Cách “kéo dãn”: Người tập lùi bàn đạp trước về sau để khoảng cách giữa 2 bàn đạp chỉ còn 1 bàn chân hoặc ít hơn.. Cách “làm gần”: Người tập di chuyển bàn đạp sau về trước, bàn đạp trước
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1
HỌC KỲ 1B NĂM HỌC 2021-2022 MÔN HỌC GDTC1(7010701)
Họ và tên: Lê Thế Trung
Mã sinh viên: 2121051138
Nhóm lớp: 116
Trang 2ĐỀ TIỂU LUẬN:
Câu 1: Trình bày giai đoạn xuất phát trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn Người tập thường mắc những sai sót gì trong giai đoạn này?
Câu 2: Trình bày một số điều luật cơ bản môn nhảy xa phần đường chạy đà, bục giậm nhảy và khu vực rơi xuống
Câu 3: Tập luyện thể dục thể thao mang lại cho người tập những lợi ích gì?
BÀI LÀM:
Câu 1:
*Giai đoạn xuất phát trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn:
A.
Cách đóng bàn đạp (3 cách cơ bản) :
a Cách thông thường: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát 1 - 1,5 bàn chân.
Bàn đạp sau cách bàn đạp trước 1cẳng chân (gần 2 bàn chân)
b Cách “kéo dãn”: Người tập lùi bàn đạp trước về sau để khoảng cách giữa 2
bàn đạp chỉ còn 1 bàn chân hoặc ít hơn Khoảng cách từ bàn đạp trước tới vạch xuất phát là gần 2 bàn chân (khoảng cách này được kéo dãn)
c Cách “làm gần”: Người tập di chuyển bàn đạp sau về trước, bàn đạp trước
giữ nguyên để khoảng cách giữa 2 bàn đạp chỉ còn 1 bàn chân hoặc ít hơn Khoảng cách từ bàn đạp sau tới vạch xuất phát đã được làm gần lại Việc đặt 2 bàn đạp gần nhau đảm bảo sự nỗ lực đồng thời của cả 2 chân khi bắt đầu chạy, tạo gia tốc lớn hơn ở những bước chạy đầu tiên Góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp trước là 45 - 50°, mặt tựa bàn đạp sau là 60 - 80°
Trang 3B kỹ thuật xuất phát :
a Hiệu lệnh “ vào chỗ ” :
Người tập tiến về trước 2 bàn đạp, ngồi xuống, chống hai tay trước vạch xuất phát Tiếp theo lần lượt tỳ bàn chân lên mặt tựa bàn đạp trước rồi đến bàn đạp sau, gối chân sau tỳ lên mặt đường chạy, sau đó thu 2 tay về đặt xuống sát sau vạch xuất phát, giữa ngón cái và các ngón còn lại để sát nhau tạo thành hình vòm Hai tay duỗi thẳng, tỳ trên mặt đường chạy rộng bằng vai Thân trên, đầu thẳng Trọng lượng cơ thể được phân đều giữa hai tay, chân chống trước và đầu gối chân sau
Trang 4b Hiệu lệnh sẵn sàng:
Người tập duỗi chân, gối chân sau tách khỏi mặt đường làm trọng tâm chuyển lên trên và về trước, lúc này hình chiếu của trọng tâm trên đất phải cách vạch xuất phát từ 15 - 20cm Trọng lượng cơ thể dồn lên 2 tay và chân chống trước, hai đế giày tỳ sát mặt tựa bàn đạp, hông nâng cao hơn vai 10 - 20cm, hai cẳng chân gần như song song với nhau Góc độ tối ưu giữa đùi và cẳng chân của chân trước khoảng 92 - 105°, chân sau khoảng 115 - 138°, thân trên và đùi chân trước
là 19 - 23°
c Hiệu lệnh “chạy” (hoặc tín hiệu xuất phát khác):
Người tập đạp mạnh 2 chân vào mặt tựa bàn đạp nhằm tạo áp lực lớn đẩy cơ thể lao nhanh về trước, tay đánh nhanh, thời gian đạp chân rất ngắn
Trang 5*Những sai sót người tập thường mắc trong giai đoạn này là:
1 Tư thế lên sẵn sàng bị gò bó Do chưa nắm chắc được kỹ thuật
Khoảng cách giữa 2 bàn đạp chưa hợp lý
Tay yếu nên khi ở tư thế sẵn sàng không chống được trọng lượng cơ thể
2 Xuất phát chậm khi nghe
hiệu lệnh Hướng tác động vào bàn đạp chưa đúng
Thiếu tự tin, lo sợ khi thực hiện kỹ thuật
Phản xạ xuất phát chậm
3 Chân đạp vào bàn đạp
không hết khi rời bàn đạp Khả năng phối hợp động tác chưa cao
Do điều kiện về thể lực không tốt Sức mạnh của chân yếu
Trang 6Câu 2:
*Một số điều luật cơ bản môn nhảy xa phần đường chạy đà, bục giậm nhảy
và khu vực rơi xuống :
A, Chạy đà:
Mục đích của chạy đà là tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm
Số bước chạy đà ở các vận động viên) nam là 18 – 24 bước (khoảng 38 – 48m), còn ở các vận động viên nữ: 16 – 22 bước (khoảng 32 – 42m) Số lượng bước chạy đà tối ưu phụ thuộc nhiều vào trình độ huấn luyện chuyên môn về chạy của vận động viên
Tính chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào độ dài chuẩn và nhịp điệu thực hiện các bước chạy trong đà Bắt đầu chạy đà tốt cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy vận động viên cần có tư thế ban đầu và động tác ổn định Có một vài cách bắt đầu chạy đà: Đứng tại chỗ, đi bộ vài bước, chạy bước đệm vài bước…Thông thường là vận động viên đứng tại chỗ, một chân đứng vào vạch giới hạn của cự
ly đà, chân kia để ở phía sau, hoặc bắt đầu chạy đà bằng vài bước đi bộ hay chạy nhẹ nhàng rồi tăng dần tốc độ Đến khoảng giữa cự ly đà, độ ngã của thân trên giảm dần (chỉ còn 780 – 800), tăng biên độ động tác của tay và chân Kết thúc
đà, ở những bước cuối cùng, thân trên gần như thẳng đứng Điều rất quan trọng
là phải duy trì kỹ thuật chạy đúng cho đến bước đà cuối cùng, có cảm giác về
“độ nẩy” khi tiếp xúc đất và kiểm tra được các động tác của mình
Hai phương án chạy đà thường được dùng là: Tăng tốc độ đều trên toàn đà và đạt tới tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng (cách này phù hợp với những người mới tập nhảy); cố gắng chạy nhanh ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và
Trang 7Trang 5
B, Giậm nhảy:
Phần lớn các vận động viên đặt bàn chân xuống ván giậm bằng gót hoặc cả bàn chân Tại thời điểm đặt bàn chân trên ván giậm, vận động viên phối hợp toàn thân làm động tác rời ván giậm nhảy: Duỗi thẳng các khớp của chân giậm, đồng thời gập gối đưa nhanh đùi của chân lăng về trước – lên trên Tay bên chân giậm vung về trước – lên trên và dừng khi cánh tay song song với mặt đất Tay bên chân lăng gập ở khuỷu và đánh sang bên để nâng cao vai Kết thúc giậm nhảy,
cơ thể rời đất ở tư thế bước bộ trên không Khi giậm nhảy, lực tác động lên trọng tâm cơ thể hướng về trước theo phương nằm ngang và chiếm 87% trong khi lực hướng lên trên, theo phương thẳng đứng chỉ chiếm 13% Khi chân giậm nhảy rời đất, tốc độ bay của các vận động viên xuất sắc có thể tới 9.2 – 9.6 m/giây
C, Khu vực rơi xuống:
Để đạt được độ xa của lần nhảy, việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống cát có ý nghĩa rất lớn Không ít vận động viên do có kỹ thuật này kém nên đã không đạt được thành tích tốt nhất của mình Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu khi trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát ngang
Trang 8Trang 6
Câu 3:
* Tập luyện thể dục thể thao mang lại cho người tập những lợi ích :
1, Thể dục thể thao kiểm soát cân nặng:
Tập thể dục có thể ngăn tích tụ mỡ thừa và duy trì giảm cân Khi hoạt động thể chất, đốt cháy calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy Thật tuyệt vời nếu đi đến phòng tập thường xuyên, nhưng đừng lo lắng nếu bạn không thể có nhiều thời gian trống tập luyện mỗi ngày Tập thể dục với lượng hoạt động bất kỳ tốt hơn là không có gì cả Để gặt hái những lợi ích của việc tập thể dục, chỉ cần hoạt động tích cực hơn trong ngày - đi cầu thang bộ thay vì
thang máy hoặc làm việc nhà Sự kiên định chính là chìa khóa.
2, Não bộ của bạn sẽ hoạt động 1 cách tốt hơn:
Trang 93, Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc hơn:
Khi tập luyện mỗi ngày, cơ thể của bạn sẽ tiết ra các hormone mang lại nhiều lợi ích cho não bộ Từ đó giúp làm dịu các cơn đau Việc luyện tập thể dục thể thao cũng sẽ giúp hỗ trợ xua tan những sự căng thẳng và mệt mỏi Từ đó giúp bạn có được một tâm trạng vui vẻ và phấn chấn hơn
4, Giúp làm tăng tuổi thọ, chậm lão hóa:
Việc thường xuyên tham gia một bộ môn luyện tập nào đó sẽ giúp bạn làm tăng được tuổi thọ; từ đó làm chậm đi sự lão hóa của những tế bào Đây cũng được xem là bí quyết quan trọng giúp bạn duy trì được một đời sống luôn luôn trẻ trung và khỏe mạnh
5, Máu huyết lưu thông dễ dàng, làn da trở nên tươi đẹp:
Việc vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng lưu thông máu huyết; giúp cung cấp oxy cùng những dưỡng chất tốt cho làn da
6, Làm giảm những chứng bệnh mãn tính:
Trang 10Trang 8