một ha lúa

10 11 11 23 23

24

24

26

26, 27 28

29

30

31 31

32 32

33

34 36

36 39 39

40 40

Trang 10

Bảng 4.26: So sánh kết quả sản xuất lúa vụ Hè thu năm 2006

Bảng 4.27: Kết quả — hiệu quả kinh tế của hai phương pháp sạ trên một ha lúa

vụ Hè thu năm 2006

41

42 42

4 43

44

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Công cụ sạ hàng loại 8 trống bằng nhựa

Hình 3.2: Hộp chứa lúa giống của may sa hàng

Hình 4.1: Lúa sa hàng 24 ngày tuổi.

Hình 4.2: Máy gặt đập liên hợp.

Hình 4.3: Lúa sa hang 30 ngày tuổi

Hình 4.4: Kênh tiêu thụ gạo ở Phường 1 Thị xã Tây Ninh

XI

Trang 15

16 30

33

a7 38

Trang 12

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra

Phụ lục 2 Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xu

Trang 13

CHƯƠNG 1

ĐẶT VAN DE

1.1 Lý do chọn đề tài

Việc nước ta gia nhập WTO sẽ tạo cơ hội cho chúng ta tăng xuất khẩu nông

sản phẩm Và Việt Nam từ lâu là một trong những nước xuất khâu gạo lớn trên thé

giới,đớứng trước xu thé hợp tác va đầy tính cạnh tranh thì việc làm thế nào dé tăngnăng xuất và chất lượng lúa với mức đầu tư hợp lý, hạn chế ô nhiễm môi trường vàđảm bảo tiêu chuẩn cho người tiêu dùng và xuất khẩu đang là vấn đề đặt ra đối với

nước ta.

Đất đai trong nông thôn nói chung và nông hộ nói riêng rất hạn hẹp, vì thế quá

trình chọn mô hình canh tác cũng diễn ra rất phức tạp Nông dan sẽ mạnh dan chon môhình canh tác có hiệu quả nhất trên tài nguyên đất do họ quản lý Các biện pháp canh

- tác, kỹ thuật mới, cơ giới hóa sản xuất sẽ được nông dân quan tâm sử dụng trongcanh tác sao cho tối ưu hóa lợi nhuận và góp phần cải tạo tài nguyên đất ngày càng

chất lượng hơn.

Tây Ninh nam trong tiểu vùng Đông Nam Bộ, là tỉnh chuyển tiếp giữa miễn núi

và đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng Thuận lợi tiến hành cơ giới hóa trong nông nghiệp Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh, tông diện tích sản

xuất nông nghiệp là 278.276 ha, trong đó sản xuất lúa là 98.003 ha

ĐBSCL với tiềm năng đa dạng và phong phú, là trọng điểm sản xuất lương

thực — thực phẩm của cả nước và từ lâu Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu và phát triển nhiều mô hình sản xuất lúa được ứng dụng có hiệu quả ở nhiều nơi Sạ hàng là một

trong những mô hình sản xuất lúa có hiệu quả được viện nghiên cứu và hiện đang

được áp dụng ở nhiều nơi, Phường I là một trong những noi đang áp dụng phương

pháp này.

Trang 14

Tại Phường I mô hình trồng lúa bằng phương pháp sa hàng được UBND Phường |

phối hợp cùng trạm khuyến nông Thị xã vận động nhân dân sử dụng công cụ sạ hàng

thay cho sa gieo dé nhằm giúp cho nông dân giảm được giá thành trong sản xuất lúa.

Dé xem xét và đánh giá hiệu quả tình hình sản xuất thực tế của các hộ nông dân

sản xuất lúa bằng phương pháp xạ hang ở địa ban Phường I Đồng thời, với sự chấp

thuận của địa phương và Khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng với

sự hướng dẫn của thấy Thái Anh Hòa, em quyết định thực hiện đề tài “HIỆU QUÁ

KINH TE TỪ MÔ HÌNH TRONG LUA BANG PHƯƠNG PHAP XA HÀNG

TREN DIA BAN PHƯỜNG I THỊ XÃ TAY NINH” nhằm so sánh hiệu quả kinh tế

giữa phương pháp trồng lúa xạ hàng và các phương pháp đã được làm lâu đời ở địa

phương, đồng thời tìm biểu lợi ích và khả năng áp dụng phương pháp sạ hàng trong trồng lúa, để qua đó ba con có cái nhìn rộng hơn trong việc lựa chọn phương pháp g1eoˆ

trồng thích hợp.

1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Tìm hiểu tổng quát về các phương pháp trồng lúa và khả năng sản xuất lúa của

từng phương pháp tại địa bàn nghiên cứu.

- Xác định các nhân tế ảnh hưởng đến việc áp dụng sản xuất lúa bằng phương

pháp xạ hàng.

- Phân tích hiệu quả đầu tư cho cây lúa bằng phương pháp xạ hàng.

1.3 Giới hạn của đề tài

- Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Khu phố 2 Phường I Thị xã tỉnh

Tây Ninh

- Về thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 15/7 đến ngày 15/10/2007 Số liệu

được sử dụng cho nghiên cứu này chủ yếu là ở năm 2006 Do thời gian nghiên cứu cóhạn nên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của Ban lãnh đạoPhường I, Quý thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn

1.4 Bố cục và nội dung nghiên cứu

Đề tài gồm năm chương

s Chương 1: Đặt van đề

- Từ thực tế của Phường I, Thị xã Tay Ninh, nhằm nâng cao năng suất sản

lượng lương thực và tăng thu nhập cho người dân, mô hình trồng lúa bằng phương

2

Trang 15

pháp xạ hàng được nhiều nông đân đưa vào sản xuất Từ đó, em thực hiện để tài này

nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của phương pháp trồng lúa xạ hàng ở địa phương

mình.

+ Chương 2: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội ở địa bàn nghiên cứu nhằm xác

định những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất lúa bằng phương pháp xạ hàng.

4* Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Trình bày những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế.

- Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Những phương pháp thực hiện đề tài

+ Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

- Phân tích thời vụ sản xuất

- Tìm hiểu đặc tính của từng phương pháp.

- So sánh kết quả, hiệu quả kinh tế của các phương pháp trồng lúa.

- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

+» Chương 5: Kết luận và kiến nghị

- Kết luận.

- Kiến nghị.

Trang 16

CHƯƠNG 2

TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lý

Phường I nằm về phía Tây Nam của Thị xã Tây Ninh, được giới hạn bởi ranh

giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp xã Bình Minh - Thi xã.

- Phía Nam và phía Tây giáp xã Thái bình, xã Thanh Điền ~ huyện Châu Thành.

- Phía Đông giáp xã Ninh Son, Phường II và Phường II — Thị xã.

Nằm tiếp giáp với Phường II là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của Thị xã,

địa bàn Phường I được chia làm 05 khu phố(1, 2, 3, 4, 5) với các tuyến giao thông đầu

mối quan trọng gồm: đường 30 tháng 4, Cách Mạng Tháng Tám, Tua Hai, Trưng Nữ

Vương đã tạo cho Phường nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu trao đổi,.

phát triển nền kinh tế — văn hóa — xã hội với các đơn vị hành chính trong Thị xã cũng,

như các vùng lân cận.

2.1.2 Khí hậu — thủy van

Năm trong vùng mang đầy đủ đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông

Nam Bộ, khí hậu thời tiết Phường I hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt là mùamưa và mùa khô, ít chịu ảnh hưởng của bão Có lượng bức xạ cao (khoảng 136Kcal/cm?/năm) và được phân bố đều trong năm

- Nhiệt độ trung bình năm là 27 — 28°C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39°C và

nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 13°C

- Lượng mưa bình quân năm tương đối lớn, khoảng 2000 — 2400 mm nhưngphân bố không đều trong năm và chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa kéo dài từ tháng 4

Trang 17

đến tháng 10, lượng mưa tập trung (chiếm khoảng 85 — 90% tổng lượng mưa cả năm).

thời tiết nóng, nhiệt độ cao Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh

khô, lượng mưa rất thấp, thậm chí có tháng gần như không có mưa (/háng 1) Tổng số

ngày mưa trung bình cá năm khoảng 150 ngày.

- Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc thổi vào mùa khô và gió Tây Nam thôi

vào mùa mưa Vận tốc gió trung bình khoảng 1,6 m/s, vào các tháng mùa mưa tốc độ

gió cao hơn mùa khô.

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 80 — 85%.

- Lượng bốc hơi trung bình năm là 1489 mm Trong các tháng mùa khô, lượngbốc hơi thường cao hơn nhiều so với lượng mưa là nguyên nhân gây ra hạn hán, ảnh

hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

Mạng lưới thủy văn trên địa bàn của Phường có suối Đá, suối Lâm Vồ, ngoài ra

còn có rạch Tây Ninh nối từ sông Vàm Cỏ chạy qua với chiều dài khoảng 6 Km là

nguồn cung cấp và tiêu thoát nước chính cho Phường Mặc di, rạch Tây Ninh đã được

nạo vét và kè hai bên, nhưng do chiều rộng của rạch hẹp, độ sâu nhỏ, nên vào mùa

mưa (nhất là các tháng 9, 10) lượng nước lớn từ đầu nguồn đồ về, việc tiêu thoát nước không kịp đã dẫn đến ngập úng một phần đất ruộng và khu dân cư hai bên rạch.

2.1.3 Địa hình — thé nhưỡng

Thuộc vùng đồng bằng của vùng Đông Nam Bộ, do vậy sự phân chia khác biệt:

-về địa hình, địa mạo trên địa bàn Phường không thé hiện rõ Nhìn chung, địa hình củaPhường khá bằng phẳng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam,

độ cao trung bình khoảng 2 — 3 m so với mực nước biển, là điều kiện thuận lợi cho

việc xây dựng, phát triển các công trình dân sinh, kinh tế và cơ sở hạ tầng.

2.1.4 Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của toàn Phường là 847,56 ha (diện tích đất đành cho

sản xuất nông nghiệp là 542,84 ha), thuộc nhóm đất xám đọng mùn có tang day trên

100 cm thành phần co giới đất pha thịt nhẹ, hàm lượng min tổng số trung bình từ 1,5

~ 4,0% Hàm lượng các chất đinh dưỡng, đạm tổng số từ trung bình đến khá, lân và

kali tổng số cũng như dễ tiêu, đều nghèo Nhìn chung đặc tính nông hóa thổ nhưỡng

của đất trồng trên địa bàn Phường I tương đối thuận lợi cho việc phát triển, đa đạng

Trang 18

hóa các loại cây trồng nông nghiệp như lúa, các loại cây màu, cây công nghiệp hàng

năm và cây ăn quả.

2.1.5 Cảnh quan môi trường

Phường I tập trung các cơ quan hành chính Thị xã và của Tinh, ít chịu ảnh hưởng của khí thải công nghiệp, có rạch Tây Ninh chạy qua, có các vườn hoa, công

viên cây xanh, các lô nhà phố, nhà vườn, các vườn cây ăn trái đã tao cho Phường

một bức tranh cảnh quan đa dạng, phân bố hài hòa và sinh động về kiến trúc không

gian.

2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế các ngành

a) Ngành nông nghiệp

Trong những năm qua ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng khá, coi trọng.

biện pháp đây mạnh sự chuyển dịch cơ cầu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật tiên tiến, chú trọng bảo vệ thực vật, thú y Định hình đến việc pháttriển cây, con phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương và đảm bảo sinh

thái môi trường Diện tích đất nông nghiệp của Phường chiếm 64,05% diện tích đất tự

nhiên, do vậy đây cũng là ngành có tiềm năng phát triển

* Trồng trọt:

Phường I dang từng bước đây mạnh sản xuất, thay thế dan các loại giống cây _ trồng có hiệu qua kinh tế thấp bằng các loại giống mới có năng suất, dem lại hiệu quảkinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích Tổng điện tích gieo trồng năm 2006 đạt618,10 ha trong đó diện tích lúa 602,60 ha Tổng sản lượng lúa đạt 1.810,80 tan Nang

suất thu boạch bình quân quy théc dat 3,4 tan/ha/nam Bình quân lương thực dat 180

kg thóc/người, cao hơn so với năm 2005 (150kg).

* Chăn nuôi:

Tổ chức không theo quy mô lớn mà chủ yếu là hộ gia đình chăn thả tận dụng

thức ăn tự nhiên Theo thống kê năm 2006 tổng đàn trâu bò là 400 con, đàn lợn có

1.350 con và đàn gia cầm 17.000 con Nhưng vừa qua do dịch cúm gia cam ảnh hưởng

lớn đến đàn gia cầm, hiện nay đang phục hồi và phát triển

Trang 19

* Thủy sản:

Tổng diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2006 là 6,21 ha, việc

sản xuất nuôi trồng thủy hải sản chưa được đầu tư và phát tiền mạnh, còn mang tính

chất ao hồ gia đình.

b) Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Đây là ngành chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Phường Hiện tại trên địa

bàn Phường không có cơ sở sản xuất lớn, đang dần dân hình thành doanh nghiệp tư

nhân, cơ sở sản xuất hộ gia đình với các sản phẩm xay xát, sơ chế biến lương thực,

mộc, may mặc, mỹ nghệ mang tính tự phát ở quy mô nhỏ Số hộ sản xuất công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều, cần được quan tâm hỗ trợ trong thời gian tới.

c) Ngành thương mại — dịch vụ:

Do thu nhập tăng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, sức mua, trao

đổi, thông thương hàng hóa cũng ngày một tăng Dịch vụ — thương mại có sự tăng lên

về giá trị (GDP) qua từng năm và là ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của

Phường Hiện tại trên địa bàn Phường có tổng số 174 cơ sở kinh doanh với các mat

hàng phong phú, giá cả hợp lý dap ứng nhu cau của người dan

2.2.2 Tình hình xã hội

a) Dân số

Đến năm 2006 dân số Phường có 13.948 người, với 2.248 hộ Dân cư của

Phường phân bố không đồng đều ở 05 khu phó, tập trung cao nhất ở Khu phố 2:(3:637

khẩu, 807 hộ), thấp nhất là Khu phố 4 (1.121 khẩu, 264 hộ), với 05 dân tộc chính gồm:

Kinh, An, Hoa, Chăm và Kho Me (đân tộc kinh chiếm 94,62%) Trong những năm qua

công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm và triển khai đều khắp các khu

phố, đem lại kết quả tốt Tuy nhiên dân số của Phường thuộc điện tăng nhanh do tiếp

nhận giản dân từ nơi khác đến.

Bảng 2.1: Tình hình dân số Phường I năm 2006

ToànPhường Khuphd Khuphố Khuphố Khuphé Khuphố

Trang 20

b) Lao động

Phường I có lực lượng lao động khá đồi đào với 8.258 lao động trong độ tuổi,

chiếm 60,99% tổng nhân khẩu toàn Phường, trung bình 2,68 lao động/hộ Lao động

chủ yếu là phi nông nghiệp Chất lượng lao động tương đối cao là lợi thế của Phường

trong việc tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất Thu nhập bình

quân năm 2006 đạt khoảng 7,5 triệu đồng/lao động/năm Tuy nhiên van dé việc làmcho người lao động gặp nhiều khó khăn đo đất sản xuất quá ít, các cơ quan xí nghiệptrên địa bàn không nhiều, chưa đảm bảo đủ việc làm cho người lao động Trong Phường vẫn còn tồn tại hộ nghèo (78 bộ), hộ đói (17 5), tập trung là người dân tộc

thiểu số, đông con, không có ngành nghề 6n định, không có tư liệu sản xuất Theo điều

tra năm 2006 có 587 hộ nông nghiệp và 2485 hộ phi nông nghiệp.

c) Cơ số hạ tầng

* Thủy lợi:

Phường I nằm gần trung tâm Thị xã nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu nước máy sạch mới chỉ đạt 60% tổng số hộ gia đình, phần còn lại phải sử dụng trực tiếp từ

nước giếng khoan.

Hệ thống thoát nước đô thị vẫn còn thiếu và chưa được đầu tư nhiều, chủ yếu 'dựa vào rạch Tây Ninh, suối Rỗng Trâu, suối Lâm V6 Vào mùa mưa, nước thượnglưu dồn về rạch Tây Ninh, việc tiêu thoát nước không kịp, gây nên hiện tượng:úng

_ ngập ở một số khu vực trên địa bàn Phường Ngoài rach Tây Ninh và các suối (suối

Rỗng Trâu, suối Lam V6) là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính, trên địa bàn phườngcòn có 4000 mét kênh nội đồng, 5.418 mét kênh cấp 2 — 3 phục vụ cho sản xuất nông

nghiệp của người dân (Wguồn: UBND Phường ])

* Giao thông bộ:

Hệ thống giao thông chính trên địa bàn Phường gồm 05 tuyến đường tỉnh chạy

qua: Đường Cách Mạng Tháng Tám (chiéu dai chạy qua Phường],9 Km di huyệnDuong Minh Châu và huyện Châu Thanh), Đường 786 (di tinh Long An, chiéu dai

chạy qua 1,3 Km); Đường Tua Hai (nối với quốc lộ 22B, chiều dài chạy qua 1.8 Km);

Đường Trưng Nữ vương (di Châu Thanh chiều dài chạy qua 2.5 Km) và Đường 30

Tháng 4 (di Hoa Thanh chiều dài chạy qua 2,6 Km) Ngoài ra con có khoảng 15,15

Km các tuyến đường trục và đường khu vực nội thị Hầu hết các tuyến đường này đã

Trang 21

trải đá nhựa hoặc bê tông nhựa, một số tuyến đang được tiến hành nâng cấp và mở

rộng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải Tuy nhiên, các tuyến đường hẻm trong các

khu vực dân cư và đường nội đồng phần lớn còn là đường đất hoặc trải đá cấp phối,

không có hệ thống thoát nước làm ảnh hưởng đén việc di lại và vận chuyển hàng hóa

của nhân dân Nhất là mùa mưa cần được nâng cấp

* Nang lượng điện — Thông tin liên lạc:

- Hệ thống công trình năng lượng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân trên địa bàn Phường phát triển khá mạnh Nguồn điện được cung cấp khá én

định với số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,70% Song do thiếu các trạm trung

chuyển, trạm hạ thế nhiều khu dân cư tự kéo dây dé sử dụng nên tổn thất đường dây va

mat an toàn.

- Về hệ thống thông tin lién lạc, tỷ lệ sử dụng thuế bao cố định đạt trung bình

05 máy/100 dân Ngoài ra còn có điện thoại di động, các điểm điện thoại dùng thẻ

đã đáp ứng phần nào nhu cầu thông tín liên lạc, trao đổi tin tức của nhân dân

* Giáo dục — Y tế:

- Được chú trọng quan tâm phát triển Toàn Phường có 01 trường THCS, 04

trường tiểu học, 02 trường mẫu giáo và nhiều lớp mam non tư thục ở các khu phố.

Công tác chống mù chữ — phổ cập tiểu học toàn dân được duy trì thường xuyên, được

công nhận hoàn thành năm 2000 và được UBND Tỉnh, Sở Giáo dục đào tạo tặng nhiều

-bằng khen Đạt chuan quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2003

- Hiện tại trên địa bàn Phường I có 01 trạm y tế với điện tích 0,11 ha Trạm y tế

Phường đã được đầu tư trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, cơ sở trạm xây

dựng kiên có Trình độ chuyên môn của các cán bộ y tế khá cao (tir y sỹ tro lên), có 01

bác sĩ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dan Chương trình dân số —

kế hoạch hóa gia đình ngày càng tốt, số người thực hiện các biện pháp tránh thai tăng

dần, dân số tự nhiên giảm năm 2006 còn 0,81%.

2.3 Tình hình sử dụng đất ở địa phương

Theo kết quả thống kê đất đa năm 2006, toàn Phường có 847,56 ha đất tự nhiên

(chiếm 6,17% diện tích tự nhiên Thị xã), trong đó diện tích đang được khai thác sử

dụng theo mục đích là 800,76 ha (chiém 94,48% dién tich tu nhién) Phan dién tich

Trang 22

46,80 ha còn lại là đất chưa sử dụng và sông suối, chiếm 5,52% diện tích tự nhiên,

trong đó: đất bằng chưa sử dụng 21,20 ha, sông suối 25,60 ha.

Bang 2.2: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2006

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cau (%)

Tổng diện tích tự nhiên §47,56 100,00Đất nông nghiệp 542,84 64,05Pat chuyén ding 63,50 7,49

Dat ở 194,42 22,94Đất chưa sử dung, sông suối va núi đá 46,80 5,52

(Nguôn: Ban nông nghiệp — Địa chính Phường 1) 2.3.1 Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2006 có 582,84 ha, chiếm 64,05% diện tích tự nhiên, bình quân 400,95 m”/người, 9247,70 m”/hộ nông nghiệp và 3464,20 m’/laođộng nông nghiệp.

Việc sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả đáng kẻ,

năng suất cao đạt từ 3,5 - 4 tắn/ha do đã được dau tư về thủy lợi phục vụ tưới tiêu.

Bảng 2.3: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2006

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cầu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp 542,84 100,00

1 Đất trồng cây hang năm 499,50 92,02

- Đất ruộng lúa, lúa màu 480,40 96,18

- Đất trồng cây hàng năm khác 19,10 3,82

2 Đất vườn tạp 9,80 1,81

3 Dat trong cay lau nam 27,33 5,03

4 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 6,21 1,14

(Nguôn: Ban nông nghiệp — Địa chính Phường ])

2.3.2 Đất ở |

Diện tích đất ở : 194,42 ha chiếm 22,94% diện tích tự nhiên

Binh quân: 632,88m”/hộ, 143,60 m”/nhân khẩu

Dân cư tập trung mật độ cao ở khu phố 1, khu phố 2 và khu phố 3.

10

Trang 23

Đất ở trong những năm qua chủ yếu tăng là do tự giãn trên đất vườn tap Để tiết kiệm diện tích đất, trong những năm tới sẽ mở rộng một số công trình cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu chung cư cao tầng.

2.3.3 Đất chuyên dùng

Diện tích đất chuyên dùng năm 2006 là 63,50 ha, chiếm 7,49% diện tích tự

nhiên, với cơ cấu sử dung dat như sau:

Bảng 2.4: Diện tích cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng năm 2006

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đâtxây dựng 17,30 27,25

2 Dat giao thông 33,60 52,91

3 Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 1,06 1,67

4 Đất di tích lịch sủ-văn hóa 0,07 0,11

5 _ Đất Quốc phòng — An ninh TAT 11,76

6 Dat nghia trang-nghia dia 4,00 6,30

Tổng cộng 63,50 100,00

(Nguôn: Ban nông nghiệp — Địa chỉnh Phường 1)

2.3.4 Đất chưa sử dụng, sông suối

Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối năm 2006 là 46,80 ha chiếm 5,52%

điện tích tự nhiên

Bảng 2.5: Diện tích đất chưa sử dụng năm 2006

STT Loại đất Diện tích (ha) Tý lệ (%)

11

Trang 24

2.4 Nhận xét chung

Trên cơ sở đánh giá toàn điện về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có thể rút ra

những thuận lợi, khó khăn có tác động trực tiếp đến quá trình phát triển nông thôn của

Phường như sau:

2.4.1 Thuận lợi:

- Vị trí của Phường là lợi thế phát triển đa dang hóa các ngành, thúc đẩy giao

lưu, trao đổi thông thương với các trung tâm văn hóa thương mại lớn trong tỉnh và các

vùng lân cận, có điều kiện tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất.

- Địa hình là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và xây dưng các công trình

dân sinh, kinh tế, nông nghiệp,xây dựng các công trình cơ sở hạ tang

- Khí hậu, thời tiết, cảnh quan môi trường góp phần đảm bảo trong việc cham

sóc sức khỏe con người và cho phép Phường I phát triển một nền sản xuất sinh thái đô

thị bền vững, đa dang và thâm canh.

- Có điều kiện đất đai thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển hình thành các

khu chuyên canh, chuyền dich cơ cầu cây trồng theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả

kinh tế cao.

2.4.2 Khó khăn:

- Sự phân hóa théo mùa của các yếu tố khí hậu, thời tiết thường gây ngập úng,

khô hạn đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân

- Các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu không được ưu đãi đã hạn chế

khả năng phát triển các ngành.

- Diện tích đất đai ít, bình quân đất sản xuất trên đầu người thấp đã tác động

đến cơ hội việc làm của người dân.

- Trong những năm gan đây do sức ép về dân số và quá trình đô thị hóa tăng

nhanh cùng với việc xây dựng một số công trình giao thông, tập quán sử dụng phân

bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng túi nilon, rác thải từ sinh hoạt,

sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa được thu gom và xử lý kịp thời đã ít nhiều ảnh

hướng đến sức khỏe của người dân trong Phường nhất là mùa khô

- Cách xa trục đường lớn, trung tâm kinh tế lớn, nằm sâu trong nội địa đã làm

cho khả năng thu hút đầu tư không nhiều và quá trình giao lưu thông thương bị hạn

chê.

12

Trang 25

CHUONG 3

NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Co sở lý luận

3.1.1 Vấn dé cải tiễn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Trong quá trình canh tác người nông dân tự rút tỉa cho mình những kinh nghiệm

sản xuất lúa phù hợp với từng địa hình khác nhau Từ những tập quán canh tác cổ

truyền-như cày, cấy sử dung sức: lao động của con người là chính thì ngày nay áp dụng

tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp không còn xa lạ với người dân nữa Thị xã

nói chung, Phường I nói riêng cũng it nhiều nắm bắt được những tiễn bộ khoa học đó.

Giống lúa: Hiện nay có giống lúa OM — 4498, giống nguyên chủng ,phườngdang str dụng với đặc điểm hạt dai, vỏ mỏng, không bạc bụng có giá trị thương phẩm

cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu rất thích hợp với các mùa vụ trong năm với khả năngkháng ray nâu, bệnh đạo ôn, năng suất ổn định Giống lúa OM - 4498 được phát triển

từ t6 hợp lai IR64/OMCS2000/IR64, đã được viện lúa ĐBSCL thực hiện dé chọn radong OM — 4498 Giống OM — 4498 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận

tạm thời vào năm 2005

Thời gian sinh trưởng ngắn ngày (85 — 90 ngày).

Chiều cao: 100 — 105cm thân ra cứng Khả năng đẻ nhánh khá.

Trọng lượng 1000 hạt 25,8 g Chiều dài bông 26cm Phản ứng với ray nâu cấp 5

và đạo ôn cấp 3 Có khả năng chống chịu với bệnh vàng lùn và xoắn lá Chỉ số thu hoạch HI = 0,58 năng suất đạt trung bình 5-7 tắn/ha Năng suất cao nhất 8 tắn/ha.

Khả năng sống sót ở giai đoạn mạ trong điều kiện bị stress do mặn ở

EC=12dS/m là 28 ngày Khả năng chống chịu độc tố nhôm được đánh giá bằng chỉ số

RRL là 0,85 Như vậy đây là giống có khả năng thích nghi cho vùng khó khăn như

phèn mặn.

Trang 26

Giống lúa OM-4498 có lượng phytate thấp trong hạt gạo, giúp cho việc hấp thu

sắt trong đình dưỡng hàng ngày của người dân tốt hơn

Dạng hình cây lúa được đánh giá tốt trong nhiều lần thăm đò ý kiến của nông

dân và cán bộ khuyến nông qua 6 vụ khảo nghiệm (2003-2005).

* Phẩm chất:

Dài hạt gạo: 7,3 mm Tỉ lệ D/R: 3,1 Tỉ lệ gạo nguyên: 52,4 %.

Hàm lượng amylsoe: 24,3% Độ trở hồ cấp 3 Độ bền thé gel: 43,3mm

Một số hộ nông dân đã áp dụng sạ hàng thay cho sạ gieo để giảm lượng giống,

giảm chỉ phí, hạ giá thành và tăng năng suất Ở địa bàn khu phố 2 của phường áp đụng

phương pháp sạ ướt.

Phân bón: đa phan người dân sử dung các loại phân bón hỗn hợp

Khâu thu hoạch: có máy gặt đập liên lợp S

Về khâu sấy: hấu hết các nhà máy lớn của Thị xã đều có máy sấy vĩ ngang SH

G4 — G8 của Khoa Cơ khí, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh sản xuat ra

3.1.2 Sơ lược về công cụ máy gieo lúa theo hàng

Máy gieo lúa theo hàng nguyên mẫu là của Viện lúa Quốc tế (IRRI) tặng cho

viện lúa ĐBSCL từ năm 1990 và được viện lúa ĐBSCL nghiên cứu từ năm 1992.

Trong quá trình thực nghiệm cho thấy máy làm việc khá tốt, nhưng với điều kiện phảilàm đất thật kỹ, trục bùn thật nhuyễn, mặt ruộng bằng phẳng Điều này rất khó thựchiện cho nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL, vì làm kỹ như vậy sẽ rat tốn kém

Để khắc phục nhược điểm trên, Bộ Môn Cơ Điện của viện lúa ĐBSCL đã cảitiến công cụ này bằng cách bỏ hai bàn trượt bùn và dùng hai bánh xe để ở hai phía thay cho một bánh xe có đường kính khác nhau và có méu chéng lún cho phù hợp Bề

rộng làm việc có thể cấu tạo theo yêu cầu 6,8,12,16 hàng khoảng cách hàng có thể

điều chỉnh trong khoảng 15 — 30 cm, tùy theo yêu cầu nông hộ và điều kiện nơi ứng

dụng.

Do yêu cầu cơ giới hóa ngày càng cao hơn, Bộ Môn Cơ Điện đã triển khai thực

hiện thành công máy gieo lúa theo hàng tự hành liên hợp theo sau máy xới tay hoặc liên hợp máy kéo 4 bánh loại nhỏ như Kubota L2000, 750, MK17 mà bà con dân sẵn có.

14

Trang 27

Công cụ máy gieo lúa theo hàng có các đặc tính kỹ thuật như sau:

Loại thủ công 0,6 — 1,0ha/ngày.

Loại liên hợp máy kéo 3,0 — 5,0ha/ngày.

Mật độ gieo (theo yêu cầu) trưng bình 50 — 70 — 120kg/ha, khoảng cách hàng

(theo yêu cầu) 15 — 20 — 25 — 30 cm.

Loại lúa gieo: Lúa khô, lúa đã giảm 24 giờ để ráo nước Lúa vừa nhú mầm

(không để ra mam dài).

Hiện nay các nhà chế tạo và nhà sản xuất đã đưa ra dụng cụ sạ hàng bằng nhựa

và có bộ phận điều chỉnh hạt lúa Dụng cụ sạ hàng này nhẹ chỉ bằng 1/3 so với trước

đây (giá rẻ hơn từ 150.000 — 200.000 đồng/dụng cụ so với các loại máy hộc sắt) Các

hộp đựng lúa, bánh xe được làm bằng nhựa, chỉ có trục ngang và càng kéo được

làm bằng sắt, rất tiện lợi cho nông dân sạ hàng và di chuyển từ cánh đồng này sang

cánh đồng khác Với kết cầu đơn giản, dễ chế tao, giá thành rẻ

Về cấu tạo công cụ gieo hạt và thông số kỹ thuật:

Công cụ có 6 trống chứa hat: GL — 01/L6.

Công cụ có 8 trống chứa hat: GL — 01/L8.

Hình 3.1: Công cụ sạ hàng loại 8 trống bằng nhựa

15

Trang 28

Hình 3.2: Hộp chứa lúa giống của máy sạ hàng

Các loại này có cửa nạp hạt, có nắp đậy

Nắp đập có mũi tàu trộn chẻ lúa giống.

Công cụ gieo sa có 2 bánh xe, đường kính banh xe 600 mm, bề mặt chống lún

63 mm, gai chống trượt: 24 gai.

Nguyên lýrahạt : Tự rơi ra lố trên trống.

Năngsuất _ :GL—01/L6: 0,42 ha/giờ, GL — 0,56 ha/giờ.

Khoảng cách giữa hai hàng chính và phụ là: 180 mm.

16

Trang 29

Lượng giống gieo trên 1 ha: điều chính được từ 50 kg đến 100 kg.

3.1.3 Một số chỉ tiêu công thức đánh giá hiệu quả kinh tế

Doanh thu được tính bằng công thức sau đây:

Doanh thu = Năng suất * Giá bán

Ý nghĩa: Doanh thu là kết quả của quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích

TC = chỉ phí vật chất + chỉ phí lao động + thuế

¥ nghĩa: Tổng chỉ phí sản xuất là tổng số tiền và công lao động bỏ ra để đầu tư

từ khâu đầu là khâu làm đất cho đến khâu thu hoạch

¥ nghĩa: Lợi nhuận trong sản xuất là phần thu được sau khi trừ hết chi phi sản

xuất Trong đó là công lao động gia đình cũng được coi là một loại chi phí

Tỷ suất thu nhập/chi phí

Ý nghĩa: Cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng thu nhập.

Tý suất lợi nhuận/chi phí

Ý nghĩa: Cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ suất doanh thu/chi phí

Ý nghĩa: Cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Tý suất lợi nhuận/doanh thu

Ý nghĩa: Cho biết một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận

17 000481

Trang 30

3.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu

Điều tra thực tế những hộ trực tiếp làm lúa của phường bằng phương pháp chọnmau ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông Tổng số

hộ điều tra là 61 hộ trồng lúa phân bố khắp phường Trong đó có 31 hộ trồng lúa bằng

phương pháp xạ hàng, 30 hộ trồng lúa bằng phương pháp xạ gieo qua 2 vụ Đông xuân

và Hè thu để đưa vào phân tích.

3.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Tính toán và xử lý số liệu thu thập bằng phương pháp khoa học đựa trên cơ sở

các kiến thức đã được trang bị từ các môn học.

- Sử dung phần mềm máy tinh để tính toán như: Excel, Winword

18

Trang 31

CHƯƠNG 4

KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm của các phương pháp

Trên địa bàn Phường I, các hộ nông dân thường sử dụng phương pháp sa lan đểgieo lúa Và những năm gần đây theo khuyến cáo của trạm khuyến nông thì một số bàcon đã áp dụng thêm một phương pháp sạ lúa mới, đó là sạ hàng Còn cấy thì qua 10

năm trở về đây thì bà con không còn áp dụng phương pháp này nhiều nữa mà chỉ còn

áp dụng ở một số ít ving trũng trên dia bàn nhưng không đáng kể

4.1.1 Sa lan:

Đây là phương pháp gieo trồng cổ truyền đã có từ rất lâu đời ở nước ta Nó có

ưu điểm là không cần làm đất kỹ, năng suất cũng rất cao Nhược điểm là nó tốn rấtnhiều giống (khoảng 200 kg/ha), mật độ gieo sạ không đồng đều có chỗ quá dày chỗ

quá thưa gây khó khăn trong việc phát hiện sâu bệnh, khâu chăm sóc, bón phân, phun thuốc.

4.1.2 Sa hàng:

Phương pháp này giúp nông dân tiết kiệm được giống (100 kg/ha), điều chỉnh

được mật độ của hang, dé đàng phun xịt thuốc và bón phân, lúa tiếp xúc trực tiếp được

với các nguồn đinh đưỡng từ phân bón Nhưng khâu làm đất phải rất kỹ và mặt ruộng

phải bằng phẳng để tạo điều kiện cho dụng cụ sạ hàng khi kéo.

4.2 Lịch thời vụ và tập quán canh tác ở địa bàn Phường I

4.2.1 Vụ Đông xuân

Đây là vụ lúa cho năng suất cao nhất Thời gian gieo trồng bắt đầu từ tháng 10

— 11 và thu hoạch vào tháng | — 2 âm lịch Vu nay có nhiều điều kiện cho cây lúa sinh

trưởng và phát triển mạnh.

- Đất đã được nghĩ qua mùa mưa nên ít bị nhiễm phèn.

Trang 32

- Thời tiết thuận lợi Ban ngày trời nắng tốt, nhiệt độ từ 28 - 30 °C, ban đêm trời

se lạnh 24 - 26°C Vì vậy cây lúa quang hợp rất tốt cho năng suất và sản lượng lúa rất

cao.

- Thu hoạch vao lúc trời nắng nên ít bị thất thoát, phơi dé dàng, ít bi hư cho nên

phẩm chất gạo rất tốt

Đông Xuân cũng là vụ chủ lực trong năm nên nông dân thường đầu tư cao nhất

nhằm để đạt năng suất cao Giá lúa của vụ Đông Xuân thường cao hơn khoảng 2800 —

3000đ/kg Thời gian gieo trồng của vụ Đông xuân còn phụ thuộc vào hệ thống thuỷ

lợi, mở nước theo lịch thời vụ.

4.2.2 Vụ hè thu

Thời gian gieo trồng vào tháng 3 và thu hoạch 7 Vụ này không thuận lợi hơn

vụ Đông xuân.

Thường bị khô hạn vào đầu vụ nên dé bị cỏ dại, phải tốn nhiều công làm cỏ

Sức sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng

Cuối vụ thì bị mưa quá nhiều cho nên lúa không được quang hợp tốt Thu hoạchvào mùa mưa nên thất thoát nhiều, phơi khó, cho nên năng suất và chất lượng gạo

giảm.

Vụ này nên chọn giống ngắn ngày, năng suất cao, cần trồng thưa Sử dụng

phương pháp sạ hàng để cây quang hợp tôn hơn Cần phải sấy nếu thu hoạch khi có

mưa dầm 1¬

4.2.3 Tập quán canh tác

Nông dân ở đây chủ yếu sản xuất lúa 2 vụ: Đông xuân và Hè thu Còn vụ Mùa

chỉ có một ít hộ sản xuất nhằm tạo giếng để cung cấp cho các hộ xung quanh Và với

tập quán sản xuất lâu đời là sạ bằng tay, trong các năm gần đây đã có một số nông dânmạnh dạn áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, giảm chỉ phí, tăng năng suất như: làm

giống mới, sử dụng phân hỗn hợp đặc biệt là đã có một số nông dân đã áp dụngphương pháp sa hàng thay cho sa lan đã mang lại hiệu quả kinh tế

4.3 Giới thiệu sơ lược về kỹ thuật sạ hàng:

Ở nước ta, đặc biệt là vùng ĐBSCL, do hộ nông dân có diện tích gieo trồng lúa

lớn, công làm đất cho kỹ đủ tiêu chuẩn dé cấy rất tốn kém, do đó nông dân ở đây có

tập quán sa lan Sa lan có ưu điểm là không cần làm đất kỹ, năng suất sạ tay rất

20

Trang 33

cao,một người sạ lúa giỏi có thé sa được vài ha trong một ngày Nhưng nhược điểm là tốn rất nhiều giống Mặt khác, mật độ sa day tạo điều kiện cho sâu bệnh hại lúa phát triển, khó thực hiện cơ giới hoá trong khâu làm cỏ, bón phân đặc biệt là không thể sản

xuất lúa giống tốt được vì chúng lẫn nhiều lúa nền, lúa cỏ dé khắc phục các nhượcđiểm trên của tập quán sạ lan, bà con nông dân nên sử dụng công cụ và máy gieo lúatheo hàng.

4.3.1 Các bước chuẩn bị

a) Vệ sinh đồng ruộng

Dọn sạch cỏ, gốc ra để tránh mầm bệnh từ vụ trước lây lan, loại bỏ nơi chuột

trú ẩn gây hại, xịt thuốc diệt dc.

b) Làm đất

Cày bừa, xới hoặc trục sao cho mặt ruộng tương đối phẳng, tạo đường thoát

nước tốt Chuẩn bị đất một ngày trước khi gieo

c) Chuẩn bị lúa giống

Số lượng giống cần đùng là100 kg/ha Lúa giống phải sạch, ngâm ủ giống qua |

đêm, sau đó để lúa ráo nước vài giờ trước khi gieo.

d) Chăm sóc lúa theo hang

Cho nước vào ruộng sau khi sa từ 5-7 ngày Sau khi sa được 18 - 22 ngày ta

dặm lúa ở những chỗ không lên.

e) Về kỹ thuật sạ hàng

Cho lúa giống vào trống khoảng 2/3 trống, không dé quá đầy hạt giống sẽ khó

rơi Cài nắp trống cần thận trước khi kéo.

Dụng cụ sạ hàng có bộ phận điều chỉnh cho hạt giống rơi đều và có thể điều

chỉnh được khoảng cách hàng và lượng giống gieo trên 1 ha tùy thuộc vào từng dia

phương Lúc gieo nên kéo công cụ di thẳng hàng, lượt đi đầu và lượt đi kế tiếp nên

trùng vết bánh xe để đảm bảo khoảng cách Nên sạ theo hướng mặt trời lặn — mọc

(Đông — Tây).

4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc qui mô áp dụng sạ hàng

Diện tích lúa sạ hàng còn rất ít là do:

a) Tập quán canh tác: lâu nay, nông dân van quen với tập quán gieo lúa sa tay

vi dé làm, có nhiều thới gian nhàn hạ Họ ngại sản xuất các phương pháp mới vì phải

21

Trang 34

đi học các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, cần áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất một

cách nghiêm ngặt Người canh tác lúa bằng phương pháp sạ hàng cần phải có sự hiểu

biết về KHKT, có kinh nghiệm trong sản xuất Nông dân thường bất an về sạ bàng vì

lúa sạ hàng trông rất thưa ở 15-20 ngày đầu sau khi sạ, nên nông dân còn ngại

b) Nông dân

Đa phần người nông dân khu phố 2 là người dân tộc Chăm nên rất khó khăntrong việc khuyến cáo họ sử dụng phương pháp sạ hàng Hiện nay số hộ áp dụngphương pháp mới này đều là người kinh.

c) Vốn san xuất

Người nông dân còn e sợ trong việc xin vay vốn đầu tư cho việc sản xuất lúa,một số người din còn cho biết xin vay theo nông nghiệp thi chỉ được 20.000.000 -đồng/hộ Nếu xin vay, phải có giá trị tài sản tương đương hoặc cao hơn số tiền vay mua công cụ sản xuất Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến vấn đề hỗ trợ vốn cho người dan mua các công cụ cơ giới hóa áp dụng trong nông nghiệp chỉ nói bằng công

văn là sẽ hỗ trợ cho người dân 30% nhưng chưa thực hiện.

d) Đất đai

Đối với sạ hàng đất ruộng phải bằng phẳng, nếu không bằng phẳng thì sẽ khókéo công cụ, làm tốn thời gian và hàng lúa sẽ bị lệch không thẳng hàng

e) Công cụ lao động

Đối với sạ hàng, diện tích 1 ha lúa sẽ mat 2 công lao động Vì do kéo dưới đất

lầy nên người nông dân sẽ mau chóng mệt, nên thường là hai người thì có thể sạ hết 1

ha lúa Nếu vào vụ Hè thu thì sẽ tốn nhiều công lao động hơn vì đo ốc thường xuyênphá hại nên cần dam lại rất nhiều Jan.

22

Trang 35

4.4 Một số thông tin về nông hộ

Qua bảng ta nhận thấy, số người cùng chung sống trong một hộ gia đình từ 4 —

6 người là chiếm tỷ lệ cao nhất 52,4%, hộ dưới 4 người chiếm 34,4%, hộ trên 6 ngườicòn tồn tại rất ít chiếm 13,2% Xu hướng hiện nay các hộ gia đình tách riêng ra từng

hộ nhỏ nhiều hơn là cùng chung sống trong một gia đình lớn

Đa số các hộ có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha chiếm 54,0%, tỷ lệ hộ có diện tích lớn

hơn 1 ha rất ít chỉ chiếm 18,1% và còn lại là những hộ có điện tích từ 0,5 — 1 ha chiếm

27,9%.

23

Trang 36

4.4.3 Chương trình tập huấn khuyến nông

Bảng 4.3: Số lần tham gia tập huấn khuyến nông

is Hộ SX lúa bằng PP xạhàng Hộ SX lúa bằng PP xạ gieo

Qua bảng thấy những hộ sản xuất lúa bằng phương pháp xạ hàng hầu hết đều

tham gia các lớp tập huấn khuyến nông Chủ yếu là tập huấn từ 2 — 5 lần trong năm

chiếm 83,9%, 16,1% hộ tham gia tập huấn trên 5 lần Còn những hộ sản xuất lúa bằng

phương pháp xạ gieo thì đa số không tham gia tập huấn chiếm 70% Họ chỉ sản xuấttheo truyền thống gia đình.

Nhìn chung, đa số những hộ ở mức khá và đủ ăn, hộ khá chiếm 37,7% tương

ứng với 23 hộ và hộ đủ ăn có 26 hộ chiếm 42,6% Hộ giàu chỉ có 9 hộ chiếm 14,8%.

Hộ nghèo có 3 hộ chiếm 4,9%

4.4.5 Nguồn gốc lúa sạ hàng tại địa bàn Phường I

24

Ngày đăng: 11/12/2024, 13:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w