Vì những lý do như trên, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tinvà hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoánThành
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG
ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 NĂM 2023
TÊN CÔNG TRÌNH: ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ CÔNG
BỐ THÔNG TIN VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ
CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI THUỘC KHOA/VIỆN: KẾ TOÁN
MSĐT: KET20
TP Hồ Chí Minh - 2023
Trang 2TÓM TẮT
Bài nghiên cứu có mục tiêu chính là nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức độ CBTT
và hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu của các CTNY thuộc 4 nhóm ngành trên TTCK Việt Nam - Trường hợp sàn HOSE Các biến độc lập được nhóm tác giả lựa chọn bao gồm: Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Basic EPS), Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), Tỷ lệ nợ
và Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR); Quy mô công ty; Bảng danh mục CBTT Biến phụ thuộc là giá cổ phiếu (p) được lấy từ thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên
độ 1, 3, 6 tháng Thời gian nghiên cứu trong vòng 5 năm từ 2018 đến 2022 Toàn bộ dữ liệu được xử lý phân tích bằng phần mềm STATA Bài nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (OLS), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương bé nhất (FGLS) Dựa trên mô hình FGLS, nhóm tác giả đưa ra kết luận cuối cùng là các biến độc lập EPS, ROA, Tỷ lệ nợ, Quy mô đều có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm Các biến độc lập EPS, ROA, Quy mô tác động cùng chiều với giá cổ phiếu ở các thời điểm nghiên cứu và biến
Tỷ lệ nợ tác động ngược chiều với giá cổ phiếu Hai biến Mức độ CBTT, Tỷ lệ thanh toánhiện hành không có ý nghĩa thống kê ở mọi thời điểm và lĩnh vực của bài nghiên cứu Thông qua kết quả bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp và mở rộng quy mô công ty, tạo cơ sở để nhà đầu tư chọn lọc thông tin tham khảo
Từ khóa: Mức độ CBTT, Hiệu quả tài chính, Quy mô công ty, Giá cổ phiếu,
HOSE, Quy mô công ty
Trang 3MỤC LỤC
TÓM TẮT 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC VIẾT TẮT 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Mục tiêu nghiên cứu 9
3 Đối tượng nghiên cứu 9
4 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp của đề tài 10
7 Kết cấu của bài nghiên cứu 11
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 12
1.1 Nghiên cứu trên thế giới 12
1.2 Nghiên cứu trong nước 13
1.3 Nhận xét tổng quan kết quả nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu 14
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 15
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN, HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 16
2.1 Các lý thuyết giải thích công bố thông tin của tổ chức 16
2.1.1 Lý thuyết về tính hợp pháp (Legitimacy theory) 16
2.1.2 Lý thuyết đại diện (Agency Theory) 16
2.1.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) 17
2.2 Hiệu quả tài chính công ty (Corporate financial performance - CFP) 17
2.2.1 Định nghĩa 17
2.2.2 Đo lường hiệu quả tài chính 18
2.3 Lý thuyết về cổ phiếu và các loại giá cổ phiếu 18
2.3.1 Cổ phiếu 18
2.3.2 Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường 20
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu 20
2.4 Tổng quan về mô hình Ohlson (1995) - Ohlson Model 21
Trang 42.4.1 Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) 22
2.4.2 Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư (CSR) 23
2.4.3 Động lực thông tin tuyến tính (LID) 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 26
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Quy trình nghiên cứu 27
3.2 Mô hình nghiên cứu 28
3.3 Giả thuyết nghiên cứu 29
3.3.1 Biến phụ thuộc: giá thị trường của cổ phiếu 29
3.3.2 Biến độc lập 30
3.4 Phương pháp nghiên cứu 33
3.5 Các kiểm định trong mô hình dữ liệu bảng 35
3.5.1 Kiểm định Breuch-Pagan LM 35
3.5.2 Kiểm định Hausman 35
3.5.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 35
3.5.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 36
3.5.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 36
3.6 Phương pháp chọn mẫu 36
3.7 Phương pháp thu thập dữ liệu 37
3.8 Phương pháp phân tích dữ liệu 37
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 39
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng 40
4.1.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả dữ liệu 40
4.1.2 Phân tích tương quan giữa các biến 41
4.1.3 Kết quả phân tích hồi quy 42
4.1.3.1 Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (OLS) 42
4.1.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) 43
4.1.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) 44
4.1.3.4 Kiểm định Breuch-Pagan LM 45
4.1.3.5 Kiểm định Hausman 45
4.1.3.6 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 46
Trang 54.1.3.7 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 46
4.2 Bàn luận về kết quả 47
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 49
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Kiến nghị 51
5.2.1 Kiến nghị đối với công ty niêm yết 51
5.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và ban hành chính sách 52
5.2.3 Kiến nghị đối với kiểm toán độc lập 53
5.2.4 Kiến nghị đối với các nhà đầu tư 53
5.3 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai 54
5.3.1 Hạn chế của đề tài 54
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 54
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 1 60
PHỤ LỤC 2 65
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG
Bảng 3.1 - Bảng tóm tắt các biến trong mô hình 32
Bảng 3.2 – Bảng tóm tắt phương pháp thu thập dữ liệu 37
Bảng 4.1 - Bảng Thống kê mô tả mẫu 40
Bảng 4.2 – Giá trị trung bình các biến trong mẫu theo năm 40
Bảng 4.3 – Ma trận tương quan 41
Bảng 4.4 – Bảng tóm tắt kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS 42 Bảng 4.5 – Bảng tóm tắt kết quả hồi quy trên toàn mẫu quan sát (mô hình FEM) 43
Bảng 4.6 – Bảng tóm tắt kết quả hồi quy trên toàn mẫu quan sát (mô hình REM) 44
Bảng 4.7 – Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Breuch-Pagan LM 45
Bảng 4.8 – Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Hausman trên toàn mẫu quan sát 45
Bảng 4.9 - Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi 46
Bảng 4.10 - Kiểm tra hiện tượng tự tương quan 46
Bảng 4.11 - Bảng khắc phục khuyết tật bằng FGLS 47
HÌNH VẼ Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 28
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 28
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
AMEX: American Stock Exchange
BCTC: Báo cáo tài chính
BCTN: Báo cáo thường niên
BTC: Bộ tài chính
CBTT: Công bố thông tin
CTCP: Công ty cổ phần
CTNY: Công ty niêm yết
HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE, HSX: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
NASDAQ: National Association of Securities Dealers Automated Quotations
NYSE: New York Stock Exchange
SGDCK TP.HCM: Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TTCK: Thị trường chứng khoán
VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VN-Index: Chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế, và đốivới Việt Nam - một thị trường đang trong giai đoạn phát triển - điều này càng trở nên quan trọnghơn Chứng khoán không chỉ là một phương tiện hiệu quả để huy động vốn, mà còn đóng vai tròquan trọng trong việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính, thu hút vốn đầu tư và tối ưu hóa
sử dụng nguồn lực Quyết định đầu tư vào cổ phiếu là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự phân tích
kỹ lưỡng Nhà đầu tư thường phải đối mặt với việc phân tích các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu Vì vậy, thông tin đáng tin cậy là yếu tố quan trọng để xác định tiềm năng hưởng lợi từviệc đầu tư Trong số các yếu tố này, hiệu quả tài chính của công ty đóng một vai trò quan trọng
Để đạt được cái nhìn sâu hơn về điều này, việc nghiên cứu và phân tích BCTC của doanh nghiệptrở thành điểm quan trọng Nghiên cứu đã chỉ ra rằng BCTC cung cấp thông tin quan trọng giúpnhà đầu tư đánh giá hoạt động toàn cục của doanh nghiệp Theo nghiên cứu của Kabajch và đồngnghiệp (2012), có thể phân chia các chỉ số tài chính thành bốn loại chính: tỷ suất sinh lời, khảnăng thanh khoản, hiệu quả hoạt động và tỷ lệ đòn bẩy tài chính Các chỉ số này cung cấp cáinhìn tổng quan về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ thông tinquan trọng này trong BCTC, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý hơn Khả nănghiểu rõ tình hình tài chính của công ty từ BCTC có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tưcủa họ và cũng ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường
Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về cách các thông tin trênBCTC ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Về cơ bản, mô hình của Ohlson (1995) là nền tảng cho cácnghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng như của quốc tế Cụ thể, ta có thể liệt kê ra các nghiêncứu tiêu biểu như sau Collins, Maydew và Weiss (1997), “Sự phù hợp giá trị của mô hình Ohlsonvới dữ liệu Jordan” của Firas Naim Dahmash và Mahed Oabajch (2012) Trên đây là các nghiêncứu của các tác giả quốc tế, còn tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về chủ đềnày như của tác giả Nguyễn Việt Dũng (2009), Đỗ Hạnh Nguyên (2014), Trần Ngọc Tòng(2017), Đỗ Hương Giang (2019), và Ta có thể thấy các nghiên cứu trên có sự đa dạng về phạm
vi chọn lọc doanh nghiệp nghiên cứu, thời gian và không gian nghiên cứu.
Trang 9Vì những lý do như trên, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của mức độ công bố thông tin
và hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoánThành phố Hồ Chí Minh” để làm nghiên cứu khoa học
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là ảnh hưởng của mức độ CBTT và hiệu quả tài chínhđến giá cổ phiếu của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM – Trường hợp sàn HSX,
từ đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính doanh nghiệp và
mở rộng quy mô công ty, tạo cơ sở để nhà đầu tư chọn lọc thông tin tham khảo. Để đạt được mụctiêu đề ra, bài nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi nghiên cứu:
- Mô hình thể hiện sự ảnh hưởng của hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu là gì?
- Mức độ CBTT ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu?
- Thực trạng về mức độ ảnh hưởng của mức độ CBTT và hiệu quả tài chính đến giá cổphiếu của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM như thế nào? Tác độngcùng chiều hay ngược chiều với giá cổ phiếu?
3 Đối tượng nghiên cứu
Mức độ ảnh hưởng của CBTT và hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu của các CTNY trênTTCK
Phạm vi về không gian: Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu các thông tin kế toán trênBCTC và giá cổ phiếu trên sàn HOSE của 100 CTNY thuộc 4 nhóm ngành: Sản xuất, Nguyên vậtliệu, Tiện ích, Vận tải và Kho bãi
Trang 10Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong 5 năm từ 2018 – 2022 (trong đó chỉ tiêugiá cổ phiếu sẽ được lấy thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 1, 3, 6, 12 tháng)
5 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng Dựa vào những môhình nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả tự hình thành mô hình nghiên cứu và tiến hành kiểm trathực nghiệm trên các doanh nghiệp niêm yết tại Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM
Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu từ các Báo cáo thường niên và BCTC trong
5 năm từ 2018 - 2022 của 100 CTNY thuộc 4 nhóm ngành: Sản xuất, Nguyên vật liệu, Tiện ích,Vận tải và Kho bãi.
Đầu tiên, nhóm tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp là giá cổ phiếu từ trang web cafef.vn (giá
cổ phiếu được nghiên cứu sẽ được lấy thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 1, 3,
6, 12 tháng) và các khoản mục trên BCTC đã kiểm toán của các CTNY được lấy từ sàn HOSEdùng để tính các tỷ số tài chính
Sau đó nhóm tác giả lập danh mục thông tin cần công bố dựa trên Phụ lục số 04 củaThông tư 155/2015/TT – BTC và tiến hành đếm số mục tin trong BCTN của các CTNY trên sànHOSE
Phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan vàphân tích hồi quy bằng phần mềm STATA 17; thực hiện các công thức tính và tổng hợp số liệutrên Microsoft Excel 2016
6 Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài tổng hợp và hệ thống lại những cơ sở lý thuyết có liên quan đếnhiệu quả tài chính, mức độ CBTT, giá cổ phiếu tại các thời điểm khác nhau và mối quan hệ giữachúng Tác giả tiến hành nghiên cứu trên cơ sở các mô hình đi trước nhằm đánh giá mối quan hệgiữa mức độ CBTT và hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu trên thị trường, thông qua bằng chứngthực nghiệm tại các doanh nghiệp thuộc 4 nhóm ngành: Sản xuất, Nguyên vật liệu, Tiện ích, Vậntải niêm yết trên sàn HOSE – mà những ngành này chưa được đào sâu trước đây trên TTCK ViệtNam Qua đó đóng góp thêm một phần nhỏ vào kho tài liệu nghiên cứu của Việt Nam
Trang 11Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp một số kết quả và đưa ra kiến nghị với một số cơ quan,
tổ chức liên quan về mối tác động giữa mức độ CBTT và hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu.Điều này giúp nhà đầu tư có thêm cơ sở để dự báo biến động giá cổ phiếu, hỗ trợ việc ra quyếtđịnh đầu tư vào những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này.
7 Kết cấu của bài nghiên cứu
Phần mở đầu
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2 Cơ sở lý luận về mức độ CBTT, hiệu quả tài chính và giá cổ phiếu trên TTCKChương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận - Hạn chế và giải pháp
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN
1.1 Nghiên cứu trên thế giới
Với xu thế phát triển của thị trường chứng khoán, mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC
và giá cổ phiếu là một chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới
Năm 1995, Ohlson tiến hành nghiên cứu về đề tài "Lợi nhuận, giá trị số sách và cổ tứctrong định giá cổ phiếu", trong đó ông xây dựng một mô hình độc đáo để khám phá sự tươngquan giữa giá cổ phiếu và hai chỉ số quan trọng từ BCTC là lợi nhuận và giá trị sổ sách Nghiêncứu này mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc hiểu sâu hơn về cách giá cổ phiếu phản ánhchính xác giá trị thực của nó trên thị trường hiệu quả Mô hình nghiên cứu của Ohlson được xem
là nền tảng lý thuyết vững chắc và tác động mạnh mẽ đến các nghiên cứu liên quan trong suốtthời gian kể từ đó đến nay
Tại TTCK Mỹ, Năm 1997, dựa trên nền tảng Ohlson, nhóm nghiên cứu gồm Collins,Maydew và Weiss đã thực hiện một nghiên cứu về sự thay đổi có hệ thống trong việc lợi nhuận
và giá trị sổ sách ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu theo thời gian, giai đoạn nghiên cứu trong vòng
40 năm (1953-1993), mẫu nghiên cứu gồm 11.154 quan sát của các cổ phiếu niêm yết trên NYSEAMEX và NASDAQ Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phầngiải thích 54% biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ
Khi các chi phí giao dịch tăng cao, những nhà đầu tư có thông tin nội bộ có xu hướng sửdụng thông tin đó để kiếm lợi không bình thường (Copeland và Galai (1983), Glosten, Millgrom(1985) và Diamond (1985)) Để ngăn những nhà đầu tư này tận dụng thông tin nội bộ để thu lợi
và bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư khác, các nhà quản lý sẽ CBTT cho nhà đầu tư Do đó, dưới
mô hình này, các nhà quản lý sẽ có động cơ để tiết lộ cả những thông tin tích cực lẫn tiêu cực.Những kết quả này gợi ý rằng nếu giá trị của một công ty bị định giá thấp hoặc cao hơn thực tế,các nhà quản lý sẽ tăng tính minh bạch của thông tin để phản ánh giá trị hợp lý của công ty Vìvậy, nghiên cứu này đề xuất rằng khi mức độ minh bạch trong việc tiết lộ thông tin tăng lên, giátrị của thông tin kế toán cũng tăng, điều này giúp nhà đầu tư bên ngoài có khả năng đánh giáchính xác giá trị thực sự của công ty
Tại Jordan, một nghiên cứu mang tên "Sự phù hợp giá trị của mô hình Ohlson với dữ liệuJordan” của Firas Naim Dahmash và Mahed Kabajch (2012) thực hiện đã tiến hành kiểm định
Trang 13mối quan hệ giữa thông tin trên BCTC và giá cổ phiếu trên cơ sở mô hình của Ohlson Nghiêncứu này kéo dài trong suốt chuỗi thời gian 6 năm (2003 - 2008), với mẫu nghiên cứu là các công
ty nhóm ngành công nghiệp và ngành thương mại niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoánAmman Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi xem xét toàn bộ mẫu dữ liệu bao gồm tất cả các công
ty ngành công nghiệp và ngành thương mại, khả năng giải thích của thông tin BCTC với giá cổphiếu đạt tới 90% Tuy nhiên, khi phân tích theo từng nhóm ngành, nhóm ngành công nghiệp là97,6%, trong khi đó ngành thương mại là 80%
1.2 Nghiên cứu trong nước
Đỗ Hạnh Nguyên (2014) đã nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của thông tin kế toántrên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK - Trường hợpsàn HSX” Dựa vào mô hình Ohlson (1995) và xem xét mô hình kinh tế lượng áp dụng tại ViệtNam đồng thời mở rộng thêm các biến mới, luận văn có cỡ mẫu là 279 doanh nghiệp có giá cổphiếu tại thời điểm kết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 3, 6, 9, 12 tháng trong thời gian từ
2008 đến 2013 Sau khi lựa chọn kiểm định Hausman làm phương pháp tốt nhất cho nghiên cứu,kết quả cho thấy tất cả 4 biến độc lập: Lãi trên cổ phiếu (EPS), Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu(BVPS), Lợi nhuận chưa phân phối trên cổ phiếu (RPS), đòn bẩy tài chính (FLEV) đều có ýnghĩa thống kê ở 5 thời điểm nghiên cứu RPS không có ý nghĩa thống kê ở thời điểm Pt/9 vàPt/12.
Trần Ngọc Tòng (2017) với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báocáo tài chính đến giá cổ phiếu - bằng chứng thực nghiệm các công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp
và bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM” Luận văn sử dụng 3 mô hình
“OLS, FEM và REM” để kiểm định tác động của EPS và BVPS đến giá cổ phiếu tại thời điểmkết thúc niên độ và sau khi kết thúc niên độ 3, 6, 9, 12 tháng; cỡ mẫu là 120 doanh nghiệp trongvòng 5 năm, bao gồm 84 doanh nghiệp thuộc ngành bất công nghiệp và 36 doanh nghiệp thuộcngành bất động sản Kết quả cho thấy nghiên cứu chọn mô hình hồi quy tác động cố định (FEM)
và các biến độc lập EPS và BVPS đều có ý nghĩa thống kê ở mọi thời điểm và cả 2 lĩnh vực(công nghiệp và bất động sản) mà luận văn nghiên cứu
Trần Thanh Bình (2021) chọn đề tài “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tàichính đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản tại Việt Nam”.Dựa trên mô hình Ohlson (1995) tác giả đã bổ sung thêm biến mới là Dòng tiền từ hoạt động kinhdoanh trên mỗi cổ phiếu (OCF) Tác giả đã lựa chọn mô hình FGLS để đưa ra kết quả cuối cùngcho cỡ mẫu là 60 CTNY trên sàn HNX và HOSE thuộc ngành bất động sản trong vòng 6 năm từ
Trang 142015 - 2020 Kết luận được đưa ra là 2 biến EPS và BVPS có ý nghĩa thống kê ở thời điểm kếtthúc niên độ và sau thời điểm kết thúc niên độ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng (được điều chỉnh gácuối năm), còn biến OCF được thêm chỉ có ý nghĩa thống kê ở thời điểm Pt/6.
1.3 Nhận xét tổng quan kết quả nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
Từ các nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước, kết quả cho thấy mức độ CBTT và hiệuquả tài chính có mối quan hệ và độ tác động đến giá cổ phiếu có sự khác biệt giữa các quốc gia,các sàn giao dịch chứng khoán, các nhóm ngành và các giai đoạn khác nhau Đề tài này chỉ mớiđược nghiên cứu gần đây trong thị trường chứng khoán Việt Nam, vì thế số lượng nghiên cứutrong nước còn hạn chế
Các nghiên cứu trên thế giới thực hiện điều chỉnh mô hình Ohlson bằng cách thêm vàomột số biến, và phân tích chuyên sâu vào một số nhóm ngành nghề Và tại Việt Nam, các nghiêncứu cũng áp dụng tương tự để đánh giá mối quan hệ giữa mức độ CBTT và hiệu quả tài chínhđến giá cổ phiếu trên thị trường
Tuy nhiên những bài nghiên cứu mà nhóm tác giả tham khảo đã chưa tìm hiểu sâu đếnnhóm ngành Sản xuất, Nguyên vật liệu, Tiện ích, Vận tải Vì vậy, kế thừa và phát triển nhữngnghiên cứu trước, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ CBTT và hiệu quảtài chính đến giá cổ phiếu trong giai đoạn 2018-2022 Đồng thời tiến hành tìm hiểu sâu về 4nhóm ngành kể trên nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và giúp người sử dụng kết quả nghiêncứu có thêm tài liệu để ra quyết định.
Trang 15TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, đề tài đã trình bày một cách tổng quan về các nghiên cứu tiêu biểu ở cảtrong và ngoài nước liên quan đến mối quan hệ giữa các thông tin trên BCTC (mức độ CBTT vàhiệu quả tài chính) và giá cổ phiếu
Qua việc nghiên cứu sơ bộ các nghiên cứu liên quan, tác giả đã xác định những khe hổngtrong các nghiên cứu cũng như kế thừa các công trình nghiên cứu trước để làm nền tảng thực hiện
đề tài
Trang 16CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN, HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Các lý thuyết giải thích công bố thông tin của tổ chức
2.1.1 Lý thuyết về tính hợp pháp (Legitimacy theory)
Lý thuyết về tính hợp pháp là lý thuyết mà trong thập kỷ qua ngày càng được các nhànghiên cứu sử dụng, đặc biệt là các nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực kế toán, xã hội và môitrường Lý thuyết này cho rằng các tổ chức luôn tìm cách để bảo đảm các hoạt động của tổ chứcphù hợp với phạm vi và chuẩn mực của xã hội (Nguyễn Công Phương và Nguyễn Thị Hà My,2018) và nhấn mạnh rằng tính hợp pháp của tổ chức có thể được coi là một nguồn lực mà nhiều
tổ chức phụ thuộc vào để tồn tại Lý thuyết về tính hợp pháp bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế chínhtrị và do đó chấp nhận rằng một tổ chức là một phần của hệ thống xã hội rộng lớn hơn - một hệthống trong đó tổ chức vừa tác động, vừa bị ảnh hưởng bởi xã hội mà tổ chức đó hoạt động Tổchức có thể áp dụng các chiến lược để đạt được và duy trì trạng thái hợp pháp Trọng tâm củanhững chiến lược này là vai trò của công bố thông tin doanh nghiệp (Craig Deegan, 2006)
2.1.2 Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện tìm hiểu các vấn đề được tạo ra khi một người đại diện đang cam kếtthực hiện một vài dịch vụ cho người khác (chủ sở hữu, người ủy thác) Nhằm hạn chế mâu thuẫngiữa mối quan hệ này, người đại diện có nghĩa vụ phải giải trình, công bố thông tin về tổ chức mà
họ đã thực hiện cho chủ sở hữu Bằng cách hướng dẫn người đại diện thực hiện công việc hoànhảo nhất có thể cho người ủy thác, tiêu chuẩn ủy thác giúp giải quyết những tình huống khó xử vềthể chế trong việc đảm bảo hành vi đáng tin cậy (Mitnick, 2015) Trong khi (những) người ủythác và (những) người đại diện được giả định là khác nhau về thông tin về các đặc điểm của cáctác nhân hoặc hành động của họ, lý thuyết giả định rằng mỗi bên sử dụng đầy đủ thông tin có sẵncho mình trong việc thiết kế hợp đồng và trong việc quyết định cách hành động tương ứng Do
đó, lý thuyết đại diện - trái ngược với kinh tế học về chi phí giao dịch (Linder, S., và Foss, N J.(2013))
Trang 172.1.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)
Lý thuyết tín hiệu rất hữu ích khi mô tả hành vi của hai bên (cá nhân hoặc tổ chức) cóquyền truy cập thông tin khác nhau Lý thuyết tín hiệu lập luận rằng thông tin không cân xứnggiữa người quản lý và nhà đầu tư dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư (Nguyễn CôngPhương và Nguyễn Thị Hà My, 2018) Vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa thông tin mà nhà quảntrị có thể cung cấp và thông tin mà nhà đầu tư mong đợi nhận được Lý thuyết này giả định rằngcác nhà quản lý doanh nghiệp biết nhiều hơn về chất lượng công ty họ hơn là các nhà đầu tư bênngoài (Papaioannou, G J., và Karagozoglu, A K., 2017).Theo Allen và Faulhaber (1989), cáccông ty chất lượng cao đánh đổi khoản lỗ do định giá thấp để được thị trường đánh giá tốt hơnsau khi họ tiết lộ chất lượng thông tin của mình thông qua các thông báo về thu nhập và cổ tức.Các nhà đầu tư phản ứng với những thông báo này bằng cách đánh giá lại vốn chủ sở hữu củacông ty một cách tích cực hơn Để hạn chế sự bất đối xứng thông tin, các doanh nghiệp cầntruyền tải thông điệp tích cực hơn đến nhà đầu tư, tìm hiểu thông tin mà nhà đầu tư muốn có khiphân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Nguyên tắc công bố thông tin hướng đến việccung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy và đầy đủ để các bên liên quan có thể đưa ra các quyếtđịnh hợp lý (Okolie, A O., và Izedonmi, F I., 2014)
2.2 Hiệu quả tài chính công ty (Corporate financial performance - CFP)
2.2.1 Định nghĩa
Hiệu quả tài chính là thước đo chủ quan về việc một công ty có thể sử dụng tài sản tốt nhưthế nào từ phương thức kinh doanh chính và tạo ra doanh thu, được sử dụng như thước đo chung
về sức khỏe tài chính tổng thể của công ty trong một khoảng thời gian nhất định Các nhà quản lý
và nhà đầu tư sử dụng hiệu quả tài chính để so sánh các công ty tương tự trong cùng ngành CFPxác định mức độ hiệu quả của một công ty trong việc tạo ra doanh thu và quản lý tài sản, nợ phảitrả và lợi ích tài chính của các bên liên quan Hơn nữa, nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thểmuốn xem xét sâu hơn các báo cáo tài chính và tìm kiếm tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hoặc bất kỳkhoản nợ giảm nào Hiệu quả tài chính là một trong những đặc điểm chính, xác định khả năngcạnh tranh, tiềm năng kinh doanh và lợi ích kinh tế của ban quản lý và độ tin cậy của các nhà đầu
tư trong tương lai Theo Keown (2010), mục tiêu chính của quản lý tài chính là tối đa hóa tài sảncủa cổ đông Hành vi thị trường tài chính phải được sử dụng trong việc thiết lập các mục tiêu củacông ty nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông Các cổ đông sẽ được thưởng dựa trên các khoảnđầu tư góp vốn của họ nếu hiệu quả tài chính tốt.
Trang 182.2.2 Đo lường hiệu quả tài chính
Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng thước đo thị trường (Alexander và Buchholz, 1978; Vance,
S C., 1975), những người khác đưa ra các biện pháp đo lường dựa trên kế toán (Waddock vàGraves 1997; Cochran và Wood 1984) và một số áp dụng cả hai phương pháp (McGuire, J B.,Sundgren, A., & Schneeweis, T., 1988) Hạn chế của việc đo lường hiệu quả tài chính bằng cácchỉ số tài chính là chỉ phản ánh dữ liệu lịch sử (McGuire, Schneeweis & Hill, 1986) Thứ hai, dữliệu có thể sai lệch hay bị thiên vị do chính sách kế toán và đặc điểm kinh doanh khác nhau giữanhững doanh nghiệp khác nhau Các thước đo thị trường hướng đến tương lai và tập trung vàohiệu suất thị trường, đánh giá khả năng của một công ty để tạo ra thu nhập kinh tế trong tương lai.Hai phương pháp đại diện cho sự khác biệt về quan điểm về cách đánh giá hiệu quả tài chính củamột công ty nào đó Cho đến nay, một số mô hình đã được đề xuất và sử dụng để phân tích cácchỉ tiêu tài chính và đánh giá hiệu suất (Heidary Dahooie et al., 2019)
Theo Keown (2010), tỷ số tài chính là một cách để so sánh dữ liệu tài chính của công ty
có ý nghĩa hơn Có thể so sánh giữa một bộ phận với các bộ phận trong một báo cáo hoặc giữacác bộ phận tồn tại giữa các báo cáo tài chính Khi đó các số được so sánh có thể ở dạng số trongmột kỳ hoặc nhiều kỳ khác nhau Nhóm tác giả đã đã chọn cách đo lường hiệu quả tài chính dựavào các thước đo của kế toán đó là tỷ số tài chính Hiệu quả tài chính có thể được đo lường thôngqua các thước đo tài chính khác nhau như lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợinhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và bất kỳ tỷ lệ giá trị thịtrường nào được chấp nhận rộng rãi (Yenesew, 2014) hay các chỉ số tài chính như tỷ lệ nợ, tỷ lệthanh toán hiện hành Các chỉ tiêu này được thu thập trên bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Nhóm tác giả đã lựa chọn các chỉ tiêu sau để đo lường hiệu quả tài chính: Lãi cơ bản trên
cổ phiếu (Basic EPS), Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), Tỷ lệ nợ và Tỷ lệ thanh toán hiệnhành (CR).
2.3 Lý thuyết về cổ phiếu và các loại giá cổ phiếu
2.3.1 Cổ phiếu
Theo luật chứng khoán Việt Nam năm 2019, Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhậnquyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức pháthành.
Trang 19Khi xem xét đến cổ phiếu của CTCP, việc phân loại cổ phiếu dựa vào mục đích là huyđộng nguồn vốn, có thể chia thành cổ phiếu đang lưu hành, cổ phiếu đã phát hành và cổ phiếuquỹ.
- Cổ phiếu đang lưu hành là những cổ phiếu đã được phát hành và đang được nắm giữ bởicác cổ đông Việc chia cổ tức được căn cứ vào số lượng cổ phiếu này
- Cổ phiếu đã phát hành là số cổ phiếu công ty đã bán hoặc chuyển cho cổ đông, ngoài ranhững cổ phiếu công ty được phép phát hành nhưng chưa phát hành thì không ghi nhận.
- Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được phát hành ra công chúng và được chính các tổ chứcphát hành mua lại trên thị trường Cổ phiếu quỹ không được chia cổ tức và không cóquyền biểu quyết Cổ phiếu quỹ được sử dụng nhưu một công cụ tài chính linh hoạt đểcông ty cổ phần điều chỉnh cấu trúc vốn
Dựa vào quyền lợi của người nắm giữ cổ phiếu, có thể phân loại thành cổ phiếu thường và
cổ phiếu ưu đãi:
a) Cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu mà tất cả các CTCP đều phát hành Cổ đông nắm giữ cổphiếu thường là một trong những chủ sở hữu của doanh nghiệp nên là người trực tiếp hưởng lợitrực tiêp từ lợi tức của hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời là người chia sẻ rủi ro kinhdoanh, do đó cổ phiếu thường có 2 đặc điểm sau:
- Cổ phiếu thường không có kỳ hạn và không hoàn vốn
- Lợi tức của cổ phiếu tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó
cổ tức của nó không cố định
b) Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán kết hợp giữa cổ phiếu thường và trái phiếu Đây
là giấy chứng nhận ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng lại bị hạn chế về quyềnhạn (ví dụ; quyền biểu quyết) Cổ phiếu ưu đãi được ưu đãi hơn cổ phiếu thường ở các điểm sau:
- Được hưởng một mức lãi riêng biệt, cố định hằng năm
- Được ưu tiên chia lãi trước cổ phiếu thường
- Được ưu tiên phân chia tài sản còn loại của công ty trong trường hợp công ty bị giải thểtrước cổ phiếu thường
Trang 20Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của bài này, nhóm tác giả chỉ tập trung vào cổ phiếuphổ thông (cổ phiếu thường).
2.3.2 Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường
Mệnh giá (Par Value) là giá trị ban đầu được ghi trên cổ phiếu, là phần vốn góp của cổđông vào công ty. Giá này được sử dụng cho mục đích kế toán, cụ thể là ghi nhận vốn góp đầyđủ
Mệnh giá cổ phiếu= Vốnđiều lệ của CTCP
Tổng số cổ phiếuđăng ký phát hành
Tại Việt Nam, theo Luật chứng khoán hiện hành, mệnh giá cổ phiếu được chào bán racông chúng là 10 nghìn đồng Khi cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp thì mệnhgiá chỉ đơn thuần là một giá trị trên sổ kế toán (giá trị danh nghĩa), không có giá trị thực tế đốivới nhà đầu tư Bởi vì khi công ty hoạt động có hiệu quả, giá thị trường của chứng khoán sẽ lớnhơn nhiều lần so với mệnh giá, ngược lại, khi công ty lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, thìgiá thị trường của chứng khoán cũng giảm.
Giá trị thị trường (Market Value) là giá của cổ phiếu được thực hiện trong các giao dịchmua bán chứng khoán trên thị trường, nó được quy định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường
Giá trị sổ sách (Book Value) là giá trị cổ phiếu được xác định căn cứ vào số liệu trên sổsách kế toán của công ty
Giá trị sổ sáchcủa cổ phiếu= Vốn cổ phần thường
Tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Giá trị nội tại (Intrinsic Value) là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại Giá trị nộitại còn được gọi là mức giá mà một nhà đầu tư sẵn sàng chi cho một khoản đầu tư với mức độ rủi
ro của nó Hay nói cách khác, tại điểm cân đối giữa cung và cầu, hiện giá của cổ phiếu là giá cảhợp lý của cổ phiếu được nhà đầu tư chấp nhận Giá trị nội tại của một doanh nghiệp thườngđược xác định dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến trong tương lai được chiết khấu theo
tỷ lệ chiết khấu phù hợp (Discounted Cash Flow - DCF)
Trang 212.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Theo Brigham và Houston (2010:33) giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố bêntrong và bên ngoài, đó là:
Các yếu tố bên trong:
a Thông báo về việc bán sản phẩm tiếp thị như nhà quảng cáo, chi tiết hợp đồng, thay đổigiá, báo cáo sản xuất thu hồi sản phẩm mới, báo cáo bảo mật và báo cáo bán hàng
b Thông báo tài trợ
c Thông báo của ban quản lý giám đốc như thay đổi và thay đổi đối với giám đốc, quản
lý và cơ cấu tổ chức
d Thông báo thay đổi cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt
đ Thông báo đầu tư
f Thông báo tuyển dụng
g Công bố báo cáo tài chính của công ty, chẳng hạn như dự báo lợi nhuận trước khi kếtthúc năm tài chính và sau khi kết thúc năm tài chính, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), Cổ tứctrên mỗi cổ phiếu (DPS), Tỷ lệ thu nhập giá (PER), Tỷ suất lợi nhuận ròng (NPM), Tỷ suất lợinhuận trên tài sản (ROA) và những chỉ số tài chính khác
Các yếu tố bên ngoài:
(1) Thông báo từ chính phủ về sự thay đổi lãi suất tiết kiệm và thời hạn khoản tiền gửi, tỷgiá hối đoán, tỷ lệ lạm phát cũng như các quy định kinh tế khác và việc bãi bõ các quy định dochính phủ ban hành
(2) Công bố thông tin pháp lý
2.4 Tổng quan về mô hình Ohlson (1995) - Ohlson Model
Mô hình Ohlson (1995) đã thu hút sự chú ý đáng kể từ khi nó được xuất bản Nhà đầu tưthường quan tâm đến BCTC và phân tích nó để đánh giá giá trị của công ty Mặt khác theo Họiđồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (1989), mục đích của BCTC là cung cấp thông tin kế toán phùhợp cho những người tham gia thị trường vốn Để họ sử dụng thông tin cho việc ra quyết địnhđầu tư, về cơ bản Ohlson (1995) đưa ra khái niệm định giá công ty liên kết hai mặt này Bài báo
Trang 22chuyên đề bao gồm hai phần chính: Mô hình chiết khấu cổ tức và mô hình chiết khấu lợi nhuậnthặng dư.
Các lý thuyết định giá tài chính ban đầu cho rằng giá trị vốn chủ sở hữu của công ty là giátrị hiện tại của tất cả các khoản cổ tức trong tương lai, hoặc dòng tiền tự do đối với vốn chủ sởhữu, xác định giá trị thị trường của công ty và giúp ích cho việc ra quyết định Ohlson 1995 xácđịnh giá trị thị trường của công ty kết hợp với giá trị kế toán Có ba giả định trung tâm trong môhình Ohlson 1995 (sau đây gọi là O’95) Các giả định đầu tiên được coi là một nền kinh tế có tínhtrung lập với rủi ro, niềm tin đồng nhất về lãi suất phi ngẫu nhiên, dẫn đến không có giá chênhlệch giữa các thời điểm Giả định thứ hai xem xét mối quan hệ thặng dư sạch (sau đây gọi làCSR) giữa giá trị sổ sách, thu nhập và cổ tức Giả định thứ ba được gọi là động lực thông tintuyến tính (sau đây gọi là LID)
2.4.1 Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM)
Theo giả định thứ nhất, giá trị thị trường của công ty bằng với giá trị hiện tại của tất cả cổtức kỳ vọng trong tương lai (PVED), với việc xem xét các mức lãi suất phi ngẫu nhiên, tính trunglập của rủi ro và niềm tin đồng nhất Giả định này dẫn đến mô hình chiết khấu cổ tức (DDM) đểđịnh giá vốn chủ sở hữu
Mô hình DDM có công thức như sau:
Trong đó: P t: Giá trị nội tại của cổ phiếu vào thời điểm t
E t[ⅆt +i]: Cổ tức dự kiến nhận vào ngày t + ir: Lãi suất chiết khấu (được giả định là không đổi)
Mô hình Ohlson 1995 xem xét cổ phiếu có thể được định giá như thế nào dựa trên dữ liệu
kế toán Tài liệu này giả định các nhà đầu tư trung lập với rủi ro để giữ mọi thứ đơn giản và tránhvấn đề rủi ro về giá Lãi suất phi rủi ro được coi là yếu tố chiết khấu Nhưng vì giả định này, môhình thiếu nền tảng lý thuyết trong trường hợp lãi suất ngẫu nhiên (Feltham và Ohlson, 1999).Sau đó, một phiên bản lý thuyết chung của mô hình đã được đưa ra bởi Feltham và Ohlson
Trang 23(1999) Trong công thức rủi ro, họ đã kết hợp lãi suất ngẫu nhiên để tính hệ số chiết khấu và đápứng yêu cầu của lý thuyết tài chính hiện đại.
2.4.2 Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư (CSR)
Giả định thứ hai áp đặt CSR khi giá trị sổ sách của năm hiện tại bằng giá trị sổ sách củanăm trước cộng với thu nhập trừ đi cổ tức Hay nói cách khác, tương quan thặng dư sạch thể hiện
sự cân bằng giữa giá trị sổ sách của cổ phần với Lãi thuần (Cổ tức cổ phần ưu đãi và cổ phầnthướng) trừ đi cổ tức phải trả Và mối quan hệ này được thể hiện như sau:
b t =b t−1+X t −d t
Với: b t: Giá trị sổ sách cổ phần năm hiện tại
b t−1: Giá trị sổ sách cổ phần năm trước
X t: Lãi thuần trong khoảng thời gian t
d t: Cổ tức phải trả trong năm t
Giả định này mô tả mối quan hệ thặng dư sạch là một hệ thống kế toán trong đó giá trị sổsách của năm hiện tại bằng giá trị sổ sách của năm trước cộng với thu nhập trừ đi cổ tức và phầngóp vốn được coi là cổ tức âm Việc chi trả cổ tức ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị sổ sách hiện tạinhưng không ảnh hưởng đến thu nhập hiện tại theo O’95 Giả định này là hạn chế duy nhất đốivới hệ thống kế toán trong O’95 Brief and Peasnell (1996) đã xem xét các tài liệu ủng hộ vàphản đối CSR để ghi nhận thu nhập Các tài liệu hỗ trợ đề xuất rằng thu nhập không nên bao gồmcác khoản mục không cố định vì các khoản mục này không có khả năng dự đoán, ví dụ, tăng hoặcgiảm vốn cổ phần hoặc lợi nhuận thặng dư sạch, chỉ khi hệ số định giá của giá trị sổ sách và cổtức bằng nhau Trong điều kiện này, thông tin kết hợp về giá trị sổ sách và cổ tức là đủ để địnhgiá, thay vì thông tin riêng biệt hay thông tin khác
2.4.3 Động lực thông tin tuyến tính (LID)
Giả định thứ ba và cũng là giả định quan trọng nhất là động lực thông tin tuyến tính, giảithích hành vi chuỗi thời gian của lợi nhuận thặng dư LID thiết lập mối liên kết giữa giá trị nội tạicủa công ty và thông tin hiện tại mà công ty đang có.
Trang 24Theo O’95 LID là hành vi chuỗi thời gian của lợi nhuận thặng dư có thể được thể hiệnqua 2 công thức như sau:
X t a+1
=ω X t a +v t +ε t+1 (1.3)
v t+1=γ v t +n t+1 (1.4)
Trong đó: X t a: Lợi nhuận hiện tại được đo lường bằng lợi nhuận thặng dư
v t: Các thông tin ngoài thông tin kế toán (không tác động đến b t và X t)
ε t , n t: phần dư, có trung bình bằng 0
ω , γ: lần lượt là trọng số hồi quy của X t a và v t, chạy từ 0 đến 1 (chặn dưới được
đưa ra dựa vào lý giải khoa học và quan sát thực nghiệm, chặn trên đưa ra để đạt tính bền)
LID-modeling là đóng góp lớn nhất của mô hình O’95 (Dechow, 1999) LID đề xuất hiệusuất chuỗi thời gian của lợi nhuận thặng dư và biến thông tin khác thông qua hai phương trình đãcho ở trên Giả thiết này được diễn giải một cách khác là kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năngsinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc vào một phần thông tin BCTC hiện tại (khảnăng sinh lời hiện tại) và vào các thông tin khác chưa được (hoặc không được) thể hiện trongBCTC (Đỗ Hạnh Nguyên, 2014)
Nhiều nghiên cứu đã thảo luận về chủ nghĩa bảo thủ của phương pháp LID (Feltham vàOhlson, 1995; Myers, 1999; Ashton và Wang, 2013; Clubb, 2013; Skogsvik và Juettner-Nauroth,2013) Từ cách tiếp cận mô hình định giá, Feltham và Ohlson (1995) đã khẳng định rằng dòngtiền trong tương lai của công ty không thể bị thay đổi thông qua các chính sách kế toán, và cuốicùng không ảnh hưởng đến giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu Trong khi đó, Skogsvik vàJuettner-Nauroth (2013) đã xem xét động lực thông tin có thể buộc O’95 đưa các con số kế toán
có xu hướng bảo thủ vào mô hình như thế nào và kết luận rằng động lực tuyến tính của lợi nhuậnthặng dư có liên quan đến hành vi chuỗi thời gian của các xu hướng bảo thủ Clubb (2013) đãđiều tra rằng sự dịch chuyển cổ tức có thể nhìn thấy trong động lực tuyến tính của lợi nhuậnthặng dư khi dự báo cổ tức được kết hợp với một hệ số dương (Kumari, P., & Mishra, C S.,2017).
Trang 25 Ý nghĩa của mô hình Ohlson 1995:
Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu được thựchiện đầu tiên bởi Ball và Brown công bố vào năm 1968 đến trước 1995 Tuy nhiên nghiên cứunày thiếu đi một cơ sở lý luận vững chắc vì chưa trả lời được 2 câu hỏi: những thông tin kế toántrên BCTC có mối liên hệ thế nào đến giá cổ phiếu và mô hình lý thuyết của mối quan hệ này?(Đỗ Hạnh Nguyên, 2014)
Năm 1995, giáo sư James Ohlson đã giải quyết được hai câu hỏi trên Mô hình này đã tácđộng mạnh mẽ cho mục đích định giá Nghiên cứu về O’95 cần có nhiều phần mở rộng hơn đểkhắc phục một số vấn đề khác như chủ nghĩa bảo thủ, tương quan thặng dư sạch Tuy nhiênnghiên cứu này vẫn được tham khảo rộng rãi trong các nghiên cứu, tạp chí nghiên cứu kế toán có
uy tín trên toàn thế giới
Trang 27CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nhóm tác giả tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, từ đó xác định các mục tiêu và câu hỏinghiên cứu tương ứng Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cũng được nhận diện ởbước này.
Bước 2: Tham khảo các nghiên cứu trước đây và tổng quan các khái niệm, lý thuyết nền.Việc này giúp tác giả có cái nhìn toàn diện về những vấn đề liên quan, đồng thời đặc biệt chú ýđến những hạn chế của các nghiên cứu trước nhằm rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong bàinghiên cứu của nhóm.
Bước 3: Phát triển giả thuyết nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu
Bước 4: Thu thập dữ liệu từ các Báo cáo thường niên của doanh nghiệp niêm yết trênSGDCK TP HCM, với cỡ mẫu và đối tượng đã được xác định từ trước
Bước 5: Tổng hợp, mã hóa và phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật như thống kê mô tả,phân tích ma trận tương quan, phân tích hồi quy thông qua các kiểm định, sau đó kiểm tra cáchiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi Các phần mềm Microsoft Excel,STATA 17 được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình xử lý dữ liệu này.
Bước 6: Rút ra kết luận và tham gia kiến nghị giải pháp cho các bên có liên quan Đồngthời nêu ra một số hạn chế còn tồn đọng và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Quy trình nghiên cứu được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Trang 28Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Mô hình nghiên cứu
Kế thừa các mô hình của những bài nghiên cứu trước, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứunhư sau:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trang 293.3 Giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Biến phụ thuộc: giá thị trường của cổ phiếu
Giá trị thị trường của cổ phiếu là mức giá mà người bán sẵn lòng bán và người mua sẵn lòng trả để thực hiện được giao dịch thương mại đó Giá trị thị trường của doanh nghiệp bằng giá trị thị trường của một cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp đó Giá cổ phiếu của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự kỳ vọng của nhà đầu tư Nếu doanh nghiệp được
kỳ vọng là vận hành tốt, có tiềm năng phát triển thì giá cổ phiếu sẽ tăng, theo đó giá trị thị trườngcũng sẽ tăng Ngược lại, nếu hoạt động kém hiệu quả thì giá cổ phiếu sẽ giảm.
Mô hình Ohlson sử dụng giả định thị trường hiệu quả Tuy nhiên điều này khó đáp ứng trong thực tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay nói riêng Một số kết quả nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2006), Đào Lê Trang Anh (2015) cũng cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam không hiệu quả mức độ yếu Ở những thị trường này, sau một thời gian hoạt động, thị trường sẽ quay về trạng thái hiệu quả Do đó, trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả kế thừa nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng (2009) và Aboody (2012) để sử dụng giá cổ phiếu ở các thời điểm điều chỉnh Cụ thể là giả định thị trường tự điều chỉnh về mức hiệu quả tại ngày kết thúc niên độ, sau đó 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Các nhà đầu tư có thể biết được một số thông tin thông qua sự rò rỉ doanh nghiệp trong vòng 1 tháng sau ngày kết thúc kỳ kế toán; thời điểm 3 tháng sau ngày kết thúc niên độ là lúc BCTC đã được kiểm toán bắt buộc phải công bố chính thức Thời điểm 6 tháng sau ngày kết thúcniên độ nhằm mục đích có thêm thông tin từ các BCTC giữa niên độ Những thời điểm này đều
có một độ trễ nhất định, nên ưu điểm là giá cổ phiếu có thể phản ánh đầy đủ và chính xác hơn so với khi chỉ lấy vào cuối mỗi kỳ kế toán.
Công thức xác định biến phụ thuộc được mô tả như sau:
P t / T = P t +T
1+R M T
Trong đó: P t / T: giá cổ phiếu được điều chỉnh cho thời điểm kết thúc niên độ
P t +T: giá cổ phiếu tại thời điểm t+T
Trang 303.3.2 Biến độc lập
Mức độ CBTT
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thông tin tài chính giữ vai trò quan trọng và là
cơ sở trong việc ra quyết định kinh doanh, đặc biệt là các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Vì vậy, các doanh nghiệp niêm yết muốn gia tăng sức ảnh hưởng của mình trên thị trường cầnphải đảm bảo một hệ thống thông tin kế toán minh bạch và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời vàhữu ích trong việc ra quyết định của nhà đầu tư Đồng thời, việc cung cấp và công bố thông tinminh bạch và đầy đủ cũng sẽ giúp lợi ích của doanh nghiệp được bảo đảm, làm cho thị trườngvốn trở nên lành mạnh, phát triển vững mạnh hơn Giá cổ phiếu theo đó cũng tăng theo Vì vậy,giả thuyết được đưa ra là:
H1: Doanh nghiệp có mức độ CBTT càng cao thì giá cổ phiếu càng cao
Thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ CBTT đến giá cổ phiếu được dựa trên các lýthuyết nền dưới đây về công bố thông tin doanh nghiệp Đồng thời nhóm tác giả cũng sử dụngThông tư 155/2015/TT - BTC “Hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK” được BTC ban hành đểxây dựng bảng danh mục thông tin cần công bố Nghiên cứu này thiết lập 75 mục tin bắt buộc.Nhóm tác giả dùng phương pháp tiếp cận không có trọng số để cho điểm các mục tin Mục tin cócông bô thì sẽ được cho điểm “1”, các mục tin không được công bố thì gán điểm “0”
Thông tin bắt buộc
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS):
EPS là lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thường đang lưu hành Đây là công
cụ được sử dụng phổ biến bởi nhà đầu tư để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một công tytrước khi mua cổ phiếu công ty đó Một số tác giả nghiên cứu trước như Sharif và cộng sự(2015), Đặng Ngọc Hùng (2017) đều đã cho thấy EPS có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu.EPS càng cao thì khả năng trả cổ tức càng cao, phản ánh công ty hoạt động hiệu quả.
Trang 31EPS = Số lượng cổ phiếu phổ thôngđang lưu hành có trọng số Lợi nhuận sau thuế −Cổ tức ưu đãi
H2: EPS có tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu
Quy mô doanh nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu của Lang và Lundhohm (1993), Cheung và cộng sự (2005) đềucho thấy được sự tác động tích cực của quy mô doanh nghiệp đến mức độ CBTT kế toán Cácdoanh nghiệp có quy mô lớn thường tự tin hơn về triển vọng phát triển trong tương lai hơn nhữngdoanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Họ sẵn lòng công bố nhiều dữ kiện hơn nhằm tăng thêmniềm tin đối với cổ đông, thúc đẩy giá trị doanh nghiệp Vì vậy, giả thuyết được nói đến là: H3: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản để đánh giá việc thanh toán những khoản nợ trong ngắn hạn Các cổđông, nhà đầu tư, chủ nợ… dành một sự quan tâm nhất định đối với tỷ suất này vì nó giúp họxem xét và đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp Lý thuyết tín hiệu giảithích rằng một công ty có tỷ số thanh khoản cao sẽ tự tin hơn trong việc CBTT nhiều hơn nhưmột thông báo đến các nhà đầu tư, làm họ có thêm niềm tin vào triển vọng phát triển của công ty.Kết quả trước đây của Nandi & Gosh (2012) cũng thể hiện kết luận tương tự Do đó, giả thuyết sẽlà:
H4: Tính thanh khoản có tác động tích cực đến giá cổ phiếu
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Tỷ số này thể hiện khả năng thanh toán bằng tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoảnphải thu, hàng tồn kho trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến hạn Tỷ số càng cao, công tycàng có năng lực trả hết nợ Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao thì cũng không hẳn là một dấu hiệutốt vì nó có thể thấy doanh nghiệp còn tồn nhiều hàng tồn kho, chậm luân chuyển, hoặc khó thuđược các khoản phải thu Nghiên cứu của Udayan S Kachchhy và cộng sự (2014) cho thấy biếnđộc lập này có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
H5: Tỷ lệ thanh toán hiện hành có mối tương quan cùng chiều đến giá cổ phiếu
Trang 32Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Lý thuyết tín hiệu giải thích mối tương quan đồng biến giữa khả năng sinh lợi với mức độCBTT Hệ số ROA càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng nguồn vốn hữu hiệu, làm giá cổphiếu được tăng bền vững Điều này giúp tăng giá trị công ty, tăng uy tín và tạo niềm tin về tìnhhình phát triển cho người sử dụng Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệtrái chiều như kết quả của Bujaki & McConomy (2002), Nguyễn Công Phương & Nguyễn ThịThanh Phương (2014) gây ra sự không nhất quán về chiều hướng tác động của nhân tố này Tuynhiên, những bài nghiên cứu mà nhóm tác giả tham khảo phần lớn chỉ ra tác động tích cực, do đó,giả thuyết được lựa chọn là:
H6: Doanh nghiệp có khả năng sinh lợi càng lớn thì giá cổ phiếu càng cao
Bảng 3.1 - Bảng tóm tắt các biến trong mô hình
Biến phụ thuộc
Giá cổ phiếu (P), trong đó P
được thu thập tại thời điểm
Trang 33Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mà các giả sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng Theo
đó, tìm hiểu tác động của mức độ CBTT và hiệu quả tài chính đến giá cổ phiếu của các công tyniêm yết thông qua 3 mô hình hồi quy: mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (Pooled OLS),
mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Sau đó, tiến hành kiểmđịnh Breuscher-Pagan và kiểm định Hausman nhằm lựa chọn mô hình tốt nhất Tuy nhiên, nếuxảy ra hiện tượng phương sai thay đổi hoặc hiện tượng tự tương quan trong mô hình đã chọn trênthì mô hình sử dụng ước lượng (GLS) có thể khắc phục những khuyết tật đó.
Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường (Pooled OLS)
Pit = β0 + β1 CBTTit + β2 EPSit + β3 QMit + β4 TTKit + β5 TTHHit + β6 ROAit + µit
Trong đó: Pit: giá thị trường cổ phiếu công ty i trong năm t
CBTTit, EPSit, QMit, TTKit, TTHHit, ROAit: các biến độc lập của công ty itrong năm t
µit: phần dư
Mô hình OLS lựa chọn các giá trị của thông số chưa biết, sao cho tổng bình phương củaphần dư là nhỏ nhất Nhược điểm mô hình OLS là có thể có ước lượng sai gây ra bởi sự viphạm các giả thuyết của mô hình Ngoài ra các hiện tượng tự tương quan, hiện tượngphương sai thay đổi, hiện tượng đa cộng tuyến cũng dễ dàng xảy ra ở mô hình này
Mô hình tác động cố định (FEM)
Trang 34Pit = β0i + β1 CBTTit + β2 EPSit + β3 QMit + β4 TTKit + β5 TTHHit + β6 ROAit + µit
Trong đó: β0i: hệ số chặn cho công ty i
Mô hình FEM có sự khác nhau về hệ số chặn đối với mỗi doanh nghiệp Giả định của môhình là mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến biến độc lập,FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến độc lập,qua đó phân tách ảnh hưởng của các điểm riêng biệt ấy ra khỏi biến độc lập Nhằm ướclượng ảnh hưởng thực của biến độc lập lên biến phụ thuộc Sự khác biệt này được phátsinh bởi nhiều nguyên do khác nhau: chính sách quản lý, đặc điểm kinh doanh, mô hìnhhoạt động… của doanh nghiệp
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Pit = β0 + β1 CBTTit + β2 EPSit + β3 QMit + β4 TTKit + β5 TTHHit + β6 ROAit + µit + ℇit
Trong đó: ℇit: thành phần sai số theo công ty hoặc theo không gian
Thay vì xem β0i là cố định, mô hình REM giả định hệ số chặn biến đổi ngẫu nhiên theokhông gian Nói cách khác, nếu trong mô hình tác động cố định FEM, sự biến động giữacác đơn vị có ảnh hưởng đến biến giải thích, thì trong mô hình tác động ngẫu nhiên REM,
ta giả sử sự biến động ấy là ngẫu nhiên và không liên quan đến biến giải thích
Biến ngẫu nhiên được đặt với giá trị trung bình β0 Giá trị tung độ gốc cho một công tyđược biểu diễn như sau:
β0i = β1 + ℇi với I = 1, 2…N
Các công ty đó có giá trị trung bình đối với tung độ gốc β1 và sự khác biệt về tung độ gốccủa từng công ty được phản ánh trong sai số ℇi
Trang 353.5 Các kiểm định trong mô hình dữ liệu bảng
3.5.2 Kiểm định Hausman
Kiểm định trên nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM, dựa trên giả định không tươngquan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên ℇi vì tương quan là nguyên nhân cho sự khác biệtgiữa FEM và REM
H0: mô hình REM phù hợp
H1: mô hình FEM phù hợp
Nếu p-value của mô hình kiểm định Hausman có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%,bác bỏ giả thuyết H0, khi đó chấp nhận mô hình FEM là phù hợp Ngược lại, mô hình REM đượclựa chọn
3.5.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nhóm tác giả sử dụng tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai VIF
Trang 363.5.4 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
Phương sai thay đổi là hiện tượng phương sai của các phần dư không phải là hằng số,chúng có giá trị khác nhau ở các quan sát khác nhau
Hiện tượng này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan Có thể vì bảnchất của mối quan hệ kinh tế, hay trong việc thu thập dữ liệu chưa chính xác, hoặc do kỹ thuậtthu thập, xử lý số liệu được cải tiến thì sai số có xu hướng giảm dần… Từ đó khiến cho các ướclượng OLS không còn BLUE, việc ước lượng phương sai sẽ bị lệch, các kiểm định mức ý nghĩa
và khoảng tin cậy dựa theo phân phối t và F không đáng tin cậy
3.5.5 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng tự tương quan là vì trong quá trình xử lý số liệu hoặc nộisuy số liệu làm xảy ra hiện tượng quán tính của các chuỗi thời gian Từ đó khiến cho các ướclượng OLS không còn BLUE, việc ước lượng phương sai sẽ bị lệch, các kiểm định mức ý nghĩa
và khoảng tin cậy dựa theo phân phối t và F không đáng tin cậy
3.6 Phương pháp chọn mẫu
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu từ các Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp niêmyết trên SGDCK TP HCM trong giai đoạn 2018-2022 Những công ty tài chính như ngân hàng,bảo hiểm, chứng khoán có những đặc thù riêng của ngành nên không phù hợp để lấy mẫu Cácdoanh nghiệp được lựa chọn phải thỏa tiêu chí rằng các cổ phiếu phải được niêm yết liên tụctrong giai đoạn trên
Do đó, nhóm tác giả xác định được phạm vi nghiên cứu là các công ty thuộc 4 nhómngành: Sản xuất, Nguyên vật liệu, Tiện ích, Vận tải niêm yết trên sàn HOSE Đối với mỗi nhómngành, tác giả sẽ chọn 25 doanh nghiệp và nghiên cứu trong suốt 5 năm từ năm 2018 đến năm
Trang 37Đề tài nghiên cứu này có 7 biến độc lập, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*6 = 98 Vậy tổng
số 100 công ty được nghiên cứu trong vòng 5 năm là phù hợp.
3.7 Phương pháp thu thập dữ liệu
Cách thức thu thập dữ liệu để hỗ trợ bài nghiên cứu được nhóm tác giả tóm tắt trong bảngsau:
Bảng 3.2 – Bảng tóm tắt phương pháp thu thập dữ liệu
Pt/1 Giá đóng cửa sau ngày kết thúc niên độ 1 tháng và điều chỉnh
về thời điểm kết thúc niên độ
CafeF và Fireant
Pt/3 Giá đóng cửa sau ngày kết thúc niên độ 3 tháng và điều chỉnh
về thời điểm kết thúc niên độ
CafeF và Fireant
Pt/6 Giá đóng cửa sau ngày kết thúc niên độ 6 tháng và điều chỉnh
về thời điểm kết thúc niên độ
CafeF và Fireant
EPS
EPS = Số lượng cổ phiếu phổ thôngđang lưu hành có trọng số Lợi nhuận sau thuế −Cổ tức ưu đãi BCTC
ROA ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân BCTC
3.8 Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu được thu thập dưới dạng bảng và được sắp xếp theo thứ tự thời gian giai đoạn 5 nămliên tiếp nên phần mềm STATA 17 là công cụ phù hợp để hỗ trợ phân tích dữ liệu Chi tiết quátrình phân tích được mô tả như sau:
- Phân tích thống kê mô tả
- Phân tích ma trận tương quan giữa các biến
- Phân tích các mô hình hồi quy tuyến tính như OLS, FEM, REM lần lượt tại các thời điểmkết thúc niên độ, và sau 1, 3, 6 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ
Trang 38- Thực hiện kiểm định Breuscher – Pagan và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tốiưu
- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
- Kiểm tra hiện tượng tự tương quan
- Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi
- Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính GLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi
và hiện tượng tự tương quan
Trang 39TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Ở chương 3, tác giả đã trình bày quy trình, mô hình, giả thuyết nghiên cứu và quá trìnhlựa chọn, thu thập và phân tích dữ liệu Việc trình bày các mô hình kinh tế lượng cùng với cácphép kiểm định, kiểm tra nhằm hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đếngiá cổ phiếu của 100 DNNY thuộc 4 nhóm ngành trên sàn HOSE trong giai đoạn 2018-2022
Đề tài này sử dụng mô hình Ohlson kết hợp với nghiên cứu của Aboody và cộng sự(2002) trong giả thuyết thị trường hiệu quả Nghĩa là giá cổ phiếu sẽ được nghiên cứu tại thờiđiểm kết thúc niên độ, và sau 1, 3, 6 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ