Người đã để lại cho dân tộc ta không chỉ là tấm gương suốt đời đấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân, mà còn là một hình tượng đạo đức mẫu mực và một kho tàng lý luận sắc sảo soi đường ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
BÀI TẬP NHÓM 3
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học kỳ I (2022-2023)
Lớp: 21CVL1
Trường: Đại học Khoa học Tự nhiên
Giảng viên: Lường Thị Phượng
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5
I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 6
1 Vấn đề độc lập dân tộc 6
1.1 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc và là khát vọng lớn nhất của dân tộc Việt Nam .6
a)Vấn đề độc lập dân tộc trong hướng tiếp cận từ quyền con người 6
b)Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Vì vậy, khi chưa có độc lập thì phải quyết tâm đấu tranh để giành độc lập dân tộc 6
c)Khi đã giành độc lập, phải kiên quyết giữ vững quyền độc lập, tự do ấy 7
1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân 8
2 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để 8
3 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ: 9
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC .10 1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản 10
1.1 Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước 10
1.2 Cách mạng tư sản là không triệt để 11
1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi triệt để phải đi theo con đường cách mạng vô sản 11
2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 12
2.1 Sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng 12
2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam 12
3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công nông làm nền tảng 12
3.1 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc: toàn dân 12
3.2 Công nông là chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh 13
4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được chủ động, sáng tạo, có khả
Trang 2 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 3năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 13
5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc 15
5.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: 15
5.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh: 15
III TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN 16
1 Tích cực nâng cao lòng yêu nước 16
2 Có nhận thức đúng đắn đẩy đủ về trách nhiệm công dân đối vớicông cuộc bảo vệ an ninh trật tự của Tổ quốc 16
3 Trung thành với Tổ quốc, với chế độ Xã hội Chủ nghĩa, cảnh giác trước các âm mưu chống phá của các thế lực thù địch 16
4 Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương, các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa 17
5 Tích cực rèn luyện tri thức, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh 17
KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 4LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta Người đã ra đi tìm đường cứu nước, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi Người đã để lại cho dân tộc ta không chỉ là tấm gương suốt đời đấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân, mà còn là một hình tượng đạo đức mẫu mực và một kho tàng lý luận sắc sảo soi đường cho Cách mạng Việt Nam, trong đó, nổi bật có tư tưởng về độc lập dân tộc Vậy Người có quan niệm thế nào về độc lập dân tộc? Xuất phát từ những cơ sở nào mà Người hình thành những tư tưởng đó? Quá trình hình thành và phát triển của nó ra sao? Sinh viên chúng ta có thể áp dụng cũng như phát triển những tư tưởng đó cho bản thân, xã hội như thế nào? Để giải quyết những thắc mắc trên,,đồng thời để nắm bắt được những trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân về vấn đề độc lập dân tộc ở bối cảnh hiện đại, trong khuôn khổ môn học “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ Anh (chị) hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Liên hệ với trách nhiệm của sinh viên hiện nay?”
Trang 4 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 5I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
1 Vấn đề độc lập dân tộc.
1.1 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc và là khát vọng lớn nhất của dân tộc Việt Nam.
Ta có thể khẳng định: Độc lập dân tộc là khát vọng mang tính phổ biến của toàn nhân loại Đặc biệt, đối với dân tộc Việt Nam ta, khát vọng được độc lập, tự do cũng chính
là nỗi khát khao mãnh liệt nhất, cháy bỏng nhất trong mỗi con người Việt Nam lúc bấy giờ Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, biết bao nhiêu người đã hi sinh,chiến đấu cho tự do, cho độc lập của bản thân, dân tộc Những đau thương, mất mát ấy đã góp công tạo nên những trang sử vàng cho dân tộc, đồng thời hun đúc nên trong lòng những con người Việt Nam một lòng yêu nước, một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt
a) Vấn đề độc lập dân tộc trong hướng tiếp cận từ quyền con người
Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, người đã tìm hiểu, khai thác và tiếp thu các yếu tố về quyền con người thông qua nội dung của hai bản Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” Cũng từ
đó, Người đã khái quát và nêu lên chân lý bất diệt về quyền cơ bản của các dân tộc trong bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” 1
b) Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa Vì vậy, khi chưa có độc lập thì phải quyết tâm đấu tranh để giành độc lập dân tộc
Năm 1919, nhân cơ hội các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp tại hội nghị Vecxai( Pháp), thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý và các quyền tự do dân chủ tối thiểu Đây là hình thức thử nghiệm đầu tiên của Hồ Chí Minh về sử dụng pháp lý tư sản để đấu tranh với chủ nghĩa tư bản Bản yêu sách tập trung vào hai nội dung cơ bản là đòi quyền bình đẳng về mặt pháp lý và đòi các quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam Mặc dù bản yêu sách đã
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t4, tr.11.
Trang 5 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 6không được để ý đến, nhưng cũng từ đây, Người đã rút ra được bài học vô giá: “Muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể tự trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”
Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: Đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập Như vậy, tư tưởng độc lập dân tộc đã phát triển trở thành mục tiêu chính trị của Đảng
Tháng 5/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng1”
Năm 1945, tình hình chiến tranh Thế giới chuyển biến mau lẹ, theo hướng có lợi cho cách mạng nước ta Trong nước, nhân dân ta khổ cực hơn bao giờ hết, phải chịu ách “một cổ hai tròng” Trong bối cảnh đó, tháng 8/1945, Hồ Chí Minh đã đúc kết ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc, Người nói: “Dù hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” Như vậy, lúc này trong tư tưởng Hồ Chí2 Minh, độc lập, tự do đã trở thành quyết tâm của cả dân tộc
c) Khi đã giành độc lập, phải kiên quyết giữ vững quyền độc lập, tự do ấy
Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố với thế giới
và đồng bào nhân dân cả nước: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần
và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 3
Ý chí và quyết tâm trên tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ Khi thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai, trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/ 12/ 1946, Người đã thể hiện quyết tâm giữ bằng được nền độc lập dân tộc: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Năm 1966, khi quân viễn chinh Mỹ và chư hầu ồ ạt vào miền4 Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Người tiếp tục kêu gọi toàn dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó đã nêu cao chân lý lớn nhất của thời
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.230.
2 Võ Nguyên Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.196.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.3.
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534.
Trang 6 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 7đại, một tuyên ngôn bất hủ của các dân tộc khát khao nền độc lập, tự do trên thế giới:
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” , lúc này, tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh 1
đã hoàn thiện Với tư tưởng trên, nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, buộc chúng phải ký kết Hiệp định Paris, cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân Mỹ về nước
1.2 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân Người đánh giá cao học thuyết “tam dân" của Tôn Trung Sơn: dân tộc độc lập, dân quyền
tự do, dân sinh hạnh phúc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước nhà được độc lập, Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định độc lập phải gắn với tự do Người nói: “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” Dân2 chúng chỉ cảm nhận được những giá trị thực sự của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc
ấm, được học hành để phát triển, có hiểu biết để thực hành dân chủ, quyền và nghĩa vụ của người công dân
Tóm lại, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi độc lập gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm cho nhân dân, Người từng bộc bạch: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” Đó là3 một sự ham muốn đầy tính nhân văn và thấm đượm tình thương yêu dân tộc và đó cũng là mục tiêu tối thượng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
2 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc thật sự phải là nền độc lập không dựa trên danh nghĩa được nguỵ tạo bởi một cá nhân, tổ chức nào Nền độc lập phải gắn liền với toàn dân tộc thì mới được coi là nền độc lập hoàn toàn và triệt để, chính phủ đại diện cho cả dân tộc và vì lợi ích của dân tộc, xoá bỏ chính phủ bù nhìn và sự lệ thuộc vào bọn thực dân đế quốc
Ngoài ra, phải độc lập hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực Người nhấn mạnh độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì Trên tinh thần đó và trong hòan cảnh đất nước ta sau cách mạng Tháng Tám còn gặp nhiều khó khăn, nhất là
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.131.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.64
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr 187.
Trang 7 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 8nạn thù trong giặc ngoài, để bảo vệ nền độc lập thật sự mới giành được, Người đã cùng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sử dụng nhiều biện pháp ngoại giao khôn ngoan
để bảo vệ nền độc lập của đất nước
3 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ:
Trong suốt lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta, kẻ thù đã nhiều lần có
âm mưu chia cắt đất nước ta thành nhiều vùng miền để cai trị Thực dân Pháp xâm lược nước ta đã chia nước ta thành ba kì, mỗi kì có chế độ riêng Sau cách mạng tháng Tám nước ta một lần nữa lại bị chia cắt thành hai miền Bắc, Nam Quân Tưởng Giới Thạch chiếm đóng miền Bắc và thực dân Pháp xâm lược miền nam Trong bức thư gởi đồng bào Nam bộ (1946), Hồ Chí minh khẳng định: “Đồng Bào Nam bộ là dân nước Việt Nam Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi” 1
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đôc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Sau khi
kí kết hiệp định Giơnevo năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Hồ Chí minh kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu chia cắt đất nước với một quyết tâm, ý chí sắt đá: “kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thông nhất và toàn vẹn lãnh thổcủa nước Việt Nam Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, không ai được xâm phạm đến quyền thiêng liêng ấy của nhân dân ta” 2
Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn liền với việc thông nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ làm một Đảng và nhà nước ta đã thực hiện tư tưởng trên của Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã tiến hành đấu tranh giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thông nhất đất nước 1975, thống nhất đất nước và toàn vẹn lãnh thổ
II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thành công phải đi theo con đường cách mạng vô sản
1.1 Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của các phong trào yêu nước.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, hàng loạt các phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra, với nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau,
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.280.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.532.
Trang 8 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 9cơ bản nhất vẫn là hai hướng: thiết lập lại chế độ phong kiến mục nát, hoặc là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa như các nước phương Tây
Phong trào yêu nước nổi tiếng theo hệ tư tưởng phong kiến là phong trào Cần Vương (1886- 1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa trên đều thất bại Điều đó chứng tỏ khuynh hướng thiết lập nhà nước phong kiến là hoàn toàn không phù hợp
Còn đối với con đường tư bản chủ nghĩa, đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy Tân Nhật Bản, ở nước ta xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách như phong trào Đông Du
do Phan Bội Châu khởi xướng (1905-1909), phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906 -1908), phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
và một số nhân sĩ khác phát động Các phong trào yêu nước nói trên đều thất bại, xuất phát
từ nguyên nhân giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu và các tổ chức, người lãnh đạo của các phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn Dẫn đến một cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước
Những bài học thực tiễn của các phong trào yêu nước Việt Nam là cơ sở quan trọng để Hồ Chí Minh hình thành một tư duy cách mạng mới khác với con đường cứu nước của các vị tiền bối Mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của họ Người nhận xét con đường của Phan Bội Châu chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn của Phan Châu Trinh cũng chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”
Chính vì vậy, Người quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc Người đã nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét học làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” Người quyết định đặt chân1 đến Pháp, để tìm hiểu lý do Pháp lại thống trị nước ta và bản chất của cụm từ "tự do, bình đẳng, bác ái" Tại đây, Người đã hiểu ra chân lý đầu tiên của Cách mạng là phải tự dựa vào sức mình để giải thoát dân tộc
1.2 Cách mạng tư sản là không triệt để
Trong những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã có dịp khảo sát các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới Đối với cách mạng Mỹ năm 1776, Người đi
1 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970, tr.11.
Trang 9 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
Trang 10đến kết luận: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai, ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh
tư bản, mà cách mệnh tư bản chưa phải là cách mệnh đến nơi” Còn cuộc cách mạng Pháp1 năm 1789, Người thấy rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã bốn lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới thoát khỏi vòng áp bức” 2
Vì vậy, Người không chọn con đường cách mạng Việt Nam đi theo cách mạng tư sản vì cho rằng cách mạng tư sản “không đến nơi”, “không triệt để”
1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi triệt để phải
đi theo con đường cách mạng vô sản
Cách mạng Tháng Mười Nga( năm 1917) là cuộc cách mạng vĩ đại, sâu sắc nhất trong lịch sử, là ngọn cờ giải phóng nhân loại khỏi áp bức bóc lột Những thành quả của Cách mạng tháng Mười và các giá trị xã hội ưu việt do Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến tiến trình phát triển của nhân loại và cũng như Nguyễn Ái Quốc Người đã rút ra kết luận quan trọng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga
là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự
do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam… Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” 3 Năm 1920, sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở đó con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Đây là con4 đường cách mạng triệt để nhất phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr 291- 292
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.296.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.304.
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t12, tr.30.
Trang 10 / 18 Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên